Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

TÔI MUỐN "NÓI VỚI ANH"(DzuyLinh)

TÔI MUỐN "NÓI VỚI ANH"(DzuyLinh) -với người khoác áo dân phòng
-với người mặc áo công an...
-giặc là ai? 
Là chính quyền - thái thú đương quyền anh đó - là đảng csvn...
Hãy quay về , dừng sống kiếp tà gian...

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=HL3m4C-I2zs#!

--
phải nói là : Nói với anh tại sao hèn với quan ác với dân đến thế !!!?

Nhiều lãnh đạo cao cấp “hạ cánh” về doanh nghiệp (VnE 25-5-12) -- Nên đọc và suy nghĩ về bài này.◄ Từ cuối năm 2011 đầu 2012, số lượng lãnh đạo cao cấp nghỉ hưu về với doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều.

Cách đây 4 năm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) công bố kết quả đại hội đồng cổ đông với một cơ cấu Hội đồng Quản trị rất mới, và lạ. Lần đầu tiên trong cơ cấu có sự góp mặt của những thành viên nguyên là lãnh đạo cao cấp của Chính phủ.

11 thành viên Hội đồng Quản trị ACB thời điểm đó có hai gương mặt mới: ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.

Lúc đó, ACB được xem là một điển hình của nét mới trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp, bên cạnh nhân tố thành viên Hội đồng Quản trị độc lập còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Một nét mới được ủng hộ. Minh chứng cho điều đó, dễ thấy trên nhiều diễn đàn là sự hồ hởi, tin tưởng và cả tự hào của cổ đông, nhà đầu tư yêu mến ngân hàng này.

Theo ghi nhận của VnEconomy, từ "điển hình" ACB, đến nay, đặc biệt trong năm 2011 đầu 2012, công chúng tiếp tục đón nhận loạt lãnh đạo cao cấp vừa rời nhiệm sở để về với doanh nghiệp.

Cuối tháng 3 vừa qua, sau nhiều năm nghỉ hưu và đảm nhận vị trí Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đã trở thành thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank).

Tại đại hội đồng cổ đông vừa qua của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cổ đông bắt đầu làm quen với sự có mặt của ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với vai trò là cố vấn.

Tại đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) diễn ra vào sáng mai (26/5), rất có thể sự có mặt của ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sẽ thu hút sự chú ý của cổ đông cũng ở vai trò là nhà cố vấn.

Sắp tới, dự kiến một ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng sẽ công bố gương mặt mới nguyên là Thứ trưởng Bộ Thương mại đảm nhận vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập…

Đã, đang và sẽ có nhiều trường hợp như vậy. Với giới chức sau khi rời nhiệm sở, còn đường này là một lựa chọn riêng tư. Sau khi tham gia hoạch định chính sách và làm công tác quản lý vĩ mô, họ tiếp tục làm việc cụ thể hơn với các tổ chức năng động của nền kinh tế. Sức làm việc không hẳn bị giới hạn ở tuổi tác. Như ở Mỹ, “ông già gân” Alan Greenspan, sau khi rời vị trí Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED), đã hơn 80 tuổi vẫn dẻo dai với công ty của mình (Greenspan Associates LLC)…

Với doanh nghiệp, có được sự góp sức của họ là một lợi thế. Nếu tên tuổi, uy tín và thương hiệu là những giá trị khó đong đếm, thì kinh nghiệm và năng lực nắm bắt đường hướng chính sách, có thể cả các mối quan hệ, là những lợi ích rất cụ thể, thậm chí khó tìm.

Và có lẽ cũng vì vậy mà chi phí cho nguồn lực cao cấp đang trở thành xu hướng rõ nét này là không nhỏ, mà không hẳn các doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể lôi kéo được về phía mình…
Kê khai tài sản cán bộ, công chức: Đừng làm cho… có! (PetroTimes 27-5-12)

-Nhà của con trai Bí thư Hải Dương: Không bình thường!

(VOV) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, ở một vùng thuần nông, con đồng chí Bí thư Tỉnh ủy xây dựng căn nhà với quy mô đầu tư như thế là không bình thường.

Thời gian gần đây, báo chí và dư luận đang quan tâm chuyện con trai ông Bí thư tỉnh uỷ Hải Dương có khu vườn trị giá hàng trăm tỷ đồng. Có báo còn dẫn công văn số 49/BC-UBND ngày 24/5/2012 của UBND huyện Ninh Giang, phản hồi sau khi dư luận đồng loạt lên tiếng về khu vườn của ông Bùi Thanh Tùng (con trai ông Bí thư tỉnh ủy Hải Dương), huyện đã tiến hành kiểm tra nguồn gốc mảnh đất này.

 

Khu tường bao quanh thửa đất rộng hơn 4.000m2 của ông Bùi Thanh Tùng (Ảnh: Tuổi trẻ)

 

Theo phản hồi này, kết quả kiểm tra cho thấy, trong tổng diện tích 4.152m2 được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bùi Thanh Tùng, có 3393m2 đất vườn, 759 m2 đất nuôi trồng thủy sản.

