Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

DÂN CHỦ BẮT ĐẦU BẰNG VIỆC KIỆN TỤNG

Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Tranh: Hoàng Tường

-Gợi ý của TS Nguyễn Quang A về các hoạt động nâng cao dân trí
Ts Nguyễn Quang A - Sắp đến ngày 23 và CSF sắp được 2 tháng, đề nghị quý vị suy nghĩ về một vài dự án khả thi có thể làm được.
Hoạt động trên cơ sở CỨ NHƯ (Cứ như chúng ta đã có dân chủ, cứ như chúng ta có đầy đủ các quyền tự do,...) và không cần đợi nhà nước có cho phép hay không. Nếu đó là quyền của con người, được ghi trong Hiến pháp thì CHÚNG TA CỨ LÀM và đấy là cách hữu hiệu nhất để đấu tranh để đòi các quyền, dần dần các quyền đó, nếu chúng ta mạnh dạn thực hiện, sẽ trở thành thực sự, rồi luật pháp sẽ phải nghi nhận. 

Đã có nhiều thí dụ về cách làm như thế. Thí dụ NXB Giấy Vụn, hoặc sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm (sách giáo khoa được coi là nhạy cảm, nhóm Cánh Buồm cứ làm chẳng đợi ai cho phép và tôi nghĩ sẽ đến lúc phải viết sách giáo khoa về lịch sử nữa). 

Trong tất cả các lĩnh vực nếu chúng ta vận động người dân làm vậy, thì đấy là sức mạnh ghê gớm. Hai ý có thể làm ngay xin nêu cùng quý vị (như 2 dự án của CSF khởi xướng):

1) Tôi đã thảo luận với một số anh em luật gia và thấy cần làm 1 dự án hơi dài, hơi lớn về rà soát lại các luật hiện hành xem nên sửa hay làm mới thế nào (độc lập với Quốc hội và Bộ Tư pháp) để đưa ra thảo luận:

- Những luật cần sửa khẩn cấp (Hình sự, Luật bầu cử,...)

- Những luật cần làm mới (luật về hội, luật về hoạt động của các đảng chính trị, ...)

- Hiến pháp (bàn thêm để sửa dự thảo gắn với KN72, dự thảo hiến pháp theo mô hình đại nghị) để tiếp tục thảo luận

- Những bài viết, dự thảo, thảo luận này nhằm giúp cho Quốc hội (hiện hành hay sau này) có tài liệu tham khảo, giúp cho giới chuyên môn thảo luận, tranh luận, giúp cho nhân dân học tập nâng cao dân trí.

- Công việc này cần làm và đã bắt đầu những bước ban đầu từ từ. 

2) Xuất bản: 

a) Sách: 
- Khuyến khích lập nhiều nhà xuất bản tư nhân (theo kiểu NXB Giấy Vụn)
- Móc nối xin bản quyền cho một số tác phẩm
- Móc nối cho việc xuất bản và bán sách điện tử
- Liên kết với cán bộ nhân viên của các NXB của nhà nước
- Liên kết với mạng lưới xuất bản và phát hành (mà theo tôi 80% đã ở trong tay tư nhân)
- Liên kết với các nhà in
- Đẩy mạnh việc giới thiệu và phê bình sách (thiếu khâu này sách khó phổ biến được) 

b) Báo
- Khuyến khích ra các tờ báo tư nhân nghiêm túc cạnh tranh với báo chính thống
- Liên kết với các nhà báo làm cho các báo của nhà nước.
- Tìm mô hình để báo có nguồn tài chính và có thể sống khỏe nhờ chính hoạt động làm báo
- Xem xét khả năng in báo giấy (thí dụ các tạp chí) [cứ làm theo quyền tự nhiên của mình]

Tất nhiên phải làm từ từ sao cho có hiệu quả.

Đấy là vài ý gửi quý vị suy nghĩ, góp ý và nhất là tìm ra những anh em trẻ tham gia thực hiện. 

Thưa quý vị,

Có rất nhiều dự án mà các nhóm độc lập sẽ thực hiện, CSF hỗ trợ, giúp đỡ, góp ý, ủng hộ; và cũng có một vài dự án CSF chủ trì làm. Thí dụ dự án về thảo luận, rà soát luật, đề xuất luật (đang được xúc tiến) CSF sẽ cùng với các nhóm khác làm và CSF làm luôn vai trò điều phối.

Các dự án khác chúng ta thảo luận và nếu có nhóm nào nhận làm thì hay nhất.

Sáng nay tôi có gặp các cô: Farida Shaheed và cô Mylène Bidault từ Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp quốc trong hơn 1 giờ (họ gặp nhiều cơ quan Việt Nam, các tổ chức dân sự [anh Nguyên ở Hội Nhà Văn Hà Nội đã gặp họ và anh Nguyên Ngọc nghe nói sẽ gặp họ ở Hội An) và gặp cô Nghiêm Hoa người giúp họ trong chuyến công tác này. 

Cô Nghiêm Hoa cho biết sẽ có các sự kiện sau liên quan đến nhân quyền:

- 7-12-2013 có buổi thuyết trình hỗ trợ nhân quyền (Công viên Thống Nhất -Hà Nội)
- 10-12-2013 về tự do biểu đạt (chưa rõ địa điểm)
- 14-12-2013 có 1 sự kiện nữa

Đấy là những hoạt động nhân ngày nhân quyền và cũng có nhiều hoạt động khác để chuẩn bị cho UPR (Universal Periodic Review) về nhân quyền vào ngày 27-1-2014 với chính phủ Việt Nam.

