Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Từ Nam Phi nghĩ đến Việt Nam: Viết một bài thơ thay cho bạn hữu Nam Phi từ nửa thế kỷ trước

Photo: THƠ về NELSON MANDELA1918-2013
(viết năm 1959-Nguyễn Hoàng Bảo Việt)
*
Nam Phi
L’Afrique du Sud

Le torse massif de l’Afrique noire
Immensément étendue
S’embrume.
Dans la voûte céleste, surplombe
Une mer de nébulosité funèbre
Les oiseaux s’engouffrent
Dans une impasse obscure.

Le loup et l’homme
Ne seront plus hostiles
Le blé nourrira la vache
La vache allaitera le tigre
Affamé.

Lait extrait
Panaché de sang
Lait où dégoutte la sueur
Lait dilué
Dans la source de larmes
Lait altéré
Mêlé de bourbe.

Le chant mélancolique du siècle
S’évade de la prison
S’envole
Au-delà du clocher
Perturbe la terre
De sa queue de typhon.

L’homme rugit de fureur
La femme le console, le calme
La main noire saigne
Les enfants crient à tue-tête.

La lune et les galaxies regardent
Honteuses
Le soleil pleure
Vexé.
Qu’une flammèche luise
Afin d’éclairer la vie noire
Sans espoir aucun !

Ma peau, jaune miel
La vôtre, blanche ivoire
La tienne, noire ébène
Qui donc parmi nous
N’est pas doté d’un cœur humain? 

Nguyên Hoàng Bao Viêt (1959)
Traduction française 
par Mme Hoàng Nguyên (1982)
*
Nam Phi

Bộ ngực chứa sương mù
Miền Nam Phi bao la
Trời là biển mây tang
Chim bay vào ngõ tối.

Chó sói và con người
Không còn hiềm khích nhau
Lúa mì nuôi bò cái
Bò cái nuôi hổ đói.

Sữa vắt ra màu đỏ
Sữa nhểu giọt mồ hôi
Sữa hòa dòng nước mắt
Sữa pha chất bùn lầy.

Tiếng hát buồn thế kỷ
Thoát ra khỏi nhà giam
Vượt lên nóc giáo đường
Bão rớt đầy mặt đất. 

Người đàn ông gào thét
Người đàn bà vỗ về
Bàn tay đen chảy máu
Trẻ con đua nhau la.

Trăng sao nhìn mắc cỡ
Mặt trời khóc hổ ngươi
Xin cho một đóm lửa 
Soi sáng đời tối tăm.

Dù da tôi màu vàng
Dù da anh màu trắng
Dù da chị màu đen
Người nào không trái tim? 

(Sài Gòn 1959)-Nguyên Hoàng Bảo Việt-Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Từ Nam Phi nghĩ đến Việt Nam
Viết một bài thơ thay cho bạn hữu Nam Phi từ nửa thế kỷ trước

