Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?


Tin liên quan: -Hậu Kỳ quan Hạ Long-


Chính thức công bố Vịnh Hạ Long là Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới! (TTVH).(TT&VH Online) – Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ VH- TT&DL Hoàng Tuấn Anh, ông Bernard Weber Chủ tịch New 7 Wonders và ông Jean Paul De la Fuente - Giám đốc tổ chức New 7 Wonders đã sang thăm VN. Sáng mai (30/3), tại Bộ VH- TT&DL, sẽ diễn ra cuộc họp báo chính thức công bố Vịnh Hạ Long là một trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới.

Buổi họp báo do Cục Hợp tác quốc tế Bộ VH-TT&DL tổ chức, có sự tham dự của Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và đại diện nhiều cơ quan ban ngành, nhằm chính thức công bố thông tin trên và thảo luận các vấn đề liên quan đến Lễ công bố Vịnh Hạ Long là một trong  số những Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới dự kiến tổ chức tại Hà Nội và Quảng Ninh trong thời gian tới, đồng thời chia sẻ những nội dung xung quanh danh hiệu này cũng như phương hướng phát triển thương hiệu đối với các Kỳ quan trên toàn thế giới…

Hình ảnh Vịnh Hạ Long trên trang web của New 7 Wonders 
Chiến dịch toàn cầu bầu chọn qua mạng iternet và nhắn tin điện thoại di động chọn ra 7 Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới do New 7 Wonders phát động từ năm 2007 và kết thúc vào ngày 11/11/2011.
Ngày 11/11/2011, New 7 Wonders công bố danh sách 7 địa danh đứng đầu gồm: Rừng Amazon (Nam Mỹ), Vịnh Hạ Long (Việt Nam), Thác Iguazu (Argentina và Brazil), Đảo Jeju (Hàn Quốc), Công viên Komodo (Indonesia), Sông ngầm Puerto Princesa (Philippines), Núi Bàn (Nam Phi).
Sau thời gian 3 tháng thực hiện công tác đối soát, đến nay Vịnh Hạ Long đã chính thức trở thành Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới. Cùng với Vịnh Hạ Long, Rừng Amazon (Nam Mỹ), Thác Iguazu (Argentina, Brazil), Đảo Jeju (Hàn Quốc), Sông ngầm Puerto Princesa (Philippines) đã chính thức được công nhận. 

Ngày hội tuổi trẻ bầu chọn cho Vịnh Hạ Long tại một trường ĐH
Sau khi Vịnh Hạ Long lọt vào danh sách 7 Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới, Câu lạc bộ giao lưu văn hóa – kinh tế quốc tế có tổ chức một buổi gặp gỡ chào mừng thành công của cuộc vận động. Đại sứ của Argentina, Brazil, Philipines, Nam Phi, Indonesia, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc… đã đến dự. Sự có mặt của các Đại sứ cho thấy sự ủng hộ cho cuộc bầu chọn từ các Chính phủ, Nhà nước các nước. Các nước đều thống nhất cho rằng cuộc bầu chọn là cơ hội để tăng cường tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân thế giới. 
Năm 2008, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về bầu chọn các Kỳ Quan Thiên nhiên Mới của Thế giới. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận về giá trị cảnh quan thiên nhiên và giá trị địa chất, địa mạo. Do vậy, tổ chức cuộc vận động bầu chọn cho Hạ Long là cơ hội quảng bá rộng rãi đến bạn bè thế giới, để nhiều người biết, nhiều người bầu (đặc biệt là người nước ngoài) và thu hút nhiều người đến thăm Vịnh Hạ Long. 


Đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ cùng các tình nguyện viên kêu gọi nhắn tin bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trong giai đoạn nước rút
Qua 4 năm vận động, điều quan trọng là chúng ta đã kết nối được người Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới đoàn kết, tự hào khi chung tay quảng bá cho thương hiệu du lịch cho Việt Nam, nhờ đó bạn bè thế giới thêm hiểu, thêm yêu Việt Nam.
Mặc dù, chiến dịch vận động của ta thiếu 2 yếu tố quan trọng là tài chính và những ngôi sao tầm cỡ quốc tế., nưng nhờ có sự quan tâm của Chính phủ, sự tham gia chiến dịch của người dân cả nước đặc biệt là lực lượng thanh niên đã đưa Vịnh Hạ Long vào danh sách 7 Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới, nhất là ở giai đoạn cuối cùng của cuộc vận động, khi vị trí xếp hạng có những thay đổi liên tục. Phải nói rằng, trong giai đoạn nước rút chúng ta đã huy động được sự hưởng ứng của cả nước, và thu hút rất nhiều người tham gia.
Hoa Chanh


- Thận trọng việc New7Wonders vận động chọn 7 Thành phố kỳ quan? (Bee).  Nó là một công ty ma’.”
 - Bảo tàng Heidi Weber, trụ sở được New 7 Wonders công bố trên website, là một kiến trúc nhiều màu sắc, hiện đại và độc đáo bên bờ hồ Zurich (Thụy Sĩ). Tấm biển ở lối vào bằng tiếng Anh và tiếng Đức ghi rõ: “Đóng cửa đến mùa hè 2012”. Không có dấu hiệu nào của một tổ chức hoạt động ở đây.
Đó là cảm nhận của phóng viên tạp chí Tempo (Indonesia) khi tìm đến bảo tàng Heidi Weber vào đầu tháng 11/2011. Rất khó xác định được đây là nơi New7Wonders Foundation đặt trụ sở, vì không thấy có biển tên. Bảo tàng đặt trong tòa nhà 2 tầng diện tích 15 x 12m ở Hoeschgasse 8, 8008, Zurich, thuộc sở hữu của mẹ ông Bernard Weber, người sáng lập New7Wonders.
New7Wonders Foundation là tổ chức đã vận động cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan thế giới mới (công bố kết quả tháng 7/2007), 7 Kỳ quan thiên nhiên mới (công bố kết quả sơ bộ tháng 11/2011). Tổ chức này hiện đang bắt đầu vận động cuộc bầu chọn 7 Thành phố kỳ quan.
Một số cư dân của khu Hoeschgasse 8 khi được hỏi cũng không hề biết rằng viện bảo tàng chỉ mở cửa 3 tháng một năm này là trụ sở của New7Wonders. Địa chỉ được tổ chức in trên các tiêu đề thư là Hoeschgasse 8, 8034, Zurich. Nhưng phóng viên Tempo cũng không thể tìm được dấu vết của New7Wonders ở đó.
Theo Tempo, đại sứ Indonesia tại Thụy Sĩ và Liechtenstein, Djoko Susilo đã kiểm tra sự tồn tại của văn phòng New7Wonders và kết luận: “Nó là một công ty ma”.
Về phía mình, người đứng đầu bộ phận truyền thông của New7Wonders, Eamonn Fitzgerald vẫn bác bỏ mọi cáo buộc. Fitzgerald khẳng định New7Wonders có 2 địa chỉ với mã bưu chính khác nhau, nhưng “không cái nào là giả”.
Bảo tàng Heidi Weber
Bảo tàng Heidi Weber

Công ty phá sản thành tổ chức quốc tế?
Trong email gửi tạp chí Tempo, đại sứ Djoko Susilo cho biết, dù không muốn tiếp tục gây ra các cuộc bút chiến, nhưng ông thấy mình có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về vụ phá sản của New 7 Wonders of the World để dư luận có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ tin cậy của tổ chức đã và đang tổ chức nhiều cuộc vận động bầu chọn kỳ quan trên toàn thế giới. Theo đó:
-    New 7 Wonders of the World được Bernard Weber và cộng sự đăng ký tại bang Schwyz ngày 26/6/2000 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn 103.000 franc Thụy Sĩ. 
-    Mục tiêu hoạt động của công ty là quảng bá các kỳ quan thế giới qua internet. 
-    Địa chỉ của công ty là 19, Bahnhofstrasse, CH 8832 Wollerau (bangSchwyz). 
-    Ngày 7/10/2003, một tòa án địa phương tuyên bố New 7 Wonders of the World phá sản và chính quyền bang Schwyz chính thức hủy đăng ký kinh doanh của công ty này vào ngày 5/1/2006. 
-    Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản, Bernard Weber và cộng sự đã thành lập một tổ chức với tên gọi và mục đích hoạt động tương tự như công ty cũ, New 7 Wonders of the World. 
-    New 7 Wonders of the World Foundation được đăng ký tại Zurich ngày 7/4/2004. Địa chỉ là bảo tàng tư nhân Heidi weber haus von le Corbusier Hochgasse 8, CH 8008 Zurich. 
Bernard Weber, người sáng lập New7Wonders
Bernard Weber, người sáng lập New7Wonders

Giai đoạn đề cử cho cuộc bầu chọn 7 Thành phố kỳ quan do New7Wonders đã bắt đầu và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2011. Nhưng hôm nay (9/12), khi thử tìm kiếm trên Google tên gọi chính thức của cuộc vận động này (new7wonders cities), chỉ thu được hơn 7.400 kết quả. Các báo lớn trên thế giới hầu như không thấy đề cập đến chiến dịch này. Thông tin tìm được chủ yếu trên một số diễn đàn và mạng xã hội.
Đại sứ Djoko Susilo còn đặt vấn đề nghi ngờ về một số chi tiết khác xung quanh hoạt động của New7Wonders như việc website của tổ chức này được đăng ký ở Panama chứ không phải ở Thụy Sĩ.  
Quan điểm của ông gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía New7Wonders. Jean-Paul de la Fuente, giám đốc phát triển kinh doanh của tổ chức này khẳng định New 7 Wonders AG là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập năm 2000 để thực hiện mảng kinh doanh của các chiến dịch vận động bầu chọn. 
Tuy nhiên, đến năm 2003, công ty chấm dứt hoạt động theo đúng thủ tục thông thường được áp dụng trên thế giới. Từ năm 2004 đến nay, mảng kinh doanh của các chiến dịch vận động bầu chọn kỳ quan do NOWC Panama (New Open World Corporation Panama) điều hành. De la Fuente khẳng định công ty không đóng cửa vì phá sản, mà đó chỉ là một bước thay đổi cần thiết về cấu trúc.
Đại diện New7Wonders cho rằng việc tuyên bố công ty của họ phá sản là hành động dối trá, phỉ báng và “ngài đại sứ cần cải thiện vốn tiếng Đức và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh”.  Ông này cũng cho biết không thể khởi kiện vì đại sứ Djoko Susilo được quyền miễn trừ ngoại giao.
Ngày 22/11, phóng viên Khoa học & Đời sống đã điền vào mẫu liên hệ với người phụ trách truyền thông của New7Wonders, Eamonn Fitzgerald trên website của tổ chức này (http://world.n7w.com) để hỏi về thời hạn công bố kết quả chính thức cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan thiên nhiên mới. Nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời. Cùng ngày, phóng viên cũng điền mẫu yêu cầu thông tin báo chí trên trang này.  Chúng tôi nhận được email tự động xác nhận đã đăng ký, nhưng từ đó cho đến nay chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ New7Wonders.
Thu Thủy (tổng hợp)
Tham quan vịnh Hạ Long: Giá vé vẫn tăng (NLĐ).-Tư duy… chụp giựt Việc tăng giá vé ngay sau Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới bị coi là thể hiện tư duy làm ăn… chụp giựt. -- Đừng để du khách thấy tội nghiệp Việt Nam! (PLTP). -
“Nên tạm dừng tăng giá vé tham quan vịnh Hạ Long”(NLĐ). – PHÊ NHƯ CON TÊ TÊ (Nguyễn Quang Vinh).- - Bắt mạch du khách: Đơn giản nhưng không dễ (PLTP). -- Vịnh Hạ Long – Tăng giá để xứng tầm? (ĐĐK). -- Tăng giá vé tham quan Hạ Long: Thời điểm chưa thích hợp (DT).  – Doanh nghiệp phản ứng việc tăng phí tham quan vịnh Hạ Long (TBKTSG). -- Thương lắm, di sản… (SK&ĐS).- Sao lại tăng giá? (NLĐ).  – Vội vã và thiếu thuyết phục (TN).-- Hạ Long không cần khẩu hiệu (Tuổi Trẻ). - Một sự kiện, hai cách làm (TN). -
Kể từ hôm qua (1-12), mức phí tham quan vịnh Hạ Long đã vọt tăng lên khoảng gấp đôi mức phí cũ khiến hàng loạt hãng lữ hành, du lịch bức xúc do đã ký hợp đồng đón khách tham quan vịnh trong tháng 12 và tháng 1-2012 theo giá cũ.

Cụ thể, theo quyết định mới, mức phí cho khách tham quan trong ngày tăng từ 40.000 đồng lên 80.000 đồng (bao gồm cả thăm hang); với khách tham quan ngủ một đêm tăng từ 80.000 đồng lên 130.000 đồng (bao gồm cả thăm hang) v.v…


Thực ra việc tăng phí tham quan để có nguồn tái đầu tư trở lại cho công tác giữ vệ sinh môi trường, tu bổ di sản… cũng là bình thường. Song với việc tăng quá nhanh, quá mạnh, ngay sau khi vịnh Hạ Long lọt vào tốp “kỳ quan” mới của thế giới đã khiến người ta bất ngờ. Bởi theo Bộ VH-TT&DL, bốn năm qua mặc dù tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Việt Nam sụt giảm nhưng tốc độ tăng trưởng du lịch của Hạ Long luôn tăng: 15%/năm đối với du khách quốc tế và 20% đối với du khách nội địa. Trong năm 2011, tỉ lệ tăng trưởng khách nội địa đến Hạ Long tăng tới 25% so với cùng kỳ và Bộ coi đó là thành quả chung, trong đó có sự đóng góp rất lớn của nhân dân cả nước thông qua 24 triệu tin nhắn và nhiều hoạt động ủng hộ cuộc bầu chọn.