Như thế có nhiều hoạt động mà chúng ta có thể tham gia hay tìm cách quảng bá cho dân chúng biết.
Họ có hỏi tôi nêu 1 điểm mà tôi muốn chuyển đến chính quyền (họ sẽ quay lại HN làm việc với chính phủ) tôi nhắn họ: người dân chúng tôi mong chính quyền (TW, địa phương, các quan chức nhà nước) hãy nghiêm túc thực hiện đúng luật hiện hành (nhất là công an); luật hiện hành còn chưa tốt, tuy vậy những người vi phạm luật nhiều nhất là các quan chức nhà nước và cơ quan nhà nước, nếu họ làm đúng thì tình hình tốt hơn hiện tại rất nhiều (đỡ oan sai, không bắt người theo luật rừng, hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, vân vân). Phải dấy lên phong trào đòi ĐCSVN, các cơ quan nhà nước và quan chức nhà nước không vi phạm luật. 

Dự án nhỏ: Cách hay nhất là làm 1 trang web nêu những vụ vi phạm luật như vậy (thu thập phản ánh của dân, kiểm chứng, xác minh, phân loại, sau đó công bố; quan trọng là có 1 kho dữ liệu dưới dạng cơ sở dữ liệu về sự vi phạm luật phục vụ cho việc tạo bằng chứng cho những kiến nghị chính sách). Anh em trẻ, các chuyên gia tin học và luật gia có thể hợp sức làm (có thể kiếm 1 NGO chính thức có đăng ký đứng ra và có thể vận động được tài trợ để thực hiện dự án này. Đề nghị các vị nào tham gia được hay giới thiệu người tham gia thì cho biết.



(theo bản tin của TL sáng ngày 21/11/13) 

