-Bán đề thi công chức giá 25 triệu đồng?
03/06/2016
TTO - Một người dân gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng của tỉnh Bến Tre về việc mua bán đề thi và đáp án đề thi công chức xã ở huyện Mỏ Cày Bắc nhưng một năm qua vẫn chưa được thông báo kết quả.
Tin nhắn trao đổi qua lại và tài liệu thi công chức mà ông H. đưa ra tố cáo - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Người tố cáo vụ việc là ông H. (ngụ huyện Mỏ Cày Bắc). Ông H. tự nhận là người môi giới mua bán đề thi công chức tại huyện Mỏ Cày Bắc, kỳ thi công chức xã năm 2014, chuyên ngành địa chính - môi trường. Do lấn cấn tiền bạc nên ông H. tố cáo với cơ quan chức năng.
Đề thi và đáp án có trước kỳ thi
Kỳ thi tuyển dụng công chức xã được tổ chức vào hai ngày 21 và 22-6-2014 tại huyện Mỏ Cày Bắc. Theo đơn tố cáo của ông H., trước kỳ thi, ông cùng bốn người khác có giao dịch mua bán đề và đáp án thi.
Ông H. là người trực tiếp nhận đề từ ông L., chuyên viên Phòng tài chính - kế hoạch huyện Mỏ Cày Bắc, sau đó giao cho người cần mua là ông V. - người trúng tuyển, đang là công chức địa chính xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.
Cụ thể, ngày 29-5-2014, ông V. đến nhà ông H. để mượn USB và 10 triệu đồng để đưa cho ông L. chép đề thi cũng như đáp án.
Đến ngày 31-5-2014, ông H. đến nhà ông L. lấy USB rồi đưa cho ông V.. Nhưng do file bị lỗi không đọc được nên ngày hôm sau (1-6-2014) ông H. phải mang USB về đưa lại cho ông L. để chép lại.
Ông H. khẳng định ông và ông V. cùng nhau mua đề và đáp án với giá 25 triệu đồng, đồng thời làm dấu trong bài thi để phân biệt với các bài thi khác.
Trong ba lần giao tiền cho những người có liên quan đều có mặt ông H.. Giữa ông H. và ông L. cũng có nhắn tin qua lại để bàn về việc nhận đề thi. Những tin nhắn này hiện ông H. còn lưu giữ.
Trước khi giao USB có chứa đề và đáp án cho ông V., ông H. copy tất cả đề vào máy tính cá nhân của mình, lưu trên 2 USB khác cất ở nhà riêng.
Khi ngày thi công chức diễn ra, đề thi trùng với đề ông H. có trước đó (đề số 2 trong 4 đề mà ông H. nhận được). Đáng chú ý, trong đề tự luận có 3 câu hỏi thì chỉ có câu 1 và câu 2 có trong “đề cương ôn thi môn quản lý đất đai” gửi cho các thí sinh, nhưng câu số 3 thì chỉ có trong phần đáp án của ông H..
Kết quả, ông V. - người bị tố mua đề - đạt số điểm cao nhất và trở thành công chức địa chính xã Khánh Thạnh Tân.
Người trong cuộc nói gì?
Ông Nguyễn Thanh Sơn - thời điểm đó là trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Mỏ Cày Bắc (hiện là chánh văn phòng UBND huyện Mỏ Cày Bắc) - cho biết theo quy trình, đề thi công chức chuyên ngành địa chính - môi trường được các chuyên viên của phòng tham mưu và soạn thảo, ông Sơn là người cuối cùng duyệt để chuyển qua Phòng nội vụ trước khi hội đồng thi chính thức chọn đề.
Theo ông Sơn, trong quá trình chuyển đề sang Phòng nội vụ huyện Mỏ Cày Bắc, không hiểu vì lý do gì bị mất file và phải chuyển lại lần thứ 2, nên không loại trừ khả năng bị hacker tấn công để lấy đề và đáp án. Ông Sơn cũng khẳng định không liên quan tới vụ mua bán đề và chưa hề gặp ông H..
Còn ông L. - người bị tố cáo trực tiếp giao đề và đáp án cho ông H. - thừa nhận ông có quen biết ông H. nhưng không có chuyện mua bán đề thi như ông H. tố cáo.
Về những tin nhắn giữa số điện thoại của ông L. và ông H. có nội dung liên quan tới việc mua bán đề thi, ông L. nói số điện thoại là của ông nhưng không nhớ có phải mình nhắn hay không.
Còn ông V. thì cho rằng mình không mua đề. Sở dĩ thi được điểm cao là do trước đó học bài kỹ. Riêng câu số 3 trong phần thi tự luận, không có trong đề cương ôn này vẫn làm được là do trước đó từng thi công chức ở một số huyện khác và có đề giống câu 3 của lần này.
