Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Có phải Obama đã phản bội một người hùng Trung Quốc?


 * Trần Quang Thành gặp vợ và hai con trong nhà thương, đứng bên trái đeo kính trắng là Đại sứ Gary Locke *

- Trung Quốc Bất Thường
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 120503 
Hay những điềm bất tường của một chế độ quái lạ...
Chiều Thứ Tư mùng hai Tháng Năm, một chuyến bay đặc biệt đã hạ cánh tại phi trường Los Angeles ở miền Nam California. Từ bên trong, ngồi xe lăn đi ra là một người đeo kính đen, chung quanh có vài ba thân nhân. Họ được một viên chức ngoại giao và hai ba dân biểu Mỹ đón tiếp dưới ống kính hân hoan nhấp nháy của truyền thông báo chí.

Từ Bắc Kinh, Trần Quang Thành và gia đình, một vợ hai con, đã đến Hoa Kỳ sống đời lưu vong....

Cùng lúc ấy, tức là sáng Thứ Năm hôm sau tại Bắc Kinh, một phi cơ Hoa Kỳ cũng vừa hạ cánh để Ngoại trưởng Hillary Clinton và Tổng trưởng Tài chánh Timothy Geithner tham dự hai ngày hội nghị với Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn. Trong khuôn khổ "Đối thoại Hoa Kỳ và Trung Quốc về Chiến lược và Kinh tế", hai phái đoàn Mỹ-Hoa vẫn gặp nhau một năm hai lần.

Lần này, hội nghị tiến triển bình thường, mà không ai nhắc tới vụ Trần Quang Thành. Thậm chí, đôi bên cũng chẳng xác nhận là luật gia này đã vào tòa Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh nữa. 

Trên đây là kịch bản do... người viết này tưởng tượng vào đầu tuần. Chuyện ấy không xảy ra!

Chuyện xảy ra còn ly kỳ hơn vậy gấp chục lần....



***


Sinh năm 1971, Trần Quang Thành ở làng Đông Sư Cổ của tỉnh Sơn Đông là người tự học luật dù đã bị mù từ nhỏ. Anh trở thành một "luật sư chân đất" làm Trung Quốc chấn động từ năm 2005 khi đứng tên nguyên đơn kiện tập thể cả thị trấn Nghi Lâm của Sơn Đông. Đại diện các nạn nhân, anh kiện chính quyền việc thi hành chính sách "mỗi hộ một con" một cách máy móc và tàn bạo, khi bắt các phụ nữ mang thai phải phá thai hoặc cắt buồng trứng của những người đã có một con. Dân làng sở dĩ bảo nhau tìm đến Trần Quang Thành vì từ năm 1999, anh từng giúp họ làm thủ tục pháp lý phản đối những vụ xâm phạm môi sinh, phá hủy môi trường.

Với cặp kính đen và cây gậy trắng, Trần Quang Thành trở thành "hiệp sĩ mù", người đơn phương tế khổn phò nguy và quả nhiên là bị cầm tù, đánh đập trong bốn năm liền trước khi được... quản thúc tại gia.

Trong một quốc gia mà đảng viên cao cấp bị phạm tội như Bạc Hy Lai thì phải qua sự thẩm tra và quyết định của Ban Kỷ luật Trung ương trước khi đảng trao cho công an rồi mới đến tòa án thụ lý hồ sơ, chúng ta hiểu thế nào là một nền tư pháp độc lập! Đứng một chân giữa cõi chân không. Trần Quang Thành là một người mù giữa cõi chân không đó để bảo vệ cả ngàn nạn nhân chung quanh - và tự biến thành nạn nhân.

Do thành tích đó, anh được nhiều thường dân ở trong và ngoài nước hỗ trợ.

Từ nhiều năm nay, bộ Ngoại giao Anh và Mỹ cùng các tổ chức quốc tế đấu tranh cho nhân quyền đã lên tiếng bênh vực nhân vật được tuần báo Time cho là một trong trăm người ảnh hưởng nhất năm 2006. Một người tù lương tâm của thế giới. Riêng Ngoại trưởng Hillary Clinton nhiều lần nêu vấn đề với chính quyền Bắc Kinh về chuyện Trần Quang Thành bị đàn áp.

Thế rồi, dù đang bị quản thúc tại gia, hôm 22 Tháng Tư, Trần Quang Thành đã trốn khỏi nhà ở tỉnh Sơn Đông và lặn lội lên tận Bắc Kinh để vào ẩn trú trong tòa Đại sứ Hoa Kỳ vào ngày 26. Đấy là do tin tức của bè bạn, những người đã cùng anh đánh động lương tâm thế giới và có lẽ đã giúp anh đào thoát. 

Chứ phía Hoa Kỳ và Bắc Kinh thì vẫn cứ nín thinh.

Họ chẳng xác nhận mà cũng không phủ nhận việc Trần Quang Thành đã vào Sứ quán Mỹ. Mà biến cố ấy xảy ra chỉ mươi ngày trước hội nghị Đối thoại Mỹ-Hoa, dự trù tổ chức trong hai ngày mùng ba và mùng bốn Tháng Năm.

Qua tin tức được các mạng xã hội phát tán ra, người ta được biết là từ nhiều tháng rồi, Trần Quang Thành đã lập mưu ngã bệnh, cứ nắm liệt giường ở trong nhà mà qua mặt mấy tay công an sáng mắt. Rồi vào một đêm mà cả mù và sáng đều thấy tối như nhau, Trần Quang Thành leo khỏi nhà, được một đường dây cảm tình viên hỗ trợ để lẻn tới Bắc Kinh và vào Sứ quán Mỹ.

Trong một chế độ công an trị, một người khiếm thị lại lọt lưới mà vào một toà Đại sứ xin tỵ nạn chính trị thì đấy là tin động trời. Nhưng cũng là cái gai trong mối quan hệ giữa hai quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế, vừa là đối tác vừa là đối phương.

Khi tin tức vừa loan ra, Phụ tá Tổng trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về Đông Á và Thái bình dương là ông Kurt Campbell lập tức qua Bắc Kinh sớm hơn mươi ngày thay vì tham dự phái đoàn của Ngoại trưởng Clinton. Ông phải bay qua gỡ bí cho cả hai nước ngay trước hội nghị.