DÂN CHỦ BẮT ĐẦU BẰNG VIỆC KIỆN TỤNG
-Nguyễn Văn Thạnh
Trên thế giới, không nước nào có nhiều chuyện kiện tụng như nước Mỹ, và nước Mỹ cũng là nước có nền dân chủ lâu đời, vững chắc, ổn định hàng đầu trên thế giới. Không chỉ ở Mỹ, mà hầu như ở các nước càng dân chủ, càng văn minh thì chuyện kiện tụng càng sôi động và nó trở nên một điều bình thường không thể thiếu trong cuộc sống. Có mối liên hệ gì giữa chuyện kiện tụng và nền dân chủ?
    Ngay từ xa xưa, khi con người sống với nhau thành cộng đồng thì tất yếu nảy sinh mâu thuẫn giữa người với người. Khi đó có lẽ tổ tiên chúng ta giải quyết với nhau bằng bạo lực. Ai mạnh sẽ thắng, ai yếu thì chịu thiệt, có thể tìm cách phục thù sau. Đó là giai đoạn man di và hỗn loạn, mọi người đều khốn khổ. Đây chính là tình trạng chiến tranh của tất cả chống lại tất cả mà triết gia người Anh Thomas Hobbes mô tả, không một ai có thể sống yên ổn. Rất mệt mỏi khi phải sống trong xã hội như vậy.
    Để giải quyết tình trạng đó, cộng đồng nghe theo một thủ lĩnh, khi có chuyện gì thủ lĩnh sẽ phân xử. Đây chính là mô hình quản lý xã hội theo tổ chức thị tộc, bộ lạc. Sự phân xử này hết sức ngẫu hứng theo ý người đứng đầu, ông ta hoàn toàn có thể thiên vị cho người thân, người ông yêu thích. Lời ông là công lý, là luật pháp. Tình trạng này rõ ràng là không ổn. Những kẻ nghèo hèn, không thân thế luôn là người chịu thiệt.
    Theo thời gian, các thị tộc, bộ lạc thôn tính, xác nhập nhau và hình thành nên nhà nước tập quyền mà đứng đầu là một vị Vua. Phong cách cai trị, phân xử cũng giống như thị tộc, bộ lạc nhưng lúc này dân số và lãnh thổ rộng lớn hơn rất nhiều lần, do vậy ông cần một bộ máy giúp việc và ông đưa ra các qui định cho nhóm người này theo đó mà làm. Những qui định này là tiền đề của luật pháp. Tuy nhiên luật pháp này được đặt ra theo ý ông Vua, hoàn toàn không phải ý thần dân. Ông Vua có thể đưa ra một qui định, hay hủy bỏ một qui định theo ý ông mà không cần biết dân có đồng ý hay không.
    Khi đó giữa người dân có mâu thuẫn với nhau sẽ được các vị quan của Vua đứng ra phân xử, may nhờ, rủi chịu. Chuyện phủ bênh phủ, huyện bênh huyện và dân nghèo thua thiệt mà không làm được gì là chuyện bình thường. Nếu có chuyện xung đột giữa dân với quan hay dân với Vua thì dân hết có cơ hội, chỉ có đường thua.
    Đây là mô hình xã hội mà loài người đau đớn trải qua trong hàng ngàn năm. Mô hình đó gọi là mô hình phi dân chủ.
    Rất may mắn, chúng ta đang sống thời đại dân chủ. Thời đại mà pháp luật là tối thượng, tinh thần của nền dân chủ là vua, quan, tổng thống, đảng phái,….đều phải nằm dưới luật.
    Một người dân, dù có nghèo khó, thấp cổ bé họng đến đâu đều được pháp luật bảo vệ, đều có thể chiến thắng các thế lực hùng mạnh khác, miễn là đúng luật. Thật diễm phúc cho dân nghèo.
    Vấn đề làm sao họ có thể làm được điều đó? Ai có thể giúp họ? Chính hệ thống tư pháp và sức mạnh của công luận sẽ giúp họ.
    Dù Việt Nam chưa phải là nước dân chủ cao, thực trạng Đảng trị còn mạnh nhưng nguyên lý trên vẫn đúng, miễn là ta biết khai thác nó, thúc đẩy nó. Có thể không đạt 100% nhưng chắc chắn không có chuyện là không được gì.
    Thực trạng là Việt Nam thiếu dân chủ nhưng có nhiều cách làm thăng tiến nền dân chủ ở đây. Có nhiều người nghĩ đến kịch bản một cuộc bùng nổ cách mạng “Hoa Sen” làm sụp đảng độc tài cầm quyền ở đây như ở các nước Arap. Theo ý kiến tôi, kịch bản này không khả thi và nếu có thì đất nước cũng đến hồi bần cùng, cùng cực không lối thoát, khi đó tiếng nói công lý không ai muốn nghe. Và khả năng của kịch bản này là xây một nền độc tài mới hay đất nước trải qua một thời kỳ hỗn loạn.
    Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi một cuộc cách mạng bùng nổ mà lớp bình dân không có dân trí và ý thức dân quyền xứng tầm, xã hội dân sự chưa đủ mạnh thì đó là mảnh đất màu mỡ cho bọn mị dân, bọn hoạt đầu chính trị và là cơ hội nảy nở độc tài mới.
    Tôi vẫn thích mô hình thăng tiến dân chủ kiểu Anh, ở đó dân trí, dân quyền ngày càng dâng cao, cùng nhau hợp sức để đòi công lý qua tòa án, thay đổi luật pháp, tiêu diệt dần những điều bất công, thăng tiến dần dân chủ. Chúng ta tưởng tượng, đường đến dân chủ đầy vật cản đường là những tảng đá, mỗi vụ thắng kiện, mang lại công lý cho người dân như là việc hất đi một tảng đá trong số đó. Quá trình này chậm nhưng chắc. Tôi cho rằng, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin ngày nay, tiến trình trên đi rất nhanh và việc gì đến sẽ đến. Cuộc sống sẽ tiến dần đến sự hợp lý hóa vốn có của nó.
    Trong vụ kiện thủy điện này, tôi nghĩ nó sẽ làm thăng tiến nền dân chủ VN ở những điểm mà tôi đã nêu trong bài trước (Kiến kiện khoai – vẫn cứ làm).
    Ngoài ra, tôi có thể nêu thêm ở những điểm sau:
    Về mặt dân chủ thực hành, đây là một cơ hội rất quý báu. Chúng ta đã nói nhiều về dân chủ, bàn nhiều về dân chủ nhưng hành động trên thực tế không bao nhiêu. Có nhiều lý do nhưng lý do chính là chúng ta chưa tạo ra một lý cớ mà khi tiến hành công khai những hành động thì chính quyền không thể đàn áp. Nếu họ quyết đàn áp thì chính nghĩa của họ sẽ tiêu tan dưới mắt quần chúng.
    Rõ ràng vụ kiện này rất chính đáng, quá trình vận động người dân, thu thập bằng chứng thiệt hại cũng rất chính đáng. Các đại họa do thủy điện gây ra cho dân miền Trung không phải lần đầu, nó lặp lại hàng năm và ngày càng khốc liệt, tàn bạo. Người dân hoàn toàn có quyền khởi kiện để bảo vệ tài sản và tính mạng của mình, chính quyền không thể ngăn cản được. Nếu họ ngăn cản thì họ sẽ tự khắc trở thành một chính quyền phản động, chống lại lợi ích dân chúng, tiếp tay, bao che cho bọn vô trách nhiệm, gây ra tội ác. Tình thế này gọi là tiến thoái lưỡng nan-Dilemma Action. Một tình thế rất quý trong chính trị học, nó đặt đối phương vào thế bí, dù có lực lượng hùng mạnh cũng không thể hành động được. Càng ra tay càng mất chính nghĩa, càng suy yếu.
    Có một thực tế là người dân thường không thể hiểu hết các lý thuyết về dân chủ, nó như một mê hồn trận về mặt lý luận. Người dân bắt đầu phát ngán với những ngôn từ dân chủ. Họ thường không thấy lợi ích gì thiết thực, sát sườn với họ trong cái mớ lý luận và các vụ tranh cãi liên miên về dân chủ. Vụ kiện này không bàn nhiều về lý thuyết dân chủ nhưng nó làm thăng tiến dân chủ rất mạnh.
    Lực lượng tranh đấu cho dân chủ xuất phát từ nhiều nguồn gốc và quan điểm khác nhau, rất khó để đoàn kết với nhau. Đây là một thực tế và là một đặc điểm của dân chủ. Một dự án để liên kết các lực lượng này là vô cùng hiếm, và đây là một dự án hiếm hoi như vậy. Vụ kiện các chủ nhà máy thủy điện xả lũ bừa bãi làm chết dân nghèo không hướng đến chuyện tranh cãi chính trị, đảng phái cũng như quan điểm tôn giáo. Đơn giản vụ kiện đi tìm công lý cho quảng đại người dân và lòng nhân đạo, tình đồng bào. Đây là những nền tảng mà bất cứ phe nhóm nào tranh đấu cho dân chủ đều thừa nhận và hướng đến. Vụ kiện tụng này có khả năng tạo ra một sự đồng thuận cao ở các lực lượng tranh đấu cho dân chủ. Mỗi phong trào, mỗi xu hướng có thể góp công sức, con người cho vụ kiện này, đó là vì sao tôi gọi đây là “ủy ban”.
     Thắng ở vụ kiện này, “ủy ban” sẽ tiến lên ở những vụ kiện khác.
Chúng ta có thể nhìn thấy vụ kiện thúc đẩy dân chủ ở rất nhiều mặt, có thể mang ra phân tích, mổ xẻ, tuy nhiên tôi xin kết thúc bài viết ở đây vì nó đã quá dài.
Nguyễn Văn Thạnh
(22.11.2013)