1. Họ không có tư cách để vinh danh nhân vật lịch sử Nelson Mandela
          Trong mấy ngày vừa qua, từ La Havane đến Caracas, từ Hà Nội đến Bắc Kinh và tại một số lớn thủ đô châu Phi, lắm kẻ cầm quyền và cơ sở truyền thông họ sở hữu hoặc kiểm soát, tranh nhau tuyên xưng mình là bạn, là người đồng hành, đồng chí hướng với cố Tổng thống Nelson Mandela. Trên thực tế, có đúng như vậy không? Ông Nelson Mandela là một ngọn hải đăng không bao giờ tắt trong những đêm đen mùa biển động của nhân loại. Ông vốn là một luật sư Nhân Quyền và là một nhà tranh đấu chống chế độ kỳ thị chủng tộc Apartheid ở Nam Phi (1948-1991).
Ông đã dấn thân, bất chấp tù đày, hy sinh cho lý tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng và hiếu hòa, tương thân tương ái, một xã hội Nam Phi không còn thù hận, bạo hành và áp bức. Trái ngược với Nelson Mandela, những lãnh tụ độc tài chuyên chế thường mượn chiêu bài giải phóng dân tộc để cướp lấy quyền lực quốc gia, thủ lợi bất chính cho cá nhân và phe đảng. Họ lại là những con người dường như vô cảm, được nuôi dưỡng bằng chủ nghĩa thù hận đời đời kiếp kiếp. Họ không hề biết thế nào là lòng nhân ái, sự bao dung, nếp sống hòa hợp, thuận thảo và nhiễu điều phủ lấy giá gương. Việt Nam thân yêu của chúng ta chẳng may là một thí dụ tiêu biểu nổi bật nhứt. Hãy nhìn xem cách đảng cộng sản Việt Nam đối xử tàn ác, bất nhân với đồng bào miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tồi tệ, kinh khiếp hơn cả thời phong kiến thực dân. Rồi mấy thập niên tiếp theo, đối với những người yêu nước thương dân, bất đồng chính kiến, những người chỉ sử dụng ngòi bút và tiếng nói chống lại sự bất công xã hội, sự áp bức bốc lột của một đảng cộng sản độc quyền tham nhũng, và sự đồng lõa nín câm của kẻ cầm quyền trước đại họa mất nước.
          Hòa bình chân chính vẫn chưa đến sau cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài hai mươi năm từ khi quê hương bị chia cắt, lấy sông Bến Hải làm giới tuyến. Một cuộc chiến vô cùng dã man và bất công đã ám sát chế độ tự do dân chủ và nhân bản ở Miền Nam, dù còn non trẻ nhưng đầy hứa hẹn tương lai. Chạy trốn cộng sản và đi tìm tự do cùng tình người, hàng triệu đồng bào tị nạn bằng thuyền nhỏ đã bị thảm sát hay mất tích trên biển Đông, trong vịnh Thái Lan, ngoài khơi Mã Lai Á và các biển vùng Á Châu Thái Bình Dương. Thủ phạm đầu tiên của tấn đại thảm kịch đầy máu và nước mắt đó phải kể là những lãnh tụ cộng sản, từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẫn đến nhóm hậu sinh, với một khuynh hướng mới ló dạng ‘’cha truyền con nối’’ kiểu Kim Nhựt Thành, Cộng sản Bắc Hàn. Họ không phải là đoàn Vệ Quốc Quân hay anh em sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức bỏ Hà Nội đi vào chiến khu Việt Bắc chỉ vì lòng yêu nước. Họ bây giờ là nhóm cầm đầu  đạo quân bản xứ đi tiên phong trong cuộc đại viễn chinh để bành trướng lãnh thổ của đế quốc cộng sản. Cho nên dân tộc còn phải gánh đại khổ nạn cộng sản đang hóa thân thành ra tư bản đỏ. Kể sao cho hết những người dân Việt Nam bị chế độ buộc tội là thù nghịch, phản động, thuộc đủ mọi giới tính, tuổi tác và giai từng xã hội. Chân mang xích xiềng, bị tra tấn, biệt giam, bỏ đói và đau ốm nặng không thuốc men, không được gia đình chăm sóc, nhiều nạn nhân vô tội đã chết cô đơn trong địa ngục cộng sản. Ai còn chút lương tri có thể nào quên được tình cảnh đồng bào cả nước bị chà đạp nhân phẩm, lao công thay vì hàng hóa xuất khẩu, trẻ con và phụ nữ bị rao bán và lưu đày làm thân nô lệ, dân oan và thanh niên nam nữ, sinh viên bênh vực Nhân Quyền bị hành hung, đánh đập tàn nhẫn giữa ban ngày tại Hà Nội và Sài Gòn bị tạm chiếm.
          Rồi nạn ngoại xâm dưới mọi hình thức, từ đe dọa, áp lực, trải biển người và hàng lậu bao vây, lũng đoạn kinh tế, thu tóm tài nguyên, đầu độc văn hóa (sắp được tăng cường với Học viện Khổng Tử tại đại học Hà Nội). Từ lâu, là hung thần đối với ngư dân Việt Nam, giặc xuất quân từ một ‘’nước lạ’’ mà mọi người dân Việt Nam đều biết là Trung Cộng, chiếm dần lãnh thổ, lãnh hải bao gồm trước nhứt các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và vùng trời quê hương chúng ta. Không, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội không có một chút tư cách nào để vinh danh nhân vật lịch sử Nelson Mandela. Dễ hiểu bởi vì họ không phải là bạn, là người đồng hành, đồng chí hướng của ông. Đừng nói xa gần đến việc họ muốn được mời ngồi bên cạnh một vị khôi nguyên Nobel Hòa Bình rất xứng đáng. Chỉ có Nelson Mandela mới thật sự là lãnh tụ đức hạnh, liêm sĩ, biết dung thứ và khiêm nhường. Một chiến sĩ Dân Quyền và Nhân Quyền xuất sắc mà nhân dân Nam Phi và nhiều nước trên thế giới yêu mến, quý trọng và ngưỡng mộ. Đến bao giờ thì những kẻ đang nắm giữ quyền thế bất chính, bất nhân và bất nghĩa ở Việt Nam chịu tự vấn lương tâm, bắt đầu biết hổ thẹn, thật sự ăn năn, hối cãi, và dám cúi đầu nhìn nhận tội lỗi trước đồng bào của họ. Chừng nào mà họ vẫn cố tình áp đặt lên nhân dân cái gọi là nhà nước ‘’Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’’ với một đảng cộng sản vong thân, độc chiếm quyền lực và sở hữu tài nguyên của đất nước thì chế độ của họ chỉ sống sót qua ngày bằng dối trá, ngu dân và bạo lực. Không, ngụy quyền cộng sản Hà Nội không phải là một chính quyền của Dân, bởi Dân và vì Dân.