Trần Quang Thành là người tử tế, một nạn nhân của chế độ độc tài Trung Quốc, chứ không là một trùm cớm đầy hắc ám như Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, người đột nhập vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên hôm mùng sáu Tháng Hai vừa qua. Ngẫu nhiên sao, cũng là mấy ngày trước khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức qua viếng thăm Hoa Kỳ.

Từ chối một tay đao thủ như Vương Lập Quân thì còn được thông cảm. Chứ chối bỏ một người tù lương tâm của thế giới như vậy thì Hoa Kỳ tự trát bùn vào mặt sau khi đã rất khéo xử lý vụ Vương Lập Quân: trả lại cục than hồng và thủ vai vô can cho đám cháy lây lan từ Vương Lập Quân qua Bạc Hy Lai đến bà vợ là Cốc Khai Lai lên tới Bộ Chính trị của Bắc Kinh....

Nhưng làm sao đưa người tù vừa mù vừa què ra khỏi sứ quán và lãnh thổ Trung Quốc?

Dù có lập mưu đánh thoát thì Mỹ cũng gây mâu thuẫn ngoại giao với chính quyền Bắc Kinh. 

Người ta nhớ đến hai tiền lệ. Năm 1989, nhà vật lý Phương Lệ Chi phải trốn trong Sứ quán Mỹ cả năm trước khi được Bắc Kinh cho phép xuất ngoại qua Hoa Kỳ, sau rất nhiều đàm phán ngầm và cân nhắc lợi hại từ cả hai phía. Trước đấy, trong cái trớn của vụ nổi dậy tại Hung Gia Lợi (Hungary) năm 1956, đức Hồng y Mindszenty đã trú ẩn 15 năm trong toà Đại sứ Mỹ ở Budapest, và trở thành biểu tượng của tự do giữa khối cộng sản trong thời Chiến tranh lạnh.

Hoàn cảnh mỗi nơi mỗi thời lại mỗi khác, nhưng thương thuyết một giải pháp thoả đáng cho danh dự của Hoa Kỳ và tự ái của Trung Quốc vào lúc này thì quả là không dễ.

Vì vậy, người viết mới nghĩ đến kịch bản nói trên: Bắc Kinh ngầm đồng ý cho Trần Quang Thành và gia đình qua Mỹ tỵ nạn và đi vào cửa khẩu miền Nam California có tiếng là bảo thủ hơn miền Bắc. Miễn là đôi bên đều không phải nói ra, rằng Trần Quang Thành đã vào tòa Đại sứ Hoa Kỳ.Qua cách giải quyết ấy, Bắc Kinh có cử chỉ khoan hồng hào hiệp mà không mất mặt. Đôi khi còn có mối lợi gì khác trong vụ thoả thuận ngấm ngầm này và nhất là nhể được một cục u bưới gây khó chịu ra khỏi lãnh thổ.

Chuyện ấy không xảy ra và sự thật lại còn tệ hại hơn nhiều.


***

Tệ hại và quái đản!

Hôm Thứ Tư mùng hai, Hoa Kỳ chính thức thông báo với truyền thông, có hình ảnh làm bằng, rằng Phụ tá Ngoại trưởng Kurt Campbell cùng Đại sứ Gary Locke (gốc Hoa, tên chữ Hán là Lạc Gia Huy) và Luật sư Đại diện cho bộ Ngoại giao Harold Hongju Koh (gốc Nam Hàn, tên chữ Hán là Cao Cộng Trụ) đã gặp Trần Quang Thành trong sứ quán Hoa Kỳ. Họ ôm hôn thắm thiết và hỷ hả thông báo sự kỳ diệu.

Chi tiết lý thú là sau 30 đến 40 giờ thảo luận với người luật sư kiêm nạn nhân, Phụ tá Campbell đã đạt kết quả là đưa Trần Quang Thành vào một bệnh viện tại Bắc Kinh để chữa trị cái chân bị thương tích vì tám lần leo tường. Nơi đây, anh gặp gia đình được đưa từ Sơn Đông lên và được chính quyền Bắc Kinh bảo vệ, với lời cam kết là sẽ không đàn áp, chẳng trao anh cho bộ máy công an ở làng quê, mà để anh ở lại tiếp tục nghiên cứu về luật.

Thỏa thuận tay ba, giữa Mỹ, Tàu và đương sự, xuất phát từ ý nguyện của Trần Quang Thành: anh không muốn qua Mỹ mà muốn ở lại Trung Quốc. Một giải pháp quá tốt đẹp cho mọi người trong cuộc, khiến Ngoại trưởng Clinton điện thoại nói chuyện và chào mừng Trần Quang Thành.

Hình như trong phút hứng khởi, anh còn nói là muốn hôn bà Ngoại trưởng. Nghĩa là vui vẻ ra khỏi chốn tạm dung.

Nhưng chi tiết động trời là chưa đầy bốn tiếng sau, tối Thứ Tư, giờ Bắc Kinh, Trần Quang Thành bỗng dưng đổi ý - hoặc nói thật – khi từ nhà thương trả lời báo chí biết rằng mình bị ép. Anh không tin vào lời cam kết của chính quyền Trung Quốc và muốn cùng gia đình qua Mỹ tỵ nạn.

Trong một thế giới mà tin tức qua mạng Twitter lại chạy nhanh hơn mọi phản ứng hay tính toán của mấy người trong cuộc, những thông tin ấy gây ra một vụ khủng hoảng chính trị nữa mà chưa ai rõ đâu là nguyên nhân đâu là hậu quả!

Bắc Kinh mất mặt và phản ứng với sự bực bội, những người đấu tranh cho nhân quyền trong mạng lưới Trần Quang Thành đều bị chiếu cố. Bị bắt như ruồi.


***


Qua đám mây thông tin kỳ ảo, hầu như thay đổi mỗi giờ, người ta chỉ có thể suy đoán như sau:

Có thể là khi thấy các nhân viên Hoa Kỳ bị mời ra khỏi bệnh viện sau giờ thăm viếng quy định, bảy rưỡi tối, Trần Quang Thanh hốt hoảng và đảo ngược ý nguyện qua các cuộc phỏng vấn với báo chí Mỹ. Có thể là anh đã được phía Hoa Kỳ thuyết phục, rằng nếu còn ở lại trong Sứ quán thì người vợ sẽ bị công an đánh đến chết. Nhưng nếu đồng ý đi ra khỏi tòa Đại sứ mà ở lại Bắc Kinh thì sẽ không bị đàn áp. Tới khi gặp vợ con trong nhà thương thì anh mới biết một sự thật đen tối gì khác....