Tố cáo có cơ sở
Theo tìm hiểu, ngày 17-5-2016, UBND huyện Mỏ Cày Bắc đã thành lập hội đồng để xác minh sự việc và tiếp nhận các vật chứng liên quan, trong đó có USB chứa đề và đáp án thi mà ông H. cung cấp.
Ngày 1-6-2016, lãnh đạo Công an tỉnh Bến Tre cho biết sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra.
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Nghĩa - phó chánh Thanh tra tỉnh Bến Tre - cho biết đã tiếp nhận vụ việc và sẽ giám sát việc xử lý của các cơ quan chức năng.
Bước đầu, các cơ quan chức năng xác định USB có chứa đề thi và đáp án mà ông H. cung cấp là có trước thời điểm tổ chức kỳ thi công chức năm 2014.
“Việc tố cáo của ông H. là có căn cứ. Chúng tôi yêu cầu UBND huyện Mỏ Cày Bắc nhanh chóng xác minh sự việc để thông tin rộng rãi” - ông Nghĩa nhấn mạnh.
-
-Không có mấy chục “chai”, cứ cổ dài mà… đợi!
(Dân trí) - Nói trắng ra, thiếu hay không thiếu chẳng liên quan gì cả, nếu không có mấy chục “chai” thì cứ “cổ dài” mà đợi!.
Chuyện sinh viên ra trường không có việc làm ở ta không lạ. Chuyện chạy chức, chạy quyền cũng không lạ. Chuyện “chạy việc” lại càng không lạ.
Càng không lạ bởi chạy chức, chạy quyền tưởng là nhiều nhưng lại không nhiều. Không nhiều bởi số người có thể “chạy” chức, quyền không nhiều. Nhưng chạy việc thì nhiều vô kể.
>> Xin đi dạy mất tiền, thà đi làm… công nhân!
-Tuyển công chức ở Hà Nội
-( Sưu tầm )
-Thạc sĩ, thủ khoa xuất sắc trượt công chức do chưa tâm huyếtVietNamNet
-Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đình Hoan, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết các ứng viên bằng giỏi mà trượt công chức là do chưa tâm huyết. >> Thủ khoa từ chối công chức, làm công dân toàn cầu · >> Thạc sĩ, thủ khoa xuất sắc trải lòng thi trượt ...
-50% người có bằng thạc sĩ nước ngoài trượt công chức thủ đô (VnEx 22-4-15)
Trong 10 thí sinh có trình độ đào tạo thạc sĩ tham dự kiểm tra sát hạch chỉ 4 người đạt, 1 người không dự sát hạch và 5 người không đạt.
-Nguyên khí ngoài biên chế (TS 3-4-15) -- Bài của Cao Tự Thanh
-Bộ Công Thương hủy kết quả thi công chức, kỷ luật Cục trưởng
-13/08/2014
(NLĐO) - Bộ Công Thương vừa công bố hủy bỏ kết quả cuộc thi công chức tại Cục Quản lý thị trường năm 2013 do lộ đề, kỷ luật các cán bộ có liên quan, trong đó có Cục trưởng và Cục phó Cục Quản lý thị trường.
Vụ đóng hơn 1 tỉ “chống trượt”: Chủ yếu cán bộ cấp huyện, sở nộp tiền
Hà Nội kiểm tra đột xuất hành vi, đạo đức của cán bộ công chức
Bộ Công Thương đã chính thức có kết luận về sai phạm trong việc để lộ đề thi tuyển công chứcdiễn ra tháng 12-2013 tại Cục Quản lý thị trường (QLTT).
Kết luận nêu rõ trong đợt tổ chức kỳ thi công chức cuối năm 2013, Cục QLTT đã để xảy ra một số vi phạm liên quan đến thi tuyển công chức gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Cục QLTT nói riêng và Bộ Công Thương nói chung.
Để xảy ra vi phạm, trách nhiệm thuộc về một số cá nhân thuộc các bộ phận tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thi tuyển công chức và tập thể Hội đồng thi tuyển công chức của Cục QLTT, thiếu biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thi tuyển, dẫn đến vi phạm của cán bộ ra đề thi, bảo mật đề thi.
Do đó, Bộ Công Thương công bố hủy bỏ kết quả cuộc thi, tiến hành kỷ luật các cán bộ có liên quan. Cụ thể, phòng Pháp chế có 2 cán bộ bị kỷ luật vì vi phạm nghiêm trọng quy định trong việc bảo mật đề thi. Đó là ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng phòng, bị hạ bậc lương, ông Nguyễn Đức Lê, Phó trưởng phòng, bị cảnh cáo.
Đối với cấp lãnh đạo Cục QLTT, có 2 cá nhân bị kỷ luật là ông Trương Quang Hoài Nam (khi đó giữ chức Cục trưởng), Chủ tịch Hội đồng thi tuyển, nhận hình thức kỷ luật phê bình nghiêm khắc và cắt hết các danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2013. Ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng, nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương cũng đề nghị Đảng uỷ Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Công Thương phê bình và huỷ hết các danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2013 đã được quyết định đối với tập thể Đảng uỷ và lãnh đạo Cục QLTT do đã để xảy ra sai phạm trong kỳ thi tuyển công chức của Cục QLTT năm 2013.