Vì thế, chưa xét thẩm quyền tăng có phù hợp không (mức phí cũ được quyết định theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, dựa theo thông tư 97/2007 của Bộ Tài chính; mức phí mới do UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định ban hành), riêng việc “khấu hao” sớm kỳ quan Hạ Long trong hoàn cảnh cả nước ra sức chống lạm phát đã thể hiện tầm suy nghĩ không xa của những người đang quản lý vịnh.

Bởi vì ngay trong nội bộ tỉnh đã có quan điểm cho rằng việc tăng phí vào thời điểm này sẽ gây khó khăn hơn cho nhu cầu tham quan du lịch của người dân, nhất là trong bối cảnh giá cả leo thang. Hơn thế, tỉnh cần xây dựng một chiến lược quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, giá trị “kỳ quan” của vịnh Hạ Long một cách khoa học, toàn diện, lâu dài để khai thác bền vững. Còn chuyện tăng phí chỉ giải quyết được bài toán kinh tế trước mắt, chứ chưa đáp ứng được tận gốc yêu cầu của việc đẩy mạnh quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản, cũng như thúc đẩy phát triển của ngành du lịch của tỉnh.

Còn riêng với những người đã gửi nhiều tin nhắn bầu chọn cho vịnh mà chưa từng được chiêm ngưỡng cảnh đẹp, biết tin này chắc chắn sẽ không vui!

-Vừa được “phong” là kỳ quan, vịnh Hạ Long đã tăng gấp đôi phí tham quan -Năng lượng Mới-Trước thông tin tăng giá vé tham quan, một số đơn vị lữ hành và du khách tỏ thái độ gay gắt, thậm chí bỏ tour tham quan.  Theo thống kê sơ bộ của Ban quản lý Cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy, tới 12h30 ngày 1/12, đã có 157 chuyến tàu xuất bến với khoảng 3.800 khách trong đó có trên 2.200 khách quốc tế.  Trong đó, ngày 29/11 có 332 chuyến với 5.900 khách, ngày 30/11 có 347 chuyến với 5.447 khách. Như vậy lượng khách và số chuyến tàu có sự sụt giảm, tuy nhiên không đáng kể.- “Sẽ không mất thêm phí cho cuộc bầu chọn Vịnh Hạ Long” (DT). – Đột ngột tăng gấp đôi giá vé tham quan Vịnh Hạ Long (DV). 
-Tổ chức 7 kỳ quan thế giới mới đòi những món tiền lệ phí khổng lồ
Oliver Smith
Bạn Đọc Dân Luận chuyển ngữ
Tổng công ty tiếp thị của chính phủ Maldives tuyên bố Tổ chức New7Wonders sau đó yêu cầu lên đến $ US350,000 "lệ phí tài trợ".
Một chiến dịch tìm thấy hầu hết các kỳ quan thiên nhiên của thế giới, quảng cáo là góp phần bảo vệ môi trường, đã bị tấn công ít không hơn một chiêu bài kiếm tiền.

Đã có cáo buộc rằng một số trong những nơi không rõ ràng trong danh sách "New7Wonders of Nature", công bố hồi đầu tháng này, nợ xếp hạng của họ ít hơn để vẻ đẹp của họ hơn là sự sẵn sàng của các tổ chức du lịch, tiếp thị gốc tiền mặt - bao gồm cả tiền của người nộp thuế - hỗ trợ của họ.
Cơ quan du lịch tại Maldives và Indonesia, cả hai đều rút lui sự ủng hộ của họ cho dự án này hồi đầu năm nay, có trích dẫn những lo ngại về phương pháp bỏ phiếu và chi phí "ẩn", trong khi UNESCO - cơ quan của Liên Hợp Quốc dành riêng để bảo vệ các trang web tự nhiên và nhân tạo - đã nhiều lần khoảng cách từ dự án.
Một danh sách tạm thời trong bảy kỳ quan - bao gồm cả các đảo ít được biết đến tại Hàn Quốc và Philippines - được xuất bản vào ngày 11 tháng 11. Nhân dân đã được khuyến khích để bỏ phiếu bầu chọn trực tuyến miễn phí hoặc tin nhắn văn bản trả tiền để giúp biên dịch nó từ một danh sách ngắn gồm 28. Đó danh sách ngắn đã được cắt xén từ một danh sách ban đầu của hơn 400 kể từ khi khởi động của dự án trong năm 2007 bởi Zurich dựa New7Wonders Foundation (N7W).
Mỗi phòng trong 28 vòng chung kết đã được đại diện bởi một "ủy ban hỗ trợ chính thức" (OSC), được trả $ US199 (A195) lệ phí ban đầu "chính quyền". Chính phủ tài trợ Maldives Marketing và PR Công ty Cổ phần (MMPRC) - trình đảo như một ứng cử viên - tuyên bố rằng tổ chức sau đó yêu cầu lên đến $ US350, 000 "lệ phí tài trợ" và hàng trăm hàng ngàn người khác tổ chức một chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới "ngông cuồng sự kiện này. Các chi phí cho nền kinh tế của đất nước sẽ có được nhiều hơn $ US500, 000.
Các nhà tổ chức cũng bị cáo buộc cố gắng để tính phí một công ty viễn thông địa phương, Dhiraagu, US1 triệu USD để được quyền tham gia vào chiến dịch, lệ phí đã được giảm xuống $ US500, 000 khi Dhiraagu phàn nàn. Mặc dù kéo ra, Maldives đã được giữ trên danh sách có quyền biểu quyết bằng cách tổ chức, nhưng đã không được chọn là một trong những người chiến thắng.
Cơ quan du lịch ở Indonesia tuyên bố rằng tổ chức yêu cầu 10 triệu $ trong cấp phép và lệ phí tài trợ, và $ US35 triệu để tổ chức một sự kiện. Một lá thư được báo cáo gửi cho Bộ du lịch của đất nước nói rằng Indonesia nhập - Komodo Island - sẽ bị đình chỉ từ danh sách ngắn, trừ khi lệ phí cấp giấy phép đã được trả. N7W phủ nhận điều này. Indonesia chính quyền kéo ra, đe dọa hành động pháp lý, trong khi các tổ chức tìm kiếm, thành công, để tìm một OSC mới cho Komodo. Cuối tuần Komodo được đặt tên là một trong bảy đoạt giải.
N7W mô tả chính nó như là một tổ chức phi lợi nhuận, nhưng các công ty đằng sau nó - Thế giới New Open Corporation (NOWC) - là một doanh nghiệp thương mại. Tất cả các cấp giấy phép và tiền tài trợ được trả NOWC và thư từ gửi cho thí sinh sử dụng địa chỉ của một công ty pháp luật Panama. Có không có chi tiết liên lạc cho công ty hoặc trên các trang web N7W.
Simon Hawkins, giám đốc tiếp thị Maldives và Tổng công ty PR, cho biết: "Về nguyên tắc, không phải là một ý tưởng tồi, nhưng không có là sự minh bạch".
Nói các cơ quan du lịch khác - bao gồm đại diện từ Indonesia - ông cho biết: "Có là không có thẻ tốc độ - nó chỉ dường như là một trường hợp những gì họ có thể Cuộc thi một chất thải hoàn toàn thời gian và tiền của người nộp thuế kéo ra được.. Điều tốt nhất mà chúng tôi đã làm được. Từ khi chúng tôi rút lui, số khách truy cập đã tăng 20% ​​cùng kỳ năm ngoái."
Ông Hawkins cũng khẳng định rằng hệ thống bầu cử, cho phép mọi người bỏ phiếu nhiều lần, không dân chủ và cởi mở để lạm dụng, và nói rằng không có sự cố các con số đã được công bố. "Nó không phải ngẫu nhiên mà tất cả các quốc gia đã tổ chức một sự kiện quảng cáo đã đến trong top bảy," ông nói thêm.
Jeju Island, một tiền đồn của Hàn Quốc, đã tổ chức một sự kiện N7W trong tháng tư, tháng này được đặt tên là một trong bảy người chiến thắng tạm thời.
Một phát ngôn viên của Tourism Australia cho biết các tổ chức đã phải trả một lệ phí $ US199 cho quyền sử dụng "New 7 Wonders" xây dựng thương hiệu trong PR, phương tiện truyền thông xã hội và các hoạt động tiếp thị để thúc đẩy Uluru và Great Barrier Reef là ứng cử.
Du lịch Úc đã từ chối cơ hội tài trợ và không bị áp lực bởi các nhà tổ chức, phát ngôn viên cho biết. Không Uluru, Great Barrier Reef trong danh sách.
Katherine Webster, giám đốc của vách đá Moher Visitor Kinh nghiệm, ủng hộ việc thu hút Ireland, cho biết công ty đồ uống nhẹ 7up đã đến gần cô, cung cấp tài trợ, cho đến khi những vách đá trở thành một trong 28 vòng chung kết, nhưng sau đó được sao. Cô cho biết N7W sau đó liên lạc với cô, cho rằng cô nên tìm một nhà tài trợ mới. Cô từ chối, và nói không có tiền công được trả trực tiếp cho NOWC - mặc dù các nguồn lực PR đã được dành riêng cho chiến dịch.
Eamonn Fitzgerald, một phát ngôn viên của N7W, bác bỏ tuyên bố rằng các đối thủ cạnh tranh thiếu minh bạch hoặc rằng lệ phí "ẩn". Ông nói rằng chiến dịch đã được giao "không có trợ cấp đối tượng nộp thuế", nhưng nói thêm rằng "OSCs có thể được tài trợ bởi chính phủ".
Ông khẳng định rằng thay đổi số tiền tài trợ đã được cung cấp trên thay mặt cho vòng chung kết, và những người đoạt giải sẽ được dàn dựng các sự kiện trong năm tới. Tuy nhiên, ông từ chối thảo luận về "bản chất của hợp đồng bí mật" hoặc tiết lộ có bao nhiêu đã được trả cho NOWC.
Ông nói rằng hệ thống bầu cử là một định dạng được sử dụng rộng rãi, và so sánh nó với các chương trình truyền hình như The X Factor. Ông nói thêm rằng bỏ phiếu đã được kiểm toán độc lập, nhưng từ chối cung cấp một phân tích về số.
Một chiến dịch N7W trước để phát hiện ra phổ biến hầu hết con người tạo ra hấp dẫn, kết luận trong năm 2007, thu hút được khoảng 100 triệu phiếu bầu, theo ông Fitzgerald, nhưng mới nhất đã vượt quá con số đó, với một tỷ lệ lớn các phiếu bầu bằng tin nhắn văn bản. Mặc dù bình chọn trực tuyến miễn phí, phí áp dụng cho tin nhắn văn bản, trong đó có một tỷ lệ đã để NOWC. Ông Fitzgerald nói rằng chi phí một lần hoạt động đã được khấu trừ, một nửa của bất kỳ doanh thu thặng dư sẽ đi đến N7W.
N7W gần đây công bố một dự án khác, để tìm các thành phố của thế giới phổ biến nhất.
Những kỳ quan thiên nhiên chiếm được giải của Tổ chức New7Wonders:
Vịnh Hạ Long, Việt Nam
Iguazu Falls, Brazil và Argentina
Đảo Jeju, Hàn Quốc
Komodo, Indonesia
Amazon, Nam Mỹ
Puerto Princesa, Philippines
Núi Table, Nam Phi
Bình chọn vịnh Hạ Long: New Open World thu về bao nhiêu? (NLĐ 26-11-11)-Khi trả lời báo chí, ông Trần Nhất Hoàng khẳng định trong suốt 4 năm qua, New Open World không yêu cầu Việt Nam chi trả bất cứ khoản nào. Tuy nhiên, tài chính luôn là một vấn đề nhạy cảm. Vì vậy, một đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tuy hứa sẽ trả lời các câu hỏi về tài chính liên quan đến Việt Nam như các loại phí tính cho việc sử dụng thương hiệu New7Wonders, kinh phí cho chuyến thăm Việt Nam của ông Bernard Weber, tổng chi phí cho chiến dịch vận động  4 năm... nhưng sau đó lại từ chối trả lời vì “nhạy cảm”. Khoản tiền phải nộp cho New Open World để tổ chức lễ đón nhận danh hiệu kỳ quan thiên nhiên mới cũng được giữ kín. Một đại diện của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết khi việc đối soát hoàn tất và có kế hoạch về lễ đón nhận thì mới nói đến vấn đề kinh phí.


