Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Vũ Như Cẩn

Vũ Như Cẩn
Huỳnh Văn Úc
Ngày xửa ngày xưa ở làng nọ có một gánh hát tuồng, cả đào kép và kèn trống độ hơn mười người. Kép chính của gánh hát ấy tên là Vũ Như Cẩn vì vậy khi kể lại cho các bạn nghe câu chuyện này tôi lấy tên anh ta làm đề cho câu chuyện. Đó là một người đàn ông dong dỏng cao khuôn mặt vuông vức giống hình chữ điền, trán rộng, cằm hơi nhô, hàm én, mày ngài. Theo ngũ hành khuôn mặt chữ điền thuộc kim tiêu biểu cho sự quyết đoán, cương nghị. Vì có quý tướng như thế nên trong các vở tuồng anh ta thường diễn vai tướng trận. Kép thì như vậy, thế còn đào? Đào chính của gánh hát tên là Nguyễn Y Vân, dáng người thon lẳn với chiều cao vừa phải, nếu cao thêm một phân thì thành người gầy, nếu bớt đi một phân thì lại trở nên quá thấp. Da mặt trắng ngần nên nếu xoa thêm ít phấn thì quá trắng, đôi môi đã đủ hồng nên thoa thêm ít son thì quá đỏ. Lúng liếng đôi mắt lá dăm/ Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Người như thế mà sắm vai đào lẳng, đào thương thì thật tuyệt vời.
Trời vừa tối được một lúc thì đèn trước rạp đã sáng trưng. Tiếng trống đã vang lừng. Cắc cắc tang tang cắc tờ rang cắc tang/Tang tang cắc cà rụp tắc xờn cắc.Tiếng kèn tiếng nhị đã nổi lên réo rắt. Trẻ con, người lớn lần lượt bước vào rạp. Cũng không đến nỗi nào, nếu đứng trên sân khấu nhìn xuống có thể thấy hai phần ba số ghế đã có người ngồi. Hôm nay rạp diễn vở tuồng Đào Phi Phụng. Vũ Như Cẩn sắm vai Đào Phi Phụng. Đào Phi Phụng là đại tướng nước Lương cầm quân chinh đông, ra trận đánh nhau với quân nước Liêu. Nguyễn Y Vân sắm vai Liễu Nguyệt Tiêm, nữ tướng nước Liêu. Chả biết đánh đấm thế nào mà rồi mày ngang mắt dọc đưa tình rồi đâm ra yêu nhau và lấy nhau ngay giữa trận tiền, trận trung giao chiến phối lương duyên. Họ yêu nhau kỹ đến mức vợ biết chồng cảnh thương hữu hắc tì- ở cổ có vết chàm, song chưởng tự đề phụ bật - trên hai bàn tay có viết chữ phụ và chữ bật, còn chồng thì biết vợ bối trung lưu xích điểm, lưỡng kiêm tự đính trung trinh nghĩa là sau lưng có nốt ruồi đỏ, hai vai có hai chữ trung trinh. Hay thật! Vợ không ôm cổ chồng thì làm sao biết được ở cổ có vết chàm? Yêu nhau cởi áo cho nhau, không cởi áo vợ ra thì làm sao thấy được nốt ruồi sau lưng với lại chữ đề ở hai vai?
Cái câu chuyện hai tướng nam nữ đánh nhau rồi lấy nhau ngay giữa trận tiền diễn mãi rồi cũng sinh ra nhàm chán. Nhàm chán thì mất khách xem. Một suất diễn có dăm ba chục khán giả đã là mừng. Rồi đôi ba chục người xem cũng cho là tốt. Cho đến khi đánh đến thủng trống, kèn thổi đến đứt cả hơi cũng chẳng có ma nào thèm để mắt đến thì gánh hát phải cuốn xéo. Cuốn xéo đi phương trời nào đó độ đôi ba năm  thì chiều hôm ấy lại thấy lò dò về. Từ chiều đã thấy Vũ Như Cẩn và Nguyễn Y Vân ngồi trên một chiếc xe kéo, mặt mày sơn phết, người mặc chiến bào, trống gõ tùng tùng đi khắp làng rao lên rằng: " Tám giờ tối nay diễn vở mới! Vở mới! Hấp dẫn cực kỳ, mời bà con cô bác đến xem". Hơn bảy giờ tối đèn đuốc trước cửa rạp đã sáng trưng. Trống lại đánh liên hồi. Cắc cắc tang tang cắc tờ rang cắc tang/Tang tang cắc cà rụp tắc xờn cắc. Dân làng tin rằng có vở mới nên độ hai phần ba các hàng ghế trong rạp đã có người ngồi. Rồi cũng đến tám giờ. Tấm màn trên sân khấu từ từ kéo ra hai bên. Vũ Như Cẩn trong vai Đào Phi Phụng một tay cầm roi ngựa, một tay múa thanh long đao từ bên trong cánh gà nhảy ra. Vẫn là ông tướng mặt đỏ, đội chiếc mũ cao cũng màu đỏ trên đỉnh có giắt chiếc lông chim. Múa may một lúc, khán giả chưa biết ông tướng tên là gì, đi đánh nhau với ai. Cho đến khi ông tướng cất lời: "Như ta đây là Đào Phi Phụng đại tướng nước Lương phụng mệnh vua cầm quân chinh đông...". Cả rạp ồ lên:
- Lại Đào Phi Phụng! Lại đánh nhau rồi yêu nhau lấy nhau ngay giữa trận tiền. Đồ lừa đảo!




Hội nghị TW khẳng định Điều 4 Hiến pháp (BBC). Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân vnn - So huu toan dan ve dat dai chi la hu quyen (27/10/2003).
-Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân
-Đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” nhưng dân thiếu chỗ ở
SGTT.VN - Buổi hội thảo “Hoàn thiện báo cáo rà soát luật Đất đai, luật Kinh doanh bất động sản” do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 21.9 tại Hà Nội diễn ra sôi nổi, gay gắt, khi nhiều luật sư, chuyên gia trong ngành cùng mổ xẻ các vấn đề sở hữu đất, giá cả, “cò đất”…

“Sở hữu toàn dân” là… trừu tượng (?)


Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai? - Bài 1: Sở hữu toàn dân quá mù mờ
Ngoài quyền sử dụng ghi trên giấy đỏ, Nhà nước đã trao hầu hết các quyền định đoạt tài sản cho người sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp, góp vốn. Như vậy, có đến 80% nội dung đã là sở hữu tư nhân rồi.
Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai?- Bài cuối: Công nhận tư hữu để sử dụng đất hiệu quả
Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai? - Bài 2: Quyền quá lớn dễ dẫn đến lạm dụng

LTS: Tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 ở Đà Nẵng vào cuối năm 2010, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nêu quan điểm cá nhân: “Tốt nhất là cho sở hữu tư nhân đất ở vì thực chất đã sở hữu tư nhân rồi mà ta cứ nói là sở hữu toàn dân, thành ra bao nhiêu chính sách ra không rõ!”.



- Ngô Ngọc Quang, Vũng Tàu, VN: Cần thay đổi tư duy về đất đai (BBC).


Tổng số lượt xem trang