Chúng ta chưa thể biết hết nội vụ mà chỉ thấy ra ba chuyện.

Thứ nhất, phía Mỹ xác nhận rằng Trần Quang Thanh đã ở trong rồi - tự nguyện - rời bỏ tòa Đại sứ Mỹ đi vào nhà thương. Thứ hai, Ngoại trưởng Clinton đã gặp Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc - đảng viên cao cấp lãnh đạo hệ thống đối ngoại của Bắc Kinh - trong khuôn khổ Đối thoại hàng năm, như không có gì cả. Thứ ba, phía Bắc Kinh chính thức yêu cầu... Hoa Kỳ xin lỗi. Xin lỗi về chuyện gì?

Chuyện thứ tư mà chưa ai nói ra, là Hoa Kỳ lâm thế kẹt!

Hoa Kỳ đã phải thương thuyết một giải pháp tưởng như mỹ mãn với bộ máy Ngoại giao Bắc Kinh mà hóa ra lại bị ai đó phá vỡ. Người làm tan vỡ giải pháp này không phải là Trần Quang Thành mà có thể là bộ máy an ninh Trung Quốc. Trần Quang Thành ở vào vị trí thấy rõ giá trị cam kết của Bắc Kinh khi mà cùng lúc đó, bằng hữu trong mạng lưới nhân quyền đều sa lưới.

Vì vậy, anh mới đòi rời Trung Quốc trong chuyến bay của Ngoại trưởng Hillary Clinton!


***


Chúng ta có thể bàn luận rất nhiều về chuyện này, nhưng không quên mấy chi tiết sau đây.

Trần Quang Thành và mạng lưới của anh có trình độ tổ chức cao hơn người ta lầm tưởng. Bộ máy an ninh Trung Quốc cần biết là cao đến cỡ nào và những ai giữ vị trí chủ chốt trong vụ đào thoát của một người mù từ một ngôi làng hẻo lánh tại Sơn Đông lên tới Bắc Kinh. Với tinh thần nghiệp vụ đầy chất tự kỷ ám thị và thà bắt lầm còn hơn tha lầm, bộ máy an ninh đó đang làm giờ phụ trội - và than trời!

Mạng lưới Trần Quang Thành có thể đưa người luật sư này từ Sơn Đông lên Bắc Kinh nhưng nếu muốn vào toà Đại sứ Mỹ mà lọt qua vòng đai công an của Trung Quốc ở ngoài khuôn viên thì phải có sự giúp đỡ của người Mỹ. Người Mỹ nào vậy ta?

Sứ quán Hoa Kỳ có muốn bị một vụ khủng hoảng nữa sau biến cố Vương Lập Quân hay chăng? Hay là nhân khi gia chủ lúng túng mà bày ra một chuyện khác để gây sức ép? Để làm gì?

Phải chăng, có ai đó từ cả hai phía Hoa Kỳ và Trung Quốc, muốn gây khó cho nỗ lực đối thoại giữa hai chính quyền, trong hoàn cảnh đầy lúng túng của Bắc Kinh với vụ "Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai, Chu Vĩnh Khang" trước Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Hoa, và giữa cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ? Mà họ là những ai?

Thực tế thì bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cố giải toả sức ép trước khi có hội nghị Đối thoại với Bắc Kinh mà thất bại và đang lãnh một cục than hồng trong tay. Hội nghị đã tiến hành và hoàn tất, nhưng cục than vẫn cháy. Nó sẽ lan tới đâu?

Chúng ta tha hồ bán tán cho vui!

Nhưng phải chi đôi bên cùng cho cái gai Trần Quang Thành vào máy bay qua Mỹ trước khi bà Clinton hoan hỷ gặp Đới Bỉnh Quốc. Đôi bên cùng tỉnh như con ruồi nói về chuyện quốc gia đại sự. Bắc Kinh được nhể một cái gai nhức nhối trên má, và Hoa Kỳ được tiếng bảo vệ nhân quyền.... Đấy là kịch bản tưởng tượng ở trên!

Dù sao, mấy chuyện bất thường và dồn dập như thế tại Trung Quốc cũng là điềm bất tường! Chế độ độc tài đã minh chứng sự bất lực của nó, một cách vô cùng "hoành tráng" vào thời điểm nhạy cảm nhất. Quái lạ!

Luật sư Trần Quang Thành muốn cùng gia đình tỵ nạn tại Hoa Kỳ (RFI).Hôm qua 02/05/2012, từ một bệnh viện ở Bắc Kinh, nhà tranh đấu cho nhân quyền Trần Quang Thành bày tỏ ý muốn được tỵ nạn tại Hoa Kỳ, vì lo ngại an ninh cho mình và gia đình tại Trung Quốc không được đảm bảo. Một giới chức Mỹ xin dấu tên cho biết, Washington sẵn sàng giúp ông Trần, nếu ông muốn rời khỏi Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn AFP qua điện thoại, nhà ly khai Trần Quang Thành cho biết ông đã thay đổi hoàn toàn ý định. Thay vì ở lại Trung Quốc để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, ông Trần muốn được tổng thống Obama giúp đỡ cho toàn thể gia đình ông sang Mỹ, vì tại Trung Quốc ông cảm thấy bị đe dọa.

Luật sư Trần Quang Thành (đeo kính đen) gặp vợ và con tại bệnh viện Bắc Kinh với sự chứng kiến của đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke, ngày 2/5/2012.
REUTERS/Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh

Trước đó trong thời gian sáu ngày ẩn náu tại sứ quán Hoa Kỳ, ông Trần Quang Thành một mực không muốn rời đất nước. Tuy nhiên, theo CNN, ngay sau khi gặp lại vợ ngày hôm qua, được biết chính quyền sẽ ép buộc ông trở về làng Đông Sư Cổ, tỉnh Sơn Đông, và sẽ giám sát ông chặt hơn để không bao giờ ông có thể bỏ trốn được, thì nhà ly khai đã thay đổi hoàn toàn ý định.
Trả lời CNN tối qua, nhà ly khai cho biết, vợ ông kể lại sau khi ông trốn khỏi Sơn Đông, bà đã bị công an tỉnh trói vào ghế trong hai ngày liền, và đe dọa sẽ đánh chết.
Ngày hôm qua 02/05/2012, luật sư mù Trần Quang Thành đã rời khỏi sứ quán Mỹ để tới điều trị tại một bệnh viện, sau khi Bắc Kinh và Washington đạt được một thỏa thuận. Theo Reuters, Washington hy vọng tránh cho quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung rơi vào khủng hoảng, với việc ông Trần chấp nhận rời sứ quán và Bắc Kinh bảo đảm cho an ninh của gia đình ông Trần Quang Thành tại Trung Quốc.
Hôm nay, theo một giới chức Hoa Kỳ xin ẩn danh, Hoa Kỳ sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của ông Trần Quang Thành, nhưng chưa khẳng định sẽ dành cho nhà ly khai quy chế tỵ nạn chính trị, vì quan điểm của ông Trần Quang Thành hiện nay chưa rõ ràng. Nguồn tin này cho biết, Hoa Kỳ sẽ « xem xem ông Trần muốn gì », và « sẽ làm mọi thứ để có thể giúp đỡ ông ».
Tối qua, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Washington bảo đảm rằng các cam kết của Bắc Kinh bảo vệ an toàn cho ông Trần sẽ được tôn trọng.
Trước đó, theo đài phát thanh Hoa Kỳ NPR, thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell đã có khoảng 30 đến 40 giờ đồng hồ nói chuyện với ông Trần Quang Thành. Trong tất cả các cuộc trao đối này, chưa bao giờ ông Trần bộc lộ ý định muốn sang Mỹ tỵ nạn.
Về việc ông Trần Quang Thành rời khỏi sứ quán Hoa Kỳ có nhiều thông tin khác nhau. Sáng hôm nay, đại sứ Mỹ Gary Lock bảo đảm rằng, ông Trần không bao giờ bị ép buộc phải rời khỏi sứ quán. Trong khi đó, nhà ly khai cảm thấy bị phản bội, vì các nhân viên đại sứ quán Mỹ đã rời bỏ ông, sau khi đưa ông tới bệnh viện, chứ không ở lại như đã hứa. Còn theo nhà hán học Mỹ, Jerome Cohen, người đã có mặt trong các thương thuyết, ông Trần đã chấp nhận rời sứ quán Mỹ, sau khi được Bắc Kinh hứa hẹn sẽ cho phép tự do theo học ngành luật tại một trường đại học ở Trung Quốc, và ông cũng được phía Mỹ cam đoan là tổng thống Obama sẽ chính thức tuyên bố về sự dàn xếp này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định ông Trần đã tự nguyện rời khỏi sứ quán. 
Chiều hôm qua 02/05, một ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đã có cuộc tham vấn khẩn cấp về vụ nhà ly khai Trần Quang Thành. Nhiều nhà lãnh đạo các hiệp hội nhân quyền đã tham gia vào cuộc họp này. 

Vụ Trần Quang Thành đè nặng lên Đối thoại Mỹ-Trung (RFI). –  Romney blasts Obama administration’s handling of Chinese dissident case (CBS). – Mỹ ‘không ép ông Trần’ rời Sứ quán (BBC). –Blogger TQ lo cho ông Trần Quang Thành (BBC). – Cảnh sát Trung Quốc bị tố cáo ngăn ông Thành tiếp xúc với các nhà ngoại giao Mỹ(VOA). – Thư ngỏ của Tổ chức Nữ quyền không biên giới (Trần Nhương).

 – Hoa Kỳ xác nhận ông Trần Quang Thành muốn rời khỏi Trung Quốc(VOA). – Mỹ thừa nhận luật sư mù Trung Quốc muốn rời đất nước‎ (Dân Trí). – Ông Trần Quang Thành đứng trước sự chọn lựa khó khăn (VOA).


-Có phải Obama đã phản bội một người hùng Trung Quốc?Frida Ghitis - Đặc biệt cho CNN
(CNN) - Khi người mù bất đồng chính kiến Trung Quốc Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) tổ chức cuộc trốn thoát ly kỳ khỏi nơi bị bắt giữ, ông đã tìm sự bảo vệ của người Mỹ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh. Sáu ngày sau đó, khi ông Chen rời toà đại sứ đến một bệnh viện địa phương, mọi việc tưởng như các viên chức Mỹ đã tìm được một giải pháp, như Bộ Ngoại giao nhận định, “phản ánh sự lựa chọn của ông ấy và giá trị của chúng tôi.”


Một viên chức tại Đại sứ quán Mỹ cho biết ông Chen đã rất biết ơn sự giúp đỡ của người Mỹ và ông đã nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton qua điện thoại, “Tôi muốn hôn bà.”

Nhưng tình thế đang bắt đầu thay đổi, có dấu hiệu cho thấy chính quyền Obama đã không bảo vệ ông Chen một cách hiệu quả.

Có phải Hoa Kỳ đã phản bội luật sư nhân quyền Trung Quốc?



Ông Trần Quang Thành tại Đại sứ quán Mỹ tại Beijing
Nguồn ảnh:  Wikipedia.org

Hoa Kỳ cho biết một thỏa thuận với Trung Quốc là ông Chen sẽ được trả tự do, được phép di chuyển cùng với gia đình đến một vùng khác và được theo học tại trường đại học. Tuy nhiên, Chen đã nói với CNN rằng chính phủ Mỹ đã làm ông thất vọng. Hoa Kỳ khẳng định rằng người hoạt động nhân quyền tự ý muốn rời khỏi lãnh thổ ngoại giao và muốn ở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, Chen cho biết ông lo ngại cho mạng sống của mình, và sự an toàn của vợ và muốn rời khỏi Trung Quốc. Đáng ngại hơn, ông tuyên bố rằng các quan chức Mỹ, thay vì tiếp tục sự bảo vệ của họ, đã áp buộc ông phải rời khỏi vùng an toàn ở Đại sứ quán.

Nếu điều này đúng thì đây là một vết nhơ đáng xấu hổ cho Hoa Kỳ. Cho đến nay, Tổng thống Obama đã có một hồ sơ lộn xộn về quyền con người. Đây là một thử nghiệm quan trọng cho một chính quyền ưa chuộng chủ nghĩa thực dụng hơn là phô trương những cảm xúc làm vừa ý.

Yêu cầu bất ngờ của ông Chen để tạm trú tại Đại sứ quán Hoa Kỳ đã tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan dễ sợ cho Washington. Vài tháng trước đây, bà Clinton đã nói thay cho ông Trần Quang Thành, khi các nhóm nhân quyền cho rằng sự quản thúc ông tại nhà là hoàn toàn bất hợp pháp.