-Hạ Long được gì trong top 7?  -Năng lượng Mới - 

Sau khi thực hiện một cuộc huy động toàn sức dân, từ cụ già đến em nhỏ thuộc mọi tầng lớp cuối cùng Hạ Long cũng đã lọt top 7 trong cuộc bình chọn “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới” do Công ty tư nhân New Open World Corporation (NOWC) chủ trì. Thế nhưng, Hạ Long sẽ được gì với cái vương miện “top 7″ thế giới do chính chúng ta đã tự phong cho mình là điều mà công luận hiện đang đặt câu hỏi?
Thiếu tỉnh táo

Những ngày này trên các diễn đàn mạng xã hội có rất nhiều comment cho rằng, có lẽ chỉ vì do vốn ngoại ngữ còn kém nên chúng ta đã bị “mắc bẫy”. Thực tế, không ai cấm việc NOWC đưa ra bảy miếng bánh để các quốc gia ganh đua, tranh giành nhau. Nhưng vào năm 2007 khi NOWC tổ chức bình chọn 7 kỳ quan mới của thế giới thì tổ chức UNESCO thuộc Liên Hiệp Quốc đã kịch liệt lên án ý tưởng này. Họ chỉ rõ sự không minh bạch khi Ai Cập, nước có Kim tự tháp Giza, kỳ quan của thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại không có tên trong danh sách… Và cũng chỉ ra rằng, nếu kết quả một cuộc thi được xác định bằng bình chọn qua mạng, tin nhắn thì những nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ sẽ luôn dẫn đầu.
Những tưởng biết thế thì Việt Nam sẽ có cách ứng xử hợp lý khi vịnh Hạ Long có tên trong danh sách. Thế nhưng, chúng ta đã hành xử ngược. Ngoài những khẩu hiệu hô hào ở cơ quan, trường học còn có sự vận động hành lang của các cơ quan quản lý, rồi sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông. Và nghe đâu còn có vị quan chức cấp cao của nước ta bay sang nước bạn để vận động bỏ phiếu cho Hạ Long.
Vịnh Hạ Long
Đến giờ này, sau khi ngờ ngợ ra rằng có thể chúng ta đã quá “cả tin” thì điều an ủi của tất cả các cơ quan quản lý là thôi thì số tiền mình bỏ ra không nhiều mà vẫn được tôn vinh “kỳ quan thế  giới”. Thế nhưng, theo thỏa thuận thì số tiền 630 đồng/tin nhắn, Bộ VH-TT&DL phải trả cho nhà mạng 300 đồng, trả cho tổ chức New Open World 300 đồng tiền bản quyền, 30 đồng còn lại là số tiền để đóng thuế. Như vậy tính sơ sơ với 24 triệu tin nhắn của người dân Việt Nam thì số tiền mà NOW thu được khoảng 7,5 tỉ đồng. Cùng với số tiền này, NOW còn nhận được phí đặt chỗ và phí hình ảnh để Vịnh Hạ Long được tham gia bình chọn.
Trên Vietnamnet ngày 16/4/2008, Giám đốc Ban Quản lý vịnh Hạ Long (UBND tỉnh Quảng Ninh) Ngô Văn Hùng cho biết, các trang web ngoài website của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long nếu muốn link đến trang new7wonders để vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long sẽ phải trả phí 25.000USD/tháng. Ngoài ra, còn không ít tiền của Nhà nước bị đem ra đầu tư cho truyền thông, mua máy tính, làm băng rôn khẩu hiệu, mít tinh, cổ động nhân dân, tổ chức cho khách nước ngoài và các đoàn ngoại giao tham gia cuộc chơi… Con số đó hoàn toàn không nhỏ.
Trên thực tế, NOWC là một công ty kiểu như công ty TNHH của Việt Nam, mà đã là công ty thì bất cứ cuộc chơi nào do họ tổ chức cũng bắt buộc phải sinh lợi. Chính tại trang web cuộc thi này cũng bán giấy chứng nhận với giá 2USD. Có nghĩa là họ nghĩ ra mọi cách để kiếm tiền. Ngay chính thời điểm này họ cũng đang dính vào cuộc tranh cãi liên quan các loại phí được cho là “bất ngờ”, lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đôla Mỹ liên quan đến cuộc bầu chọn. Và thực tế thì đa số các nước phát triển trên thế giới không khuyến khích công dân họ tham gia cuộc bình chọn này và chỉ coi đó là một cuộc chơi vô bổ của cư dân mạng. Cuộc chơi này chỉ dành cho các nước đang phát triển và Việt Nam là một ví dụ.
Được “vinh danh” rồi sẽ ra sao?
Có một điều phải thừa nhận rằng, cuộc chơi này không bao hàm các giá trị công pháp quốc tế, không mang tính ràng buộc, trách nhiệm và nghĩa vụ. Điều đó giải thích vì sao đến giờ phút này NOWC vẫn chưa công bố tên các đất nước lọt vào top 7 bởi công bố hay không công bố cũng đều giống nhau. Và điều quan trọng chính tổ chức NOWC cũng không có một đảm bảo nào để khẳng định với nước ta rằng thành quả đạt được từ cuộc chạy đua tốn nhiều công của và thời gian này sẽ làm cho du lịch Việt Nam đổi đời. Họ cũng không đảm bảo rằng, trong năm nay lượng khách đến du lịch Hạ Long sẽ tăng vọt vì trên thực tế chúng ta lọt vào là bởi vì chúng ta có lòng tự tôn dân tộc nên chúng ta tự bầu chọn cho mình.
Từ xưa đến nay, những người làm du lịch đều thấm nhuần rằng, có danh tiếng chưa hẳn tạo được kỳ tích. Nếu môi trường Hạ Long vẫn ngày càng ô nhiễm, cảnh quan khai thác bừa bãi, tình trạng chặt chém khách du lịch tràn lan vẫn diễn ra hàng ngày… Ngành du lịch không cải tiến nội dung và chất lượng dịch vụ thì dù có giành được nhiều danh hiệu cao quý tình hình cũng không thay đổi. Có nghĩa là con đường để tiến lên của chúng ta là phải cải tạo lại cách nghĩ, cách làm của các cơ quan quản lý chứ không phải lao vào các cuộc đua danh hiệu. Để buộc khách bỏ tiền đến với chúng ta không có cách nào khác ngoài cách tự tạo lực hấp dẫn của chính mình chứ không thể giành lấy bằng con đường tiền bạc, nhất là bằng “giá rẻ” hoặc “miễn phí”.
Cuộc đua giành danh hiệu của vịnh Hạ Long hay có cuộc đua nào tiếp theo sau đây cũng chỉ là những cuộc mua danh mà thôi nếu như tự chúng ta không “cải tổ” được những bất cập trong chính ngành du lịch.
Ông Nguyễn Xuân Thắng Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Trong khi nhiều tổ chức quốc tế tiến bộ và các quốc gia đang ra sức tạo dựng một cơ chế bình đẳng quốc tế, thúc đẩy bầu không khí thân thiện và cởi mở về văn hóa, trong khi Liên Hiệp Quốc và UNESCO đang triển khai các chiến dịch vun đắp cho một tư duy văn hóa quốc tế mới, chủ nghĩa nhân văn mới với nhãn quan “văn hóa vì hòa bình” dựa trên tiêu chí “bình đẳng và đa dạng hóa các giá trị văn hóa” nhằm xóa bỏ dần sự cách biệt, thứ bậc giữa các nền văn hóa, thì với một chiêu làm ăn đội lốt văn hóa dựa trên nền tảng kích thích bản tính ganh đua của con người, NOWC đã lập được một thành tích là lôi kéo hàng chục triệu người rơi vào tình trạng mất cảnh giác để tham gia vào một trò chơi đầy mạo hiểm. Trò chơi “văn hóa” đó đi ngược lại xu thế hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững mà các quốc gia đang theo đuổi.
Dương Nga-
Suy nghĩ về bầu Vịnh Hạ Long Dân Trí

-Thực Đơn Cho Du Khách Ở Vịnh Hạ Long - Mỹ Nhàn 

-Và dưới đây, một thực đơn mang tính quốc tế cao vì kết hợp cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh để không chỉ người trong nước lẫn ngoại nhân (người nước ngoài – không phải người Việt) có thể hiểu được mà gọi thức ăn. Con Mực (hải sản) được dịch là INK! 
Xin tỉnh Quảng Ninh cho tổ chức tiếp cái kỳ quan Tiếng Việt này cho bàn dân thiên hạ tiếp tục… bỏ phiếu.

 – “VTC chịu trách nhiệm chuyển tiền vụ bầu Vịnh Hạ Long” (Bee). 
Liệu có lợi ích gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long? - Đó là thông tin do ông Trần Nhất Hoàng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến VH-TT& DL cung cấp.
Trả lời câu hỏi của Bee.net.vn về việc Bộ VH-TT&DL có phải đơn vị đã kí hợp đồng với NOWC trong sự kiện bầu chọn cho Vịnh Hạ Long thành kì quan thế giới mới vừa qua hay không, ông Trần Nhất Hoàng khẳng định Bộ VH-TT&DL chỉ là cơ quan chắp nối các đầu mối và quảng bá cho chiến dịch.
Ông Trần Nhất Hoàng.
Ông Hoàng cho biết: “Bộ VH-TT&DL vào cuộc từ rất sớm và làm một số việc quan trọng khi nhìn thấy cơ hội quảng bá cho một điểm đến của Quốc gia, chúng tôi cũng đại diện đàm phán với họ về chuyện thiết lập bầu chọn qua SMS đảm bảo giá thấp nhất có thể.
Khi đã đàm phán cơ bản xong, Bộ VH-TT&DL cùng UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) giới thiệu 1 đơn vị chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, tiềm năng và quan trọng nhất có sẵn hệ thống đáp ứng yêu cầu nhanh.
Giải pháp của Cục Viễn Thông (Bộ TT&TT) là hoàn hảo, nhờ đó mọi việc được thuận lợi và được kiểm soát chặt chẽ, không thể có chuyện kinh doanh làm ăn trong chiến dịch này.
Cuối tháng 9, Cục Viễn thông đưa ra 1 loạt đầu số và chúng tôi chọn 147 vì khi phát âm ONE FOUR (for) SEVEN (được hiểu là 1 phiếu cho 7 Kỳ quan) là rất có ý nghĩa. Toàn bộ việc này được thực hiện trong vài ngày thay bằng thông thường phải là vài tháng”.
Vẻ đẹp diệu kì vốn có của Vịnh Hạ Long
Theo Quyết định ngày 30/9/2011 của Bộ TT&TT về số dịch vụ nhắn tin và giá cước tin nhắn phục vụ vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới thì Bộ VH-TT&DL được hưởng 330 đồng/bản tin nhắn (đã bao gồm thuế VAT).
Trả lời về vấn đề này, ông Hoàng cho biết: “Trên giấy tờ pháp lý thì họ ghi đó là tiền của Bộ VH-TT&DL nhưng thực tế 300 đồng là trả cho nhà mạng còn 300 đồng cam kết chuyển cho phía nước ngoài (New Open World - PV). Ngoài ra còn khoản nhỏ liên quan đến phí chuyển tiền...
Theo ông Hoàng, về thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển số tiền này sẽ do đơn vị kí hợp đồng với NOWC là Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) thực hiện.
Như vậy là đã sáng tỏ phần nào tính kinhh doanh của NOWC trong vụ bình chọn này.
Tuấn Anh

New7Wonders bị tố vòi hàng triệu USD quảng bá(Bee). “7 kỳ quan thiên nhiên mới” vướng tranh cãi tiền phí hàng triệu đô (DT).– New7Wonders bị dọa kiện vì đòi tiền quá đáng (VNN). Maldives withdraws from New7Wonders campaign after surprise US$500,000 bill (Minivan News). – Nature contest linked to money scam (Manila Times). – Tổng kết về ‘thành công’ của New 7 Wonders (Lê Văn Út). – Nguy rồi, các bác ơi! (hay là: Hạ Long, tập hạ)  —  (Anh Vũ).  – Gay rồi các bác ơi, tổ chức New7Wonders: ĐƯỢC VOI ĐÒI..HAI BÀ TRƯNG (Nguyễn Quang Vinh). .- Chúc mừng Phong Nha-Kẻ Bàng và Phan xi păng thoát khỏi New7Wonders  –  (Cu Làng Cát).


-Tổng kết về ‘thành công’ của New 7 Wonders

Thông qua một thân hữu bên Pháp, tôi biết vụ New 7 Wonders. Xem qua tôi nghĩ đây là cách làm tiền kiểu Tây.
Tôi rất cảnh giác mấy cái vinh danh hay bầu chọn “khơi khơi” kiểu nầy. Tôi nhớ có lần tôi được đề nghị trao tặng danh hiệu “nhà khoa học lỗi lạc trong năm” của tổ chức Who’s Who bên Mỹ, http://www.marquiswhoswho.com/, vì theo họ tôi vừa công bố vài công trình “chấn động” trên các tạp chí quốc tế!

