Ụ nổi hơn 500 tỷ của Vinalines, nay bán được 38,5 tỷ đồng
04 tháng 06 năm 2016
TP - Ngày 3/6, thông tin từ Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho hay, vừa tiến hành xong phiên đấu giá bán ụ nổi 83M.
Theo đó, một cá nhân đã thắng phiên đấu giá với mức giá 38,5 tỷ đồng. “Hiện Vinalines đang làm việc với các cơ quan, ban ngành để xử lý các vấn đề liên quan chi phí neo đậu của ụ nổi, sau đó sẽ chính thức công bố” – nguồn tin này cho hay.
Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965 (đến nay là 51 năm). Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga dừng phân cấp, quản lý từ năm 2006. Năm 2008, dưới thời kỳ Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Mai Văn Phúc làm Tổng GĐ, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD.
Năm 2013, khi vụ án tham ô tài sản tại Vinalines liên quan ụ nổi tai tiếng này được đưa ra xét xử (ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình), tổng giá trị của ụ nổi được xác định hơn 500 tỷ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng). Vào đầu năm 2016, Vinalines thông báo bán đấu giá ụ nổi này với giá sàn 34,85 tỷ đồng.
Vinalines: Chi 490 tỉ đồng mua “đống sắt”... 43 tuổi!
TT - Không chỉ bị tổn thất do mua những con tàu già cỗi, Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) còn đang “sa lầy” vào những dự án mua sắm, đầu tư khác lên đến hàng ngàn tỉ đồng...
Ụ nổi No83M hiện không có bất kỳ hoạt động nào (ảnh chụp tại cảng Gò Dầu, Đồng Nai) - Ảnh:Tthuận Thắng
Điển hình là dự án mua ụ nổi No83M với chi phí mua và sửa chữa lên đến gần 490 tỉ đồng, được rước về nhằm phục vụ công tác sửa chữa tàu biển, nhưng từ khi mua về đến nay vẫn đang trong quá trình sửa chữa!
Sản xuất từ năm... 1965
Đầu tháng 5-2012, chúng tôi có mặt tại cảng Gò Dầu (Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai), từ xa đã nhìn thấy ngay một “khối sắt” khổng lồ nằm sừng sững bên cầu cảng. Đó là ụ nổi No83M của Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines (trực thuộc Vinalines). Với hơn 10 công nhân cơ khí được giao nhiệm vụ bảo vệ, ụ nổi này gần như đang để hoang, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Đường đi lên ụ là một chiếc cầu phao, mặt cầu làm bằng gỗ đã mục nát, nhiều đoạn phao chìm dưới mặt nước.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ụ nổi này có chiều dài hơn 180m và rộng hơn 30m, tổng số tiền đầu tư mua và sửa chữa ụ đến nay khoảng 490 tỉ đồng. Thế nhưng, nhiều bộ phận của ụ nổi này giờ đây đã gỉ sét. Lớp sơn màu xanh trên bề mặt sàn bị bong tróc, có chỗ chỉ toàn bộ là màu nâu gỉ sét. Thậm chí ở nhiều góc có thể đưa tay xuống cào nhẹ được từng vốc gỉ sét. Một công nhân trực trên ụ nổi cho biết rất khó khắc phục tình trạng này.
Thời điểm mới đưa ụ nổi về đậu tải cảng Gò Dầu, công ty đã huy động tới hơn 100 công nhân có mặt tại đây để làm nhiệm vụ cạo gỉ, sơn lại màu xanh nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn trong ngành hàng hải. Tuy nhiên, do ụ nổi được sản xuất từ năm 1965 nên việc xuống cấp là không thể tránh khỏi. Mặt sàn làm bằng sắt đã chịu nắng mưa từ 47 năm qua (tính từ khi ụ nổi này ra đời đến nay) nên hư hỏng từ bên trong, nay có cạo đi sơn lại cũng không ăn thua.
Được mua về để phục vụ công việc sửa chữa tàu biển cho đội tàu của Vinalines nhưng đã gần bốn năm nay, ụ nổi này chưa sửa chữa được cho bất kỳ một con tàu nào mà vẫn đang trong quá trình... sửa chữa. Do ụ cũ, nhiều chỗ bị hở nên hiện nay đang phải hàn lại, sửa lại các môtơ bơm nước. Trên ụ các loại dây thừng đã rách te tua, nhiều đoạn rêu bám xanh, các thanh sắt nằm ngổn ngang trên mặt sàn. Đập vào mắt chúng tôi là tấm biển “Nội quy an toàn lao động” rớt xuống, nằm trên một đống ngổn ngang dây thừng và thanh sắt.