2. Viết một bài thơ thay cho bạn hữu Nam Phi từ nửa thế kỷ trước
         
          Bài thơ Nam Phi của một nhà thơ ở Miền Nam Việt Nam Tự Do đã được viết hồi năm 1959. Tính ra là ba năm trước khi ông Nelson Mandela bị bắt (năm 1962) rồi bị kết án tù chung thân khổ sai (năm 1964). Sau khi ông Nelson Mandela qua đời và được toàn cầu vinh danh, các văn thi hữu Văn Bút Nam Phi* đã đọc lại bài thơ Nam Phi vào dịp cử hành Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Các văn thi hữu Nam Phi đã cảm ơn tác giả bài thơ Việt Nam tị nạn cộng sản. Nhà thơ vô danh đó, 54 năm trước, dù chưa hề đặt chân đến quê hương của Nelson Mandela, ở cách xa gần 10 ngàn cây số đường chim bay, cũng đã dùng ngòi bút viết ra và nói lên nỗi bất bình và bày tỏ niềm hy vọng của một dân tộc bất hạnh đang tranh đấu đòi lại Tự Do, Nhân Phẩm, Dân Quyền và Nhân Quyền. Bài thơ Nam Phi chỉ có thể được ra đời và phổ biến không qua một sự kiểm duyệt nào tại Việt Nam Cộng Hòa, trên nửa phần đất nước chưa bị cộng sản quốc tế chiếm đóng, từ bờ phía nam cầu Hiền Lương đến mũi Cà Mau. Sau khi được in trong tập thơ Hy Vọng năm 1961, bài thơ Nam Phi, dù chưa được dịch ra ngoại ngữ, cũng đã được bạn hữu ngoại quốc của tác giả tiếp đón tại Nhựt, Thái Lan, Đại Hàn, Tích Lan, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Hồi Quốc, Nam Dương, Hương Cảng, Tân Gia Ba, Cao Miên, Do Thái, Liban, Hy Lạp, Úc, Ai Cập, Tunisie, Maroc, Algérie, Rhodésie, Côte d’Ivoire, Kenya, Tanganyika, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Thụy Sĩ, Anh, Hòa Lan, Ái Nhĩ Lan, Pháp, Bỉ, Tây Bá Linh, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Tây Đức, Hoa Kỳ,Jamaïque và Argentine.
          Chúng tôi xin được gởi đến quý bạn đọc và quý diễn đàn bài thơ Nam Phi dưới đây, của thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt, kèm theo bản tiếng Anh và tiếng Pháp. 
* Ghi chú : Nam Phi có hai Trung Tâm Văn Bút mang tên là Nam Phi và Afrikaans.