Kỳ thi tuyển công chức của Cục QLTT năm 2013 được tổ chức ngày 24-12 có 10 người trúng tuyển. Tuy nhiên khi kết quả kỳ thi được công bố, Bộ Công Thương nhận được nhiều đơn thư tố cáo có hiện tượng tiêu cực như lộ đề thi, giám thị tiếp tay cho thí sinh chép bài. Theo dư luận, trong số 10 thí sinh trúng tuyển có một số người là con cháu của lãnh đạo ngành Công Thương.
-Thi công chức ở Bộ Công Thương, con cháu lãnh đạo trúng tuyển MỘT THẾ GIỚI - 17:15 10-08-2014
Liên quan vụ gian lận thi công chức tại Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, sau nhiều ngày xác minh, phát hiện những thí sinh trúng tuyển có con, cháu của lãnh đạo ngành Công Thương.
Có “người trong nhà”
Theo bản danh sách thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức Cục QLTT (Bộ Công Thương) công bố kèm theo công văn số 21 của Cục QLTT ngày 24/12/2013 có 10 người trúng tuyển. Cụ thể gồm: Nguyễn Ngọc Hà, Chung Phương Anh, Hà Thị Doánh, Nguyễn Ngọc Tâm, Trương Thị Thu Phương, Đào Ngọc Thắng, Lưu Bách Trường, Phạm Mai Phương, Đỗ Mạnh Quân, Mai Thị Thuấn.
03/06/2016
TTO - Một người dân gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng của tỉnh Bến Tre về việc mua bán đề thi và đáp án đề thi công chức xã ở huyện Mỏ Cày Bắc nhưng một năm qua vẫn chưa được thông báo kết quả.
Tin nhắn trao đổi qua lại và tài liệu thi công chức mà ông H. đưa ra tố cáo - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Người tố cáo vụ việc là ông H. (ngụ huyện Mỏ Cày Bắc). Ông H. tự nhận là người môi giới mua bán đề thi công chức tại huyện Mỏ Cày Bắc, kỳ thi công chức xã năm 2014, chuyên ngành địa chính - môi trường. Do lấn cấn tiền bạc nên ông H. tố cáo với cơ quan chức năng.
Đề thi và đáp án có trước kỳ thi
Kỳ thi tuyển dụng công chức xã được tổ chức vào hai ngày 21 và 22-6-2014 tại huyện Mỏ Cày Bắc. Theo đơn tố cáo của ông H., trước kỳ thi, ông cùng bốn người khác có giao dịch mua bán đề và đáp án thi.
Ông H. là người trực tiếp nhận đề từ ông L., chuyên viên Phòng tài chính - kế hoạch huyện Mỏ Cày Bắc, sau đó giao cho người cần mua là ông V. - người trúng tuyển, đang là công chức địa chính xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.
Cụ thể, ngày 29-5-2014, ông V. đến nhà ông H. để mượn USB và 10 triệu đồng để đưa cho ông L. chép đề thi cũng như đáp án.
Đến ngày 31-5-2014, ông H. đến nhà ông L. lấy USB rồi đưa cho ông V.. Nhưng do file bị lỗi không đọc được nên ngày hôm sau (1-6-2014) ông H. phải mang USB về đưa lại cho ông L. để chép lại.
Ông H. khẳng định ông và ông V. cùng nhau mua đề và đáp án với giá 25 triệu đồng, đồng thời làm dấu trong bài thi để phân biệt với các bài thi khác.
Trong ba lần giao tiền cho những người có liên quan đều có mặt ông H.. Giữa ông H. và ông L. cũng có nhắn tin qua lại để bàn về việc nhận đề thi. Những tin nhắn này hiện ông H. còn lưu giữ.
Trước khi giao USB có chứa đề và đáp án cho ông V., ông H. copy tất cả đề vào máy tính cá nhân của mình, lưu trên 2 USB khác cất ở nhà riêng.
Khi ngày thi công chức diễn ra, đề thi trùng với đề ông H. có trước đó (đề số 2 trong 4 đề mà ông H. nhận được). Đáng chú ý, trong đề tự luận có 3 câu hỏi thì chỉ có câu 1 và câu 2 có trong “đề cương ôn thi môn quản lý đất đai” gửi cho các thí sinh, nhưng câu số 3 thì chỉ có trong phần đáp án của ông H..
Kết quả, ông V. - người bị tố mua đề - đạt số điểm cao nhất và trở thành công chức địa chính xã Khánh Thạnh Tân.
Người trong cuộc nói gì?