Chi phí đầu tư đội lên liên tục
Ụ nổi No83M là thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam của Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines, được phê duyệt chủ trương với tổng số tiền mua là 13,1 triệu USD vào tháng 9-2007. Không đầy một tháng sau đó, trong quyết định phê duyệt dự án mua ụ nổi No83M, mức đầu tư đã tăng lên 14,1 triệu USD.
Ngày 15-3-2008, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi No83M (sản xuất tại Nhật) với một công ty của Singapore. Tại thời điểm mua, ụ nổi No83M đã 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm. Vì vậy, Vinalines thuê Hyundai Vinashin Nha Trang sửa chữa theo các nội dung chỉ định của Đăng kiểm Liên bang Nga (ụ được kéo về từ Nga). Giá mua và chi phí sửa chữa phát sinh vượt tổng mức đầu tư nên Vinalines phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư lần một là 19,5 triệu USD.
Khi ụ nổi đưa vào sử dụng phát sinh một số trục trặc khác nên lại được đưa về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) sửa chữa tiếp. Vinalines lại phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lần hai là 26,3 triệu USD. Không những thế, ụ nổi này còn phải gánh các chi phí thường xuyên như: thuê neo đậu 420 triệu đồng/tháng, thuê hai tàu lai dắt trực đề phòng sự cố với giá 700 USD/ngày và các chi phí thuê nhân công, bảo vệ, bảo dưỡng ụ nổi...
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hội đồng quản trị Vinalines đã quyết định xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam ở khu vực chưa có trong quy hoạch là không đúng thẩm quyền. Đến nay cũng chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy VN. Bên cạnh đó, sai phạm trong vụ mua ụ nổi No83M là Vinalines thực hiện trình tự, thủ tục mua tàu biển không đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, khi mua ụ nổi No83M đã 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định về tuổi tàu.
Giá mua ụ nổi No83M cộng với chi phí sửa chữa hai lần tại VN và chi phí khác tính đến ngày 30-9-2011 là 489,6 tỉ đồng, tương đương 70% giá đóng mới ụ nổi trên thị trường thế giới. Thanh tra Chính phủ kết luận việc mua ụ nổi có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật về đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư 489,6 tỉ đồng, các khoản chi phí, lãi vay từ ngày 30-4-2010 đến 30-9-2011 là 24,2 tỉ đồng và các khoản chi phí tiếp theo trên 1,6 tỉ đồng/tháng trong thời gian chưa đưa ụ nổi vào khai thác.
Liên quan đến những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an tiếp tục xem xét làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với việc đầu tư mua ụ nổi No83M.
NGỌC ẨN - BẠCH HOÀN
Thêm một dự án của Vinalines nằm ngoài quy hoạch
Một dự án khác là Nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu biển Nosco - Vinalines ở Quảng Ninh cũng không nằm trong quy hoạch về phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và kế hoạch phát triển của Vinalines được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án này có tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh là 5.399 tỉ đồng. Dự án đang trong quá trình đầu tư, đã triển khai 39 gói thầu trị giá 2.616,7 tỉ đồng và đã thanh toán 1.477,7 tỉ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, hội đồng quản trị Công ty sửa chữa tàu biển Nosco - Vinalines ký quyết định 106/2010 ngày 29-5-2010 duyệt điều chỉnh dự án do thay đổi cơ bản về công nghệ, năng lực, quy hoạch mặt bằng mà không thẩm tra, thẩm định lại là không đúng quy định. Trong đó, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng cảng - đường thủy (Tedi Port), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông thủy và Công ty tư vấn xây dựng công trình thủy 1 có dấu hiệu thông thầu để Tedi Port trúng thầu gói thầu tư vấn lập hồ sơ khảo sát dự án với giá trúng thầu 2,4 tỉ đồng.
Vinalines sẽ giảm 32.000 tỉ đồng kinh phí đầu tư đội tàu
Ngày 10-5, Vinalines đã có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giải trình về kế hoạch đầu tư đội tàu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Vinalines sẽ giảm kinh phí đầu tư đội tàu trong giai đoạn trên từ 100.000 tỉ đồng xuống còn 68.000 tỉ đồng.