Xét lại thực lực của mình, tôi tự biết rằng tôi đang ở đâu và đang làm gì trong môi trường khoa học. Tôi đơn giản chỉ là cách bướm nhỏ, dạo chơi vườn hoa nhỏ và sau đó lại bay về phương nào mà tôi còn chưa biết. Tôi đâu có phải là những con ong to trong các vườn hoa lộng lẫy đâu mà nhảm nhí “nhà khoa học lỗi lạc trong năm”. Mà tự họ chụp mũ “công trình chấn động”, chứ họ có hiểu cái gì đâu. Thật là một sự xúc phạm! Nhưng sẽ không công bằng nếu không xem lại Who’s who thật ra là gì. Tìm hiểu kỹ mới rõ đây chỉ là một tổ chức chuyên moi tiền những người thích danh hảo (xem).
Trở lại New 7 Wonders, ông bạn tôi đã cảnh báo: “trao đổi để ông biết thôi nhé! Ông mà viết bài về vụ này thì ông sẽ bị ném đá cho mà coi”. Nghe nói có thể bị ném đá nên tôi cũng hơi ngại nên tôi không để ý tới. Thế nhưng sau đó tôi lại thấy sự bất nhất trong phát biểu của ông Tình và bà Kỳ
nên tôi nghĩ là có vấn đề gì đó nên thử tìm hiểu xem New 7 Wonders là thế nào.
Tôi đã viết hai bài, mà chủ yếu là giới thiệu ý kiến các nơi đánh giá về cách làm của New 7 Wonders:
Thật tình, thấy trong nước ì xèo vận động, rồi thì yêu nước ít hay nhiều,…, và nghiêm trọng nhất là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ra công văn yêu cầu các giáo sư, phó giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sinh viên, học sinh phải bầu và càng nhiều càng tốt thì tôi cảm thấy vô cùng chua xót. Và có cả một ban chỉ đạo quốc gia về việc bầu này.
Ngẫm lại, tôi cảm thấy thương đất nước của tôi vô cùng. Và vừa rồi trên VietNamNet có đăng một bài về “10 tố chất cơ bản của người Việt”, rồi “4 thói xấu của người Việt đương đại”
mà tôi không biết đúng sai thế nào. Trước những sự việc như thế này, chắc mọi người cũng nên nhìn lại xem sao!
Hôm nay, tôi cảm thấy rất ‘vui và mãn nguyện’, cũng không khác vì tin vui từ Nature
nên xin viết vài dòng tổng kết ‘thành công’ của New 7 Wonders liên quan đến Vịnh Hạ Long:
1/ Trang tin Chính phủ: đang nước rút!
2/ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: các giáo sư, phó giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sinh viên, học sinh phải bầu để yêu nước
 
3/ Thông tấn xã: có cả chiến dịch luôn
4/ Lợi nhuận thu được: có khoảng 7,5 tỷ đồng hà!
5/ Cách bầu chọn: bấm bầu lia chia
6/ Một đánh giá về cách bầu chọn: 
7/ VietNamNet ‘tuyên dương’ New 7 Wonders:
8/ Báo Khoa học và Đời sống ‘ca ngợi’ New 7 Wonders:
9/ Báo vnexpress.net ‘thương’ New 7 Wonders:
Và bên ngoài Việt Nam thì sao?
 10/ Báo http://www.guardian.co.uk của Anh ‘lo lắng’ cho New 7 Wonders:
  • Competition for seven wonders of natural world runs into trouble – Cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thế giới gây tranh cãi: New 7 Wonders vòi tiền các nước tùm lùm, có nước phải bỏ chạy sau khi nhận ra sự gian trá của New 7 Wonders thì New 7 Wonders lại không dám loại họ vì sợ bị lật tẫy.
 11/ Người trong cuộc, Cộng hòa Maldives, sợ quá nên tuyên bố rút sau khi bị New 7 Wonders vòi 500,000 USD, trên 10 tỷ đồng:
 12/ Indonesia tá hỏa bị vòi 10 triệu USD chi phí cho giấy chứng nhận và thêm 35 triệu USD cho việc chuẩn bị trao giải, tổng cộng khoảng gần 100 tỷ đồng:
Tổng kết trên cho thấy New 7 Wonders đã quá ‘thành công’. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng khinh bỉ của tôi đối với ông Bernard Weber.
 
Cuối cùng, hy vọng những trò mèo như thế sẽ không lặp lại trên đất nước thương yêu của chúng ta.
***
TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
url 1: http://cc.oulu.fi/~levanut
url 2: https://levanut.wordpress.com



-Hé lộ "bí mật" trong chiến thắng bình chọn Vịnh Hạ Long -- Để được lọt vào “bảng vàng” 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới chúng ta đã áp dụng thành công một cách làm hiệu quả trước thời điểm kết thúc việc bình chọn 30 tiếng đồng hồ. TS xin "bật mí" bí mật này...Rạng sáng ngày 12/11, Vịnh Hạ Long của Việt Nam đã được tổ chức New Open World công bố là 1 trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của Thế giới thông qua bầu chọn trên Internet và qua tin nhắn điện thoại di động. trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Mặc dù đây chỉ là kết quả tạm thời do tổ chức New Open World công bố dựa trên kết quả thống kê sơ bộ. Danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới hiện nay có thể có sự thay đổi sau khi tổ chức này kiểm tra và khẳng định lại về số lượng phiếu bầu chính xác. Việc công bố chính thức và lễ đón nhận danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới sẽ được thực hiện vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, với số lượng bầu chọn kỷ lục của người dân Việt Nam, bạn bè trên thế giới vịnh Hạ Long của Việt Nam chắc chắn sẽ giữ vững được danh hiệu là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Có điều, ít ai biết được rằng, để được lọt vào “bảng vàng” 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới chúng ta đã áp dụng thành công một cách làm hiệu quả trước thời điểm kết thúc việc bình chọn 30 tiếng đồng hồ.
Theo Th.s Phan Hoài Nam - UV TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư Đoàn TN Tập đoàn VNPT là một công dân Việt Nam, một đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thạc sỹ Nam đã hiến kế một cách làm hiệu quả trong tình thế cấp bách.
“Với cách làm theo sáng kiến này, ngay trong ngày 9/11, Đoàn Thanh niên Tập đoàn VNPT sẽ cùng với Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương đã kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp trong Khối đóng góp kinh phí để triển khai chương trình nhắn tin tập trung, dự kiến thu được khoảng 100.000 tin nhắn đầu tiên từ việc triển khai hệ thống nhắn tin tập trung này. Chương trình nhắn tin tập thể, tập trung sẽ được tổ chức tại trụ sở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vào chiều ngày 10/11/2011”, anh Nam nói.
Ảnh minh họa
Vịnh Hạ Long đã trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới theo kết quả sơ bộ của tổ chức New Open World.

Và một kết quả bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của Th.s Nam và những người tham gia cuộc bình chọn bằng tin nhắn đã diễn ra: đã có 130.000 tin nhắn thành công. Làm thế nào để chúng ta có được số tin nhắn ấn tượng như vậy? TS xin giới thiệu về cách làm của Th.s Nam:
Theo Th.s Nam điều khiến anh băn khoăn nhất và quyết tâm phải nghĩ bằng được một cách nhắn tin hiệu quả cho vịnh Hạ Long xuất phát từ câu hỏi của một người bạn: Trong thời điểm nước rút, cần phải làm thế nào để việc bầu chọn này đạt hiểu quả tối ưu? Một người bạn tôi đã so sánh kết quả bầu chọn được tổ chức rộn ràng tại Hội trường một trường Đại học có sức chứa 1.000 người nhưng thu được khoảng 750 tin nhắn bầu chọn (kết quả khá cao), cũng chỉ tương đương giá trị bằng một thẻ cào mệnh giá 500.000đ mà anh ta có thể sẵn sàng tài trợ.
Sự so sánh đó có điều gì đấy chưa hay nhưng rõ ràng, trong giai đoạn nước rút, chúng ta cần huy động tối đa mọi sự ủng hộ và nguồn lực. Lúc cấp bách, cần có cả những cách làm đột phá….
Điều gì sẽ xẩy ra nếu chúng ta bị bật ra khỏi danh sách 7 kì quan thế giới mới? Điều gì sẽ xảy ra sau bao nhiêu nỗ lực, cố gắng và hy vọng mãnh liệt của đồng bào, chiến sĩ cả nước và cả cộng đồng xã hội?
Trong thời điểm gấp rút đó, bên cạnh các giải pháp đồng bộ, cấp bách đang được đồng bào, chiến sĩ cả nước triển khai như tổ chức các chương trình Ngày hội nhắn tin, ca nhạc, vận động cộng đồng mạng xã hội, truyền hình trực tiếp…Th.s Nam đã hiến kế một cách làm trực tiếp và hiệu quả: tổ chức nhắn tin tập thể, tập trung có sự hỗ trợ của công nghệ.
Theo đó, để vượt lên và bứt phá, các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân triển khai quyên góp bình chọn Vịnh Hạ Long. Sau khi có số tiền quyên góp cụ thể, mỗi đơn vị có một sim điện thoại được nạp tài khoản bằng đúng số tiền do các tổ chức, tập thể, cá nhân ủng hộ đóng góp.
Với sự hỗ trợ của kỹ thuật, công nghệ, Đoàn TN VNPT sẽ thực hiện quy trình chuyển toàn bộ số tiền này sang tin nhắn về đầu số 147 để bình chọn cho Vịnh Hạ Long. Số liệu tin nhắn sẽ được báo cáo, thống kê, kiểm soát có xác nhận bởi các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và truyền thông.
Để đánh giá hiệu quả của cách làm này, xin hãy so sánh qua 02 ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Tình huống 1: Tại một công ty về du lịch có 200 nhân viên. Sáng thứ 2, Ban Lãnh đạo công ty quyết định triệu tập toàn bộ cán bộ công nhân viên, tổ chức nhắn tin Bình chọn Vịnh Hạ Long. Sau khi Ban Lãnh đạo công ty lên sân khấu nhắn tin trước, 200 cán bộ công nhân viên phía dưới đồng loạt giơ điện thoại lên và nhắn tín Bình chọn. Có người nhắn 1 tin, có người nhắn 2 tin, có người trách nhiệm thì nhắn đến tin thứ 3, thứ 5. Trong khi đó, cũng có 1 số ít người giơ điện thoại lên nhưng không nhắn hoặc nhắn tin nhưng không gửi đi. Sau hơn 1 tiếng đồng tổ chức, chương trình cũng kết thúc với kết quả thu được như sau:
- Chi phí tổ chức sự kiện ( hoa, nước, băng rôn, khẩu hiệu, bồi dưỡng văn nghệ, chế độ đại biểu và báo chí (nếu có): khoảng 10 triệu.
- Số lượng tin nhắn ủng hộ chương trình: Trung bình 3tin/ người x 200 người = 600 tin nhắn
- Giá trị ủng hộ toàn bộ chương trình: 600 tin nhắn x 630 đồng = 378.000 đồng.
- BTC không kiểm soát được chính xác số lượng tin nhắn của buổi lễ và của từng cá nhân.
Tình huống 2: Tranh thủ cuộc họp chuyên môn, Ban Lãnh đạo công ty giới thiệu về ý nghĩa của Chương trình Bình chọn Vịnh Hạ Long và tác động trực tiếp đến hoạt động công ty và thu nhập người lao động (làm về du lịch). Ban Lãnh đạo công ty tổ chức quyên góp tiền để ủng hộ chương trình nhắn tin Bình chọn VHL. Người ít người nhiều, có người ủng hộ 20.000đ, 30.000đ, có người ủng hộ 50.000đ, 100.000đ. Cá biệt có có người ủng hộ trên 200.000 đ. Trên cơ sở số tiền quyên góp, công ty sẽ triển khai theo hình thức nhắn tin tập thể, tập trung. Kết quả thu được như sau:
- Chi phí tổ chức: không mất chi phí, tiết kiệm được khoảng 10.000.000 đồng
- Số tiền quyên góp ủng hộ: Bình quân 50.000đ/ người x 200 người = 10.000.000 đồng.
- Số tin nhắn ủng hộ chương trình: (10.000.000 + 10.000.000)/ 630 đồng/tin nhắn = 31.746 tin nhắn ủng hộ.
-> Con số 600 so với 31.746 tin nhắn cũng đáng suy ngẫm...
Ví dụ 2:
Tình huống 1: Doanh nhân ABC (Ca sĩ, diễn viên, Mạnh Thường quân…) tham gia chương trình nhắn tin ủng hộ Bầu chọn VHL. Với khả năng tài chính và nguyện vọng đóng góp rất lớn nhưng phải thao tác qua tin nhắn. Kết quả, mặc dù rất kiên nhẫn, ông ta chỉ nhắn được 20 tin nhắn ( ít thời gian). Kết quả:
- 20 tin nhắn x 630 đồng = 12.600 đồng.
- Tâm lí rất không thoải mái không thực hiện được ước nguyện trong khi khả năng đóng góp, hỗ trợ có thể gấp 100 - 1.000 lần.
Tình huống 2: Doanh nhân ABC ủng hộ cho chương trình 30.000.000 đồng. thông qua giải pháp nhắn tin tập trung có sự hỗ trợ của công nghệ (ủy quyền cho đại diện hoặc tổ chức xã hội thực hiện giám sát). Số liệu tin nhắn sẽ được báo cáo, thống kê, kiểm soát có xác nhận bởi các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và truyền thông. Kết quả:
- Số lượng tin nhắn: 30.000.000 đồng/630 đồng/tin = 47.619 tin nhắn.
- Thoải mái tâm lí. Thậm chí có người còn có khả năng đóng góp cao hơn.
-> Con số 20 tin so với 47.619 tin cũng đáng suy ngẫm…
Qua 2 ví dụ trên có thể thấy:
1. Sự khác biệt giữa 2 cách làm: một cách thiên về hình ảnh, phong trào, một cách thiên về hiệu quả, kết quả. Đáng suy ngẫm là cách làm thiên về hình ảnh, phong trào đang là cách thức phổ biến hiện nay. Chúng ta trân trọng cách làm truyền thống đã mang lại kết quả tích cực, giúp Vịnh Hạ Long lọt vào top 10 kì quan thế giới mới nhưng trong giải pháp tình thế, cấp bách hiện nay, cần phải ưu tiên lựa chọn giải pháp thứ 2 nhiều hơn.
2. Giải pháp kỹ thuật và ý tưởng do Đoàn VNPT đưa ra mang tính chất hỗ trợ thao tác nhắn tin thủ công của người dân và góp phần minh bạch hóa sự ủng hộ, tham gia chương trình. (Trên cơ sở trao đổi với Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Việc này không vi phạm quy chế vì một cá nhân (hoặc một số điện thoại) có thể nhắn tin nhiều lần, không hạn chế số lượng, vì kết quả nhắn tin có phát sinh cước.
3. Về cơ chế, quy trình và cách thức thực hiện của chúng ta chưa huy động được hết tiềm năng, sự ủng hộ, đóng góp của cộng đồng xã hội cho việc bầu chọn Vịnh Hạ Long. Trong khi quy định không giới hạn số lần đối với 1 người, một đầu số thì cách thức vận động triển khai chưa có các hình thức linh hoạt, hỗ trợ người dân. Đặc biệt những người muốn đóng góp, ủng hộ nhiều.
Những khẩu hiệu xuất phát từ trái tim
Trong thời điểm thực hiện cuộc nhắn tin tập thể đó, Đoàn thanh niên Tập đoàn VNPT đã vận động Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương và tất cả những người Việt Nam yêu nước khác hãy vận động cho vịnh Hạ Long bằng khẩu hiệu:
Thời hạn bình chọn chỉ còn được tính bằng giờ, bằng phút…
Xin hãy nhịn một lon bia để có thể ủng hộ được 10 tin nhắn
Xin hãy bỏ qua một chương trình xem phim, ca nhạc, đá bóng…để có thể ủng hộ được 100 tin nhắn
Xin hãy cắt giảm một món quà sinh nhật cho bạn bè, người thân để có thể ủng hộ được 1.000 tin nhắn
Xin hãy tiết kiệm một buổi tiếp khách để có thể ủng hộ được 10.000 tin nhắn
Xin hãy tiết giảm một khoản nhỏ đầu tư công nào đó không hiệu quả để có thể ủng hộ hàng triệu tin nhắn…
Xin hãy làm một điều gì đó cho đất nước trước khi không còn cơ hội…