Ông Nguyễn Thanh Sơn - thời điểm đó là trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Mỏ Cày Bắc (hiện là chánh văn phòng UBND huyện Mỏ Cày Bắc) - cho biết theo quy trình, đề thi công chức chuyên ngành địa chính - môi trường được các chuyên viên của phòng tham mưu và soạn thảo, ông Sơn là người cuối cùng duyệt để chuyển qua Phòng nội vụ trước khi hội đồng thi chính thức chọn đề.
Theo ông Sơn, trong quá trình chuyển đề sang Phòng nội vụ huyện Mỏ Cày Bắc, không hiểu vì lý do gì bị mất file và phải chuyển lại lần thứ 2, nên không loại trừ khả năng bị hacker tấn công để lấy đề và đáp án. Ông Sơn cũng khẳng định không liên quan tới vụ mua bán đề và chưa hề gặp ông H..
Còn ông L. - người bị tố cáo trực tiếp giao đề và đáp án cho ông H. - thừa nhận ông có quen biết ông H. nhưng không có chuyện mua bán đề thi như ông H. tố cáo.
Về những tin nhắn giữa số điện thoại của ông L. và ông H. có nội dung liên quan tới việc mua bán đề thi, ông L. nói số điện thoại là của ông nhưng không nhớ có phải mình nhắn hay không.
Còn ông V. thì cho rằng mình không mua đề. Sở dĩ thi được điểm cao là do trước đó học bài kỹ. Riêng câu số 3 trong phần thi tự luận, không có trong đề cương ôn này vẫn làm được là do trước đó từng thi công chức ở một số huyện khác và có đề giống câu 3 của lần này.
Tố cáo có cơ sở
Theo tìm hiểu, ngày 17-5-2016, UBND huyện Mỏ Cày Bắc đã thành lập hội đồng để xác minh sự việc và tiếp nhận các vật chứng liên quan, trong đó có USB chứa đề và đáp án thi mà ông H. cung cấp.
Ngày 1-6-2016, lãnh đạo Công an tỉnh Bến Tre cho biết sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra.
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Nghĩa - phó chánh Thanh tra tỉnh Bến Tre - cho biết đã tiếp nhận vụ việc và sẽ giám sát việc xử lý của các cơ quan chức năng.
Bước đầu, các cơ quan chức năng xác định USB có chứa đề thi và đáp án mà ông H. cung cấp là có trước thời điểm tổ chức kỳ thi công chức năm 2014.
“Việc tố cáo của ông H. là có căn cứ. Chúng tôi yêu cầu UBND huyện Mỏ Cày Bắc nhanh chóng xác minh sự việc để thông tin rộng rãi” - ông Nghĩa nhấn mạnh.
-
-Không có mấy chục “chai”, cứ cổ dài mà… đợi!
(Dân trí) - Nói trắng ra, thiếu hay không thiếu chẳng liên quan gì cả, nếu không có mấy chục “chai” thì cứ “cổ dài” mà đợi!.
Chuyện sinh viên ra trường không có việc làm ở ta không lạ. Chuyện chạy chức, chạy quyền cũng không lạ. Chuyện “chạy việc” lại càng không lạ.
Càng không lạ bởi chạy chức, chạy quyền tưởng là nhiều nhưng lại không nhiều. Không nhiều bởi số người có thể “chạy” chức, quyền không nhiều. Nhưng chạy việc thì nhiều vô kể.
Nói nhiều vô kể bởi đây chủ yếu là đối tượng sinh viên mới ra trường. Mỗi năm, cả nước có hàng chục vạn sinh viên ra trường thì cũng có… gần bằng con số ấy chạy việc.
Chạy bằng quan hệ tình cảm. Chạy bằng “tổ đổi công”, anh nhận con tôi, tôi nhận cháu anh. Chạy bằng tình cảm dành cho con ông cháu cha, cách chạy “đổi chác” cũng dành cho con cha, cháu ông… Song phổ biến nhất vẫn là chạy bằng tiền. Dân thì chỉ có cách chạy là vén vén cái ruột tượng, “bác giúp, hết bao nhiêu em gửi”.
Cách chạy này không kém hiệu quả, thậm chí còn có kết quả khá chắc chắn. Chỉ có điều, nó hơi “lục tốn”. Giá của nó bao nhiêu? Không có bảng niêm yết. Thế nhưng nó có “giá làng” cả. Cái giá ấy nhiều khi cũng bị đẩy lên bởi bọn “cò” và mỗi nơi mỗi khác.
Không biết các nơi bao nhiêu bởi chẳng có ai trên 63 cái tỉnh thành này nói ra. Hình như mới chỉ có một lần “buột miệng” của ông Chánh thanh tra Hà Nội Trần Trọng Dực nói rằng chạy công chức với giá cả “trăm triệu đồng”.
Thế nhưng cái con số ông Dực nêu thì nhiều bạn đọc không tin vì nó… quá thấp. Nhiều người quả quyết rằng, nó phải nhiều “trăm triệu” đồng.
