Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Tiếp tục miễn giảm hàng loạt loại thuế, mỗi tháng bơm thêm 25.000 tỷ đồng hỗ trợ nền kinh tế

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lộ trình hạ lãi suất cả huy động và cho vay, ngân hàng sớm đưa ra cơ chế xử lý nợ xấu; giữ ổn định tỷ giá, khẩn trương cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, tăng tổng cầu để hỗ trợ nền kinh tế, dư địa đầu tư công mỗi tháng có thể bơm thêm 25.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, giải quyết tình trạng ngân hàng thừa tiền trong khi doanh nghiệp khát vốn... 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận phiên họp

Ngày 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên họp thường kỳ tháng Năm nhằm thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Năm và 5 tháng đầu năm nay, bàn các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong những tháng tiếp theo.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tại phiên họp là tiếp tục kiên định thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm nay, đó là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảm đảm an sinh xã hội…, chưa điều chỉnh bất cứ mục tiêu gì theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phải đi đôi với giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Năm và 5 tháng đầu năm nay, các thành viên Chính phủ đều thống nhất nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; từng ngành, từng lĩnh vực đều có xu hướng phục hồi, vượt qua khó khăn, tạo đà cho những tháng tiếp theo.

Nổi bật là về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm liên tục từ tháng Ba năm nay cho đến nay và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, so với tháng trước CPI tháng Một tăng 1%, tháng Hai tăng 1,37%, tháng Ba tăng 0,16%, tháng Tư tăng 0,05%, tháng Năm tăng 0,18%. So với tháng 12/2011, CPI tháng Năm năm nay tăng 2,78%, thấp nhất trong ba năm qua.

Nhiều biện pháp nhằm giảm mặt bằng lãi suất như giảm trần lãi suất tiền gửi, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khẩu, liên ngân hàng… đã được triển khai thực hiện đồng bộ. Trần lãi suất tiền gửi từ 14%/năm giảm xuống còn 12%/năm. Bên cạnh đó, các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, chương trình đầu tư nhà ở xã hội… cũng được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt.

Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm nay tuy vẫn gặp những khó khăn, song nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn như giãm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ;… sản xuất công nghiệp ba tháng gần đây đã có chuyển biến và có chiều hướng cải thiện khá rõ rệt. 

Trong những tháng đầu năm nay, ngành nông nghiệp và các địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, phát triển sản xuất ổn định, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện đời sống và thu nhập người dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động du lịch tiếp tục diễn ra sôi động trên khắp cả nước, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội, y tế, văn hóa… tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Trong 5 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho trên 612.130 người, trong đó xuất khẩu lao động khoảng gần 32.140 người. Các bộ, ngành chức năng và các địa phương cũng đã tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của nền kinh tế, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước; chỉ số phát triển công nghiệp 5 tháng chỉ tăng 4,2%, bằng 50% so với tốc độ tăng của cùng kỳ 2 năm gần đây; hai trung tâm phát triển kinh tế lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có mức tăng trưởng chậm; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, sức mua giảm, hàng tồn kho lớn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, phải thu hẹp quy mô tăng; giải ngân vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ chậm…

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Nhiều ý kiến của các thành viên Chính phủ cho rằng, những kết quả bước đầu đạt được trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khăn khăn cho phát triển sản xuất kinh doanh,… thời gian qua đã tạo tiền đề quan trọng và tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong các quý sau của năm nay.

Theo đề xuất của nhiều thành viên Chính phủ, trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cần hết sức lưu ý tới việc giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức, tồn tại hiện nay của nền kinh tế, trong đó đáng lưu ý là lãi suất tín dụng tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế; các áp lực tăng giá đầu vào, nhất là giá điện, xăng dầu và các vật tư thiết yếu khác gây thêm khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng nhanh ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động…

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng… nhấn mạnh cần tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp đã đề ra trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là phát triển những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; cùng với đó, bên cạnh phân loại, khoanh và xử lý nợ xấu cũng cần cân nhắc, xem xét tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nợ xấu, song khoản nợ xấu phát sinh là do khách quan, do cơ chế, do tác động khó khăn kinh tế chung gây ra và bản thân các doanh nghiệp này vẫn có điều kiện phục hồi sản xuất và phát triển đi lên để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế khi được hỗ trợ…

Đồng tình với ý kiến cần tập trung mạnh vào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nêu quan điểm, việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với vốn tín dụng của ngân hàng nhưng không thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ dẫn đến lạm phát cao trở lại, làm bất ổn kinh tế vĩ mô…

Khẳng định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt lộ trình giảm lãi suất, xử lý tốt nợ xấu… Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đề xuất việc quan tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế, cho đây cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sắt, thép, ximăng…

Nhận định với dự báo lạm phát năm nay ở mức trên dưới 7%, qua đó chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tiếp tục lộ trình giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, các Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh nhấn mạnh các cấp, các ngành cần sự nỗ lực cao độ nhằm duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, không để tăng trưởng ở mức quá thấp; đồng thời thực hành tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản hàng hóa trên thị trường xuất khẩu...

