Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Sự cáo chung của Đảng cộng sản Trung Quốc



 
Bài 2: Sự cáo chung của Đảng CSTQ và vấn đề Biển Đông.

 

1. Đảng cộng sản Trung Quốc chấm dứt vai trò lãnh đạo theo cách nào?

 

Dưới tiêu đề Bản tin "châm dầu vào lửa" của Thời báo Đại Kỷ Nguyên, một tờ báo đối lập với chính quyền Trung Quốc, ngày 01/5/2012 đưa tin "Các lãnh đạo Bắc Kinh có thể tuyên bố chấm dứt sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc".

Mặc dù đây là nguồn tin không phải nó được phát ra từ các nhân vật hiện đang nắm vai trò lãnh đạo chủ chốt trong ĐCSTQ; tuy nhiên, qua các sự kiện đã diễn ra tại Trung Quốc và trong bối cảnh Quốc tế hiện nay, phần nào để những người có tư duy chính trị tin tưởng, rằng, đây sẽ là một sự lựa chọn tất yếu của Hồ Cẩm Đào và những người thân tín, đầy quyền lực của ông ta.

Theo nội dung bài báo, có 4 điều họ đã nhất trí với nhau, đó là:

1. Nhân dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, đảng phái chính trị, và các tổ chức xã hội phải gửi những người đại diện tới để thành lập một ủy ban dự bị cho một bản Hiến pháp mới. Họ sẽ phác thảo một bản Hiến pháp mới mà bảo vệ quyền lợi của công dân trong việc tự do thành lập các hội nhóm và các đảng chính trị.

2. Họ sẽ tuyên bố, rằng ĐCSTQ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong vai trò là một đảng lãnh đạo. Các đảng viên sẽ cần phải đăng ký lại, được tự do lựa chọn là sẽ tái gia nhập ĐCSTQ hoặc rời bỏ nó.

3. Những nạn nhân của sự kiện “Mùng 4 tháng 6”, Pháp Luân Công và tất cả những nhóm người mà đã từng bị đàn áp một cách sai trái, trong tiến trình cống hiến bản thân họ cho sự thức tỉnh dân chủ của Trung Quốc, sẽ được bồi thường và giải oan.

4. Quân đội sẽ được quốc hữu hóa.

Đọc 4 nội dung (điều) trên đây, quả thực là, Hồ Cẩm Đào và tay chân thân tín của ông ta rất khôn ngoan, và đầy trí tuệ.

Có thể nói, không có một sự kết thúc nào đẹp hơn, nếu điều này diễn ra.

Nếu điều này diễn ra đúng như thế, thì ông Hồ Cẩm Đào và có thể là một số nhân vật khác nữa sẽ đi vào lịch sử Trung Quốc hiện đại từ sự kiện này.

2. Một Trung Quốc dân chủ thì vấn đề Biển Đông và “đường lưỡi bò” sẽ đi theo hướng nào?

 

Giả sử rằng, nếu Trung cộng hiện là nước dân chủ, như Đài Loan, Nhật Bản… thì liệu họ có tuyên bố “đường lưỡi bò” như đã từng tuyên bố và hiếu chiến như trong mấy năm qua?

 

Như chúng ta đều biết, khi một Nhà nước (chính quyền) tuyên bố một sự việc có tính chất “quốc gia đại sự”, thì trước khi công bố ra thế giới, thường đối với các quốc gia dân chủ, đa đảng họ còn phải thảo luận, và thông qua Quốc hội.

 

Trong trường hợp Trung cộng, mặc dù có lịch sử Đại Hán, luôn có trong nó truyền thống xâm lược lân bang, “mở mang bờ cõi” rất đặc trưng, khi đang trong chế độ dân chủ, thì việc tuyên bố về “đường lưỡi bò” vào ngày 06/5/2009 như đã diễn ra là không thể.


Các quốc gia dân chủ thường tôn trọng các cam kết của họ với các tổ chức và cộng đồng quốc tế; Hay như các Nghị sỹ Quốc hội ở các nước này, văn hóa và lòng tự trọng của họ cũng rất khác, mà không phải “… đây ch là nơi tp trung thành phn giá áo túi cơm cn phi đượtrong sch hóa (lời của Tập Cận Bình trong bài đã dẫn).

 

Trung cộng là quốc gia luôn có truyền thống tạo ra “việc đã rồi” trong quan hệ quốc tế; vì vậy, việc tuyên bố “đường lưỡi bò” và một loạt các hành động khiêu khích, tranh chấp với Việt Nam, Phippines trong mấy năm vừa qua là một sự tính toán rất khôn ngoan, trước khi ĐCSTQ tính đến việc giải pháp tuyên bố hoàn thành vai trò lịch sử.

 

Và như vậy, việc tiếp tục thực hiện “đường lưỡi bò” sẽ là công việc tiếp theo của một Quốc hội dân chủ, đa đảng tại Trung Quốc trong tương lai.

 

Tóm lại, bằng việc tuyên bố “đường lưỡi bò” trong thời gian ĐCSTQ đang còn độc quyền lãnh đạo, sẽ tạo tiền đề lâu dài để Trung Quốc tham vọng độc chiếm Biển Đông.

 

15.5.2012




_____________

Tổng số lượt xem trang