Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Đỉnh cao trí tuệ !!!

- Vụ 'hòn đá bị bắt giam', đại diện Viện KSND tỉnh Gia Lai: Trái luật ... Thanh Niên
Tại phiên phúc thẩm hôm qua, đại diện Viện KSND tỉnh Gia Lai đã khẳng định việc chính quyền tịch thu hòn đá của người dân là “trái pháp luật và trái đạo lý”, đồng thời nói rõ hòn đá này là tang vật của vụ án.

Hòn đá khi bị nhốt kỹ vào lồng sắt
Hòn đá khi bị nhốt kỹ vào lồng sắt - Ảnh: Trần Hiếu
Như Thanh Niên đã thông tin, giữa tháng 3.2012, trong quá trình đào ao lấy nước tưới trong vườn tiêu của gia đình, bà Trần Thị Sắc ở xã Hbông, H.Chư Sê (Gia Lai) phát hiện một hòn đá có hình dáng và màu sắc đẹp nên đã thuê người vận chuyển về đánh bóng để trưng bày.
Nhưng đến ngày 28.3.2012, đoàn kiểm tra liên ngành của H.Chư Sê đã bất ngờ đến lập biên bản thu giữ hòn đá. Tiếp đó, ngày 18.4.2012, Phòng TN-MT huyện này lập biên bản xử phạt hành chính đối với bà Sắc vì cho rằng “vận chuyển khoáng sản trái phép”. Ngày 30.5.2012, ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện, ký quyết định xử phạt bà Sắc 2 triệu đồng và tịch thu hòn đá.
 
Tịch thu hòn đá là trái quy định pháp luật, trái về mặt đạo lý vì UBND tỉnh cũng đã có văn bản nêu rằng: Đối với những trường hợp người dân khai thác được như vậy thì nên vận động, khuyến khích họ tự động đem nộp cho cơ quan nhà nước và xem xét thanh toán các chi phí vận chuyển cho người khai thác, phát hiện
Kiểm sát viên Thái Thị Phương Thảo đại diện Viện KSND tỉnh Gia Lai
Trong lúc bà Sắc khiếu nại theo đúng luật định và sau đó khởi kiện quyết định nói trên của chủ tịch UBND huyện ra tòa thì hòn đá đã bị “áp tải” về trụ sở UBND huyện và được bảo vệ bằng lồng sắt.
“Hòn đá là tang vật của vụ án”
Sau khi bị TAND H.Chư Sê bác đơn kiện trong phiên xử sơ thẩm ngày 21.8, bà Sắc đã làm đơn kháng cáo xin cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm qua (17.12), sau khi nghe các bên đương sự trình bày ý kiến, kiểm sát viên Thái Thị Phương Thảo - đại diện Viện KSND tỉnh tham gia phiên tòa - đã khẳng định: “Hòn đá là tang vật của vụ án”. Đồng thời, bà Thảo lập luận rằng việc lấy mẫu hòn đá đi giám định mà không có sự chứng giám của bà Sắc cũng như trong các thành viên lấy mẫu không có ai là thành viên đoàn liên ngành của H.Chư Sê, là chưa hợp lý.
Theo bà Thảo, chiếu theo Nghị định 77 ngày 10.5.2007 của Chính phủ về xử lý hành chính đối với lĩnh vực khoáng sản thì UBND H.Chư Sê chỉ có quyền tịch thu phương tiện, tịch thu khoáng sản trong trường hợp là khoáng sản đặc biệt quý hiếm, trong khi trong kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành vẫn chưa xác định loại đá gì mà vẫn tịch thu.
“Đoàn liên ngành tịch thu hòn đá là trái quy định pháp luật, trái về mặt đạo lý vì UBND tỉnh cũng đã có văn bản nêu rằng: Đối với những trường hợp người dân khai thác được như vậy thì nên vận động, khuyến khích họ tự động đem nộp cho cơ quan nhà nước và xem xét thanh toán các chi phí vận chuyển cho người khai thác, phát hiện. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính, anh muốn tịch thu tang vật này, nếu tài sản trên 10 triệu đồng thì phải thông qua trung tâm đấu giá hoặc phòng tài chính định giá”, vị đại diện Viện KSND tỉnh nhấn mạnh.
Hoãn phiên tòa để... thỏa thuận
Hội đồng xét xử nhận xét, biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành tịch thu hòn đá cũng không khách quan. Ngay từ đầu đoàn kiểm tra cũng không xác định được đây là loại đá gì. Dù một phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn kiểm tra liên ngành nhưng trong biên bản không hề có tên ai là trưởng đoàn.
Khác với ở phiên tòa sơ thẩm cấp huyện, lần này khi đối diện với cấp xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Đình Viên - Trưởng phòng TN-MT (người đại diện tại tòa theo ủy quyền của chủ tịch UBND huyện) đã bị truy hỏi và đuối lý loanh quanh cho rằng “việc tịch thu hòn đá là đúng”. Đại diện Viện KSND tỉnh bẻ lại: “Biên bản vi phạm hành chính ở đây là vận chuyển khoáng sản trái phép. Vậy tại sao khi phát hiện chiếc xe tải vận chuyển hòn đá, các anh không truy đuổi chiếc xe này để lập biên bản đây là phương tiện vận chuyển trái phép?”. Ông Viên không trả lời được.
 
Hòn đá tang vật được trưng bày tại trung tâm TP.Pleiku - Ảnh: Trần Hiếu
Theo Hội đồng xét xử, những sai sót của đoàn kiểm tra liên ngành không thể rút kinh nghiệm mà cần phải khắc phục. Nhưng Hội đồng xét xử chưa tuyên một bản án để kết thúc vụ kiện mà tạm hoãn phiên tòa trong 15 ngày để hai bên thỏa thuận. Nếu hai bên không thỏa thuận được, Hội đồng xét xử mới tiếp tục phiên tòa và tuyên án.
Trần Hiếu

Vụ “hòn đá bị bắt giam”: Huyện xin thương lượng

Xét xử phúc thẩm vụ “hòn đá bị bắt giam”: Tạm dừng phiên tòa để...

Vụ “bắt giam... hòn đá”: Tiếp tục rắc rối

- Vụ “bắt giam… hòn đá”: Tiếp tục rắc rối (NLĐ).
-
“Bắt giam” hòn đá

Tổng số lượt xem trang