Tuy nhiên, Chen vượt thoát đến Đại sứ quán Mỹ vào thời điểm xấu nhất khi Ngoại trưởng Clinton đang đến Bắc Kinh để họp cấp cao về các vấn đề khác rất quan trọng.

Một cách nhẹ nhàng mà nói thì mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc rất phức tạp. Hoa Kỳ cần hợp tác của Bắc Kinh về vấn đề Iran và Bắc Hàn. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và cũng là chủ nợ hàng đầu của Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc không thích bị lên lớp về nhân quyền, cho rằng đó là một cấu trúc đạo đức giả của phương Tây và được dùng cho các mục đích chính trị. Ngay cả khi vấn đề này có giá trị, Bắc Kinh nói, đó là một vấn đề nội bộ, không phải chuyện của Mỹ.

Chen, người đã bị mù từ khi còn nhỏ, là một luật sư tự học. Ông đã trở thành một người quyết liệt ủng hộ cho người nghèo và người khuyết tật và ông đã được chú ý khi ông phơi bày sự lộng hành trong chính sách một con của Trung Quốc, tố giác sự tàn bạo của cán bộ cấp dưới cưỡng bức hàng ngàn phụ nữ nghèo của Trung Quốc phải phá thai và triệt sản. Ban đầu, Bắc Kinh đã nghe lời tố cáo của ông và đã bắt giữ một số người phạm tội. Tuy nhiên, Chen cho biết hành động của Bắc Kinh chẳng đáng gì. Khi đã được quốc tế biết đến và ông lại càng cam kết tranh đấu cho dân quyền với chính phủ, chính quyền Trung Quốc đã quay lưng lại với ông.

Năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã cho ông Chen đi tù về tội làm gián đoạn giao thông và làm thiệt hại tài sản; ông Chen phủ nhận những cáo buộc này. Sau khi rời nhà tù bốn năm sau đó, ông và gia đình của ông đã được đặt dưới sự quản thúc khắc nghiệt tại nhà. Các nhóm vận động nhân quyền nói rằng gia đình ông đã chịu đựng đánh đập hàng ngày và sống với chế độ ăn uống chết đói.

Ngày 29 Tháng Tư, dưới màn đêm, Chen trèo qua tường đã được xây xung quanh ngôi nhà của ông. Vì mù lòa nên là bóng tối đã cho ông một lợi thế hơn các nhân viên an ninh đang canh giữ ông. Ông đã giả bị ốm khiến nhân viên an ninh bớt cảnh giác.



He Peirong, người lái xe 500 km đưa Trần Quang Thành đến "một nơi an toàn"
Nguồn ảnh: The Guardian

Sau khi trèo qua bức tường, một mạng lưới những người hoạt động đã giúp ông, một trong số họ là He Peirong, lái xe 300 dặm đến Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Bà He Peirong hiện đang bị giam giữ.

Khi Tổng thống Obama đã được hỏi về Chen, ông cho biết ông đã biết được tình hình nhưng từ chối để giải quyết vấn đề và chỉ nói, “Mỗi khi chúng ta hội họp với Trung Quốc là vấn đề nhân quyền lại trỗi dậy.”

Obama đã làm những người hoạt động nhân quyền thất vọng ngay những ngày đầu lên cầm quyền của ông, ví dụ, ông chống lại việc hỗ trợ mạnh mẽ những người hoạt động ủng hộ dân chủ ở Iran, tuyên bố rằng “can thiệp” không có ích khi hàng trăm ngàn người đã xuống đường. Ông bị chỉ trích vì hủy bỏ một cuộc họp với Đạt Lai Lạt Ma, và cuối cùng TT Obama đã gặp Đạt Lai Lạt Ma nhưng phải tiễn khách về bằng cửa sau, hạ tầng quan trọng của cuộc họp, hầu vuốt ve Trung Quốc. Tiếp tục ủng hộ của ông (Obama) đối với một số chế độ độc tài và sự lãnh đạm, cùng chính sách bất nhất với các cuộc nổi dậy của khối Ả Rập cũng đã gây ra nhiều chỉ trích.

Đồng thời, chính sách ngoại giao thực dụng của ông dường như có kết quả, đặc biệt là ở Myanmar. Và những người hoạt động nhân quyền cho rằng Obama đã đi một chặng đường dài kể từ những bước đầu vụng về của ông.

Trường hợp của ông Chen, tuy nhiên, có thể trở thành biểu tượng. Nếu chính quyền Obama không thể giải thích những gì đã xảy ra không đúng, thì đây là cơ hội để các đối thủ đảng Cộng hòa và những người ủng hộ nhân quyền chỉ trích là ông (Obama) đã lóng ngóng quá tệ.



Frida Ghitis
Nguồn: CNN

Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu một lời xin lỗi từ Washington vì đã giúp ông Trần Quang Thành và đã can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Nhưng chính quyền Obama, tuyên bố đã ứng xử đúng với các giá trị Hoa Kỳ trong trường hợp ông Chen, cần phải chứng minh rằng chính phủ này cũng có sức mạnh đạo đức để đứng lên bảo vệ cho các cá nhân can đảm đang tìm sự giúp đỡ của Mỹ.

Đây không phải là chỉ là vấn đề ông Trần Quang Thành. Đây là nguyên tắc phổ quát của quyền con người, và thực ra, đây là việc Hoa Kỳ sẵn sàng để bảo vệ nhân quyền trên sân khấu toàn cầu. Cả thế giới đang nhìn về Washington.


© DCVOnline






Nguồn: Did Obama betray a Chinese hero? Frida Ghitis, Special to CNN. May 2, 2012 -- Updated 2234 GMT (0634 HKT)

Chú: Frida Ghitis là columnist về thế giới vụ cho The Miami Herald và World Politics Review. Là một cựu ký giả và nhà sản xuất của CNN, Frida Ghitis là tác giả cuốn “The End of Revolution: A Changing World in the Age of Live Television.”



Mark MacKinnon (The Globe and Mail) 

BEIJING - Chen Guangcheng (Trần Quang Thành), người mù bất đồng chính kiến Trung Quốc đã là tựa đề những bản tin quốc tế khi vào tạm trú ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, đã được Đại sứ Mỹ Gary Locke hộ tống khỏi lãnh thổ ngoại giao.