Genève ngày 14 tháng 12 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thuỵ Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland



Bộ ngực chứa sương mù
Miền Nam Phi bao la
Trời là biển mây tang
Chim bay vào ngõ tối.

Chó sói và con người
Không còn hiềm khích nhau
Lúa mì nuôi bò cái
Bò cái nuôi hổ đói.

Sữa vắt ra màu đỏ
Sữa nhểu giọt mồ hôi
Sữa hòa dòng nước mắt
Sữa pha chất bùn lầy.

Tiếng hát buồn thế kỷ
Thoát ra khỏi nhà giam
Vượt lên nóc giáo đường
Bão rớt đầy mặt đất.

Người đàn ông gào thét
Người đàn bà vỗ về
Bàn tay đen chảy máu
Trẻ con đua nhau la.

Trăng sao nhìn mắc cỡ
Mặt trời khóc hổ ngươi
Xin cho một đóm lửa
Soi sáng đời tối tăm.

Dù da tôi màu vàng
Dù da anh màu trắng
Dù da chị màu đen
Người nào không trái tim ?
                (Sài Gòn 1959)

Nguyên Hoàng Bảo Việt

L’Afrique du Sud

Le torse massif de l’Afrique noire
Immensément étendue
S’embrume.
Dans la voûte céleste, surplombe
Une mer de nébulosité funèbre
Les oiseaux s’engouffrent
Dans une impasse obscure.

Le loup et l’homme
Ne seront plus hostiles
Le blé nourrira la vache
La vache allaitera le tigre
Affamé.

Lait extrait
Panaché de sang
Lait où dégoutte la sueur
Lait dilué
Dans la source de larmes
Lait altéré
Mêlé de bourbe.

Le chant mélancolique du siècle
S’évade de la prison
S’envole
Au-delà du clocher
Perturbe la terre
De sa queue de typhon.

L’homme rugit de fureur
La femme le console, le calme
La main noire saigne
Les enfants crient à tue-tête.

La lune et les galaxies regardent
Honteuses
Le soleil pleure
Vexé.
Qu’une flammèche luise
Afin d’éclairer la vie noire
Sans espoir aucun !

Ma peau, jaune miel
La vôtre, blanche ivoire
La tienne, noire ébène
Qui donc parmi nous
N’est pas doté d’un cœur humain ?

Nguyên Hoàng Bao Viêt (1959)
Traduction française
par Mme Hoàng Nguyên (1982)


South Africa

The massive torso of black Africa
Immensely extended
Becomes foggy
In the Heaven’s vault, overlooking
A sea of mourning clouds
Diving birds rush
Into a dead-end dark alleyway.

Wolf and man
Will no longer be enemies
Wheat will feed the cow
The cow will suckle
The starving tiger.

Milk extracted
With splashes of bloody stripes
Milk where sweat drips
Milk diluted
In the source of tears
Milk altered
Mixed with mud.

The melancholy song of the century
Escapes from the prison
Wings
Over the bell tower
Disturbing the earth
With its tail of typhoon.

The man roars in fury
The woman consoles, calms him down
The black hand is bleeding
The children shout loudly.

Moon and galaxies look on
Ashamed
Hurt, the sun is crying
Turned shy.
May a spark of light shine
And illuminate the black life
That has no hope !

My skin, honey yellow
Yours, ivory white
Yours, ebony black
Who among us
Is not endowed with a human heart?

Nguyên Hoàng Bao Viêt (1959)
English version by the author (1994).