Bằng những khẩu hiệu này, bằng sự quyết tâm và táo bạo khi áp dụng ngay vào đêm 10/11, đoàn thanh niên VNPT và Đoàn Khối Doanh nghiệp trung ương đã góp công sức vào việc bình chọn cho Vịnh Hạ Long, để Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới...
Thanh Hường Việt Báo (Theo_VnMedia)


– Maldives rút khỏi chiến dịch bầu chọn của New 7 Wonders (VTC). - Lạ lùng nơi tổ chức bầu chọn Vịnh Hạ Long! (Bee).
-Tranh cãi về tiền phí cho 7 kỳ quan thế giới mới

Các nhà tổ chức cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới bị buộc tội đòi hàng triệu đô tiền quảng bá mặc cho đã thu phí các bên tham gia 199 USD.
....Tuy nhiên, hồi tháng 5, Maldives tuyên bố rút khỏi cuộc đua với lý do bị nhà tổ chức đòi 500.000 USD tiền quảng bá. Theo sau họ, hồi tháng 8, chính phủ Indonesia, đại diện cho công viên quốc gia trên đảo Komodo, cũng rút lui. Họ cho biết nhà tổ chức đòi 10 triệu USD cho tiền bản quyền và 47 triệu USD để tổ chức lễ kết thúc chương trình.
Todung Mulya Lubis, một luật sư đại diện cho ngành du lịch Indonesia, cho biết họ vẫn đang xem xét việc kiện nhà tổ chức. "Chúng tôi muốn cho họ thấy rằng một cuộc thi thu hút sự chú ý của toàn thế giới như thế này, họ phải đối xử công bằng với tất cả các bên tham gia".
Dù tuyên bố rút lui, hai nước này vẫn có tên trong cuộc bình chọn.
New7Wonders Foundation bác bỏ việc họ đòi phí để quảng bá. Phát ngôn viên Eamonn Fitzgerald cho biết các cáo buộc này là không có cơ sở. "Chúng tôi mong thu được tiền trong chiến dịch này song tất cả số tiền chỉ dùng để duy trì cuộc bình chọn và chiến dịch này", ông nói. "Chúng tôi không công bố đã nhận được bao nhiêu phiếu bình chọn. Chiến dịch trước, chúng tôi nhận được 100 triệu phiếu và mục tiêu lần này là 1 tỷ".
Fitzgerald cho hay họ tính nhiều loại phí cho việc sử dụng thương hiệu New7Wonders song không nói rõ con số. "Số tiền này tùy vào từng nước. Chúng tôi không bình luận về các vấn đề kinh doanh và thương mại, vốn là nguyên tắc trong giới kinh doanh".
Chuyên gia vận động môi trường Tony Juniper cho hay ý tưởng bình chọn là tốt trên lý thuyết song việc tính phí không thích hợp. "Việc đòi tiền phí để dành cho chiến dịch quảng bá là không hay, đặc biệt là khi có những nước đang phát triển tham gia và họ không hề biết về điều đó từ đầu", ông nói.


-Liệu có lợi ích gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long?- - Để có thêm những cái nhìn khách quan, đa chiều xung quanh việc bình chọn có nhiều nghi vấn này, Báo KH&ĐS đã có cuộc trao đổi thắng thắn với ông Nguyễn Xuân Thắng - Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, người đại diện cho UNESCO, một trong những tổ chức có uy tín nhất trên thế giới trong việc bầu chọn các di sản… 
Ai khơi ra chuyện bình chọn này? 

Được biết, từ năm 2007, ông đã có ý kiến và một số bài viết cảnh báo với dư luận về việc bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thế giới thông qua New Open World Corporation (NOWC)? 

Vào hè 2007, sau khi kết thúc cuộc bình chọn “07 kỳ quan kiến trúc văn hoá thế giới mới” do công ty tư  nhân New Open World Corporation chủ trì, một loạt các công trình văn hoá tiêu biểu mà hơn 23 thế kỷ qua luôn được loài người thừa nhận là “kỳ quan” của thế giới đã bị gạt ra khỏi danh sách “7 kỳ quan mới” của NOWC. Trong số đó không còn tên của các công trình vĩ đại như đền thờ Pathenon ở Hy Lạp, Kim tự tháp ở Ai Cập. Đây là một việc làm vô tiền khoáng hậu, làm đảo lộn các quan niệm truyền thống, gạt bỏ các giá trị tinh thần của quá khứ, của lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng đáng lo ngại hơn, như nhà báo Al-Sayed của Ai Cập nhận xét, “cuộc chơi” do NOWC chủ trì không những “đã tấn công vào các nền văn minh” mà còn thúc đẩy một cuộc chạy đua khích lệ ý thức dân tộc hẹp hòi trong một bộ phận công chúng ở các quốc gia.

Tại sao lần này ông không có ý kiến?

Tôi đã gửi nhiều kiến nghị và viết báo cảnh tỉnh từ 2007 – 2008. Còn bây giờ, không phải ngại, mà vì đã muộn.

Mọi người đang bảo nhau rằng thôi thì số tiền mình bỏ ra cũng chẳng phải to tát lắm so với một số nước... mà  vẫn được tôn vinh danh dự  là “kỳ quan thế  giới”. Còn BQL Hạ Long thì  nói họ chả phải bỏ ra đồng nào. 

Uy tín và danh dự của Quốc gia không thể giành lấy bằng con đường tiền bạc, nhất là bằng “giá rẻ” hoặc “miễn phí”. Nếu chỉ giải thích bằng cách làm phép nhân cho số lượt phiếu bầu thì đó là nguỵ biện, chống chế, không trung thực. Số tiền không chỉ nằm trong giá trị các tin nhắn. Ngoài tiền của, công sức và thời gian của nhân dân, thử hỏi còn bao nhiêu tiền công của Nhà nước đã bị đem ra đầu tư cho truyền thông, để mua máy tính, để làm băng rôn khẩu hiệu, để mít tinh, cổ động nhân dân, kể cả tổ chức cho khách nước ngoài và các đoàn ngoại giao tham gia cuộc chơi này…? Con số đó hoàn toàn không nhỏ và chỉ có người trong cuộc mới biết.
với một cuộc chơi dễ dãi kiểu NOWC, nguy cơ một thói quen tranh giành, ganh đua dễ dãi để được tôn vinh sẽ hình thành trong tiềm thức của thế hệ trẻ
"Với một cuộc chơi dễ dãi kiểu NOWC, nguy cơ một thói quen tranh giành, ganh đua dễ dãi để được tôn vinh sẽ hình thành trong tiềm thức của thế hệ trẻ"


Thiết nghĩ, đã  đến lúc các cơ quan chuyên trách cũng nên tổng kết và công bố công khai cho nhân dân biết. Tuy nhiên điều đáng nói nhất lại không phải là vấn đề tiền của và thời gian của nhân dân, mà với một cuộc chơi dễ dãi kiểu NOWC, nguy cơ một thói quen tranh giành, ganh đua dễ dãi để được tôn vinh sẽ hình thành trong tiềm thức của thế hệ trẻ. Lối chơi đó quá trục lợi, đi ngược lại các nguyên tắc quan hệ quốc tế, các tiêu chuẩn văn minh, văn hoá, hoà bình và hữu nghị mà các quốc gia hôm nay đang nỗ lực vun đắp.

UNESCO cũng không biết tí gì 

Theo ông có khi nào chính người dân cũng không tự rạch ròi...

Có ngày hàng chục cuộc điện thoại gọi đến để cơ quan chúng tôi để hỏi về thể lệ, về tiêu chí cuộc bình chọn vì họ nghĩ đây là hoạt động liên quan đến UNESCO. Có lẽ, đến trên 90% người dân ở Việt Nam ngỡ rằng đây là hoạt động của UNESCO. Có rất nhiều em học sinh hỏi chúng tôi tại sao các em không được phép bầu cho các địa danh tuyệt vời khác của thế giới. Chúng tôi không biết trả lời các em thế nào.

Ông có thể phân tích khái niệm kì quan và di sản?

Theo tôi, khái niệm “di sản văn hoá và thiên nhiên” có ý  nghĩa rộng hơn khái niệm “kỳ quan”. Ngoài việc có thể hạn chế thái độ ngạo mạn tự tôn của một thiểu số các công trình kiến trúc và thiên nhiên hiện diện ở một số quốc gia, ý nghĩa chính của khái niệm di sản (theo tinh thần Công ước Bảo vệ Di sản văn hoá và thiên nhiên Thế giới mà Việt Nam là một thành viên chính thức) thể hiện được mục tiêu kế thừa và trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hoá và thiên nhiên cho tương lai, không phải vì lợi ích hay vì niềm kiêu hãnh của một quốc gia nào đó mà chung cho toàn nhân loại. Đó chính là bản chất tiến bộ của Công ước và là xu thế chung của thời đại.

Ông nghĩ sao về việc đến giờ phút này NOWC vẫn chưa công bố kết quả chính thức mà còn phải chờ đợi đơn vị kiểm toán?

Đó là một “phần thưởng” không bao hàm các giá trị công pháp quốc tế, không mang tính ràng buộc, trách nhiệm và nghĩa vụ. Vậy thì công bố hay không công bố cũng đều giống nhau. Mà nếu công bố thì sau đó sẽ ra sao? Hạ Long của chúng ta sẽ được gì với cái vương miện “top 7” thế giới do chính chúng ta đã tự phong cho mình? Có lẽ người được lợi nhất chỉ là Công ty NOWC và các công ty tổ chức sự kiện ăn theo.

Ông có cho rằng chiến thắng trong cuộc bầu chọn này sẽ giúp Vịnh Hạ Long phát triển du lịch?

Ba năm trước tôi đã nêu câu hỏi: Ai dám bảo đảm với Nhà nước, với nhân dân rằng thành quả đạt được từ  cuộc chạy đua tốn nhiều công của và thời gian này sẽ đem lại vinh quang cho đất nước và làm cho du lịch Việt Nam chuyển vận? Chỉ có danh tiếng không làm nên kỳ tích, nhất là đối với ngành du lịch. Nếu môi trường Hạ Long không được đầu tư đúng mức và ngày càng ô nhiễm như đà hiện nay, cảnh quan bị lạm dụng khai thác bừa bãi, ngành du lịch không cải tiến nội dung và chất lượng dịch vụ thì dù chúng ta có giành được bao nhiêu danh hiệu cao quý thì tình hình cũng khó thay đổi, thậm chí là càng phản tác dụng.

Hãy tỉnh táo 

Theo ông UNESCO và cộng đồng quốc tế  đánh giá thế nào về  cuộc bình chọn do NOWC tổ chức?

Xã hội hôm nay là  một xã hội tương đối dân chủ và tự do. Không ai cấm việc NOWC đưa ra bảy miếng bánh để các quốc gia tự ganh đua nhau, cũng không ai ngăn cản các quốc gia tham gia cuộc chạy đua này, mặc dù về thực chất đó là một việc làm mạo phạm đến sĩ diện của nhiều quốc gia. Đã có một số quốc gia lên tiếng phản ứng trò chơi của NOWC. Tuy nhiên, đa số chính phủ các nước không ngăn cản và cũng không khuyến khích công dân họ tham gia cuộc bình chọn này – vì họ chỉ coi đó là một cuộc chơi vô bổ của cư dân mạng. Với một thái độ như vậy, UNESCO không công khai phê phán gay gắt, nhưng UNESCO cũng không hợp tác với NOWC trong suốt hai cuộc bình chọn vừa qua.