Cho rằng thanh khoản của các ngân hàng hiện nay là tốt, song các doanh nghiệp tiếp cận và hấp thụ vốn vay còn gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị ngành ngân hàng xem xét và sớm tháo gỡ vướng mắc này cho các doanh nghiệp. 

Ngoài ra, các thành viên Chính phủ cũng nhấn mạnh cần hết sức lưu ý đến việc thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp phải giải thể, ngừng sản xuất hoặc bị thu hẹp quy mô sản xuất; rà soát, sửa đổi, hoặc xóa bỏ các rào cản làm hạn chế hiệu quả đầu tư; cơ cấu lại nợ, giảm nợ xấu bằng nhiều biện pháp đồng bộ, gắn với cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý trong sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tiền tệ, tín dụng…

Tăng tổng cầu để hỗ trợ thị trường

Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tháng Năm năm nay tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục đà chuyển biến tích cực, việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đến tháng Năm là thành công; an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm…Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Xuất hiện điểm mới nổi lên là lạm phát có chiều hướng xuống quá thấp, tăng trưởng vẫn duy trì nhưng thấp hơn so với cùng kỳ và nếu không có giải pháp tích cực sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra (khoảng 6%).

Từ nhận định tình hình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh phải kiên định thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm 2012 là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảm đảm an sinh xã hội…, chưa điều chỉnh bất cứ mục tiêu gì theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phải đi đôi với giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Với quan điểm như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tinh thần chung làm phải tăng tổng cầu cho nền kinh tế để hỗ trợ thị trường, đây không phải là gói kích cầu mà tăng theo kế hoạch đã đề ra; tăng tổng cầu phải đáp ứng yêu cầu đặt ra là không gây lạm phát cho năm sau và đảm bảo cho tăng trưởng hợp lý. Đưa tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lộ trình hạ lãi suất cả huy động và cho vay, ngân hàng sớm đưa ra cơ chế xử lý nợ xấu; giữ ổn định tỷ giá, khẩn trương cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém. Phối hợp hài hòa, linh hoạt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để từng bước hạ lãi suất tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho, kích thích tổng cầu của nền kinh tế…; đồng thời luôn nhất quán thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Có biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ,… cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có tiềm năng kinh doanh tốt nhưng đang khó khăn tạm thời nhằm khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện tốt chính sách tài khóa, giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 4,8% GDP; đảm bảo cân đối thu chi, không để bị xáo trộn. Tập trung đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA. Coi đây là biện pháp hiệu quả để tăng tổng cầu giúp tháo gỡ một phần hàng tồn kho của các doanh nghiệp. Triển khai thực hiện các biện pháp để huy động bổ sung nguồn vốn đầu tư hạ tầng, kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp… Xem xét ưu tiên ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án hoàn thành trong năm 2013, không ứng vốn tràn lan, không đúng trọng tâm, trọng điểm, gây lạm phát, Thủ tướng chỉ đạo.

Về hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục mở rộng thị trường trong và ngoài nước thông qua đẩy mạnh xúc tiến thương mại; thúc đẩy xuất khẩu, nhất là đối với những mặt hàng có thế mạnh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, không để xảy ra tình trạng người dân thiếu đói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động cung cấp thông tin kịp cho các cơ quan thông tấn, báo chí về các mặt kinh tế-xã hội của đất nước, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2012.

Cũng tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến 2020; việc xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;” Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân./.

Tại cuộc họp báo sau phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam đã thông báo hàng loạt giải pháp đồng bộ, cụ thể sẽ được Chính phủ triển khai nhằm hỗ trợ nền kinh tế như tiếp tục xem xét giảm, giãn, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế đối với chứng khoán...hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó; Cơ cấu lại nợ xấu, tăng tổng cầu thông qua chính sách tiền tệ, tiếp tục giảm cả lãi suất huy động và cho vay, giải quyết tình trạng ngân hàng thừa tiền trong khi doanh nghiệp khát vốn...