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *



Sau khi Sô Viết sụp đổ: bức tranh toàn cầu được vẽ lại
Tqvn2004 chuyển ngữ
Xin chào trật tự thế giới mới

và tạm biệt những hình ảnh như thế này...
Đối với cựu tổng thống - và có thể còn quay lại vị trí này trong tương lai - của nước Nga, Vladimir Putin, sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết - hai năm sau sự sụp đổ của bức tường Berlin - là "một tai họa địa chính trị lớn nhất" trong thế kỷ 20. Nó đã tạo ra chấn động trên phạm vi toàn cầu. Những người Nga sống qua những cơn lạm phát kinh hoàng và đồng tiền mất giá khủng khiếp giai đoạn đầu của thời hậu Sô Viết đã phải một cái giá rất đắt. Thế nhưng chỉ một vài quốc gia bên ngoài nước Nga tỏ ra thương tiếc sự ra đi của đế chế thất bại cuối cùng của thế kỷ này.
Người Nga đã từng chứng kiến những thứ tồi tệ hơn [là lạm phát và đồng tiền mất giá]. Đối với họ, thế kỷ 20 đã đem lại thế chiến lần thứ nhất, với việc người Bolshevik lên nắm quyền, sau đó là những nạn đói tự tạo của Stalin khiến hàng triệu người chết. Trái lại, giai đoạn kết thúc chiến tranh lạnh khó có thể coi là tang tóc. Sự đối đầu hạt nhân sau năm 1945 giữa Liên Bang Sô Viết và phương Tây đã đem lại một sự ổn định đầy nguy hiểm, nhưng đồng thời cũng tạo ra những cuộc chiến ủy nhiệm từ Triều Tiên và Việt nam cho tới Angola, Trung Mỹ và Afghanistan - một sự nối tiếp của chiến tranh lạnh bằng con đường máu me truyền thống. Quả thực, sự sụp đổ của ảnh hưởng Sô Viết vòng quanh thế giới không được thương tiếc bên ngoài nước Nga, ngoại trừ những ai phải dựa vào nó để chiếm và giữ quyền lực. Thế nhưng tại sao mọi sự lại kết thúc nhanh đến thế? Và kết thúc đó thay đổi thế giới, vốn đang chịu ảnh hưởng từ 4 thập niên thống trị và đối nghịch của các siêu cường, như thế nào?
Một số người cho rằng giấc mơ "chiến tranh giữa các vì sao" của Ronald Reagan đã đem lại sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết: một hệ thống phòng thủ tên lửa - công nghệ cao cấp này đã đe dọa điện Kremlin theo đuổi một cuộc chạy đua vũ trang mới mà nó không có tiền chi trả. Thế nhưng Liên Bang Sô Viết vẫn có thể đè bẹp chiến lược phòng thủ đó, đơn giản bằng cách chế tạo nhiều tên lửa hơn - đó chính là lý do mà hệ thống phòng thủ chẳng bao giờ được xây dựng. Xét theo nhiều khía cạnh, Liên Bang Sô Viết đã thua trong chiến tranh lạnh, chứ không phải Hoa Kỳ đã chiến thắng.
Ngoại trừ sức mạnh quân sự, tất cả các nguồn lực khác tạo ra sức mạnh rõ ràng của Liên Bang Sô Viết đã cạn kiệt từ nhiều năm trước. Kế hoạch hóa tập trung đã có tác dụng khi tiến bộ được đánh giá bằng số tấn thép hay tấn xi-măng sản xuất ra, hay bao nhiêu xe tăng và tên lửa được chế tạo. Nhưng những động cơ sai lầm của nó cũng khiến các nhà máy cho ra đời những thứ chẳng ai thèm mua, trong khi các cửa hàng lại cạn kiệt những mặt hàng mà họ mong ước, từ thịt tươi cho đến tủ lạnh. Giá trị âm - sản xuất hàng hóa trị giá thấp hơn lượng vật liệu dùng để làm ra hàng hóa đó - không thể kéo dài vĩnh viễn. Trong khi đó, thiếu thốn đã tạo ra nền kinh tế chợ đen do tội phạm điều hành, mà theo một số người ước tính, có giá trị tới 30% nền kinh tế thực, thậm chí có thể còn lớn hơn.