Cứ ngỡ giáo viên mầm non là nghề “dễ chạy” nhất bởi cung luôn không đáp ứng cầu. Thế nhưng gần đây, báo điện tử Dân trí đăng thông tin nhiều sinh viên ra trường phản hồi phải có vài chục triệu đồng mới vào được trường mầm non để đi dạy.
Tại Hội thảo “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non ở TPHCM” do Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức sáng 19/6, nhiều đại biểu chỉ ra thực trạng thiếu giáo viên mầm non diễn ra ở nhiều tỉnh thành. Đặc biệt là ở TPHCM, tình trạng này được xem là một thách thức khi việc đào tạo liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết được.
ThS Hồ Ngọc Kiều, Phòng Thanh tra (CĐ Sư phạm Long An) nói thẳng: “Ở nơi khác tôi không biết nhưng chỗ tôi, nhiều sinh viên ra trường nói rằng phải có vài chục “chai” (triệu -PV) mới vào được trường mầm non, mới trở thành giáo viên.
Có những bạn ra trường rất tự tin khi tham gia tuyển dụng vì có khả năng, có tay nghề. Nhưng cuối cùng lại rớt, những ứng viên khác kém hơn lại được chọn. Khi các bạn đến hỏi thì nơi tuyển dụng cũng không trả lời được”, bà Kiều kể.
Thử tính một sinh viên theo học đại học 4 năm, mỗi năm gia đình đã tốn kém ít nhất cỡ 40 – 50 triệu, tức là khoảng gần 200 triệu đồng. Khi ra trường, lại mất từ vài chục đến vài trăm triệu đồng để “chạy”, số tiền tổng thể đã lên đến vài trăm triệu, một khối tài sản phải nói là rất lớn với người nông dân.
Trong khi đó nếu có việc, mỗi tháng giáo viên mầm non thu nhập không quá 3 triệu đồng, tữc là phải mất cỡ… 100 tháng, bằng 8 năm đi dạy không lương. 8 năm cộng với 4 năm là 12 năm “treo niêu”, họ sẽ sống bằng gì?
Vì thế, không ít sinh viên ra trường đành đi làm công nhân vậy.
Sinh viên đi làm công nhân tức là lại bắt đầu một cuộc “học” mới bởi làm công nhân bây giờ cũng cần phải có kỹ năng, không phải cứ vào là làm được.
Trở lại với cuộc hội thảo trên, rõ ràng việc thiếu giáo viên là có thật. Thế nhưng thiếu mà vẫn phải “chạy” thì thật là vô lý.
Tiếc thay, cái sự vô lý ấy lại luôn hiện hữu trong đời sống xã hội Việt Nam ta.
Nói trắng ra, thiếu hay không thiếu chẳng liên quan gì cả, nếu không có mấy chục “chai” thì cứ “cổ dài” mà đợi!.
Bùi Hoàng Tám
>> Xin đi dạy mất tiền, thà đi làm… công nhân!
-Tuyển công chức ở Hà Nội
-( Sưu tầm )
Phó bản có thằng con đã ngoài 20 tuổi mà ham chơi lười học, suốt ngày thích rượu chè, cờ bạc, chỉ thích đi chợ tình cướp gái về làm vợ theo lệ từ lâu của bản. Phó bản lo lắm, muốn chạy cho nó suất công chức của bản. Lại nghe dưới Hà Nội năm nay thi ngặt lắm. Nghiêm túc chặt chẽ lắm. Đúng quy trình lắm.
Dù bằng đỏ bằng xanh, bằng học ở Tây, Tàu, Úc, Sing... gì cũng trượt. Cứ đà này vài năm nữa công chức sẽ giỏi lắm, siêu nhân trở lên. Thôi cũng mừng cho thủ đô... Đang nghĩ miên man cho thằng con thì trưởng bản cùng một đoàn trợ lý đến gọi đi xin ý kiến già làng.
Già làng vống mở miệng thành thơ, nay lại thêm tài nói chữ làm cho cả đoàn phục lác mắt bằng một tràng góp ý bằng vần chữ “CỜ”:
“Cánh công chức chốn cửa công, càng chấn chỉnh càng cao. Cần có cách chọn cho chắc chắn. Cần chọn các cô chú chăm chỉ, có chí, cần cù cho công cuộc cải cách. Cấm cửa các cô chú chăm chơi, chăm chát chít, chiếm chỗ, chờ chỗ cao. Có chú có cô cay cú chăm chú chạy chọt, chịu chi cũng chẳng chọn. Con, cháu, chắt, chút, chít các cụ cả, các cô cậu cần chiều cố cũng chẳng cho. Cứ chấn chỉnh cho chắc chắn, chỉn chu, cấm cãi, chào các cô, các cậu...”.
Sau khi nghe giá làng góp ý, trưởng bản kéo cả đoàn về nhà bàn bạc. Một trợ lý nhân sự có ý kiến:
- Em nói thật, làm theo các bác dưới Hà Nội, chọn kỹ vậy, đúng quy trình vậy, tốt cho dân quá. Nhưng làm như vậy, con em mình để đi làm osin hết à?