Ông Đam cũng khẳng định, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng (NH) đã tương đối tốt, đề án tái cơ cấu ngân hàng đang thực hiện đúng lộ trình. Vấn đề là dù lạm phát xuống, dòng tiền trong NH hiện nay tốt, tăng trưởng tín dụng đã nhích lên nhưng 5 tháng đầu năm vẫn âm. Dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm còn rất lớn, khoảng 15 - 17%. “Bây giờ sẽ tập trung bơm tiền, dư địa tín dụng 2%/tháng. Lãi suất đã giảm nhưng vẫn còn cao nên phải tiếp tục giảm để phù hợp với mức giảm của lạm phát. DN khó khăn và thiếu vốn. Vốn trong NH không thiếu, nhưng tăng trưởng tín dụng đến giờ vẫn âm, chứng tỏ còn dư địa để phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho DN, nhưng phải đúng với chương trình tái cơ cấu DN, tái cơ cấu nền kinh tế”, ông Đam nói.

Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, với 180.000 tỉ đồng thu của năm nay, 45.000 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu, cộng một số nguồn vốn tiết kiệm từ Nghị quyết 11, đầu tư công hiện có khoảng 240.000 tỉ đồng. Tính từ đầu năm tới nay, mới giải ngân được 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi tháng mới tiêu 12.000 tỉ đồng, dư địa chi đầu tư công từ nay tới cuối năm mỗi tháng có thể bơm thêm khoảng 25.000 tỉ đồng.

TTXVN/TN

 

-Tiếp tục miễn giảm hàng loạt loại thuế, mỗi tháng bơm thêm 25.000 tỷ đồng hỗ trợ nền kinh tế

 

 

-Một dự đoán-lời cảnh báo bị phớt lờ! 

(Tamnhin.net) - Dấu hiệu yếu kém của nền kinh tế đã biểu hiện ra triệu chứng luẩn quẩn, vòng vo ở lĩnh vực tài chính “Vốn- Tiền–Vàng” từ 3 năm trước (2009 đến cuối năm 2011). Tâm điểm nhất là sốt giá vàng và tỉ giá đôla. Các chuyên gia tài chính ngân hàng toát mồ hôi hội chẩn, báo chí vào cuộc cũng rùm beng lên, các chuyên mục giá vàng ngày nào cũng có tin mới nhưng nội dung thì luôn cũ! 

 

Chuyện “sốt giá vàng” không phải là nguyên nhân của gốc bệnh, nó chỉ là triệu chứng biểu hiện của nền kinh tế bất ổn mà thôi. Một dấu hiệu đi kèm nguy hiểm, trầm trọng hơn là vốn lưu thông trong thị trường tài chính Việt Nam rất luẩn quẩn? Vậy mà các bác lãnh đạo không rõ là vô tình hay cố ý làm ngơ? Xin trích lại nội dung - dự báo của tác giả bài viết đăng ngày 21/10/2011 trên Tamnhin.net:

Vốn- tiền- vàng thế xác mượn hồn

Hiện tại NHTM và NHNN đều thống kê nợ xấu rất khủng. Nợ xấu từ báo cáo của hệ thống ngân hàng từ nay đến xuối năm: -75.000 tỉ đồng nợ nhóm 5 (khó đòi), 7.5 tỉ USD, đây mới chỉ là con số khiêm tốn! Cộng thêm với sự làm ăn thua lỗ của các công ty cha, công ty mẹ lên đến hàng ngàn tỉ...? Hai lĩnh vực được xem là xấu nhất đó là vay đầu tư vào bất động sản, dự án dài hơi, tiếp đến là vay cầm cố các phương tiện nhà ở (sổ đỏ nhà đất, giấy tờ xe, tàu thuyền cũ...).

Vì sao nó lại bị xem là nợ xấu? Bởi lẽ sự đóng băng tài sản nhóm này là tất yếu, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu, Việt Nam bị đánh giá là phát triển chưa ổn định, vốn dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dự án mũi nhọn là cần thiết. Đằng này tài sản thế chấp ngân hàng toàn những thứ kém linh hoạt (giấy tờ nhà, xe cũ, tàu thuyền cũ, đất ở, đất dự án...) toàn là thứ khó nhai!

