Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Sự cáo chung của Đảng cộng sản Trung Quốc



Nguyễn Hữu Quý

Bài 1: Sự thối nát từ bên trong và sự khôn ngoan của Hồ Cẩm Đào.


Có thể nhận định trên đây là hơi sớm, trong khi đối tượng đề cập ở đây lại là Trung Quốc, một dân tộc có lịch sử cung đình luôn được đánh giá là “thâm cung bí sử”, phức tạp…; tuy nhiên, với sự phát triển tất yếu của lịch sử, thì đây là thời điểm ta có thể đi đến nhận định như vậy.

Cơ sở để đi đến nhận định như trên xuất phát từ các sự kiện, hoặc từ các bài viết trong thời gian qua, đó là:

a. Sự thất sủng của “ngôi sao Trùng Khánh” Bạc Hy Lai (các báo lề đảng và trên diễn đàn blog đã đăng tải nhiều bài xung quanh sự kiện này, nên ở đây không dẫn nguồn).

b. Tập Cận Bình: "Thiếu lý tưởng, sa đọa, vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên".

(Bài này ở một số Blog được đặt dưới cái tên là: Tập Cận Bình: "Đảng cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung của thối nát".

c. Sự kiện luật sư mù Trần Quang Thành đã tạo nên một cuộc khủng hoảng ngoại giao Trung – Mỹ trong một thời điểm nhạy cảm khi Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc.

d. Bí thư Quảng Đông: “Đảng Cộng sản Trung Quốc không mang lại hạnh phúc cho dân”.

e. Các lãnh đạo Bắc Kinh có thể tuyên bố chấm dứt sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
g. Trung Quốc xem xét hoãn đại hội đảng?

Các sự kiện nêu trên được phân tích tổng quát như sau:

1. Sự thối nát từ bên trong.

1. Sự sụp đổ về tham vọng chính trị của Bạc Hy Lai liên quan đến nhiều vấn đề (tội ác, tham nhũng, nguy cơ tái diễn “cách mạng văn hóa”…), cùng với nó là sự sụp đổ về “mô hình Trùng Khánh”, nhưng nổi lên vẫn là sự phản ánh về các cuộc đấu đá nội bộ vốn thường xuyên diễn ra trong ĐCSTQ, đồng thời nói lên rằng, phe cải cách đang chiếm ưu thế.

2. "Thiếu lý tưởng, sa đọa, vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên", hoặc như: "Đảng cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung của thối nát"; có thể nói, không còn từ ngữ nào trọn vẹn hơn khi đánh giá sự thối nát của ĐCSTQ như phát biểu trên đây. Tuy nhiên, lời nói trên được phát ra từ một nhân vận, mà theo “cơ cấu” sẽ là TBT trong kỳ Đại hội đảng lần thứ 18 sẽ được tổ chức trong thời gian tới đây lại càng khẳng định tính nghiêm túc của vấn đề.

 

Theo lối tuyên truyền và cách “định hướng dư luận” quen thuộc của các đảng độc quyền lãnh đạo, thì đây chính là sự thông báo cho một thời kỳ mới trong ĐCSTQ; theo đó, hoặc là tuyên bố kết thúc vai trò lịch sử của ĐCSTQ, hoặc là có sự cải tổ, thay đổi về phương pháp lãnh đạo trong thời gian sau Đại hội lần thứ 18 tới đây.

 

3. Luật sư mù Trần Quang Thành, người đã “trốn khỏi nhà riêng” ở tỉnh Sơn Đông, nơi ông bị “giam lỏng”, bí mật tới Bắc Kinh, trú ngụ trong Đại sứ quán Mỹ gần một tuần; Sự kiện này phản ánh rất nhiều vấn đề xung quanh ĐCSTQ. Với luật sư mù Trần Quang Thành, đây là một con người được đánh giá là rất thông minh và cương nghị; tiếc rằng, vì bị mù bẩm sinh, cho nên ông không thể phát huy vai trò là người tiên phong của phong trào đối lập tại Trung Quốc trong thời gian tới.

 

Tuy nhiên, việc để cho Bạc Hy Lai lộng hành suốt hơn 20 năm, kể từ ngày ông này còn làm Bí thư Đại Liên, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh với 5,90 triệu dân, và sự kiện Luật sư mù Trần Quang Thành trốn thoát khỏi nhà riêng trong khi lực lượng mật vụ canh gác căn hộ nơi ông ở 24/24 giờ, nói lên sự yếu kém (hay bất mãn) của giới an ninh nội địa Trung Quốc.

 

4. “Đảng Cộng sản Trung Quốc không mang lại hạnh phúc cho dân”; đây là phát biểu của ông Uông Dương, bí thư tnh ủy Qung Đông được đưa ra vào ngày 09/05/2012 tại đi hi đng b đa phương.

 

Với nội dung phát biểu trên đây, ta dễ nhận ra rằng, nếu như tham vọng trở thành Ủy viên thường vụ BCT cùng với “mô hình Trùng Khánh” đã sụp đổ theo sự nghiệp chính trị của Bạc gia, thì “mô hình Ô Khảm” tại Quảng Đông, và chức Ủy viên thường vụ BCT của ông Uông Dương thay thế vị trí Bạc Hy Lai xem như đã được sắp đặt. 