Ông có thể  đúc kết điều gì sau một hoạt động ồn ào thế này?

Sau một công việc kéo dài đến mấy năm liền, có lẽ cũng nên rút ra một vài điều. Nghiêm túc nhận xét thì chúng tôi thấy: Trong khi nhiều tổ chức quốc tế tiến bộ và các quốc gia đang ra sức tạo dựng một cơ chế bình đẳng quốc tế, thúc đẩy bầu không khi thân thiện và cởi mở về văn hoá, trong khi Liên Hợp quốc và UNESCO đang triển khai các chiến dịch vun đắp cho một tư duy văn hoá quốc tế mới, chủ nghĩa nhân văn mới với nhãn quan “văn hoá vì hoà bình” dựa trên tiêu chí “bình đẳng và đa dạng hoá các giá trị văn hoá” nhằm xoá bỏ dần sự cách biệt, thứ bậc giữa các nền văn hoá, thì với một chiêu làm ăn đội lốt văn hoá dựa trên nền tảng kích thích bản tính ganh đua của con người, NOWC đã lập được một thành tích là lôi kéo hàng chục triệu người rơi vào tình trạng mất cảnh giác để tham gia vào một trò chơi đầy mạo hiểm. Trò chơi “văn hoá” đó đi ngược lại xu thế hoà bình, hội nhập và phát triển bền vững mà các quốc gia đang theo đuổi.

Xin cảm  ơn ông!
“Lợi ích quốc gia là cao cả, tối thượng và cũng vì lợi ích Quốc gia mà chúng ta cần phải hết sức thận trọng chọn bạn mà chơi và chọn sân chơi để thể hiện tầm vóc Quốc gia. Đó là nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch trong quan hệ quốc tế. Nếu 1 cái gì đó được xác lập mang ý nghĩa Quốc tế thì nó cần được 1 công ước, hiệp định Quốc tế thừa nhận.
Chúng ta muốn đưa địa danh của Việt Nam trở thành di sản văn hoá và thiên nhiên theo tinh thần Công ước Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới, thì để bảo đảm giá trị pháp lý, trước tiên chúng ta phải được làm thành viên chính thức của Công ước, sau đó mới đề xuất xếp hạng căn cứ vào các tiêu chuẩn của Công ước. Đó là thông lệ quốc tế”.
Ông Nguyễn Xuân Thắng

Nga - Linh - Anh (thực hiện)
-

TIN LIÊN QUAN

Trong ngày 11/11, trước 17 giờ mỗi cán bộ công nhân viên tập đoàn Tuần Châu tối thiểu 100 tin nhắn trở lên để bình chon Vịnh Hạ Long (Tập đoàn Tuần Châu trả tiền), Ai dưới 100 tin nhắn nghỉ việc 
-Dù đã được cảnh báo từ năm 2008 (“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?)--bây giờ vẫn u mê, tại sao VN dễ bị lừa vậy ???
-"Thu tiền từ tin nhắn bình chọn thì còn đâu khách quan"
 - "Một khi nguồn thu của nhà tổ chức đến trực tiếp từ người bầu chọn và cho phép người bầu chọn được bầu nhiều lần (tăng nguồn thu) thì còn đâu tính khách quan trung thực..", TS Quách Nghiêm chia sẻ cùng Bee.net.vn.

TIN LIÊN QUAN
TS Quách Nghiêm
TS Quách Nghiêm
 Ông Nghiêm cũng thể hiện quan điểm không nên đề cập yếu tố tư nhân hay nhà nước của tổ chức bình chọn này.  Ông nói: Nhiều  tổ chức tư nhân đang được đánh giá rất cao trên thế giới như Standard and Pure mà những đánh giá về chỉ số tín nhiệm của họ đối với  các chính phủ, ngân hàng hay tổ chức kinh tế được cả thế giới tâm phục khẩu phục.
Trường Đại học tư  Harvard rất có uy tín trên thế giới đã đào tạo ra rất nhiều những người tài năng, các học giả, chính khách... Vì thế, quan trọng là chất lượng và uy tín mà  tổ chức đó có được thông qua các hoạt động cụ thể của họ.
Giai đoạn cuối họ còn có “sáng kiến” bầu chọn qua tin nhắn và thu thêm từ mỗi tin nhắn 300VNĐ. Một khi nguồn thu của nhà tổ chức đến trực tiếp từ người bầu chọn và cho phép người bầu chọn được bầu nhiều lần (tăng nguồn thu) thì còn đâu tính khách quan trung thực vốn là chuẩn mực tối thiểu của một cuộc bầu chọn muốn đạt đẳng cấp quốc tể phải có!
Trên thông tin đại chúng chỉ thấy tuyên truyền duy nhất cho bầu chọn Vịnh Hạ Long. Gần đây Đài VTV có hẳn một chương trình cổ vũ cho việc bầu chọn này và tuyên dương những tấm gương 1 người bầu cho Vịnh Hạ Long hàng chục, hàng trăm lần mà không hề nói gì đến các kỳ quan thiên nhiên khác. Điều này chẳng khác gì một  kỳ thi đấu thể thao quốc tế mà các vận động viên lại công khai việc mình sử dụng doping trong thi đấu.
Hạ Long là di sản của thiên nhiên do trời đất ban tặng, nên đây là di sản của cả nhân loại, cả thế giới chứ không chỉ của riêng Việt Nam. Chúng ta nên tự hào về những gì mình tự làm ra nhiều hơn so với những cái thiên nhiên ban tặng.
Việc Hạ Long có tên trong bảng bầu chọn lần này có thể nói là tạo tiền đề rất tốt cho phát triển du lịch, nhưng để giữ cho Hạ long mãi là di sản thiên nhiên, kỳ quan thiên nhiên thế giới thì chúng ta và con cháu chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, trong đó phải học bằng được cách ứng xử khách quan, trung thực với chính mình và với  chính các di sản và kỳ quan thiên nhiên vô giá ở Việt Nam và cả trên thế giới.
Hoàng Linh (ghi)
-Vịnh Hạ Long, Luật biểu tình,… và Hitler  - – Kỳ quan & Kỳ cục  —  (Nguyễn Vĩnh)
-TÔI LÀ MỘT THẰNG NGU Hoàng Mai
NQL: Bầu chọn Vịnh Hạ Long là một câu chuyện đáng xấu, dân còn nhắc đi nhắc lại dài dài. Hôm nay mình còn nhận được một email của bạn đọc cho biết một tập đoàn yêu cầu kiểm tra mobile các nhân viên xem có thực nhắn đủ số tin nhắn theo yêu cầu không, ai gian dối sẽ bị phạt. Hi hi quá bi hài. Nhưng xét thấy nên dừng lại ở đây, chuyện lố bịch này nói nhiều càng thêm xấu hổ. Bài viết của Hoàng Mai là bài cuối cùng về vấn đề này.

Với việc Vịnh Hạ Long được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới; gần như cả nước Việt Nam đều mừng rỡ và hoan hỉ, nơi nơi tổ chức lể hội và hát hò tưng bừng. Trong lúc đó tôi như một kẽ lạc lỏng vừa xem luớt qua ti vi các chương trình chào mừng mà não lòng vì bị ăn một quả lừa.
Thực ra tâm trạng bị ăn quả lừa này cũng không phải bây giờ mới có mà đã có từ sau khi đọc bài viết của ông Nguyễn Xuân Thắng (Phó Chủ tịch Thường trực kiêm TTK Hiệp hội UNESCO Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay) trên Blog Quê Choa.
          Trước đó cũng tưởng rằng cuộc vận động rầm rộ do các tổ chức của nhà nước và các phương tiện truyền thông quốc doanh này đưa ra dựa trên sự kêu gọi nhân danh một tổ chức là UNESCO hay chí ít là một tiểu ban nào đấy của cái Ông này. Người ta còn kịp tiến cử cho được Đại sứ du lịch cũng ồn ào không kém để đưa Cô ấy đi Hồng Kông, Singapore, Philippin để vận động bạn bè quốc tế bầu chọn cho danh thắng nước ta. Ừ thì cũng vì nước nhà, vì yêu thiên nhiên quê hương và của toàn thế giới nên cô ấy và các bộ ban ngành vất vả đến vậy thì dù trước đó có điều ra tiếng vào đi nữa mình cũng phải cảm thông và ũng hộ chứ sao lại cứ nghĩ quẩn về những điều không hay.
          Nhưng việc đó không ảnh hưởng gì đến quyết định bầu chọn cho Vịnh Hạ Long của tôi mà chỉ vì xuất phát từ tình yêu thiên nhiên hoang sơ, yêu quê hương đất nước và tin tưởng các danh thắng đưa ra có được các tiêu chí do một tổ chức phi lợi nhuận và có văn hóa của Quốc Tế kiểm chứng và thừa nhận.
          Vì vậy nên với vài cái hòm thư và một số di động tôi cũng ký cóc bầu chọn cho 7 kỳ quan thiên nhiên trên mạng và một tin nhắn cho 147 (và chỉ một mà thôi vì cũng nghĩ rằng mỗi số chỉ có thể bình chọn một lần như bao cuộc chơi sòng phẳng khác).
          Thế nhưng sau khi đọc được bài viết của ông Nguyễn Xuân Thắng; tôi như người bị nhúng xuống Bắc băng Dương bởi bị đánh lừa vì được biết rằng NOWC chỉ là New Open World Corporation lòi ra cái đuôi to tổ chảng là một Công ty. Thôi rồi vậy là bị chúng nó làm tiền mà không tìm hiểu nên không biết và trở thành ngu.
          Ủng hộ đồng bào bão lụt miền trung, ủng hộ đồng bào – ngư dân bám biển tôi cũng chỉ dám nhắn vài tin hay cùng lắm là chục tin vì cuộc sống chưa dư dả chi lại còn bao nhiêu cảnh đời cần san sẻ chứ đâu thể tập trung vào một mối. Vậy mà lại phí phạm một cái tin nhắn chỉ vì một cái danh hảo, một cái giấy chứng nhận không do một tổ chức văn hóa quốc tế nào thừa nhận. Mình ngu đã đành nhưng không lẽ mấy quan chức của mình thông minh thế mà còn bị chúng nó lừa? Hay là trò lừa này cùng giống như bán hàng đa cấp?
          Vậy ai là người có lợi? NOWC, Bộ Văn -Thể Du,  các Nhà Mạng, các Nhà Mobile, VTV, một vài công ty tổ chức sự kiện ăn theo…. Một cái danh hảo mà bao nhiêu người được lợi thì cũng có thể làm lắm chứ. Vậy ai thiệt? Toàn dân thiệt chứ ai. 24 triệu tin nhắn mỗi tin 670 đồng thôi nhưng tổng số tiền là 16 tỷ đồng chưa kể các khoản khác như cuớc phí mạng và chi phí khác quảng bá ăn mừng mà tiền đóng thuế dân phải bỏ ra.
16 tỷ là 32 chiếc thuyền đánh cá xa bờ, là 320 căn nhà vững chải cho đồng bào lũ lụt miền trung; số tiền đó ít hay nhiều cho một cái danh hảo?
          Thế nhưng một câu hỏi là tại sao có những thông tin như bài viết của ông Nguyễn Xuân Thắng không được báo chí quốc doanh đưa lên? Còn báo chí khoán chui thì có mấy người đọc được; thông tin đó chính xác hay không ; sao không thấy báo chí quốc doanh hay Bộ Văn-Thể- Du có ý kiến?
          Tự mình chỉ nghỉ ra  được: người ta im lặng là người ta thừa nhận
          Ngẩm lại mình đã ngu nên thêm một lần ngu nữa cũng không sao.
Bây giờ thời bằng dỏm tràn lan: Quan chức dùng bằng dỏm, Hoa hậu cũng cởi truồng chụp ảnh trước đi thi nên Hoa hậu dỏm, Đại sứ loanh quanh không trung thực về nguồn gốc và bằng cấp cũng đại sứ dỏm.
Vịnh Hạ Long đã có một cái bằng thiệt của UNESCO nhưng vì chìm lấp trong hàng trăm di sản thiên nhiên khác nên chưa có điều kiện quảng cáo rầm rộ, chưa thu được tiền tỷ về cho những nhà PR hay các công ty du lịch chưa làm ăn gì được trên cái nền di sản này nên cần thêm cái bằng dỏm rất kêu là : 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
À hóa ra cái chi dỏm mà mang lại lợi ích nhóm cứ thế mà làm mà quảng bá; còn thiệt hại đến ai thì có mấy đứa…ngu chịu. Thế nhưng ngu mà ích nước lợi nhà thì cũng đáng ngu. Chỉ có điều cái danh hiệu dỏm này Quốc tế có ai thừa nhận; khách du lịch nước ngoài có đổ tiền để đến Vịnh Hạ Long nhiều thêm không?  thì thời gian mới có câu trả lời.
Người Việt như tôi đến được với Hạ Long hay không; không phụ thuộc vào cái danh gỉ gì đó mà chỉ vì cái túi tiền và quỹ thời gian có chịu nghe theo sự sai khiến của niềm yêu thích hay không?
Cũng bởi vì cái danh hảo vẫn có nhiều người chấp nhận và hưởng lợi nên các trường dỏm, tổ chức dỏm và công ty dỏm vẫn còn đất đứng chân và hốt bạc.
Với cái kiểu tự bình chọn, tự sướng với chứng nhận dỏm và rồi Vịnh Hạ Long vẫn là Vịnh Hạ Long như trong con mắt trước đây của thế giới thì cái sự ngu này cũng thật phí phạm.
Tác giả gửi cho Quê choa


  • -


TINH THẦN VIỆT QĐND - Mới tuần trước thôi, người dân Việt Nam trong nước và khắp năm châu chung tay bình chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Chiến thắng của Vịnh Hạ Long không chỉ có ý nghĩa khẳng định giá trị di sản này, mà qua hơn 24 triệu tin nhắn còn minh chứng cho lòng yêu nước, tình đoàn kết của mỗi con dân đất Việt khi nghĩ về trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc..