Khó nhai bởi, nếu vay vốn để kinh doanh đúng mục đích là không đủ khả năng trả lãi, còn dùng sai mục đích “gỡ chiêu” thì chắc là phải đổi sang đô hoặc vàng. Vì lẽ này mà tiền và vàng cứ lộn qua tráo lại, tạo sóng trong thời gian dài. Tôi khẳng định rằng Việt Nam chỉ có bán vàng mới có được USD, mọi ngõ ngách khác thông qua xuất nhập khẩu và vay mượn không lẽ Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước lại bỏ sót số liệu thống kê?

Hiện nay, nếu hỏi tiền nằm ở đâu, vốn nằm ở đâu? Câu trả lời: Nó đang nằm trong sự “luẩn quẩn nửa xác nửa hồn”! Xác nằm trong ngân hàng dạng tài sản thế chấp và những ngôi nhà cao tầng, các dự án treo... Còn hồn đang lơ lửng trong thẻ tài khoản, trú ẩn vào đô la hay vàng... Vốn này đang ốm lần, teo tóp, biến dạng vì lãi suất và thời gian. Vốn đang âm ỉ và chờ vỡ ra thành “phá sản” trong nay mai! Vì hiện nay phần hồn của vốn khó nhập lại về với phần xác của nó, nếu có muốn thì cũng không đủ để nhận ra nó xuất đi từ cái xác nào?

Tôi viết bài này cũng là sự cảnh báo và hệ thống lại diễn biến của nền kinh tế theo nhận định từ các bác lãnh đạo đã nói lâu nay: “tăng trưởng nóng”, “dự án treo”, “vốn ảo”, “ kém thanh khoản của ngân hàng”, “đầu tư kém hiệu quả”, “đầu tư dàn trải”... “nợ xấu”! Nếu được, tất cả chúng ta hợp lại nguyện cầu cho từ “phá sản” đừng xảy ra!

Chẩn đoán không chính xác, điều hành chậm, đến lúc này thì đã muộn...

N.V.Phiên

Chính sách tiền tệ qua những con số

Gần 38.000 tỷ là nợ thuế của doanh nghiệp; hơn 9.800 tỷ đồng và 2.818 tỷ đồng lần lượt là tiền NHNN thu từ lãi trên OMO và phát hành tín phiếu.

Chính sách tiền tệ qua những con số
Từ khi thực hiện Nghị Quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ đến nay, hàng loạt các quyết sách đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra và tác động của những chính sách này đến thị trường cần phải được nhìn lại.

Tiếp tục điều chỉnh lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động

NHNN vừa đưa ra Thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi. Quyết định này được đưa ra thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dư thừa, lãi suất thị trường đang có xu hướng giảm và lạm phát đang có xu hướng giảm. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng từ 4%/năm xuống 3%/năm, và với kỳ hạn trên 1 tháng từ 12%/năm xuống 11%/năm; riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 12,5%/năm xuống còn 11,5%/năm.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 17 tháng, NHNN đã điều chỉnh tổng cộng 8 lần lãi suất tái cấp vốn (5 lần điều chỉnh tăng trong năm 2011 và 3 lần điều chỉnh giảm trong năm 2012), 6 lần lãi suất tái chiết khấu (3 lần điều chỉnh tăng trong năm 2011 và 3 lần điều chỉnh giảm trong năm 2012), 9 lần điều chỉnh lãi suất trên thị trường mở (hình dưới).

Với mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, nâng cao giá trị tiền VND, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế tuy nhiên, hàng loạt các mục tiêu đó dường như chưa đạt được kết quả mong muốn. Cụ thể:

Không đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP

Các chỉ tiêu về tăng trưởng GDP và CPI đề ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 đều không đạt kế hoạch. Cụ thể, chỉ tiêu về tăng trưởng GDP tăng 7 - 7,5% so với năm 2010 và chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng không quá 7%. Tuy nhiên, năm 2011, hai chỉ tiêu này chỉ đạt lần lượt là 5,89% và 18,13%. Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2012 là 6-6,5% so với năm 2011 cũng khó có thể đạt được khi tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2011 (5,57%) và năm 2010 (5,84%).

Hơn 30.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và phá sản trong 4 tháng đầu năm

Tính đến ngày 31/12/2011, cả nước có 440.763 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong năm 2011 có 82.206 doanh nghiệp thành lập mới; số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh trong năm là 20.485; số doanh nghiệp ngừng hoạt động do giải thể, phá sản , bỏ trốn, mất tích là 46.559. Tính đến cuối tháng 4, cả nước có 448.462 doanh nghiệp đang hoạt động. 