 

Và vì vậy, có thể nói, cùng với Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường (hiện là Phó Thủ tướng, người sẽ giữ vai trò Thủ tướng sau ĐHĐ thứ 18), Uông Dương sẽ là một trong các nhân vật quan trọng nhất trong hệ thống quyền lực cao nhất của nhà nước Trung Quốc sau ĐHĐ. Việc khẳng định “Đảng Cộng sản Trung Quốc không mang lại hạnh phúc cho dân” của Uông Dương như là một thông điệp, thông báo sự kết thúc vận mệnh lịch sử của ĐCSTQ.

 

Nếu như, cũng với nội dung trên mà được phát biểu cách đây trên dưới 10 năm, thì người phát ngôn chắc chắn sẽ bị tù đày; vì vậy, lời nói của một nhân vật quan trọng như Uông Dương được phát ra trong thời điểm này báo hiệu sự thay đổi, mà theo đó, sẽ cáo chung vai trò của ĐCSTQ trong tương lai.

 

2. Sự khôn ngoan của Hồ Cẩm Đào.

 

Như mọi người đều biết, trong hệ thống cầm quyền của các ĐCS trước đây, tại mỗi quốc gia đều xây dựng một nhân vật được gọi là Lãnh tụ; điều mà không hề có ở các nước dân chủ và phát triển.

 

Sở dĩ buộc phải như vậy, là bởi vì, trong hệ thống các nước do Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đã triệt tiêu các đảng đối lập, đồng nghĩa với nó là triệt tiêu mặt đối lập vốn là nguyên nhân và là động lực để sự vật và hiện tượng phát triển đi lên.

 

Như vậy, sự độc quyền của ĐCS đã đi ngược lại với “quy luật mâu thuẫn”, là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật. Một cách tổng quát, đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân để các ĐCS đi đến sự mất quyền lãnh đạo (theo thời gian), thậm chí là đi đến sự sụp đổ hoàn toàn.

 

Qua theo dõi sự hoạt động của các Đảng cộng sản trong mấy mươi năm qua, ta dễ nhận thấy rằng: Ngay sau khi người sang lập qua đời, ĐCS thường xuyên diễn ra sự đấu đá, tranh dành quyền lực nội bộ; và phần thắng dành quyền lãnh đạo thường dành cho kẻ rất mưu mẹo, xảo quyệt...

 

Tại Trung Quốc, nổi tiếng sau Mao Trạch Đông, hầu như người ta chỉ nhắc đến Đặng Tiểu Bình; chính vì vậy, Hồ Cẩm Đào muốn rằng, ông ta sẽ là người thứ 3 mãi mãi đi vào lịch sử Trung Hoa như là một người có công đối với nhân dân Trung Quốc.

 

Và cũng chính vì thế, việc chọn đúng thời điểm và phương pháp để kết thúc sự nghiệp chính trị đầy tham vọng của Bạc Hy Lai, một mặt là để khẳng định quyền lực tối cao của bản thân Hồ Cẩm Đào; qua đó ông sẽ tuyến bố sự chấm dứt vai trò lịch sử của ĐCSTQ, đồng thời củng cố quyền lực cho thế hệ tiếp theo để thực hiện ý đồ (thay đổi) theo tính toán của ông ta.

 

Có thể nói, sau sự kiện Bạc gia bị quản thúc, thì quân đội Trung Quốc (PLA) tuyên bố trung thành với chính phủ Trung ương, đồng thời lực lượng cảnh sát vũ trang (PAP) tuyên bố trung thành với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Qua sự việc này, ta thấy, Hồ Cẩm Đào đã đạt được mục tiêu.

 

Tuyên bố sự kết thúc vai trò của ĐCSTQ trong sự chuyển giao quyền lực êm ấm, đưa Trung Quốc chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, vừa đảm bảo an toàn về người và tài sản cho bản thân và gia đình, đồng thời tránh được sự trả thù đổ máu của nhân dân dành cho các phần tử tham nhũng, tàn ác… “ở mọi cấp đảng viên”, quả thật đây là điều không phải ai cũng làm được.

 

Nếu như Mao Trạch Đông còn phải xem xét qua lăng kính “ngàn năm công tội”; hoặc như Đặng Tiểu Bình còn có vết nhơ với lịch sử Trung Hoa qua “Sự kiện Thiên An Môn”, thì cách kết thúc sự nghiệp chính trị của Hồ Cẩm Đào như phân tích trên đây, thì quả thật, đây là điều vĩ đại.

 

Làm được cái điều trên đây, thì không ai khác, chính Hồ Cẩm Đào sẽ là ngôi sao sáng nhất trong mắt hàng tỷ dân Trung Quốc trong lịch sử Trung Hoa hiện đại.

 

Nhìn nhận và đánh giá Hồ Cẩm Đào là khôn ngoan là trên cơ sở đó.

 

(còn nữa)

15.05.2012




_____________

Tổng số lượt xem trang