- Không ổn – tiếng ủng hộ đồng thanh vang lên. Phó bản liền thăm dò:
- Như vậy không được. Bất công! Anh em đang chờ xin ý kiến chỉ đạo của trưởng bản.
Trưởng bản cười ruồi, nhếch mép:
- Khó quái gì! Cho trượt khó gì. Ta đã có cách. Giám khảo là ta. Hỏi về kỹ năng chuyên môn, năng lực tổ chức công việc, về văn hóa thì chúng là bậc thầy, bậc cụ của chúng mình. Ta cứ nhè về luật riêng, bất thành văn của bản mình mà thi. Chợ tình có từ thời nào? Già làng có mấy huân chương? Trong chương trình xóa đói giảm nghèo, bản mình được cấp bao nhiêu con bò, dê gà nhím? Trưởng bản nào cho bò lạc về nhà? Hát then, đàn tính của dân tộc nào?... không biết già làng có mấy huân chương là phạm thượng, lại không biết dân bản ra sao thì làm sao nói là yêu dân bản được?... Các cậu cứ thế mà hỏi thì đến ông giời xuống thi cũng trượt chứ đừng cậy có mấy cái bằng đỏ, bằng xanh, trừ đứa nào mình cho học thuộc lòng.
- Cao kiến! - tiếng vỗ tay đôm đốp.
Phó bản nghe xong mừng lắm kéo trưởng bản vào trong hạ giọng:
- Dạ, em có tí chút, trăm sự nhờ anh, anh giúp cháu...
Trưởng bản cầm, đút túi xong liền nói:
- Cùng cảnh ai lại làm thế, cậu hay vẽ chuyện. Tớ nhận lần này cho cậu vui thôi chứ lần sau thì cấm đấy, nhớ nhá!
Vũ Huy Tưởng (HN)
-Thạc sĩ, thủ khoa xuất sắc trượt công chức do chưa tâm huyếtVietNamNet
-Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đình Hoan, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết các ứng viên bằng giỏi mà trượt công chức là do chưa tâm huyết. >> Thủ khoa từ chối công chức, làm công dân toàn cầu · >> Thạc sĩ, thủ khoa xuất sắc trải lòng thi trượt ...
-50% người có bằng thạc sĩ nước ngoài trượt công chức thủ đô (VnEx 22-4-15)
Trong 10 thí sinh có trình độ đào tạo thạc sĩ tham dự kiểm tra sát hạch chỉ 4 người đạt, 1 người không dự sát hạch và 5 người không đạt.
Sở Nội vụ Hà Nội vừa công bố kết quả kiểm tra, sát hạch tiếp nhận công chức không qua thi tuyển tại kỳ tuyển dụng công chức thành phố Hà Nội năm 2015. Theo đó, có đến gần 50% tổng số thí sinh tham dự sát hạch không đạt.
Cụ thể, trong 63 thí sinh là thủ khoa đại học trong nước, bằng giỏi nước ngoài, có đến 30 người bị đánh trượt (5 thí sinh có bằng thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài và 25 thí sinh là thủ khoa, thủ khoa xuất sắc trong nước, cử nhân bằng giỏi nước ngoài).
Nhiều thủ khoa và thủ khoa xuất sắc các trường đại học đã không vượt qua được kỳ sát hạch tuyển dụng công chức thủ đô năm 2015. Ảnh minh họa: Võ Hải.
|
So với các năm trước, số lượng thí sinh thủ khoa đại học trong nước, bằng giỏi nước ngoài không đạt năm 2015 tăng đột biến. Tại kỳ thi công chức thủ đô năm 2014, trong 41 thí sinh tham gia sát hạch, có 10 người bị trượt (6 thí sinh là thủ khoa các trường đại học trong nước và 3 người là thạc sĩ, một cử nhân bằng giỏi, xuất sắc nước ngoài). Tương tự năm 2013, có 43 thí sinh thuộc diện đặc cách, qua sát hạch 9 người không đạt, trong đó có 5 thủ khoa các trường đại học trong nước và 4 thí sinh tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc nước ngoài.
Thống kê của Sở Nội vụ Hà Nội, số thí sinh đăng ký dự thi tuyển dụng công chức năm 2015 của thành phố là trên 4.500, các thí sinh sẽ dự thi, sát hạch để vào 560 vị trí trong bộ máy hành chính thủ đô. 63 người thuộc diện miễn thi nêu trên (là thủ khoa đại học trong nước, bằng giỏi nước ngoài) không phải thi công chức nhưng phải trải qua kỳ sát hạch 4 với nội dung: Kiến thức về công vụ, công chức; Kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành; Vận dụng kiến thức chung và kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành vào thực tiễn công tác ở vị trí việc làm nếu được tiếp nhận; Kỹ năng thuyết trình, tổng hợp và soạn thảo văn bản.