Tin cho hay ông Chen được điều trị tại Bệnh viện Chaoyang (Triều Dương) tại Bắc Kinh trong khi vợ và con gái của ông đang ời Sơn Đông để gia đình đoàn tụ. Có tin cho hay ông Trần Quang Thành, đã nói rằng ông không muốn rời khỏi Trung Quốc, sẽ được phép di chuyển đến một vùng khác ở Trung Quốc, không phải sống với quan chức ở Sơn Đông, những có trách nhiệm quản thúc tại gia người luật sư tự học 40 tuổi ở làng Dongshigu (Đông Thạch Cổ) của ông trong 20 tháng qua.



Gia đình ông Trần Quang Thành
Nguồn ảnh: www.ChinaAid.org/Reuters

Theo một báo cáo của Reuters, ông Chen sẽ được chuyển đến “một môi trường an toàn,” nơi ông có thể theo học đại học. “Đây là một trường hợp đặc biệt liên quan đến hoàn cảnh ngoại lệ, và chúng tôi không trông mong sẽ tái diễn,” một viên chức Mỹ nói với Reuters.

Ông Chen đến Đại sứ quán Mỹ sáu ngày trước, sau khi được một mạng lưới ngầm giúp tổ chức cuộc trốn thoát táo bạo vào ban đêm từ nơi bị giam lỏng và một đoạn đường 500 km đến Bắc Kinh. Số phận của ông Chen đã được đẩy lên hàng đầu của chương trình nghị sự khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Bắc Kinh hôm thứ Ba cho một chuyến thăm đã định từ trước.

Trong khi ông Chen rời Đại sứ quán Mỹ dường như là kết quả của các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, Bắc Kinh rõ ràng là không hài lòng với toàn bộ sự việc. Tân Hoa Xã phàn nàn rằng ông Chen đã đến Đại sứ quán Mỹ “bằng phương tiện bất thường” và cho biết Bộ Ngoại giao TQ đã yêu cầu Washington có một lời xin lỗi chính thức.

“Phía Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc, và phía Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Liu Weimin nói.

Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ đã giải quyết vụ việc “theo cách phản ánh sự lựa chọn của ông Chen và giá trị của chúng tôi,” và rất quan trọng để đảm bảo rằng Bắc Kinh giữ lời cam kết để ông ấy (Trần Quang Thành) không bị đàn áp nữa.

“Chính phủ Hoa Kỳ và người dân Mỹ cam kết sẽ liên lạc với ông Trần Quang Thành và gia đình của ông trong những ngày, tuần, và năm tới,” bà Clinton nói trong một tuyên bố sau khi ông Trần Quang Thành rời Đại sứ quán Mỹ.

Người ta đã thấy ông Chen trên một chiếc xe lăn bên trong Bệnh viện Triều Dương. Các viên chức đại sứ quán Mỹ cho biết ông đã bị thương ở chân trong cuộc trốn thoát từ làng Đông Thạch Cổ.

Một số bạn bất đồng chính kiến đã không ngờ ông Chen đột ngột rời Đại sứ quán Mỹ, và lo ngại về các chi tiết của những thoả thuận liên quan đến số phận của ông Trần Quang Thành. “Cả hai bên có lẽ đều đã phải chịu áp lực rất lớn,” hoạ sĩ Ai Weiwei (Ngải Vị Vị), người cũng đang sống dưới sự giám sát thường xuyên, cho biết qua điện thoại di động. “Không ai biết thỏa thuận là những gì.”

Ông Chen, người bị mù từ lúc bé, bắt đầu nổi tiếng - và làm quan chức chính phủ ở Trung Quốc nổi giận - như là một luật sư tự học tranh đấu cho người khuyết tật và nâng cao nhận thức trong quần chúng về việc cưỡng bức phá thai và triệt sản vì chính sách “ một con” khắc nghiệt của Trung Quốc.

Năm 2006, ông đã bị kết án bốn năm tù về tội “tụ tập đám đông làm cản trở giao thông”. Kể từ khi ông Thành ra khỏi tù, các nhà báo, nhà ngoại giao và những người hoạt động nhân quyền đã cố gắng đến thăm làng Đông Thạch Cổ. Tất cả đều bị đuổi về, một số còn bị hành hung. (Trong số những người nổi tiếng đã cố gắng và không đến thăm ông Chen được là diễn viên Christian Bale, người đã đi cùng với đoàn làm tin của CNN.

Sau khi trốn thoát, ông Thành đưa lời kêu gọi bằng YouTube tới Thủ tướng Ôn Gia Bảo để can thiệp trực tiếp vào vụ việc, một động thái xác định có sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng sản TQ về vấn đề đổi mới chính trị. (Ông Ôn Gia Bảo được xem là đảng viên cộng sản thâm niên nhất trong những người ủng hộ cho sự cởi mở hơn, không thành viên nào khác trong 9 người của Ban thường vụ Bộ Chính trị ủng hộ lời kêu gọi dân chủ của ông.)

“Trần Quang Thành đã phải chạy trốn [vào Đại sứ quán Hoa Kỳ] để có được sự chú ý của lãnh đạo cấp cao. Điều này cho thấy rằng TQ không phải là một xã hội hợp pháp, và có tự do,” ông Jiang Weiping (Khương Duy Bình), một nhà báo Trung Quốc hiện đang sống lưu vong ở Toronto nói. “Không có tương lai cho một chính phủ sợ một người mù.”

Cập nhật -

Các quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã đảm bảo an toàn cho ông Chen, nhưng The Associated Press đưa tin rằng gia đình ông Trần Quang Thành đã bị đe dọa.

Phát biểu qua điện thoại từ phòng bệnh viện ở Bắc Kinh tối thứ Tư, trong lo âu, ông Chen cho biết một viên chức Mỹ nói với ông rằng chính quyền Trung Quốc đe dọa đánh vợ ông đến chết nếu ông không rời khỏi Đại sứ quán Mỹ.

Ông Chen, người đã chạy trốn vào Đại sứ quán sáu ngày trước, rời toà Đại sứ theo một thỏa thuận, trong đó ông sẽ nhận được sự săn sóc y tế và được đoàn tụ với gia đình và được cho phép đi học tại đại học ở một nơi an toàn. Ông nói rằng giờ đây anh lo ngại cho sự an toàn của ông và muốn đi.