Theo Vinalines, trong kế hoạch đầu tư đội tàu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 mà doanh nghiệp này báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước đây được dựa trên dự báo giá cước vận tải biển có thể hồi phục vào cuối năm 2012 và tăng trở lại trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời căn cứ quyết định phê duyệt quy hoạch vận tải biển VN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt, tổng trọng tải đội tàu vận tải biển VN đến năm 2015 đạt 8,5-9,5 triệu DWT (lượng chở được hàng hóa tối đa tính theo tấn), năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Vì vậy, Vinalines sẽ tiếp tục tập trung đầu tư các tàu trẻ có tính năng hiện đại, thỏa mãn lâu dài yêu cầu của các công ước quốc tế. Dựa trên những cơ sở này, Vinalines xây dựng kế hoạch đầu tư đội tàu với tổng kinh phí đầu tư 100.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên theo Vinalines, sau quý 1-2012 tình hình kinh tế thế giới và thị trường vận tải biển quốc tế chưa có dấu hiệu hồi phục, giá cước vận tải biển vẫn ở mức thấp, tăng không đáng kể so với mức đáy của năm 2008. Căn cứ vào diễn biến thị trường và tình hình tài chính của mình, Vinalines đã xây dựng lại kế hoạch đầu tư tàu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 trong quá trình hoàn thiện đề án sắp xếp đổi mới tổng công ty. Hiện Vinalines đang dự thảo xây dựng lại kế hoạch đầu tư đội tàu để trình các cấp phê duyệt trong thời gian tới với kinh phí khoảng 46.000 tỉ đồng thông qua hình thức mua và đóng mới, nâng tổng trọng tải đội tàu của Vinalines đạt khoảng 5,6 triệu DWT, bằng khoảng 44% trọng tải đội tàu quốc gia.
Vinalines cho biết nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư tàu sẽ được huy động chủ yếu từ nguồn vốn vay thương mại, vốn huy động từ thị trường chứng khoán và vốn tự có. Vinalines khẳng định sẽ không sử dụng nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư tàu. Riêng chương trình đóng mới tàu biển tại các nhà máy thuộc Vinashin, Vinalines đang làm việc với Ngân hàng Phát triển VN để tìm kiếm nguồn vốn vay ưu đãi cho các dự án này.
T.PHÙNG
Theo Tuổi trẻ
04 tháng 06 năm 2016
TP - Ngày 3/6, thông tin từ Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho hay, vừa tiến hành xong phiên đấu giá bán ụ nổi 83M.
Theo đó, một cá nhân đã thắng phiên đấu giá với mức giá 38,5 tỷ đồng. “Hiện Vinalines đang làm việc với các cơ quan, ban ngành để xử lý các vấn đề liên quan chi phí neo đậu của ụ nổi, sau đó sẽ chính thức công bố” – nguồn tin này cho hay.
Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965 (đến nay là 51 năm). Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga dừng phân cấp, quản lý từ năm 2006. Năm 2008, dưới thời kỳ Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Mai Văn Phúc làm Tổng GĐ, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD.
Năm 2013, khi vụ án tham ô tài sản tại Vinalines liên quan ụ nổi tai tiếng này được đưa ra xét xử (ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình), tổng giá trị của ụ nổi được xác định hơn 500 tỷ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng). Vào đầu năm 2016, Vinalines thông báo bán đấu giá ụ nổi này với giá sàn 34,85 tỷ đồng.
Vinalines: Chi 490 tỉ đồng mua “đống sắt”... 43 tuổi!
TT - Không chỉ bị tổn thất do mua những con tàu già cỗi, Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) còn đang “sa lầy” vào những dự án mua sắm, đầu tư khác lên đến hàng ngàn tỉ đồng...
Ụ nổi No83M hiện không có bất kỳ hoạt động nào (ảnh chụp tại cảng Gò Dầu, Đồng Nai) - Ảnh:Tthuận Thắng
Điển hình là dự án mua ụ nổi No83M với chi phí mua và sửa chữa lên đến gần 490 tỉ đồng, được rước về nhằm phục vụ công tác sửa chữa tàu biển, nhưng từ khi mua về đến nay vẫn đang trong quá trình sửa chữa!