Posted by diendanxahoidansu  on 23/11/2013
THÔNG BÁO
Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đã chọn:
A) Một Nhóm Cố vấn gồm các vị sau:
1) Nguyễn Đình Đầu (nhà nghiên cứu, Tp. HCM)
2) Lê Hiếu Đằng (luật gia, HCM)
3) Hà Sĩ Phu (Ts. Nguyễn Xuân Tụ, Đà Lạt)
4) Nguyên Ngọc (nhà văn, Hội An)
5) Nguyễn Huệ Chi (Gs. Hà Nội)
6) Chu Hảo (PGs, Ts. Hà Nội)
7) Nguyễn Quang A (Hà nội)
8) Đinh Xuân Quân (Ts. Hoa Kỳ, Afganistan)
Các cố vấn: tự mình đưa ra lời khuyên cho Nhóm Trị sự hoặc đưa ra lời khuyên khi có đề nghị từ Nhóm Trị sự.
B) Diễn Đàn cũng đã chỉ định một Nhóm Trị sự làm công việc hàng ngày trong đó có ông Nguyễn Quang A từ Nhóm Cố vấn. Danh sách các thành viên khác của Nhóm Trị sự sẽ được công bố khi thích hợp, tùy hoàn cảnh của mỗi thành viên.
Ngày 23-11-2013
Diễn đàn Xã hội Dân sự
——-- THÔNG BÁO của Diễn đàn Xã hội Dân sự chính thức ra mắt Nhóm Cố vấn và Nhóm Trị sự. - Một số nguyên tắc hoạt động của Diễn đàn Xã hội Dân sự.

-Giới thiệu Tủ Sách Ebook Nguyễn Quang A
Radio Chân Trời Mới
29/08/2013

RadioCTM sẽ lần lượt đưa 18 tác phẩm biên khảo và dịch thuật của Tiến sĩ Nguyễn Quang A sang dạng Ebook và đăng tải tại trang nhà của đài (http://www.radiochantroimoi.com/tu-sach-nguyen-quang-a). Đây là những nỗ lực nhiều công phu mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ góp phần vào khối kiến thức và kinh nghiệm chung cho tương lai đất nước.

Vài nét về Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Ts. Nguyễn Quang A sinh năm 1946 tại Bắc Ninh. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành điện tử viễn thông tại Hungary, ông giảng dạy tại Đại học Bách khoa Budapest. Năm 1987, ông về nước làm việc trong ngành điện tử – tin học. Ông từng là chủ tịch Hội Tin học Việt Nam. Năm 2008 – kỷ niệm 10 năm Internet vào Việt Nam – Ts. Nguyễn Quang A được xếp vào danh sách mười người có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành của Internet Việt Nam.
Ngoài lãnh vực tin học, ông cũng là một chuyên gia kinh tế và là một trong những người đi đầu trong ngành ngân hàng tư nhân tại Việt Nam.
Năm 2007, ông cùng 8 nhà nghiên cứu — Hoàng Tụy, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương – thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute of Development Studies – IDS). Đây là viện nghiên cứu độc lập đầu tiên của Việt Nam kể từ 1975. Nhưng chỉ 2 năm sau, Viện đã quyết định tự giải thể để phản đối chính sách ngăn cấm của nhà nước Việt Nam đối với các hình thức phản biện tập thể.
Ts. Nguyễn Quang A cũng là người thiết tha với nhiều mặt xã hội. Về môi sinh, ông lên tiếng về dự án khai thác bô-xít tại Tây Nguyên, dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận,… Về luật pháp, ông vạch rõ các vi phạm pháp luật trong việc bắt bớ và xử án các nhà dân chủ. Đặc biệt, ông là một trong 72 nhà trí thức ký tên trong bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, được nhiều người ưu ái đặt tên là Kiến Nghị 72.
Ts. Nguyễn Quang A còn là một khuôn mặt quen thuộc trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược và tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc trong những năm qua.
Các dạng sách Ebook
Chúng tôi sẽ thực hiện 3 dạng phổ thông nhất hiện nay là PDF, EPUB, và MOBI
  • Dạng PDF: thích hợp để đọc trên các loại máy vi tính. Hiện có nhiều phần mềm ứng dụng miễn phí để đọc loại hồ sơ này (PDF reader).
  • Dạng EPUB: dạng chuẩn của ebook  trên các máy vi tính, các thiết bị di động smartphone và tablet (như iPhone, iPad, các loại Android smartphone & tablet). Phần mềm ứng dụng “Adobe Digital Editions” miễn phí tại địa chỉ http://adobe-digital-editions.en.softonic.com/ rất phổ thông để đọc dạng epub trên các máy vi tính.
  • Dạng MOBI: dùng cho các thiết bị hay ứng dụng Kindle của công ty Amazon.

Một lần nữa, xin trân trọng giới thiệu đến quí độc giả: Tủ sách Ebook Nguyễn Quang A.