Trong 4 tháng đầu năm có 24.802 doanh nghiệp thành lập mới; số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh là 17.136; số doanh nghiệp ngừng hoạt động do giải thể, phá sản , bỏ trốn, mất tích là 13.245. Một số ngành có số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng cao so với cùng kỳ quý 1/2011 gồm: doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (tăng 18,6%), xây dựng (tăng 12,6%), thương mại dịch vụ (tăng 17,3%), ăn uống, khách sạn (tăng 31,6%), hoạt động khoa học công nghệ tăng 168,8%, kinh doanh bất động sản (tăng 91,3%). Tình trạng này cho thấy các ngành như xây dựng, kinh doanh bất động sản, thương mại dịch vụ… đang có những biến động lớn về số lượng doanh nghiệp.

Gần 38.000 tỷ là số nợ thuế của các doanh nghiệp

Trước tình hình kinh tế khó khăn và chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, tổng số nợ thuế phải thu của các doanh nghiệp tính đến quý 1/2012 đã lên tới gần 38.000 tỷ đồng trong đó gần 5.000 tỷ đồng là số nợ thuế của các doanh nghiệp giải thể, phá sản, bỏ trốn, mất tích.

Hơn 9.800 tỷ là số tiền NHNN thu từ tiền lãi trên thị trường mở

Kể từ năm 2011 đến ngày 25/5/2012, Sở Giao dịch NHNN đã thực hiện tổng cộng gần 500 phiên giao dịch trên thị trường mở với khối lượng trúng thầu mua kỳ hạn là 3.099.745 tỷ đồng và thu về hơn 9.800 tỷ đồng tiền lãi. Trong đó, năm 2011, với 431 phiên giao dịch với khối lượng trúng thầu mua kỳ hạn là 2.801.699 tỷ đồng và 6 lần điều chỉnh lãi suất trên thị trường mở (5 lần tăng và 1 lần giảm), NHNN đã thu tổng cộng 8.070 tỷ đồng tiền lãi.

Gần 2.818 tỷ là số tiền NHNN phải trả tiền lãi từ việc phát hành tín phiếu

Nhằm trung hòa lượng tiền tung ra thị trường thông qua việc mua ngoại tệ, kể từ ngày 15/3/2012 đến nay, Sở Giao dịch NHNN đã thực hiện hơn 120 phiên bán tín phiếu với khối lượng trúng thầu là 101.783 tỷ đồng (trong đó khối lượng tín phiếu trúng thầu kỳ hạn 28, 91 và 182 ngày lần lượt là 40.495; 32.489 và 28.799 tỷ đồng). 

Với số lượng trúng thầu nói trên, mặc dù lãi suất tín phiếu đã giảm khá nhiều kể từ khi mới phát hành, tuy nhiên, NHNN sẽ phải trả một khoản tiền lãi là 2.818 tỷ đồng. Tính đến ngày 25/5/2012, lượng tín phiếu đáo hạn là gần 33.500 tỷ đồng.

Nguồn CafeF
.
Chưa chỉ rõ các tập đoàn, tổng công ty lãng phí


Thuỷ điện nhỏ “tố” bị EVN ép giá

- Truy cứu trách nhiệm vụ Vinalines? (BBC).  - Nghi án bao che Cục trưởng (DV).  - “Để Dương Chí Dũng bỏ trốn, cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm” (GDVN).  - Lỗ hổng (TP).
- “Ông Đỗ Văn Ân – nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh Sơn La”: Điểm “bất thường cực lớn” về tư dinh của con Bí thư tỉnh ủy Hải Dương (GDVN).
- Làm rõ hiện tượng lạ vườn thượng uyển Hải Dương (PN Today).  - Nhà vườn của ông Bùi Thanh Tùng có “không bình thường”? (DT).  - Tài sản của Bí thư Hải Dương: Phải có ít nhất 3 cơ quan vào cuộc (VOV).   - “Dinh cơ” của ông Bùi Thanh Tùng: Cần xác minh nhanh (DT).  - Cái lợi của nhìn lên (SGTT).  – Phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp: Đã đến lúc phải công khai tài sản của quan chức (Infonet).

 

- Chưa chỉ rõ các tập đoàn, tổng công ty lãng phí (TN).
- Nhận tiền “lót tay”, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV hầu tòa (ANTĐ).
-  Không chuẩn, phải chỉnh (PLTP). - Hơn 100 cán bộ bị xử lý hình sự vì tham nhũng (SGGP).

Tổng số lượt xem trang