Sản xuất từ năm... 1965
Đầu tháng 5-2012, chúng tôi có mặt tại cảng Gò Dầu (Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai), từ xa đã nhìn thấy ngay một “khối sắt” khổng lồ nằm sừng sững bên cầu cảng. Đó là ụ nổi No83M của Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines (trực thuộc Vinalines). Với hơn 10 công nhân cơ khí được giao nhiệm vụ bảo vệ, ụ nổi này gần như đang để hoang, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Đường đi lên ụ là một chiếc cầu phao, mặt cầu làm bằng gỗ đã mục nát, nhiều đoạn phao chìm dưới mặt nước.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ụ nổi này có chiều dài hơn 180m và rộng hơn 30m, tổng số tiền đầu tư mua và sửa chữa ụ đến nay khoảng 490 tỉ đồng. Thế nhưng, nhiều bộ phận của ụ nổi này giờ đây đã gỉ sét. Lớp sơn màu xanh trên bề mặt sàn bị bong tróc, có chỗ chỉ toàn bộ là màu nâu gỉ sét. Thậm chí ở nhiều góc có thể đưa tay xuống cào nhẹ được từng vốc gỉ sét. Một công nhân trực trên ụ nổi cho biết rất khó khắc phục tình trạng này.
Thời điểm mới đưa ụ nổi về đậu tải cảng Gò Dầu, công ty đã huy động tới hơn 100 công nhân có mặt tại đây để làm nhiệm vụ cạo gỉ, sơn lại màu xanh nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn trong ngành hàng hải. Tuy nhiên, do ụ nổi được sản xuất từ năm 1965 nên việc xuống cấp là không thể tránh khỏi. Mặt sàn làm bằng sắt đã chịu nắng mưa từ 47 năm qua (tính từ khi ụ nổi này ra đời đến nay) nên hư hỏng từ bên trong, nay có cạo đi sơn lại cũng không ăn thua.
Được mua về để phục vụ công việc sửa chữa tàu biển cho đội tàu của Vinalines nhưng đã gần bốn năm nay, ụ nổi này chưa sửa chữa được cho bất kỳ một con tàu nào mà vẫn đang trong quá trình... sửa chữa. Do ụ cũ, nhiều chỗ bị hở nên hiện nay đang phải hàn lại, sửa lại các môtơ bơm nước. Trên ụ các loại dây thừng đã rách te tua, nhiều đoạn rêu bám xanh, các thanh sắt nằm ngổn ngang trên mặt sàn. Đập vào mắt chúng tôi là tấm biển “Nội quy an toàn lao động” rớt xuống, nằm trên một đống ngổn ngang dây thừng và thanh sắt.
Chi phí đầu tư đội lên liên tục
Ụ nổi No83M là thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam của Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines, được phê duyệt chủ trương với tổng số tiền mua là 13,1 triệu USD vào tháng 9-2007. Không đầy một tháng sau đó, trong quyết định phê duyệt dự án mua ụ nổi No83M, mức đầu tư đã tăng lên 14,1 triệu USD.
Ngày 15-3-2008, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi No83M (sản xuất tại Nhật) với một công ty của Singapore. Tại thời điểm mua, ụ nổi No83M đã 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm. Vì vậy, Vinalines thuê Hyundai Vinashin Nha Trang sửa chữa theo các nội dung chỉ định của Đăng kiểm Liên bang Nga (ụ được kéo về từ Nga). Giá mua và chi phí sửa chữa phát sinh vượt tổng mức đầu tư nên Vinalines phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư lần một là 19,5 triệu USD.
Khi ụ nổi đưa vào sử dụng phát sinh một số trục trặc khác nên lại được đưa về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) sửa chữa tiếp. Vinalines lại phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lần hai là 26,3 triệu USD. Không những thế, ụ nổi này còn phải gánh các chi phí thường xuyên như: thuê neo đậu 420 triệu đồng/tháng, thuê hai tàu lai dắt trực đề phòng sự cố với giá 700 USD/ngày và các chi phí thuê nhân công, bảo vệ, bảo dưỡng ụ nổi...
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hội đồng quản trị Vinalines đã quyết định xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam ở khu vực chưa có trong quy hoạch là không đúng thẩm quyền. Đến nay cũng chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy VN. Bên cạnh đó, sai phạm trong vụ mua ụ nổi No83M là Vinalines thực hiện trình tự, thủ tục mua tàu biển không đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, khi mua ụ nổi No83M đã 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định về tuổi tàu.