Vì Sao Các Quốc Gia Thất Bại

Nguồn Gốc của Quyền Lực, Thịnh Vượng và Nghèo Khó
Tác giả: Daron Acemoglu & Jemes A. Robinson
Dịch giả: Nguyễn Quang A
ViSao-cover-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Thế Giới Mà Mỹ Tạo Ra

Tác giả: Robert Kagan
Dịch giả: Nguyễn Quang A
TheGioi-cover-small3
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái

Suy ngẫm về những thay đổi tiếp sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản
Tác giả: János Kornai
Dịch giả: Nguyễn Quang A
cover-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Một Năm Hội Nghị Diên Hồng Hungary

Biên soạn: Nguyễn Quang A
Hungary-cover-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Bàn Tròn Ba Lan – Những Bài Học

Hội thảo nhân kỷ niệm 10 năm Bàn Tròn Ba Lan tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ – 7-10/4/1999
Dịch giả: Nguyễn Quang A
BanTronBaLan-cover-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Hội chứng ràng buộc ngân sách mềm và khủng hoảng tài chính toàn cầu

Vài cảnh báo từ một nhà kinh tế học Đông Âu
Tác giả: János Kornai
Dịch giả: Nguyễn Quang A
HoiChung-cover-s
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Chủ nghĩa xã hội thị trường? Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa?

Tác giả: János Kornai
Dịch giả: Nguyễn Quang A
KinhTeXHCN-cover-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Bài Học Chuyển Đổi Ở Đông Âu

Tuyển tập các tiểu luận
Tác giả: Kornai János
Dịch giả: Nguyễn Quang A
DongAu-cover-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Luân Lý Của Tự Do

với dẫn nhập mới của Hans-Hermann Hoppe
Tác giả: Murray N. Rothbard
Dịch giả: Nguyễn Quang A
Cover-LuanLyCuaTudo-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Bằng Sức Mạnh Tư Duy

Tiểu sử tự thuật đặc biệt
Tác giả: Kornai János
Dịch giả: Nguyễn Quang A
cover-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI

Con Đường Dẫn Tới Chế Độ Nông Nô

Ấn bản kỷ niệm Năm Mươi năm – với lời giới thiệu của Milton Friedman
Tác giả: F.A. Hayek
Dịch giả: Nguyễn Quang A
Hayek-cover-small
Chọn ấn bản: PDF | EPUB | MOBI



Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi tự hào vì đã trải qua khá nhiều thất bại”

Đó đích thực là một câu nói rất... Nguyễn Quang A - cái tên khá quen thuộc trong giới doanh nhân, học giả và bạn đọc.

Họ biết đến ông không phải với tư cách là một kỹ sư, một doanh nhân, như đáng ra phải thế, mà là với tư cách một dịch giả, một nhà báo với những cuốn sách và bài viết khá ấn tượng. Thế giới phẳng, Bằng sức mạnh tư duy, Sự bí ẩn của tư bản, Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử, Xã hội mở và những kẻ thù của nó... Đó chỉ là một số trong gần 20 cuốn sách ông đã dịch. Có thể nói thuật ngữ "thế giới phẳng" chỉ xuất hiện một cách phổ biến ở nước ta hiện nay sau khi cuốn The World Is Flat của Thomas L. Freedman được ông chuyển ngữ và cho xuất bản năm 2005. Còn các bài viết của ông trên các báo, các trang mạng bao giờ cũng lôi cuốn bạn đọc ngay từ cách đặt vấn đề rất trúng đến những phản biện đầy thuyết phục để đi đến việc giải quyết vấn đề một cách rốt ráo nhất, hiệu quả nhất.

Sinh năm 1946 tại Bắc Ninh, năm 1965 ông được đi học tại Hungary ngành vô tuyến điện, rồi làm luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ cũng ở Hungary. Đã từng làm giáo sư Trường Đại học Bách khoa Budapest - một trường có lịch sử hơn 200 năm; kinh qua các công việc ở Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Điện tử Việt Nam... vậy mà cuộc đời lại dẫn dắt ông sang một hướng khác: Đi làm "con buôn" - theo đúng nghĩa, ông nói vậy. Và cuộc trò chuyện giữa chúng tôi được bắt đầu từ chỗ ông thôi làm các công việc kỹ thuật - niềm đam mê bấy lâu của mình - để trở thành "con buôn".

Năm 1987, sau khi làm luận án tiến sĩ khoa học, về nước tôi được phân vào làm ở Tổng cục Điện tử Việt Nam. Ở đó còn một ông tiến sĩ khoa học nữa, nội bộ cơ quan cũng có những bất ổn, bên nào cũng muốn kéo thêm người để "uýnh nhau", thế là tôi lảng. Đúng lúc đó có một anh bạn đang làm ở Sài Gòn rủ tôi vào làm một dự án về phần mềm tin học. Công việc đó nay gọi là thuê ngoài (outsourcing).

Thời năm 1989, thuật ngữ outsourcing chưa ra đời. Công việc cụ thể là hợp tác với một công ty ở bên Pháp để làm phần mềm thuê ngoài, do vậy có thể nói đó là công ty làm outsourcing đầu tiên ở Việt Nam, công ty có tên là Genpacific. Outsourcing tức là mình có người phát triển phần mềm, làm ra phần mềm ấy hay gia công phần mềm của người khác để cung cấp cho khách hàng của người thuê gia công, họ có khách hàng của họ (trong trường hợp này là khách hàng Pháp) - thực sự cũng chỉ là làm thuê thôi. Tôi thấy dự án cũng hay vì phù hợp với những kiến thức mình đã được học và quyết định bỏ Hà Nội vào Sài Gòn.