Zeng Jinyan, một người bạn thân của người bất đồng chính kiến​​, đã nói trước đó bà đã nói chuyện qua điện thoại với vợ và ông Trần Quang Thành khi ông đang ở bệnh viện. Giọng ông có vẻ thất vọng và nói với bà ấy vợ ông đã bị đe dọa, bà Zeng Jinyan nói.

“Ông nói những gì ông muốn là hoàn toàn khác [với những gì đã thoả thuận], nhưng vì không ai có thể bảo vệ vợ và con” - ông đã phải chấp nhận, bà Zeng đã nói với AP qua Skype.

Washington Post đã không đề cập đến các mối đe dọa như vậy trong bản tin về một cuộc trò chuyện ngắn với ông Chen với một trong những nhân viên của Washington Post tại Trung Quốc. Phóng viên Keith Richburg đã viết rằng ông đã nhận được một cú phone từ Đại sứ Mỹ, và đưa điện thoại để ông Chen nói chuyện, “giọng như vui vẻ”, và cho biết ông bình yên và đang trên đường đến bệnh viện.

Chai Ling (Sài Linh), một trong những lãnh tụ sinh viên tại Thiên An Môn (1989), hiện đang sống tại Boston, cho rằng phản ứng của Hoa Kỳ là không thể chấp nhận được. Ngoại trưởng Hillary Clinton phải đạt được thoả hiệp với Trung Quốc để gia đình ông Trần Quang Thành rời khỏi Trung Quốc, bà Sài Linh tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với CBC News chiều nay, 2/5/2012.

Video của Reuteurs đưa tin ông Trần Quang Thành muốn rời khỏi Trung Quốc. 03/05/2012.


© DCVOnline






Nguồn: Chinese dissident Chen leaves U.S. embassy in Beijing. MARK MACKINNON. Beijing— Globe and Mail. Published Wednesday, May 02, 2012
Chinese dissident Chen says authorities threatened his wife’s life. MARK MACKINNON. Beijing— Globe and Mail Update. Published Wednesday, May. 02, 2012 3:59AM EDT. 

US vows to respond to Chen’s wishes (Financial Times)-The US seeks to limit the fallout after Mr Chen says publicly he felt disappointed by the US efforts and that his family is in danger under the deal
Luật sư tranh đấu khiếm thị Trung Quốc, Trần Quang Thành, hôm Thứ Tư bày tỏ sự nghi ngờ về hiệu lực của một thỏa thuận bảo đảm an toàn cho ông ở Trung Quốc.
-The Chen Guangcheng Affair: U.S. Denies China Dissident's Account of Coercion TIME- U.S. officials and friends of Chen Guangcheng were stunned by reports Wednesday morning that the blind Chinese human rights activist said he was coerced into leaving the protection of the U.S. embassy.


Released From Embassy, Dissident Now Says He Wants to Leave China NYT An American official said that the lawyer Chen Guangcheng, who gave varying reasons for leaving American protection, had changed his position and now wanted to leave China.

Vụ Bạc Hi Lai - Nhìn từ cánh tả: Leftist Sees Sinister Forces in Bo's Fall (NYT 1-5-12) -- Có p/v Uông Huy. Bài này do chính Uông Huy viết: Wang Hui on the dismissal of Bo Xilai (London Review of Books 27-4-12) Muốn biết Uông Huy là ai và tại sao bài này lại quan trọng, mời đọc bài của THD: Ổn định và phát triển: Trí thức Trung Quốc đang nghĩ gì? (Thời Đại Mới 16 - 2009)




Tranh giành quyền lực ở Trung Quốc: A Chinese Power Grab? (National Interest 2-5-12) -- Bài này "hổn hển" về Quân Uỷ Trung Ương, nhưng thật ra không có gì mới. Tay mơ như THD cũng viết được bài này!



Ông Trần Quang Thành rời Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh-Mark MacKinnon (The Globe and Mail) 

BEIJING - Chen Guangcheng (Trần Quang Thành), người mù bất đồng chính kiến Trung Quốc đã là tựa đề những bản tin quốc tế khi vào tạm trú ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, đã được Đại sứ Mỹ Gary Locke hộ tống khỏi lãnh thổ ngoại giao.

Tin cho hay ông Chen được điều trị tại Bệnh viện Chaoyang (Triều Dương) tại Bắc Kinh trong khi vợ và con gái của ông đang ời Sơn Đông để gia đình đoàn tụ. Có tin cho hay ông Trần Quang Thành, đã nói rằng ông không muốn rời khỏi Trung Quốc, sẽ được phép di chuyển đến một vùng khác ở Trung Quốc, không phải sống với quan chức ở Sơn Đông, những có trách nhiệm quản thúc tại gia người luật sư tự học 40 tuổi ở làng Dongshigu (Đông Thạch Cổ) của ông trong 20 tháng qua.



Theo một báo cáo của Reuters, ông Chen sẽ được chuyển đến “một môi trường an toàn,” nơi ông có thể theo học đại học. “Đây là một trường hợp đặc biệt liên quan đến hoàn cảnh ngoại lệ, và chúng tôi không trông mong sẽ tái diễn,” một viên chức Mỹ nói với Reuters.

Ông Chen đến Đại sứ quán Mỹ sáu ngày trước, sau khi được một mạng lưới ngầm giúp tổ chức cuộc trốn thoát táo bạo vào ban đêm từ nơi bị giam lỏng và một đoạn đường 500 km đến Bắc Kinh. Số phận của ông Chen đã được đẩy lên hàng đầu của chương trình nghị sự khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Bắc Kinh hôm thứ Ba cho một chuyến thăm đã định từ trước.

Trong khi ông Chen rời Đại sứ quán Mỹ dường như là kết quả của các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, Bắc Kinh rõ ràng là không hài lòng với toàn bộ sự việc. Tân Hoa Xã phàn nàn rằng ông Chen đã đến Đại sứ quán Mỹ “bằng phương tiện bất thường” và cho biết Bộ Ngoại giao TQ đã yêu cầu Washington có một lời xin lỗi chính thức.

“Phía Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc, và phía Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Liu Weimin nói.

Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ đã giải quyết vụ việc “theo cách phản ánh sự lựa chọn của ông Chen và giá trị của chúng tôi,” và rất quan trọng để đảm bảo rằng Bắc Kinh giữ lời cam kết để ông ấy (Trần Quang Thành) không bị đàn áp nữa.