-Người mua thông minh? Nguyễn Quang A
Dư luận ồn ào về việc Vịnh Hạ Long đã tạm thời đạt danh hiệu (một trong 7) kỳ quan thiên nhiên thế giới do một tổ chức tư nhân (NOW) đứng ra tổ chức. “Tạm thời” là đúng chữ của nhà tổ chức, chưa được xác nhận đâu (chắc phải trả đủ tiền thì mới được xác nhận)!

Nhiều người vui mừng, không ít người coi là trò tào lao.
Người thì cho nhà tổ chức không là một tổ chức quốc tế nên kết quả bình chọn không có gram giá trị nào! Tổ chức tư nhân cũng có các giải thưởng, các cuộc bình chọn rất có giá trị. Thử nghĩ về các loại giải thưởng của một số tổ chức tư nhân và nhà nước ở ta mà xem! Vấn đề không phải là chuyện tổ chức tư nhân hay quốc tế, mà là tổ chức ấy làm gì, vì mục đích gì.
NOW hoạt động hoàn toàn hợp pháp theo luật Thụy Sỹ. Nó có một ý tưởng để bán: cho địa danh của các quý vị cái danh “kỳ quan thiên nhiên thế giới” với sự bầu chọn của quý vị (mà quý vị có thể bầu bao nhiêu lần tùy ý với một khoản “phí bản quyền” (300 đồng) cho mỗi tin nhắn chia cho NOW), với mọi công sức và chi phí (630 đồng/tin nhắn) của quý vị và các loại phí khác mà quý vị phải trả cho NOW theo thỏa thuận! Các địa danh nổi tiếng muốn được đưa vào danh sách bình chọn, phải trả tiền (nghe nói 5 ngàn USD/tháng) và các tổ chức muốn sử dụng hình ảnh của địa danh của các quý vị phải trả phí cho NOW, các quý vị nếu muốn nối vào trang web new7wonders của NOW để hô hào người dân bình chọn cũng phải trả cho NOW không ít tiền (theo ông Ngô Văn Hùng là 25000 USD/tháng!) Quý vị là những người mua. Càng nhiều người mua ông chủ NOW càng kiếm bộn.
Hoạt động này thực sự là một kiểu kinh doanh hết sức láu cá, nhưng không hiếm. Có đầy rẫy các thí dụ khác tương tự: các “đại học” bán bằng (diploma mill, có khi chỉ có vài nhân viên và một văn phòng lèo tèo) nhan nhản trên thế giới mà báo chí nước ta cũng đã tốn không ít giấy mực phanh phui về nhiều quan chức có bằng “đại học Mỹ” xịn nhưng thực chất là chỉ làm thủ tục qua loa, trả tiền và nhận cái danh “học vị” mà họ mua được. Các tổ chức như vậy hoạt động hợp pháp theo luật của các nước sở tại, thậm chí còn “hợp tác” với các đại học có tiếng của ta!  “Người mua” ở đó có lẽ là “người mua thông minh” hơn ở ta. Tự do báo chí và xã hội dân sự mạnh cung cấp nhiều thông tin hơn nên giúp người mua dễ nhận ra chân tướng thật của các tổ chức như vậy. Chuyện mua danh viện sĩ cũng chẳng lạ. Còn có thể kể ra nhiều thí dụ tương tự.
Nhưng sự khác biệt giữa các tổ chức bán danh này và việc bán danh “kỳ quan thiên nhiên” là ở các đối tượng người mua: một bên là từng cá nhân, bên kia là rất rất nhiều người yêu quý, gắn bó với một thắng cảnh, với lòng yêu đất nước của mình. Thế mới thấy ý tưởng kinh doanh bình chọn kỳ quan là láu cá đến thế nào.
Tiêu chuẩn bình chọn là số phiếu nhận được qua trang web và tin nhắn điện thoại di động. 7 địa danh nhiều phiếu nhất là 7 kỳ quan thế giới mới. Có vẻ rất hợp lý: đa số – thắng! Nhưng đa số nào? Một người có thể bình chọn đến cả ngàn lần nếu muốn. Ông chủ Đảo Tuần Châu khoe mình nhắn hơn 11 vạn tin nhắn và buộc mỗi nhân viên trong ngày 11-11-2011 phải nhắn ít nhất 100 tin bình chọn cho Vịnh Hạ Long (nếu không sẽ bị đuổi việc). Kết quả bình chọn mà như thế, thì chẳng còn gì để nói. Không lạ rằng UNESCO tránh xa việc này và cho rằng không khoa học, không khách quan. Nhưng người ta đâu cần khách quan, đâu cần khoa học. Có những lợi ích, những khuyến khích gắn mật thiết với sự bình chọn này.
Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch đã chính thức phát động phong trào động viên nhân dân bình chọn cho Vịnh Hạ Long từ 25-2-2008, chứ không chỉ mới rộ lên như vừa qua với sự tham gia của bao nhiêu nhân vật tai to mặt lớn cũng như các tổ chức chính trị xã hội hay các đại gia.
Về phía NOW đây là một cuộc kinh doanh kiếm bộn tiền như nêu ở trên. Nếu con số phí 5.000 USD/tháng là đúng thì trong 4 năm qua số phí “đặt chỗ” đã là hơn 250 ngàn USD (chắc là từ ngân sách) chưa kể các phí khác và khoảng 7,5 tỷ đồng “phí bản quyền nhắn tin bình chọn”.
Tại sao nhiều người chấp nhận trả tiền và bỏ công sức cho trò hết sức láu cá này? Vì đối lại họ nhận được cái gì đó: nó thỏa mãn nhu cầu về danh và các lợi ích khác.
Háo danh  ư? Một người thì có thể. Như chuyện bỏ tiền ra để được công nhận là viện sĩ hay mua bằng nêu ở trên. Nhưng cả chục triệu người thì sao? Họ không hiểu, họ hiểu nhầm, họ bị thuyết phục bởi những lời có cánh và thế là vô tình hay cố ý góp vào “sự háo danh tập thể” nhân danh lòng yêu nước.
Các nhà mạng, các công ty dịch vụ, thì ăn theo. 24 triệu tin nhắn tạo cho họ doanh thu 15,12 tỷ đồng (họ được khoảng 7,5 tỷ)! Đấy là tính theo số do một lãnh đạo Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch công bố: trong 630 đồng/tin nhắn thì Bộ phải trả nhà đài 300 đồng, trả NOW 300 đồng “phí bản quyền” và 30 đồng tiền thuế. Bộ thật vô tư làm công không cho kẻ khác.
NOW có ý tưởng để bán: cái danh kỳ quan thiên nhiên. Để chống hàng giả nhiều quan chức hô hào người mua hãy trở nên người mua thông minh. Đúng cần lắm những điều kiện hỗ trợ để người mua trở thành người mua thông minh. Hay người ta không muốn dân mình trở thành người mua thông minh?



(Dân Việt) - Chúng tôi phải trả cho nhà mạng 300 đồng, trả cho Tổ chức New Open World 300 đồng tiền bản quyền - ông Nguyễn Văn Tình - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ VH-TT-DL cho biết.  Trước đó, họ có hợp đồng rõ rằng, trong 300 đồng đó không bao gồm tiền thuế tin nhắn, tiền chuyển tiền, 30 đồng còn lại là số tiền để đóng thuế.
Như vậy, nếu tính ra có thể nhà mạng sẽ phải chịu lỗ vì mất phí chuyển tiền, nhưng họ chấp nhận vì đây là hoạt động mang tính xã hội”. Như vậy, theo thông tin từ phía Cục Hợp tác quốc tế đưa ra, có thể ước tính số tiền mà NOW thu được khoảng 7,5 tỷ đồng.

-THD- Vậy có thể xem những quan chức VN hô hào bầu chọn là đầu nậu, dắt mối cho công ty này làm tiền?

- Đỗ Trung Quân: Bấm và tắt (Quê choa).  -HÃO!– Vụ bầu chọn Vịnh Hạ Long: Đỉnh cao bầu chọn…nghĩ việc  – (Cu Làng Cát).

-Giang Le Thêm một Who's Who mới, có điều những who's who trước đây chỉ là mấy anh hãnh tiến tự bỏ tiền túi ra để được thỏa mãn thèm muốn "lưu danh sử sách", còn lần này là một quốc gia...Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới - Tuổi Trẻ Online
Chào mừng kỳ quan thiên nhiên thế giới mới tại Việt Nam Báo điện tử Chính phủ
(Chinhphu.vn)- Tối 12/11, tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Dạ hội chào mừng chặng đường 4 năm cuộc vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. ...
Không chỉ cần trách nhiệmHà Nội Mới
Giới trẻ mừng vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thế giớiThanh Niên
Ngắm đêm dạ hội hoành tráng mừng chiến thắng của vịnh Hạ LongDân Trí
Tuổi Trẻ -Đài Truyền Hình Việt Nam -BBC Tiếng Việt
-Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Tổ chức New Open World đã có thông báo bằng văn bản đến Ban quản lý Danh thắng Vịnh Hạ Long thông báo kết quả Di tích Quốc gia Vịnh Hạ Long tại Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Vào lúc 11h11phút (giờ GMT), ...
Nghĩ về vịnh Hạ Long thành kỳ quan thế giới mớiBáo Bạn Đường
Vịnh Hạ Long - sừng sững một kỳ quan thế giớiBáo Bắc Ninh
Giới trẻ mừng vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thế giớiThanh Niên
Dân Trí -Tuổi Trẻ -Đài Truyền Hình Việt Nam--
 - Trống đồng Hữu Ước (Trương Duy Nhất). “Đó là chiếc trống đồng khá độc của thiếu tướng nhà văn Hữu Ước (nay đã là trung tướng) tặng bạn là “chúa đảo” Tuần Châu Đào Hồng Tuyển“.
-‘Cái giá cho danh hiệu kỳ quan thế giới không hề cao’
Với hơn 24 triệu tin nhắn, Việt Nam đã chi hơn 15 tỷ đồng, cùng với nhiều chi phí tổ chức các sự kiện, ông suy nghĩ gì về cái giá mà chúng ta trả cho danh hiệu kỳ quan thế giới mới?
Tổ chức NewOpenWorld không quy định mỗi người được gửi bao nhiêu lần tin nhắn, mỗi tin nhắn trị giá 630 đồng thì ngành bưu chính viễn thông trừ 30 đồng tiền thuế cho nhà nước, còn lại 600 đồng có chia cho tổ chức NewOpenWorld. Vì vậy, nếu có nhiều người bầu thì tổ chức đó thấy được hiệu quả kinh tế và đánh giá ý thức của người bầu. Nếu qua Internet thì chỉ được bầu một lần với một email, tổ chức kia có kiểm soát và có gửi thư phản hồi.
-Không nên chỉ trích bầu chọn vịnh Hạ Long, vì sao? - (BL)- Ðâu chỉ là chuyện cái danh hão! (Nguoi-Viet Online) -

-New7Wonders.com loan báo Vịnh Hạ Long vào danh sách kỳ quan
Kêu gọi gửi tin nhắn từ bé tới lớn

ZURICH (NV) - Sau một cuộc vận động mạnh mẽ trải dài từ phó thủ tướng, bộ trưởng, Ngân Hàng Nhà Nước, xuống tới các lớp tiểu học, Việt Nam kêu gọi được hàng trăm triệu cuộc nhắn tin điện thoại và thành công trong việc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vào trong danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới của tổ chức New7Wonders.