Cũng theo văn bản của UBND huyện Ninh Giang thì cuối năm 2010, đầu 2011, có 5 hộ dân đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Bùi Thanh Tùng. Tổng số tiền mà ông Tùng mua lại của 5 hộ dân này là 844.228.600 đồng.

Sau khi mua lại khu đất này của 5 hộ dân, ngày 19/7/2011, UBND huyện Ninh Giang đã cấp GCNQSDĐ cho ông Bùi Thanh Tùng với diện tích đất là 4.152m2, ông Tùng được phép xây dựng nhà ở với diện tích 500m2.

Liên quan đến thông tin này, ngày 27/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, vừa qua báo chí đã đưa tin về một hiện tượng, chưa gọi là tiêu cực vì chưa có kết luận, nhưng nó là không bình thường. "Đó là việc con một đồng chí bí thư tỉnh ủy xây dựng căn nhà trên một khu vực, nó là không bình thường so với một vùng quê như vậy, với quy mô đầu tư về kinh tế và diện tích trong một vùng thuần nông như vậy”.

Ông Son còn cho biết, báo chí đã đạt hiệu quả tích cực khi thông tin về vụ việc, phản ánh những dư luận xã hội. Những việc này sẽ góp phần giúp chúng ta thực hiện tốt nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, cũng như thực hiện kiểm điểm, đánh giá công tác thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về phòng chống tham nhũng, ma tuý.

Liên quan đến việc báo chí đưa tin xung quanh căn nhà của con ông Bí thư tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Bắc Son khẳng định, báo chí đưa tin, phản ánh vụ việc và bức xúc của nhân dân là đúng để thấy điều đó là không bình thường, còn kiểm điểm như thế nào là theo phân cấp. Đồng thời, Bộ trưởng Son cũng nhắc nhở báo chí cần chú ý thông tin chính xác, kịp thời, vì lợi ích của nhân dân, của đất nước./. 

Hình ảnh mới nhất về khu nhà vườn "triệu đô"VTC
Dinh cơ con bí thư Hải Dương không bình thườngLao động
Nhà tiền tỷ của con trai Bí thư Hải Dương là không bình thườngZing News
 Dinh cơ con bí thư Hải Dương không bình thường
Khu nhà vườn "triệu đô": Riêng tiền đất gần 850 triệu đồng

- Bảo đảm an ninh, an toàn khi phát triển internet (QĐND).
-  Thủ tướng yêu cầu báo cáo lại vụ Văn Giang (TT). “Thủ tướng yêu cầu phải nói rõ những vấn đề có sai phạm trong vụ cưỡng chế, cá nhân nào sai phạm phải xử lý nghiêm.”
- Khoán 10 và bài học cho chúng ta hôm nay? (ĐCV).  - Cùng nhau làm giầu.
- Việt Nam: Bà Đặng Thị Hoàng Yến bị Quốc hội bãi nhiệm vì khai man hồ sơ (RFI).

 

Tập đoàn kinh tế thí điểm quá lâu
 -Cán bộ bị bắt mới biết có chuyện là hỏng

  - Vấn nạn: Làm ăn thua lỗ, vẫn “phát tài” (DV). - Thuỷ điện nhỏ “tố” bị EVN ép giá (SGTT).
- Những sai phạm ở Vinalines kiên quyết xử lý nghiêm (TTXVN).  – Sai phạm ở Vinalines sẽ được xử lý nghiêm (Chinhphu.vn). – Làm rõ 3 vấn đề liên quan đến Vinalines (Chinhphu.vn). - Vinalines mua ụ nổ trái chỉ đạo của Thủ tướng (VnMedia).  - Không có “vùng cấm” trong vụ Vinalines (NLĐ).  – Vinalines lỗ lớn không phải vì “gánh” cho Vinashin (DT).

Hậu vệ chuyền banh: ‘Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng đúng quy trình’ (VnEx 27-5-12) -- Phe anh Ba "push back" (nhưng bóng còn lởn vởn trước khung thành, hậu vệ loay hoay, người này giao banh cho người kia -- Văn phòng Chính phủ khều qua Bộ Công an -- một cách yếu ớt!)


Tập đoàn, tổng công ty đã “chống lãng phí” thế nào?

- Việt Nam thời kỳ đổi mới – những thành tựu và thách thức: Vietnam – Doi Moi, achievements and challenges (Planet Next).
 
 
- Trung Quốc trên con đường lên tư bản chủ nghĩa: Kinsley: China on the capitalist road (LA Times).
- Trung Quốc: Giám đốc tập đoàn doanh nghiệp nhà nước bị án tử hình (TQ).
- ‘Nữ Bao Công’ thụ lý vụ Bạc Hy Lai (TP).

Tổng số lượt xem trang