Hơn nữa, đây là một ý tưởng rất hay, đi trước thời đại (gọi là thế cũng được), vì ý tưởng làm outsourcing chỉ thực sự nở rộ sau năm 2000, khi có sự cố máy tính Y2K toàn cầu thì nhiều công ty Mỹ thuê các công ty Ấn Độ viết phần mềm khắc phục. Chúng tôi có khoảng 25 người lập trình rất giỏi, đại bộ phận là người trước kia làm ở Viện Kỹ thuật quân sự. Chúng tôi cũng "thuê" một người làm phần mềm của Banque Nationale de Paris về Việt Nam để tập huấn về những yêu cầu của khách hàng bên Pháp ra sao... Có thể nói 25 người này đều là những người rất giỏi và hiện đều là những người thành đạt. Thời gian đó, họ đã viết được những phần mềm phục vụ được những nhu cầu của khách hàng Pháp và châu Âu. Nhưng rất đáng tiếc, dự án đó thất bại hoàn toàn.

Tại sao, thưa ông?

Có thể nguyên nhân đầu tiên là chúng tôi hơi hão huyền vì không lường trước được những khó khăn mà mình sẽ gặp phải: Làm thế nào để cung cấp dịch vụ đó cho bên Pháp, bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Làm sao đưa được phần mềm và người sang để cài đặt? Hồi đó chưa có internet, điện thoại quốc tế thì vẫn còn lạc hậu. Để gọi một cú điện thoại sang Paris chúng tôi phải nhờ cô nhân viên bưu điện nối điện thoại, đợi có khi cả tiếng đồng hồ thì mới nói được nhưng với một chất lượng rất kém và giá "cắt cổ". Cũng có thể gửi người đi nhưng vô cùng tốn kém. Cũng có thể có cách khác là nhồi chương trình phần mềm vào băng từ rồi nhờ hàng không chuyển, nhưng cũng không thể làm theo cách này được, vì lúc đó mỗi tháng chỉ có hai chuyến Air France... Giá như chúng tôi phát hiện ra những khó khăn ấy sớm thì đã không làm cái việc ấy và chuyển sang làm việc khác từ lâu rồi...

Nhưng sau này, Genpacific vẫn "làm mưa làm gió" với thương hiệu máy tính Bull Micral đấy thôi...


Khi dự án phần mềm bị thất bại thì chúng tôi chuyển sang hướng làm phần cứng: Sản xuất máy vi tính. Chúng tôi làm một dây chuyền lắp ráp máy vi tính với đầy đủ quy trình, thiết bị nhập từ Pháp về tại nhà máy điện tử Bình Hòa, với công suất 4.000 máy tính/năm. Tất nhiên, lúc đó vẫn còn đang cấm vận, nên máy của chúng tôi làm ra được bán với giá rất đắt (khoảng 5.000-6.000 USD/chiếc) với cấu hình mà nói ra bây giờ thì "nực cười", bộ nhớ ổ đĩa là 8MB, RAM giỏi lắm là khoảng 256KB, tốc độ 8MHz. Bây giờ một máy tính vớ vẩn thì các chỉ số ấy cũng phải cao gấp ngàn lần.


"Trong cái rủi có cái may" - Xem chừng, câu cách ngôn này đặc biệt đúng đối với Genpacific...


Đúng thế, Genpacific là công ty liên doanh, vốn chủ yếu là từ Pháp và cũng chỉ là dưới dạng vật tư, thiết bị chứ có đồng tiền mặt nào đâu. Việt Nam có một văn phòng ở 258B Lê Văn Sỹ góp vào làm vốn. Anh em đầu tiên tham gia vào Genpacific rất đói, chúng tôi phải đi lắp ráp thuê đồng hồ điện tử, trong đó có cả Gimiko. Nhưng khi có dây chuyền lắp ráp máy tính nói trên, chúng tôi sản xuất cũng kha khá. Việc bán được hàng lại cũng bắt đầu từ chỗ "không may" của chúng tôi: Có một triển lãm điện tử ở Mông Cổ mà Chính phủ Việt Nam hứa sẽ tham dự, nhưng chắc nghĩ là chẳng có mối lợi gì từ một nước còn lạc hậu như thế nên chẳng đơn vị nào muốn đi, và thế là họ cử chúng tôi đi. Từ đó, chúng tôi đã sang Liên Xô tìm cách bán hàng. Thời đó, bức tường Berlin chưa sụp đổ nên việc bán máy tính sang Nga rất "trúng".


Và ông trở thành "con buôn" chuyên nghiệp nhờ thế?


Thực ra, mới đầu chúng tôi cũng chỉ là lấy công làm lãi trong một hợp đồng tay ba. Hợp đồng đầu tiên tôi ký với khách hàng Liên Xô trị giá 2,7 triệu USD, nhưng theo hình thức: mình giao máy cho Liên Xô, Liên Xô giao phân bón cho Pháp, Pháp lại giao linh kiện cho mình làm... Đại khái là tay ba như thế. Nhưng cuối cùng do đang đổi mới, Liên Xô không thể giao phân bón cho Pháp được. Nhưng hợp đồng thì đã ký nên cuối cùng phía họ phải tìm cách bù bằng một hợp đồng khác: Không phải hàng đổi hàng nữa mà là trả tiền mặt, mở LC đàng hoàng. Thế là từ một anh làm gia công, chúng tôi trở thành một người chủ bán hàng thực sự. Giá trị hợp đồng lúc đó không còn là 2,7 triệu USD nữa mà chỉ còn gần 2 triệu USD, nhưng được trả bằng tiền mặt.