Những thí sinh còn lại sẽ tham dự kỳ thi công chức được khai mạc vào ngày 23/5. Từ ngày 27/6 đến 5/7, Hội đồng thi tuyển công chức năm 2015 sẽ tổ chức chấm thi, khớp phách, tổng hợp, duyệt và thông báo kết quả. Sau khi có quyết định công nhận kết quả thi của UBND thành phố, Hội đồng sẽ thông báo kết quả trúng tuyển tới các thí sinh.
Hà Nội tuyển hơn 270 công chức sở, ngành / Nhiều thủ khoa trượt công chức thủ đô-Nguyên khí ngoài biên chế (TS 3-4-15) -- Bài của Cao Tự Thanh
-Bộ Công Thương hủy kết quả thi công chức, kỷ luật Cục trưởng
-13/08/2014
(NLĐO) - Bộ Công Thương vừa công bố hủy bỏ kết quả cuộc thi công chức tại Cục Quản lý thị trường năm 2013 do lộ đề, kỷ luật các cán bộ có liên quan, trong đó có Cục trưởng và Cục phó Cục Quản lý thị trường.
Vụ đóng hơn 1 tỉ “chống trượt”: Chủ yếu cán bộ cấp huyện, sở nộp tiền
Hà Nội kiểm tra đột xuất hành vi, đạo đức của cán bộ công chức
Bộ Công Thương đã chính thức có kết luận về sai phạm trong việc để lộ đề thi tuyển công chứcdiễn ra tháng 12-2013 tại Cục Quản lý thị trường (QLTT).
Kết luận nêu rõ trong đợt tổ chức kỳ thi công chức cuối năm 2013, Cục QLTT đã để xảy ra một số vi phạm liên quan đến thi tuyển công chức gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Cục QLTT nói riêng và Bộ Công Thương nói chung.
Để xảy ra vi phạm, trách nhiệm thuộc về một số cá nhân thuộc các bộ phận tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thi tuyển công chức và tập thể Hội đồng thi tuyển công chức của Cục QLTT, thiếu biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thi tuyển, dẫn đến vi phạm của cán bộ ra đề thi, bảo mật đề thi.
Do đó, Bộ Công Thương công bố hủy bỏ kết quả cuộc thi, tiến hành kỷ luật các cán bộ có liên quan. Cụ thể, phòng Pháp chế có 2 cán bộ bị kỷ luật vì vi phạm nghiêm trọng quy định trong việc bảo mật đề thi. Đó là ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng phòng, bị hạ bậc lương, ông Nguyễn Đức Lê, Phó trưởng phòng, bị cảnh cáo.
Đối với cấp lãnh đạo Cục QLTT, có 2 cá nhân bị kỷ luật là ông Trương Quang Hoài Nam (khi đó giữ chức Cục trưởng), Chủ tịch Hội đồng thi tuyển, nhận hình thức kỷ luật phê bình nghiêm khắc và cắt hết các danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2013. Ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng, nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương cũng đề nghị Đảng uỷ Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Công Thương phê bình và huỷ hết các danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2013 đã được quyết định đối với tập thể Đảng uỷ và lãnh đạo Cục QLTT do đã để xảy ra sai phạm trong kỳ thi tuyển công chức của Cục QLTT năm 2013.
Kỳ thi tuyển công chức của Cục QLTT năm 2013 được tổ chức ngày 24-12 có 10 người trúng tuyển. Tuy nhiên khi kết quả kỳ thi được công bố, Bộ Công Thương nhận được nhiều đơn thư tố cáo có hiện tượng tiêu cực như lộ đề thi, giám thị tiếp tay cho thí sinh chép bài. Theo dư luận, trong số 10 thí sinh trúng tuyển có một số người là con cháu của lãnh đạo ngành Công Thương.
-Thi công chức ở Bộ Công Thương, con cháu lãnh đạo trúng tuyển MỘT THẾ GIỚI - 17:15 10-08-2014
Trong 10 thí sinh trúng tuyển có cháu của ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng QLTT và ông Đào Minh Hải, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Công Thương. Ảnh: Phong Cầm
Có “người trong nhà”
Theo bản danh sách thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức Cục QLTT (Bộ Công Thương) công bố kèm theo công văn số 21 của Cục QLTT ngày 24/12/2013 có 10 người trúng tuyển. Cụ thể gồm: Nguyễn Ngọc Hà, Chung Phương Anh, Hà Thị Doánh, Nguyễn Ngọc Tâm, Trương Thị Thu Phương, Đào Ngọc Thắng, Lưu Bách Trường, Phạm Mai Phương, Đỗ Mạnh Quân, Mai Thị Thuấn.
Sau khi bản danh sách những thí sinh trúng tuyển được Cục QLTT công bố, lập tức, nhiều đơn thư gửi tới Bộ Công Thương tố cáo việc lộ đề thi. Thực tế, qua điều tra, phát hiện trong 10 thí sinh trúng tuyển (có tên ở trên), không ít là con, cháu của lãnh đạo ngành Công Thương.