Mặc dù không có sự sụp đổ của bức tường Berlin, và dưới sự quản lý mới của Mikhail Gorbachev, Liên Bang Sô Viết cũng sẽ vật lộn trong tuyệt vọng (nước Nga bây giờ vẫn đang tiếp tục vật lộn) để đem con vật khổng lồ này vào thời đại công nghệ thông tin và những microchip. Ở nước ngoài, Hội đồng Tương Trợ Kinh Tế (Comecon) - một khối thương mại được tạo từ Liên bang Sô Viết, một vài quốc gia vệ tinh của nó ở Châu Âu, Mông Cổ, Cuba và cuối cùng là Việt Nam, chỉ hoạt động dựa trên khối tiền trợ cấp khổng lồ từ Liên Sô và bằng những đồng tiền không có giá trị. Đế quốc trải rộng - tài trợ cho những phong trào du kích ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ và hỗ trợ các thể chế thiếu tiền và không được người dân yêu chuộng từ Angola tới Afghanistan - chỉ càng làm căng thẳng tăng thêm.
Các đế quốc khác cũng hết thời gần đây, như Anh Quốc, Hà Lan, Pháp, chí ít cũng để lại một vài di sản cho những thuộc địa bất đắc dĩ của họ khâm phục: tập quán cai trị, hệ thống luật pháp, và thậm chí cả một ngôn ngữ có ích. Đế quốc Sô Viết chẳng để lại gì. Những dấu tích của nó nhanh chóng bị xóa sạch khi các quốc gia Đông Âu chạy tới tự do và kinh tế thị trường. Nhưng cùng với sự ra đi của Liên Bang Sô Viết, trật tự thế giới cũ dựa trên sự cạnh tranh giữa Liên Bang Sô Viết và Hoa Kỳ, cũng như dựa một phần trên cuộc chiến dành ảnh hưởng với một Trung Quốc đang vươn lên bên trong phe Cộng Sản và thế giới không liên kết. Khi Liên Bang Sô Viết từ bỏ cả hai chiến trường, không có ngóc ngách nào trên thế giới không bị thay đổi.
Đầu tiên là vài thể chế ủng hộ Sô Viết, đặc biệt là Cuba và Việt Nam, đã phải nhận một cú sốc kinh tế khủng khiếp khi giá "hữu nghị" và các khoản nguyên liệu được tài trợ đầu tiên là teo nhỏ, sau đó biến mất, chỉ trong có một đêm. Các liên kết thương mại bị cắt ngang. Không còn khả năng bán đường, thiếc và cam của nó với giá trên trời, hay nhập khẩu dầu hỏa với giá đặc biệt rẻ từ Sô Viết, Cuba đã lao đầu vào suy thoái. Tới giữa 1990, nền kinh tế của nó đã co ngót mất 1/3. Bởi vì nó bị phá sản, Cuba đã buộc phải dừng việc chống lưng cho thể chế Sandinista ở Nicaragua. Nó cũng phải chứng kiến sự thất bại của các phong trào khởi nghĩa cánh tả ở Trung Mỹ. Nguồn tài chính bị cắt giảm đối với tất cả các phong trào Mác-xít trên toàn cầu.
Châu Phi cũng cảm nhận được chấn động. Các đội quân Cuba, ban đầu được chuyên trở bằng đường biển và đường không tới, và được duy trì bởi các chuyên gia quân sự Sô Viết, đã buộc phải rút khỏi Ethiopia vào năm 1989 và hai năm sau khỏi Angola, nơi họ đã giúp các thể chế Mác-xít nắm giữ quyền lực. Mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trên toàn miền Nam Châu Phi, khi mà cuộc chiến Mozambique dần dần chấm dứt. Kết luận rằng chủ nghĩa cộng sản, một "ông ba bị" vĩ đại đe dọa chính trường Nam Phi, không còn là mối lo lăng, thể chế "toàn người da trắng" của quốc gia này đã thả Nelson Mandela khỏi ngục tù. Và sau đó nó chấp nhận bầu cử tự do - điều đã dẫn đến chấm hết của chủ nghĩa Apartheid.
Thế nhưng nếu Châu Phi đã nhận được quá nhiều sự quan tâm của các cường quốc trong những năm 1980, thì sau khi Sô Viết sụp đổ, chẳng ai thèm để ý tới nó nữa. Khi cuộc ẩu đả dành ảnh hưởng đã qua, thế giới phần lớn quay mặt đi khi mà Rwanda bị nhấn chìm trong họa diệt chủng và Công Gô bị kéo vào xung đột nội địa dai dẳng. Và như thế một cuộc tranh luận về ai cần phải giữ hòa bình khi chẳng có ai thèm làm, đã nổ ra.
