tuan dongsi
Hàng ngàn người dân biểu tình trước Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế yêu cầu Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng mà Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã ký. Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn Viettel phải đảm bảo quyền lợi của đối tác EVN sau khi tiếp nhận viễn thông của Tập đoàn EVN. Tuy nhiên Chi nhánh Viettel có văn bản thông báo huỷ hợp đồng thuê vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng và sẽ tiến hành tháo dỡ toàn bộ (chủ yếu là là các vị trí xây dựng năm 2010). Trao đổi với phóng viên báo chí, Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cho biết năm 2010, Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten và nhà trạm 68 vị trí với số tiền gần 50 tỷ. Tuy các vị trí này chưa sử dụng nhưng Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã khấu hao được hơn 10 tỷ và giá trị tài sản Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đề nghị bàn giao của 68 vị trí này gần 40 tỷ. Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cũng biết tháo dỡ hạ tầng này sẽ lãng phí rất lớn. Tuy nhiên các vị trí này không đảm tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị thu phát sóng như chiều cao cột anten, hệ thống tiếp đất. Bên cạnh đó diện tích mặt bằng thuê quá nhỏ nên không thể cải tạo nâng chiều cao cột anten. Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cho biết Ông Phan Vinh Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế, Ông Trương Hồng Sơn T.P Quản lý XDCB mỗi nguời đầu tư hơn 10 vị trí để cho thuê vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng và diện tích đất quá nhỏ chỉ 50m2 nên phải thay cột anten bằng cột điện 20m. Diện tích đất quá nhỏ 50m2 nhưng hợp đồng thuê mặt bằng với giá cao ngất ngưỡng gấp 3 lần giá thuê của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cho diện tích 400m2 ở cùng một khu vực. Lãnh đạo đầu cơ đất cho thuê lắp đặt trạm thu phát sóng dẫn đến nhân viên cũng giành giật nhau đầu cơ đất cho thuê vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng. Đất đầu cơ muốn rẻ phải nằm ở chổ trũng và xa khu dân cư dẫn đến thậm chí có vị trí chiều cao cột anten chỉ bằng mặt đường gần đó. Nếu như hạ tầng đầu tư đảm bảo tiêu chuẩn thì Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế có thể tiếp tục sử dụng được mà không cần phải thu hồi. Do vậy trách nhiệm ở đây thuộc về Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế, người dân có kiện thì hãy kiện Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế. Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cũng biết Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế thua lỗ rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, chỉ tính riêng 70.000 khách hàng Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phát triển được phải khuyến mãi số tiền vào thiết bị đầu cuối hơn 100 tỷ. Tuy nhiên Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế lại không tiếp nhận phần đầu tư thiết bị đầu cuối này. Nhưng không chỉ Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế thiệt hại mà Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cũng thiệt hại rất lớn, chỉ tính riêng chuyển khách hàng Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế qua mạng Viettel thì đã tiêu tốn của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế số tiền gần 40 tỷ. Bên cạnh đó, Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế tiếp nhận tài sản 68 vị trí không sử dụng được với số tiền 40 tỷ nhưng phải tốn kém thêm chi phí tháo dỡ. Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế được miễn tiền thuê cột điện treo cáp viễn thông trong thời hạn 30 năm tương đương với số tiền 100 tỷ. Tuy nhiên 50% số tiền này bù lại phần tài sản EVNTelecom đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế nhưng không sử dụng được như thiết bị mạng CDMA, thiết bị truyền dẫn …và số tiền còn lại bù phần tài sản hạ tầng do Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư không sử dụng được. Như vậy Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế vẫn thiệt hại hơn 40 tỷ. Do vậy, mặc dù Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế cho phép sử dụng cột điện miễn phí trong thời hạn 30 năm, nhưng Chi nhánh Viettel cũng vẫn còn thiệt hại rất lớn. Người dân nên hiểu cho Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế và có kiện lên Chính phủ hãy kiện Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế.