Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Người dân Văn Giang kiện chủ tịch huyện

-TT đã rút bài này? Lý do gì vậy?

TT - Một số người dân xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) gồm các ông Đàm Văn Đồng, Đàm Như Hải, bà Nguyễn Thị Thậm đã nộp đơn đến TAND huyện Văn Giang khởi kiện chủ tịch UBND huyện vì đã không thực hiện theo yêu cầu của thanh tra tỉnh liên quan đến 57ha đất xã Xuân Quan cho thuê.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Thị Tĩnh, chánh án TAND huyện Văn Giang, cho biết cơ quan này đã nhận được đơn khởi kiện của người dân. Tuy nhiên qua xem xét đơn khởi kiện, TAND huyện Văn Giang đang yêu cầu người dân bổ sung tài liệu chứng minh các nội dung khởi kiện mà người dân đưa ra. Hiện TAND huyện mới nhận đơn, chưa thụ lý đối với đơn khởi kiện hành chính này.

Theo đơn khởi kiện, UBND xã Xuân Quan cố ý làm sai, giấu diện tích đất và để tỉ lệ đất công ích trái quy định. Trong đó một phần diện tích đất xây dựng dự án Ecopark là đất công ích của xã Xuân Quan. Người dân cho biết 158 mẫu 8 sào 9 miếng đất (tương đương hơn 57ha, hiện đã thu hồi 20ha để làm đất dịch vụ) nằm toàn bộ ngoài đê do xã quản lý chứ không được chia cho các hộ dân. Ông Lê Thạch Bàn, xã Xuân Quan, cho biết: “Diện tích đất ấy chúng tôi phải thuê lại của xã để trồng hoa màu, nuôi cá và chăn nuôi”.

Viện dẫn bằng chứng về số đất bị giấu này, ông Lê Thạch Bàn chìa ra báo cáo kết quả làm việc của thanh tra tỉnh Hải Hưng (bao gồm Hưng Yên và Hải Dương ngày nay) ban hành ngày 4-9-1995 sau khi thanh tra đất đai theo kiến nghị của các hộ dân xã Xuân Quan. Theo đó, trong phần kiến nghị nêu rõ: yêu cầu UBND xã thu hồi 158 mẫu 8 sào 9 miếng gồm đất do HTX nông nghiệp quản lý, đất ao hồ đầm, đất sản xuất gạch và đất chuyển sang ao cá chưa được phép của UBND huyện.

Tuy nhiên từ năm 1995 đến nay, cả địa phương và huyện đều không thu hồi diện tích đất này mà vẫn tiếp tục cho bà con nông dân thuê và đấu thầu để trồng cấy.

Cụ Lê Văn Chi, 84 tuổi, nguyên đại biểu HĐND xã Xuân Quan nhiệm kỳ 1989-1994, cho biết: “Lúc đầu không ai biết tổng diện tích đất nông nghiệp là bao nhiêu, nên khi xã thực hiện nghị quyết của thường vụ tỉnh ủy Hải Hưng trong việc giao đất nông nghiệp, bà con không ai thắc mắc gì. Sau đó, thấy diện tích đất xã cho thuê quá nhiều nên một vài người làm đơn kiến nghị. Năm 1995, thanh tra tỉnh Hải Hưng đã về Xuân Quan làm việc và có báo cáo kết quả thanh tra. Nhưng thay vì chia ruộng đất lại cho dân thì lãnh đạo xã lại giấu bản thông báo ấy đi”.

Đến năm 1999, người dân thôn 1 mới được tiếp cận bản thông báo của thanh tra. Từ đó đến nay, nhiều lần bà con nông dân trong xã lên huyện, lên tỉnh, lên cả trung ương để kiến nghị.

Sau đó, Thanh tra tỉnh Hưng Yên đã giao UBND huyện Văn Giang lập đoàn thanh tra liên ngành (có sự đại diện của công dân xã Xuân Quan) để kiểm tra hồ sơ đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Xuân Quan, báo cáo kết quả trước ngày 31-12-2008, nhưng đến nay chưa có một đoàn thanh tra nào được lập. Vì vậy 57ha “đất giấu” vẫn chìm trong im lặng.

Khẳng định đây là việc làm “trái quy định và luật pháp”, ông Bàn nói: “Cả Luật đất đai năm 1993 lẫn Luật đất đai năm 2003 đều khẳng định căn cứ vào quỹ đất và đặc điểm nhu cầu của địa phương mà mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cấy hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản... để phục vụ các nhu cầu công ích của địa phương”.

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Lê Quý Đôn - phó chủ tịch UBND xã Xuân Quan - phủ nhận việc xã giấu 57ha đất để dư ngoài sổ sách.

Ông Đặng Hùng Võ  (nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường):

Lần đầu có chuyện đất công ích vượt mức quy định

Đây là trường hợp đầu tiên mà tôi biết chuyện để diện tích đất nông nghiệp làm đất công ích vượt quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Luật đất đai năm 1993 và 2003 đều quy định địa phương không thể để vượt quá con số 5% diện tích đất nông nghiệp toàn xã làm đất công ích, làm nguồn thu cho ngân sách xã. Nếu xã nào để vượt quá thì phạm luật và đương nhiên việc cần phải làm ngay là chia số đất vượt quá 5% ấy cho dân.

Trong trường hợp cụ thể nếu đất đó đã được thu hồi và chủ đầu tư đã trả tiền đền bù cho xã thì xã chỉ được để lại nhiều nhất 5% số tiền đền bù ấy, còn lại phải chia đều cho tất cả nhân khẩu còn làm nông nghiệp ở địa phương chứ không được sung công. Bởi việc chia ruộng hay chia tiền là như nhau.

H. ĐIỆP ghi

HOÀNG ĐIỆP - MINH QUANG



-Người dân Văn Giang kiện chủ tịch huyện tt đã bị rút còn lưu tại:
-http://danlambaovn.blogspot.com/2012/05/nguoi-dan-van-giang-kien-chu-tich-huyen.html

MỘT BÀI ĐÃ BỊ RÚT XUỐNG: “Moi hết tim gan” để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần! (NLĐ 11-5-12) -- May quá, viet-studies còn lưu lại! ◄◄ (Báo chí làm theo lệnh của Tổng cục 2, của Tổng Bí Thư, của Thủ tướng thì còn... "thông cảm" được, nhưng chả lẽ lại phải tuân cả lệnh của ông Đinh La Thăng?)



- Khi nền công vụ thiếu đội ngũ có lương tâm chức nghiệp

SGTT.VN - Vụ cưỡng chế thu hồi đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan, Văn Giang (24.4), trên mạng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Sau đó được biết đây là hai nhà báo của... VOV.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong chuyến đi khảo sát bệnh lạ ở Ba Tơ, Quảng Ngãi. VTC

“Phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc”. Đó được cho là nguyên văn phát biểu của chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn của báo chí.
Vụ việc không chỉ gây bức xúc, dư luận đồng thời còn ngạc nhiên vì cách đặt vấn đề kỳ quặc và phi lý ấy lại là của ông chánh văn phòng UBND, một quan chức có cỡ của một tỉnh. Công luận có quyền đặt câu hỏi: nếu hai người đàn ông trên là hai công dân bình thường thì được tha hồ hành hung ư?
Chuyện bệnh lạ ở Quảng Ngãi lãnh đạo địa phương bức xúc trước thái độ “vô cảm” của bộ Y tế. Theo ông Lê Hàn Phong, chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho rằng đã đến lúc ngành y tế đừng đem người dân ra làm thí nghiệm, hãy giảm bớt bệnh “sĩ” và mời các tổ chức y tế thế giới vào cuộc.
Cái đáng lo ở chỗ, cũng như vụ Tiên Lãng và những vụ tương tự xảy ra gần đây, không chỉ dừng lại ở nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ trong xử lý các vụ việc rối rắm trong đời sống xã hội, mà còn có thể nhận thấy, phẩm chất đạo đức thực thi công vụ của “công bộc” có dấu hiệu xuống cấp đang lây lan ở nhiều cấp của hệ thống.
Gần đây (ngày 26.3), trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bộ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình phải trả lời về vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ, công chức Nhà nước, giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở. Còn bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn về vấn đề đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; vấn đề y đức trong ngành. Đó là những vấn đề bức xúc xã hội quan tâm lâu nay.
Chính sự thiếu vắng những quy định có tính pháp lý cao về hoạt động công vụ lâu nay đã đưa đến những hệ luỵ, bất cập không thể tránh khỏi. Đó cũng là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho những hành xử công vụ một cách tuỳ tiện tự tung tự tác tiêu cực nhũng nhiễu.

Thật tình mà nói đó là những “đại vấn đề” đã tích tụ lâu nay và trở nên trầm trọng, gây bức xúc trong đời sống xã hội. Có nhiều vấn đề nhưng cốt lõi suy cho cùng vì CHƯA CÓ QUY ĐỊNH VÀ CHẾ TÀI ĐỦ MẠNH VỀ CÔNG VỤ VÀ Y ĐỨC. Thật ra cũng có quy định, hô hào đâu đó, rải rác chỗ này chỗ khác mỗi nơi một ít nhưng chưa được luật hoá một cách hệ thống toàn diện để thực hiện và chế tài đủ mạnh để răn đe. Chính vì vậy thật khó cho hai vị bộ trưởng trả lời thoả mãn được những ý kiến chất vấn về y đức (bộ trưởng Y tế, tuyển dụng, bổ nhiệm, chất lượng bộ máy và thái độ phục vụ của công chức... (bộ trưởng Nội vụ).
Nhìn lại thấy rõ, nhược điểm khi soạn thảo luật Cán bộ công chức là rất ít đề cập đến nội dung hoạt động công vụ. Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức trong các công sở nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân. Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi tổ chức, công dân. Hoạt động công vụ phải thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân. Hoạt động công vụ bao gồm: tổ chức công sở, trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ; quan hệ trong công vụ; thủ tục hành chính.
Chính sự thiếu vắng những quy định có tính pháp lý cao về hoạt động công vụ lâu nay đã đưa đến những hệ luỵ, bất cập không thể tránh khỏi. Đó cũng là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho những hành xử công vụ một cách tuỳ tiện tự tung tự tác tiêu cực nhũng nhiễu. Thiết nghĩ nguyên nhân và hệ quả của vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ, công chức nhà nước, giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở cũng phải dựa chủ yếu vào những quy định hoạt động công vụ được luật hoá.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, những nguyên tắc đạo đức trong nền công vụ là cơ sở cần được nghiên cứu để luật hoá: chuẩn mực đạo đức cao trong nền công vụ đã trở thành một vấn đề thiết yếu đối với các chính phủ của các nước.
Không rút kinh nghiệm luật Cán bộ công chức, lẽ ra phải là luật Công vụ, chỉ có chưa đến 10% nội dung quy định về hoạt động công vụ. Luật Viên chức điều chỉnh hoạt động của những người giữ chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý (trừ các chức vụ được quy định là công chức), làm việc trong đơn vị sự nghiệp và hưởng lương từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật cũng không đề cập đến lương tâm chức nghiệp. Chỉ riêng đội ngũ “hai ông thầy” – thầy giáo và thầy thuốc chiếm đến trên 80% viên chức cũng còn nhiều vấn đề cần “luật hoá” như: thực hiện việc “luật hoá” các quan điểm, chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, thầy thuốc và cán bộ quản lý giáo dục, y tế. Cụ thể là: tôn vinh thầy giáo, thầy thuốc và nghề dạy học, nghề y, nâng cao vị trí xã hội của thầy giáo, thầy thuốc. Đào tạo đội ngũ thầy giáo, thầy thuốc và cán bộ quản lý giáo dục, y tế. Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, năng lực, chuẩn hoá đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc.
Một khi các tiêu chuẩn đạo đức không được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn khổ pháp lý thì thật khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc để điều chỉnh hành vi của tất cả cán bộ, công chức và viên chức. Hơn nữa, sự “mơ hồ” trong việc xác định đạo đức của cán bộ, công chức và viên chức lại được kết hợp với chuyện không minh bạch các quy trình giải quyết công vụ, nghiệp vụ, cung cấp những thông tin được pháp pháp luật thừa nhận mang tính công khai sẽ là môi trường thuận lợi cho công chức, viên chức có thể vận dụng một cách tuỳ tiện mà rất khó bị phát hiện. Cứ thế, cùng một sự việc, công chức, viên chức có thể xử lý theo hướng bất lợi hay có lợi cho người dân tuỳ theo mối quan hệ, sự thân tình và cả những khoản thù lao, quà cáp không nằm ở bất cứ quy định nào. Đặc biệt, việc hành nghề của viên chức, đạo đức, lương tâm chức nghiệp cần phải được luật hoá. Nếu không sự xuống cấp trong môi trường giáo dục, y đức... sẽ ngày càng xuống cấp trầm trọng.
Nỗi lo lắng ngày càng lớn về sự suy giảm lòng tin ở cơ quan công quyền và nạn tham nhũng khiến cho Chính phủ phải xem xét lại các biện pháp tăng cường đạo đức cho từng công chức và văn hoá hành chính cho từng cơ quan. Hơn nữa, các cơ chế phát hiện và điều tra độc lập các hành vi sai trái như tham nhũng là một phần thiết yếu trong một nền tảng đạo đức. Cần có những thủ tục tin cậy và các nguồn lực cần thiết để giám sát, báo cáo và điều tra những vi phạm các quy định của nền công vụ, đồng thời phải có biện pháp kỷ luật hay xử lý hành chính ngăn chặn vi phạm đạo đức. Các nhà quản lý cần có sự nhìn nhận hợp lý trong việc sử dụng các cơ chế này khi họ hành động. Làm thế nào để người dân và tổ chức có cơ sở pháp lý đủ mạnh kiện các cá nhân và cơ quan công quyền khi các cơ quan này đùn đẩy trách nhiệm, quay lưng lại nhau, hành nhau… gây thiệt hại cho họ.
Chỉ khi có luật Hoạt động công vụ và được thực hiện nghiêm thì khi ấy mới có cơ sở mong muốn nền hành chính trong sạch, hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Nên nhớ rằng, công chức là người chủ yếu đề xuất thiết kế và xây dựng thể chế, thiết kế vận hành bộ máy hành chính. Chính vì thế hiệu lực hiệu quả của bộ máy hành chính bộ máy chính phủ phụ thuộc vào tâm và tầm của công chức.
DIỆP VĂN SƠN


An dân trong khủng hoảng (SGTT 13-5-12) -- Bài TS Nguyễn Minh Hoà



Nền công vụ đang xuống cấp (sgtt 11/05)


Luật pháp, chính sách và lợi ích nhóm (sgtt 10/05)






Tổng số lượt xem trang