Ở Châu Á cũng thế, tuy các cuộc chiến ủy nhiệm đã kết thúc, nhưng sự tan rã của cuộc chiến tranh lạnh cũng vẫn đem lại những thay đổi lớn. Một kẻ thất bại là Bắc Hàn. Để tìm kiếm tiền mặt mạnh cho dầu hỏa và vũ khí của mình, Nga đã bắt đầu thiết lập những mối quan hệ mới với quốc gia giàu có hơn Nam Hàn trước khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ. Một Trung Quốc thực dụng cũng nhanh chóng làm theo. Ở Việt Nam, việc mất đi sự trợ giúp của Sô Viết dẫn tới việc thể chế phải đổi mới nền kinh tế, và tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các hàng xóm của mình - thậm chí, sau này, cả với Hoa Kỳ, kẻ thù cũ của nó.
Ấn Độ đã phụ thuộc nặng nề vào Liên Sô để có khí tài quân sự và ủng hộ chính trị chống lại cả Trung Quốc và Pakistan. Hoa Kỳ và Trung Quốc, những quốc gia mà Ấn Độ đã từng phải chiến đấu chống lại trong một cuộc chiến biên giới khủng khiếp, đều có mối quan hệ chặt chẽ với Pakistan. Ấn Độ hay giận dỗi đã phải mất khá nhiều thời gian, nhưng từ khi cởi mở hơn đối với đầu tư phương Tây, nó đã cải thiện được quan hệ với Hoa Kỳ: Một đối trọng với Trung Quốc ngày càng trở nên cần thiết khi ảnh hưởng của Nga và những khoản tài trợ hào phóng đang mất dần.
Đông Bắc Á, trong khi đó, vẫn đang cố gắng duy trì một sự cân bằng 5 chiều kỳ quặc giữa một Trung Quốc đang trỗi dậy, một nước Nga đã suy yếu, một Hoa Kỳ đang mất tập trung, một Nam Hàn đầy khát khao, và một Nhật Bản ngập ngừng. Bất chấp những liên kết thương mại tốt đẹp và mạnh mẽ, nó bây giờ vẫn thế.
Trong bãi chiến trường của các lực lượng đối nghịch siêu cường, ở Trung Đông, lượng vũ khí Sô Viết bán ra cho Syria, Iraq và các quốc gia khác đã chẳng làm gì để thúc đẩy sự nghiệp hòa bình giữa các quốc gia Ả-rập và Israel. Đó là khoảnh khắc của Hoa Kỳ: Năm 1991 không chỉ chứng kiến thành công của liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu trong cuộc chiến vùng Vịnh thứ nhất, mà còn cả những cuộc đàm phán hòa bình nghiêm túc. Ngay cả lãnh đạo của Palestine, ông Yasser Arafat, cũng nhận ra rằng không còn con đường nào khác ngoài nhờ đến trung gian Hoa Kỳ, mặc dù Syria, Iraq và Iran vẫn không chấp nhận điều này. Cuối cùng Arafat cũng đã bỏ lỡ một thỏa thuận. Thất vọng và rồi sự kiện khủng bố 9/11 diễn ra tại New York và Washington, đã làm nước Mỹ chú ý, và thế giới lại một lần nữa đảo lộn.
Và còn khoảng khắc đơn cực mà nhiều người trông đợi, khi Hoa Kỳ còn lại một mình như một siêu cường trên trái đất? Hai nhiệm kỳ chính phủ Hoa Kỳ liên tiếp những năm 1990, giải quyết vấn đề tại Somalia, Rwanda, rồi giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Hàn, và sự chia rẽ của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc trước những cuộc thanh tra vũ khí tại Iraq, và sự gia tăng bạo lực của tổ chức khủng bố al-Qaeda và sự trỗi dậy của Trung Quốc; trật tự thế giới mới dường như hỗn loạn và mất trật tự hơn. Với nhận thức muộn mằn, một thế giới đa cực rối rắm đã hình thành ngay từ khi [Liên Sô tan vỡ] đó.

Tổng số lượt xem trang