Lúc đó Nga đang rất cần máy tính. Họ hỏi có lấy tiền rúp chuyển nhượng không? Chúng tôi chẳng biết đồng tiền ấy là gì vì không sờ mó được. Hóa ra, họ bán máy móc cho các công trường của Việt Nam ở Quảng Ninh, sông Đà, cầu Thăng Long... và Việt Nam trả lại bằng quần áo, giày dép, nông sản... gì gì đó, tất cả đều tính bằng đồng rúp chuyển nhượng ấy. Bây giờ họ muốn lấy bằng máy tính thì tuyệt quá rồi còn gì. Chúng tôi dùng đồng tiền rúp chuyển nhượng thu được từ việc bán máy tính, nhượng lại cho các ngân hàng để đổi lấy tiền mặt.


Đó có phải là quá trình dẫn dắt ông đến với một lĩnh vực mới: Ngân hàng?


Không. Năm 1993, tôi thôi ở Genpacific, mà nói thẳng ra là bị "đuổi" vì đã phạm một lỗi rất ấu trĩ. Hồi đó, Genpacific có rất nhiều tiền, nhưng về mặt nguyên tắc, không được dùng tiền đó để kinh doanh các lĩnh vực khác. Nhưng tôi đã ký hợp tác kinh doanh với một nhóm "đại gia" tự gọi nhau là G5 đang làm ăn với Liên Xô, cần vốn. Thực chất là cho vay tiền. Nhưng đến kỳ hạn, họ không thanh toán được, thế là tôi đối mặt với khả năng bị hội đồng quản trị "sờ" gáy. Sau khi được các đệ tử (cũng ở Liên Xô) chuyển tiền cho tôi hoàn trả công ty, tôi thoát khỏi việc bị "sờ gáy" và rời Genpacific ra Hà Nội làm. Lúc đó, cụ Hoàng Minh Thắng là Chủ tịch Liên minh Hội đồng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cụ cũng khởi xướng lập ra một ngân hàng gọi là Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam. Chúng tôi tham gia vào ngân hàng ấy như một sự tình cờ ngẫu nhiên.


Khi đó, ông có kiến thức đặc biệt gì về ngân hàng không?


Chẳng có kiến thức gì cả. Tất cả những người tham gia vào đó không ai có kiến thức gì về ngân hàng mà phần lớn là những người tạm cho là có thành công một ít ở những lĩnh vực khác và có thể nói là hơi hoắng. Lúc đó, chúng tôi nhờ ông Nguyễn Trọng Khánh, cũng đã từng làm ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cũng là tiến sĩ kinh tế ở Hungary về, làm tổng giám đốc. Nhưng đáng tiếc là một thời gian ngắn sau anh bị bệnh và mất. Sau đó, chúng tôi cũng thuê một số người ở các ngân hàng quốc doanh sang làm.


Lúc đó, ngân hàng Việt Nam cũng mới chuyển từ hệ thống một cấp sang hai cấp, nghĩa là manh nha có những ngân hàng thương mại. Nhưng phải nói thật họ đều là quan chức nhà nước chứ không có ai là "banker" cả. Họ làm cho chúng tôi một thời gian ngắn rồi cũng chẳng mấy hiệu quả. Hội đồng quản trị can thiệp quá sâu, họ có quyền cho đối tượng nào vay, nhưng phần lớn các đối tượng vay lại là các công ty hoặc của thành viên hội đồng quản trị, hoặc của người thân của hội đồng quản trị, đó là cái lỗi ấu trĩ không thể tưởng tượng được. Tất cả những yếu tố đó đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản: Vốn của VP Bank chỉ có 70 tỉ, trong khi đó, nợ trong nước là khoảng 700 tỉ mà phần lớn là khó đòi; bảo lãnh LC ở nước ngoài là 50 triệu USD.


Lúc đó, tôi cũng là thành viên của hội đồng quản trị nhưng là thành viên chỉ tham dự họp một năm đôi lần. Rồi tôi phải nhận nhiệm vụ bất đắc dĩ là làm chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng. Tất nhiên, trước đó và cả sau này tôi chưa bao giờ trực tiếp điều hành một ngân hàng nào cả và do đó phải đọc rất nhiều sách về ngân hàng. Sách của Hungary, của Anh... và cái quan trọng lúc ấy là mình phải kiếm người, thuê CEO. Chúng tôi tìm được anh Huỳnh Bửu Sơn, là người đã làm trong ngành ngân hàng từ trước 1975 ở Sài Gòn, được học bài bản về ngân hàng, có kinh nghiệm về ngân hàng thương mại, ra ngoài Hà Nội để làm tổng giám đốc. Anh Huỳnh Bửu Sơn đã có đóng góp đáng kể trong việc khôi phục lại VP Bank.


Bằng cách nào các ông thoát ra được?


Lúc đó tôi không bao giờ dám nói tôi là chủ tịch ngân hàng cả. Chủ nợ của chúng tôi lúc đó chủ yếu là các công ty Hàn Quốc, đơn kiện lên các cấp lãnh đạo ở ta như bươm bướm. Chúng tôi chỉ có kế hoãn binh là phải đàm phán với các chủ nợ, đồng thời lập dự án về việc giãn nợ trình lên Nhà nước và được sự đồng ý thì chúng tôi mới dần dần gỡ những khó khăn. Đến năm 2002 mới giải quyết xong cơ bản về nợ và quay trở lại với việc kinh doanh bình thường. Như vậy là cũng phải là mất năm, sáu năm. Qua năm sáu năm ấy, tôi học được rất, rất nhiều điều mà sách vở hay bất cứ một trường đại học nào đều không thể hướng dẫn đầy đủ cho mình được: Về tài chính, kinh tế, về những vấn đề ứng xử với các cơ quan nhà nước, với chủ nợ, với đủ mọi thứ... Và như thế, công việc cứ dần dần đẩy mình sang, bắt buộc mình phải quan tâm đến các vấn đề khác của cuộc sống như chính trị, xã hội.