Cụ thể, thí sinh Đỗ Mạnh Quân, sinh ngày 30/4/1989, có số điểm 351 (vị trí trúng tuyển: Phòng Tuyên truyền và Quan hệ đối ngoại) là cháu của ông Đỗ Thanh Lam, Phó bí thư Đảng ủy, Phó cục trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cục QLTT.
Thí sinh Đào Ngọc Thắng, sinh ngày 7/10/1989, có số điểm 310 (vị trí trúng tuyển: Phòng Chống buôn lậu) là cháu của ông Đào Minh Hải, nguyên Cục phó QLTT, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công Thương, hiện là Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Công Thương.
Thí sinh Lưu Bách Trường, sinh ngày 26/5/1990, có số điểm 327 (vị trí trúng tuyển: Phòng Chống hàng giả) là con của ông Lưu Bách Chiến, Đội trưởng Đội QLTT số 2 (Chi cục QLTT Hà Nội).
Ngoài ra, trong danh sách trúng tuyển còn có hai người trước khi dự thi là nhân viên hợp đồng tại Cục QLTT.
Cụ thể, Nguyễn Ngọc Tâm, sinh ngày 12/11/1989, có số điểm 318 (vị trí trúng tuyển: Phòng Tổ chức-Xây dựng lực lượng) là nhân viên của chính phòng này; thí sinh Chung Phương Anh, sinh ngày 28/10/1989, có số điểm 376 (ví trí trúng tuyển: Phòng Pháp chế) là nhân viên trực tiếp của ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng phòng Pháp chế Cục QLTT và ông Nguyễn Đức Lê, Phó trưởng phòng (cả hai ông này hiện đã nhận hình thức kỷ luật do sai phạm trong kỳ thi tuyển - PV).
Nhiều người mang tài liệu, chép bài thoải mái
Nhiều người mang tài liệu, chép bài thoải mái
Đó là khẳng định của thí sinh Trần Hưng Thái. Anh Thái là một trong số 289 thí sinh bị trượt tại kỳ thi tuyển công chức của Cục QLTT (Bộ Công Thương).
Anh Thái sinh năm 1984, lấy bằng thạc sỹ tại Singapore, đăng ký thi vào Phòng Tuyên truyền và quan hệ đối ngoại (phòng này chỉ lấy 2 chỉ tiêu - PV). Trong 5 môn thi, anh Thái được miễn thi môn ngoại ngữ và tin học. Kết quả, anh Thái có tổng điểm 297, xếp thứ ba.
Trao đổi với PV, anh Thái cho biết: “Tôi thấy người ta mang tài liệu vào phòng thi, mặc sức chép. Tất nhiên, lúc đó tôi vẫn cứ làm bài thi của mình. Nhưng sau này, khi biết thí sinh chép bài trúng tuyển (tên Đỗ Mạnh Quân), tôi rất bức xúc. Tôi biết rõ trong thời gian nửa đầu làm bài thi, cậu ấy không làm được gì, vì ngồi bên cạnh tôi. Sau đó giám thị đi qua, rồi cậu ấy chép tài liệu”.
“Sau khi công bố kết quả thi, tôi đứng thứ ba nhưng vẫn trượt vì chỉ lấy hai chỉ tiêu. Một trong hai người trúng tuyển là Đỗ Mạnh Quân. Tôi thấy chán nản và bức xúc. Một kỳ thi quan trọng như vậy mà có người bằng quan hệ này nọ, chép bài, trúng tuyển. Chính vì vậy, tôi đã làm đơn khiếu nại. Sau này, đọc báo mới biết đó là kỳ thi được dàn xếp. Vậy Cục QLTT tổ chức thi làm gì khi biết trước người đỗ”, anh Thái nói.
Cũng theo anh Thái, tại phòng thi của anh, sau khi bóc đề thi, đã có thí sinh đứng dậy bỏ về ngay và tuyên bố “thi thế này thì gọi là kỳ thi công bằng hay không, khi có người đã biết trước mình đỗ”. Sau đó, thí sinh đó bỏ về mà không ai ngăn cản. Thậm chí ở phòng thi bên cạnh, có thí sinh dọa đánh giám thị, to tiếng rồi bỏ về.
Kỳ thi tuyển công chức của Cục QLTT có 299 thí sinh tham dự. Điều dư luận thắc mắc là vì sao trong số 10 người trúng tuyển, đã có 5 người là con, cháu, nhân viên trong ngành Công Thương?
Với một kỳ thi tuyển công chức có nhiều sai phạm và thiếu minh bạch như ở Cục QLTT, vì sao lãnh đạo Bộ Công Thương chưa hủy kết quả thi và xử lý những lãnh đạo Cục QLTT vi phạm?
Phong Cầm/ Tiền phong