“Chính phủ Hoa Kỳ và người dân Mỹ cam kết sẽ liên lạc với ông Trần Quang Thành và gia đình của ông trong những ngày, tuần, và năm tới,” bà Clinton nói trong một tuyên bố sau khi ông Trần Quang Thành rời Đại sứ quán Mỹ.

Người ta đã thấy ông Chen trên một chiếc xe lăn bên trong Bệnh viện Triều Dương. Các viên chức đại sứ quán Mỹ cho biết ông đã bị thương ở chân trong cuộc trốn thoát từ làng Đông Thạch Cổ.

Một số bạn bất đồng chính kiến đã không ngờ ông Chen đột ngột rời Đại sứ quán Mỹ, và lo ngại về các chi tiết của những thoả thuận liên quan đến số phận của ông Trần Quang Thành. “Cả hai bên có lẽ đều đã phải chịu áp lực rất lớn,” hoạ sĩ Ai Weiwei (Ngải Vị Vị), người cũng đang sống dưới sự giám sát thường xuyên, cho biết qua điện thoại di động. “Không ai biết thỏa thuận là những gì.”

Ông Chen, người bị mù từ lúc bé, bắt đầu nổi tiếng - và làm quan chức chính phủ ở Trung Quốc nổi giận - như là một luật sư tự học tranh đấu cho người khuyết tật và nâng cao nhận thức trong quần chúng về việc cưỡng bức phá thai và triệt sản vì chính sách “ một con” khắc nghiệt của Trung Quốc.

Năm 2006, ông đã bị kết án bốn năm tù về tội “tụ tập đám đông làm cản trở giao thông”. Kể từ khi ông Thành ra khỏi tù, các nhà báo, nhà ngoại giao và những người hoạt động nhân quyền đã cố gắng đến thăm làng Đông Thạch Cổ. Tất cả đều bị đuổi về, một số còn bị hành hung. (Trong số những người nổi tiếng đã cố gắng và không đến thăm ông Chen được là diễn viên Christian Bale, người đã đi cùng với đoàn làm tin của CNN.

Sau khi trốn thoát, ông Thành đưa lời kêu gọi bằng YouTube tới Thủ tướng Ôn Gia Bảo để can thiệp trực tiếp vào vụ việc, một động thái xác định có sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng sản TQ về vấn đề đổi mới chính trị. (Ông Ôn Gia Bảo được xem là đảng viên cộng sản thâm niên nhất trong những người ủng hộ cho sự cởi mở hơn, không thành viên nào khác trong 9 người của Ban thường vụ Bộ Chính trị ủng hộ lời kêu gọi dân chủ của ông.)

“Trần Quang Thành đã phải chạy trốn [vào Đại sứ quán Hoa Kỳ] để có được sự chú ý của lãnh đạo cấp cao. Điều này cho thấy rằng TQ không phải là một xã hội hợp pháp, và có tự do,” ông Jiang Weiping (Khương Duy Bình), một nhà báo Trung Quốc hiện đang sống lưu vong ở Toronto nói. “Không có tương lai cho một chính phủ sợ một người mù.”




© DCVOnline






Nguồn: Chinese dissident Chen leaves U.S. embassy in Beijing. MARK MACKINNON. Beijing— Globe and Mail. Published Wednesday, May 02, 2012

-Theo:Ông Trần Quang Thành rời Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh

Luật sư khiếm thị Trung Quốc rời Đại sứ quán Mỹ (TN). - Trung Quốc đòi Mỹ xin lỗi vụ Trần Quang Thành(NLĐ).


- Chinese dissident Chen leaves U.S. Embassy: Xinhua BEIJING (Reuters) - Chinese dissident Chen Guangcheng has left the U.S. embassy in Beijing "of his own volition" after being there for six days, state media said on Wednesday, as China denounced the United States for interfering in its internal affairs.
-Chen Guangcheng leaves US embassy (Financial Times)-Chen Guangcheng, the blind legal rights activist who has been sheltering in the US embassy in Beijing in recent days, has left the embassy “of his own volition” after six days, according to the Chinese government

----
Khủng hoảng ở Trung Quốc: Twin domestic crises spotlight local abuses in China (WP 1-5-12)

--Tư bản Nhà nước Trung Quốc đang rạn nứt từ bên trong (RFI). – Vụ Bạc Hy Lai làm chấn động quân đội Trung Quốc (ĐKN). “Sau vụ việc Bạc Hy Lai, cấp cao của ĐCSTQ rất lo ngại quân đội. Các phương tiện truyền thông như Giải phóng quân Nhật báo và Nhân dân Nhật báo liên tục đăng các tin bài hô hào quân đội tuân theo sự chỉ đạo của Đảng. Các phó chủ tịch Quân Ủy là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đã đến thị sát các căn cứ quân đội, nhấn mạnh rằng quân đội phải tuân theo mệnh lệnh của Hồ Cẩm Đào”.
Tình tiết mới trong cuộc điều tra về vợ ông Bạc Hy Lai (RFI). “Vợ ông Bạc Hy Lai là bà Cốc Khai Lai đã mặc quân phục cấp tướng để nói chuyện với các viên chức công an cao cấp, sau cái chết của doanh nhân Anh Neil Heywood”. - Bà Bạc mặc quân phục, nói bà sẽ bảo vệ ông cảnh sát trưởng Vương Lập Quân: Neil Heywood: wife of Bo Xilai ‘wore army uniform and claimed she would protect police chief’ (The Telegraph). - “Bạc Hy Lai từng lên kịch bản giết Vương Lập Quân” (VTC). - Bạc Hy Lai đã ‘ngã ngựa’ như thế nào (VNE). - Hành động kỳ quặc của bà Cốc Khai Lai (TP). - Ông Bạc Hy Lai (VnMedia). -Bạc Hy Lai lên trang bìa tạp chí Time (GDVN). – Vợ Bạc Hi Lai sở hữu căn hộ 2,4 triệu USD ở London (VnMedia).


Letter from China: Leftist Sees Sinister Forces in Bo's Fall NYT


-Quyền lực ở Trung Quốc: Power Shift in China Part I (Cheng Li) (Yales 18-4-12) -- Part II (Stepleton Roy) (Yale 19-4-12)-- Part III (Susan Shirk)(Yale 20-4-12) -- VERY GOOD!◄

--
Khủng hoảng Trung Quốc: China’s Crisis (New Yorker 23-4-12) -- Không có thông tin gì mới, nhưng bài viết cô đọng, dễ hiểu.

Tổng số lượt xem trang