Thật hư về câu chuyện ông đề nghị mua lại nợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Liên Xô?


Đấy là chuyện chẳng liên quan gì đến ngân hàng cả. Thực tế, khi vẫn còn Liên Xô, tôi đã đưa ra một phương án mua lại nợ của Chính phủ Việt Nam (khoảng mười mấy tỉ rúp với giá 600 triệu USD), và Chính phủ chỉ phải trả chúng tôi 300 triệu USD sau khi Liên Xô đã ký giấy và trao cho chúng tôi là Việt Nam không còn nợ họ xu nào và chúng tôi đã là chủ nợ mới của Việt Nam, 300 triệu USD còn lại trả mỗi năm 30 triệu trong 10 năm. Phương án được trình bày trước nhiều quan chức cấp cao của các bộ ngành được tổ chức ở Bộ Ngoại thương, mọi người đều nghĩ đó là một phương án hay nhưng không có ai quyết cả. Sau đó một số năm, sau khi Liên Xô tan rã, việc trả nợ đã được Nga và Việt Nam giải quyết trả một phần bằng USD, hình như hơn một tỉ USD, một phần bằng hàng hóa. Lúc đó tôi rất tiếc, vì giá như tôi đưa ra một phương án "mềm" hơn thì đó đã có thể là một vụ làm ăn rất có lợi cho chúng tôi, đồng thời cũng làm uy tín của Việt Nam với Liên Xô và Nga thật khác so với khi vẫn là con nợ của họ.


Ông từng thú nhận là trong lĩnh vực kinh doanh của mình, ông cũng mắc những "tật" rất phổ biến do thiếu chuyên nghiệp: Hão huyền, "hoắng", thậm chí là ấu trĩ do quá tự tin... Vậy, trong cuộc sống thì sao và nó có ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ xung quanh?


Trong đời kinh doanh, tôi gặp vô vàn thất bại, nhưng tôi không hề ngại những thất bại đó; trái lại, nhìn lại, tôi thấy đã học được rất nhiều vì đã trải qua những thất bại như thế. Tất nhiên, sau mỗi lần thất bại là buồn, nhưng quan trọng là phải biết nhìn trước, nhìn sau và nhìn lại mình, hay nói cách khác là tự kiểm duyệt mình. Tôi cũng là người luôn may mắn vì sau mỗi lần thất bại thì lại tìm được chính trong sự thất bại ấy một hướng đi mới, đầy khám phá, thử thách và vượt qua được. Trong cuộc sống, đôi khi ta phải biết trân trọng sự "hão huyền" hay "hoắng" mà mình có, bởi ở một góc độ nào đó nó thể hiện sự lãng mạn của tư duy. Không có sự lãng mạn thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt...


Ông cũng nói rằng hiện ông là con người hoàn toàn tự do, kiên quyết bỏ hết công việc kinh doanh và chỉ làm những công việc mình thích... Vậy việc ông thích làm nhất hiện nay là gì?


Dịch sách. Dịch là để học và chia sẻ. Đó cũng là đam mê của tôi. Những cuốn sách tôi dịch khá kén bạn đọc nhưng tôi nghĩ nó sẽ có ảnh hưởng nhất định trong việc truyền tải kho tàng trí tuệ của nhân loại. Bản thân tôi cũng rất kén chọn khi dịch, có khi đọc đến hàng chục cuốn tôi mới chọn ra được một cuốn để dịch. Tất cả các sách tôi dịch đều có chung một chủ đề: Hệ phần mềm điều hành xã hội - làm thế nào để vận hành xã hội một cách hữu hiệu. Tôi gọi đó là tủ sách SOS2 (có nghĩa là hệ điều hành xã hội): chính sách, thể chế, những kinh nghiệm thất bại và thành công, các lý thuyết, những cách tổ chức sao cho xã hội vận hành suôn sẻ.


Cuốn sách ông đang dịch hiện nay?


Why Nations Fail (Vì sao các quốc gia thất bại) của Daron Acemoglu và James A. Robinson. Đây là một cuốn sách lý thuyết cao siêu nhưng được viết một cách dung dị, dễ hiểu, sáng sủa với những ví dụ lịch sử sinh động từ cách mạng đồ đá mới, cho đến sự sụp đổ của đế chế La Mã, các thành bang Hy Lạp; cho đến Trung Quốc, Nam - Bắc Triều Tiên hiện nay... Tôi hy vọng bản điện tử sẽ hoàn tất vào tháng 6 tới.


Một người được coi là trí thức, theo quan niệm của ông?


Tôi thích cách định nghĩa của Friedrich August von Hayek (nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo, đã sống và viết ở Anh rồi sang Mỹ, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1974), về trí thức, đại ý: Trí thức là người bán đồ cũ về tư tưởng (của mình hoặc của người khác) cho những người khác. Và như thế, nhà giáo, nghệ sĩ, nhà báo, những người làm chính trị, làm chính sách, học giả, nông dân... đều có thể coi là trí thức, nếu người đó bán "đồ cũ" là tư tưởng (của mình hay của người khác). Người lao động trí óc nhưng không truyền bá tư tưởng không là trí thức theo cách hiểu của Hayek. Hiểu theo nghĩa rất rộng đó thì sẽ có những trí thức tồi tệ, vụ lợi bên cạnh những trí thức luôn lấy mục tiêu truyền bá kiến thức cho cộng đồng làm mục đích.


Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!


Theo Kim Anh/ DNSG cuối tuần

Tổng số lượt xem trang