Giá mua ụ nổi No83M cộng với chi phí sửa chữa hai lần tại VN và chi phí khác tính đến ngày 30-9-2011 là 489,6 tỉ đồng, tương đương 70% giá đóng mới ụ nổi trên thị trường thế giới. Thanh tra Chính phủ kết luận việc mua ụ nổi có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật về đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư 489,6 tỉ đồng, các khoản chi phí, lãi vay từ ngày 30-4-2010 đến 30-9-2011 là 24,2 tỉ đồng và các khoản chi phí tiếp theo trên 1,6 tỉ đồng/tháng trong thời gian chưa đưa ụ nổi vào khai thác.
Liên quan đến những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an tiếp tục xem xét làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với việc đầu tư mua ụ nổi No83M.
NGỌC ẨN - BẠCH HOÀN
Thêm một dự án của Vinalines nằm ngoài quy hoạch
Một dự án khác là Nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu biển Nosco - Vinalines ở Quảng Ninh cũng không nằm trong quy hoạch về phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và kế hoạch phát triển của Vinalines được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án này có tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh là 5.399 tỉ đồng. Dự án đang trong quá trình đầu tư, đã triển khai 39 gói thầu trị giá 2.616,7 tỉ đồng và đã thanh toán 1.477,7 tỉ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, hội đồng quản trị Công ty sửa chữa tàu biển Nosco - Vinalines ký quyết định 106/2010 ngày 29-5-2010 duyệt điều chỉnh dự án do thay đổi cơ bản về công nghệ, năng lực, quy hoạch mặt bằng mà không thẩm tra, thẩm định lại là không đúng quy định. Trong đó, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng cảng - đường thủy (Tedi Port), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông thủy và Công ty tư vấn xây dựng công trình thủy 1 có dấu hiệu thông thầu để Tedi Port trúng thầu gói thầu tư vấn lập hồ sơ khảo sát dự án với giá trúng thầu 2,4 tỉ đồng.
Vinalines sẽ giảm 32.000 tỉ đồng kinh phí đầu tư đội tàu
Ngày 10-5, Vinalines đã có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giải trình về kế hoạch đầu tư đội tàu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Vinalines sẽ giảm kinh phí đầu tư đội tàu trong giai đoạn trên từ 100.000 tỉ đồng xuống còn 68.000 tỉ đồng.
Theo Vinalines, trong kế hoạch đầu tư đội tàu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 mà doanh nghiệp này báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước đây được dựa trên dự báo giá cước vận tải biển có thể hồi phục vào cuối năm 2012 và tăng trở lại trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời căn cứ quyết định phê duyệt quy hoạch vận tải biển VN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt, tổng trọng tải đội tàu vận tải biển VN đến năm 2015 đạt 8,5-9,5 triệu DWT (lượng chở được hàng hóa tối đa tính theo tấn), năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Vì vậy, Vinalines sẽ tiếp tục tập trung đầu tư các tàu trẻ có tính năng hiện đại, thỏa mãn lâu dài yêu cầu của các công ước quốc tế. Dựa trên những cơ sở này, Vinalines xây dựng kế hoạch đầu tư đội tàu với tổng kinh phí đầu tư 100.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên theo Vinalines, sau quý 1-2012 tình hình kinh tế thế giới và thị trường vận tải biển quốc tế chưa có dấu hiệu hồi phục, giá cước vận tải biển vẫn ở mức thấp, tăng không đáng kể so với mức đáy của năm 2008. Căn cứ vào diễn biến thị trường và tình hình tài chính của mình, Vinalines đã xây dựng lại kế hoạch đầu tư tàu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 trong quá trình hoàn thiện đề án sắp xếp đổi mới tổng công ty. Hiện Vinalines đang dự thảo xây dựng lại kế hoạch đầu tư đội tàu để trình các cấp phê duyệt trong thời gian tới với kinh phí khoảng 46.000 tỉ đồng thông qua hình thức mua và đóng mới, nâng tổng trọng tải đội tàu của Vinalines đạt khoảng 5,6 triệu DWT, bằng khoảng 44% trọng tải đội tàu quốc gia.
Vinalines cho biết nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư tàu sẽ được huy động chủ yếu từ nguồn vốn vay thương mại, vốn huy động từ thị trường chứng khoán và vốn tự có. Vinalines khẳng định sẽ không sử dụng nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư tàu. Riêng chương trình đóng mới tàu biển tại các nhà máy thuộc Vinashin, Vinalines đang làm việc với Ngân hàng Phát triển VN để tìm kiếm nguồn vốn vay ưu đãi cho các dự án này.
T.PHÙNG
Theo Tuổi trẻ