Du khách đến vịnh Hạ Long. (Hình: Philippe Lopez/AFP/Getty Images)
Kết quả sơ khởi cuộc bình chọn, chấm dứt hôm Thứ Sáu, được New7Wonders công bố là gồm những thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Rừng Amazon ở Nam Mỹ, Thác Iguazu ở biên giới Brazil-Argentina, Ðảo Jeju ở Nam Hàn, Ðảo Komodo ở Indonesia, Sông Ngầm Vườn Quốc Gia Puerto Princesa ở Philippines và Núi Table ở Nam Phi.
Kết quả chính thức, sau khi qua kiểm toán, sẽ được công bố vào đầu năm 2012.
Tại Việt Nam, nơi mỗi tin nhắn bỏ phiếu cho vịnh Hạ Long tốn 630 đồng, con số ước lượng về số tin nhắn được cho là từ vài trăm triệu cuộc cho tới vài tỷ cuộc.
Bộ trưởng văn hóa thể thao du lịch lên truyền hình vận động và đưa cả hình đứa cháu 5 tháng tuổi của mình bấm điện thoại để bầu.
Cuộc vận động rầm rộ tại Việt Nam được cả báo chí ngoại quốc quan tâm. Một bài báo trên Financial Times viết:
“Ðối đầu với mức lạm phát cao nhất Á Châu và một hệ thống ngân hàng ‘có nguy cơ rất cao’ bị khủng hoảng theo Standard & Poor's, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuần này gởi ra một thông báo khẩn tới các cơ sở tài chính.
Nhưng Ngân Hàng Nhà Nước không phải cảnh cáo họ nâng cấp bảng cân đối kế toán hay giải quyết sổ nợ khó đòi. Mà là thúc đẩy ngân hàng kêu gọi nhân viên gởi tin nhắn bầu cho Vịnh Hạ Long.”
Báo Financial Times cho biết, tại một ngân hàng do nhà nước làm chủ, nhân viên được khuyến cáo là gởi ít nhất 600 tin nhắn và ngân hàng này hứa bồi hoàn tiền cước.
Việt Nam không phải là nước duy nhất lên tiếng kêu gọi dân chúng bầu cho thắng cảnh của mình.
Theo tin được đưa trên trang web New7Wonders.com, các chính phủ Indonesia, Philippines, Nam Hàn, cũng kêu gọi dân ủng hộ. Có những nước cũng kêu gọi mà không lọt vào danh sách, như Canada, Ba Lan, Israel, Úc.
Tuy nhiên, báo Financial Times cho rằng “các quan chức Việt Nam, có lẽ hiểu tầm quan trọng ngày càng cao của du lịch đối với nền kinh tế, cố gắng vượt bực để bảo đảm họ sẽ thắng, dùng nhiều công cụ mà chỉ có một đảng cầm quyền toàn bộ như đảng cộng sản có được”.
Một số cơ sở du lịch cho rằng danh hiệu New7Wonders sẽ không giúp được nhiều cho Vịnh Hạ Long nếu không có biện pháp làm sạch ô nhiễm trong vịnh và bảo đảm an toàn cho du khách.
Trong thời gian qua, có hai vụ chìm tàu ở Vịnh Hạ Long làm thiệt mạng nhiều du khách ngoại quốc.
Sắp tới đây, New7Wonders sẽ tổ chức bình chọn cho “7 thành phố tuyệt nhất thế giới”.



(Quê Choa) Nguyễn Khoa Điềm
NQL: Sáng nay nhận được có đến chục cái email  nói về chuyện bầu chọn Hạ Long đã thành công. Đó là cuộc bầu chọn thành công một cách đáng xấu hổ, bởi vì  nó đề cao cái chữ Hão chữ không phải đề cao Vịnh Hạ Long hay đề cao lòng yêu nước.  Có hai email đáng chú ý, một là  của một giáo viên, hai là của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Người bạn giáo viên thì viết thế này:” tâm sự với bác nhưng bác phải hứa là đừng tiết lộ danh tính em nhé. Chả là mấy ngày gần đây rộ lên chuyện bầu chọn cho vịnh Hạ Long… Ở trường học quê em(xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) bà hiệu trưởng phát động thu một lớp 30 nghìn đồng để nhà trường nhắn tin bầu chọn cho vịnh Hạ Long. Vợ em công tác ở đó về nhà tâm sự em nghe mà ức cả người. Bác ơi vì HS không được dùng điện thoại nên vì quá “yêu” vịnh HL nên bà HT bắt học sinhđóng tiền để yêu cùng bà. Vì miếng cơm manh áo và 2 đứa con còn quá nhỏ nên em chẳng dám nói(hổ thẹn lắm bác ơi nhưng vì thương con còn nhỏ)”
Và dưới đây là bài thơ bác Nguyễn Khoa Điềm ” Gửi tới trang mạng của Lập”. Mong sao ông Hoàng Tuấn Anh và ông Đinh Thế Huynh ( Dân gian gọi là Đinh Tặc) đọc được bài thơ này.

KÍNH TẶNG HẠ LONG

 Trầm ngâm trên biển xanh
Hạ Long không nói về mình …
Vượt ra ngoài dục vọng
Khổng lồ mà thong dong …
Ngày 12.11.2011
                                              Nguyễn Khoa Điềm

‘Bảy kỳ quan thiên nhiên mới’ - (BBC). – Vịnh Hạ Long lọt top 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (Dân Trí). -
Vịnh Hạ Long chiến thắng khẳng định sức mạnh đoàn kết của người dân Việt Nam QĐND Online -– Vịnh Hạ Long: Kỳ quan thiên nhiên mới thế giới (VTC). VTV1, Chào buổi sáng, lúc 6h, vừa đưa tin “mừng” Vịnh Hạ Long vừa được lọt vào danh sách “7 kỳ quan thiên nhiên mới”.  – New seven wonders of nature (CNN). -  ĐỘI QUẦN … SỊP (Quê choa). “Tại sao chỉ là một cuộc thi do một tổ chức tư nhân ất ơ đứng ra bày trò mà sao từ cấp TW đến xã, phường, thôn, xóm già trẻ bá choai gì cũng phải lao tâm khổ trí như vậy… Người ta đã lợi dụng lòng tin, lòng yêu nước của người dân chỉ để phục vụ cho cái bệnh cách chạy theo thành tích, sự háo danh một cách ngu muội”.


- Làm trò cười cho thiên hạ:    – Vietnam: the natural wonders of voting (Financial Times’ blog).  Trong tuần này, Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam đã gửi thông cáo khẩn cấp cho các tổ chức tài chính Việt Nam khi phải đấu tranh với tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á và một hệ thống ngân hàng đang đối mặt với “nguy cơ rất cao” của một cuộc khủng hoảng (theo Standard & Poor). Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã không cảnh báo họ thúc đẩy cân đối tài chính hay dọn dẹp các khoản vay rủi ro trong sổ sách của họ. Thay vào đó thúc giục họ bắt nhân viên mình bỏ phiếu cho Vịnh Hạ Long, một trong những điểm du lịch phổ biến nhất Việt Nam, một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. và còn nữa  – Chữ Thập Đỏ kêu gọi trợ giúp cho nạn nhân lụt tại Việt Nam   —   (VOA).



Cuộc bầu chọn các kỳ quan TG – Một sân chơi trống vắng... (Ngày Nay / UNESCO 9-11-11) -- Hỡi ơi!  Ta đem ra một đội quân hùng hậu (dưới quyền lãnh đạo của một ông Phó Thủ tướng), té ra ta chỉ chơi với ta! Trơ trẻn làm sao!! -Người nhắn tin nhiều nhất cho Hạ Long bị 'khủng bố' VTC
- “Bệnh hám danh” và chiến dịch vận động bầu Vịnh Hạ Long (Phía trước).  – Chuyện bầu chọn “New 7 Wonders of Nature”.(PT)

-Hôm nay (9/11/2011), xem lại đường dẫn thì báo dầu mỡ (Petrotimes) đã rút bỏ bài Sự thật về cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới”; như nhờ google thì vẫn còn bản cache, và baomoi còn lưu tại Sự thật về cuộc bầu chọn“7 kỳ quan thiên nhiên thế giới” - Petro

Thế mới thấy cái báo dầu mỡ này trơn thế nào, trong khi đó các bài về trang 7 wonders tại vnmedia từ 2008 vẫn còn.
Thực ra bầu hay không bầu là quyền của mỗi người, chẳng thể đánh giá người ta qua vài cái click. Ví dụ, trong danchimviet cũng quảng bá để mọi người bình chọn tại 


Vịnh Hạ Long của Việt Nam, ứng viên kỳ quan thế giới 2011
Dù sao thì các cụ cũng có câu "Chọn bạn mà chơi". Cỡ một 7 wonders mà PTT ra mặt quảng cáo thì quả là hơi lố.

Chủ nghĩa dân tộc ò ò  —  (Tuanddk).  “Người điên cũng có cách lựa chọn khác còn để được coi là điên bình thường” chứ cơn “điên” bình chọn Vịnh Hạ Long thì chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. – Bữa nay: Cận cảnh Nam Tào, Bắc Đẩu bầu chọn Vịnh Hạ Long  (VTV).  – Bữa qua: Nam Tào, Bắc Đẩu cùng VTV bầu chọn cho Vịnh Hạ Long (VTV).


-Vì sao VN ủng hộ bình chọn 'kỳ quan' của tư nhân? BBC
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
-Lãnh đạo cơ quan điều phối của Việt Nam, ông Trần Nhất Hoàng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, thuộc Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải thích vì sao Nhà nước hậu thuẫn cuộc bầu chọn của tư nhân nước ngoài về "kỳ quan thiên nhiên thế giới mới" liên quan tới Vịnh Hạ Long, vốn không do Unesco chủ trì. -1) quảng bá cho Việt Nam 2) ý tưởng và mục tiêu tốt 3) không tốn kém. Vậy sao không quảng bá cho thác bản Giốc, ải Nam Quan, và HS-TS nhỉ !? và không có được một câu trả lời ?

- Người cao tuổi đạp xe vận động bầu chọn vịnh Hạ Long (SGGP).
Kệch cỡm như bình chọn vịnh Hạ Long (NV 31-10-11) -- Bài này nói hộ rất nhiều người. (Trước khi nhấp chuột vào đọc toàn bài, đọc câu này: "Cỡ phó thủ tướng mà đứng ra làm việc này, thì quả là nhàn rỗi và kệch cỡm; đúng là không còn giữ thể diện quốc gia gì cả, chẳng lẽ dân tộc Việt Nam lại hám danh như vậy sao? .. Chẳng lẽphó thủ tướng không còn việc nào có ích để làm hay sao?" Đoán thử xem phó thủ tướng nào!) Vận động bạn bè quốc tế bầu chọn vịnh Hạ Long (Tuổi Trẻ), cho dù “BẦU CHỌN VỊNH HẠ LONG”: CẢ QUỐC GIA ĐANG BỊ LỪA? – (Mai Thanh Hải). – Nếu Hạ Long chiến thắng… (Thanh Niên) 
-Sự thật về cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới”

Bài 1: Cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới” là một dự án tư nhân
New7Wonders (N7W), đơn vị phát động và tổ chức cuộc bình chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới”, có trụ sở đặt tại Zurich, Thụy Sỹ.
Thông tin đăng tải trên website chính thức của N7W cho thấy: Đây là tổ chức do Bernard Weber, một nhà làm phim người Canada gốc Thụy Sĩ, chính thức thành lập vào năm 2001, với mong muốn “chung tay” vào nỗ lực bảo vệ các di sản thiên nhiên và nhân tạo của thế giới.

Website của N7W.
Website đầu tiên của tổ chức này đã được Bernard Weber lập từ trước đó, vào tháng 9/1999, để hỗ trợ cho chiến dịch bình chọn “7 kỳ quan thế giới mới”.
Năm 2000, website chính thức www.new7wonders.com của N7W đi vào hoạt động, trở thành nơi bình chọn qua internet cho chiến dịch trên.
Website này do NewOpenWorld điều hành và giữ bản quyền. NewOpenWorld Corporation và NewOpenWorld Foundation là đơn vị thuộc N7W.
N7W cam kết dành 50% doanh thu ròng cho công tác bảo tồn các di sản trên thế giới.
Như vậy, trên thực tế, đây là dự án tư nhân.
Những ai tinh ý có thể thấy, ngay từ tên gọi nhà tổ chức sự kiện này “New Open World Corporation” đã cho thấy đó không phải là một tổ chức quốc tế (organization) như một số cơ quan thông tấn do vô tình hoặc cố ý đã dịch sai làm cho dư luận lẫn lộn, hiểu nhầm. Đó là một công ty (corporation), vả lại là công ty tư nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhờ sự khôn khéo trong chiến lược marketing, biết khai thác sức mạnh của internet và khả năng vận động, N7W đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức và các phương tiện truyền thông.
Chiến dịch đầu tiên của N7W là bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới, với sự tham gia của hơn 100 triệu người bình chọn qua internet. Cuộc thi này đã kết thúc và công bố kết quả. Tuy nhiên, kết quả bầu chọn đã không được thế giới chú ý nhiều.
Chiến dịch thứ hai của N7W là cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, với thời hạn đăng ký cuối cùng là ngày 31/12/2008. Việt Nam có 3 địa danh được đưa vào danh sách bình chọn là núi Phanxipăng, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và vịnh Hạ Long.
 Sau ngày 31/12/2008, N7W chốt lại 26 ứng viên có số phiếu bình chọn cao nhất qua internet cho danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới. 26 ứng viên vào chung kết sau đó sẽ tiếp tục được bình chọn để chốt lại 7 địa danh cuối cùng.
Việt Nam có Vịnh Hạ Long được vào danh sách 26 ứng viên chung kết.
Vịnh Hạ Long được vào danh sách dự vòng chung kết.
Việc chốt danh sách 26 ứng viên này được thực hiện bởi một nhóm gọi là Ban chuyên gia. Đứng đầu ban chuyên gia này là giáo sư, tiến sỹ Federico Mayor Zaragoza, cựu tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO). Theo thông tin trên website của ban tổ chức, tên cụ thể của các thành viên trong ban chuyên gia sẽ được công bố sau khi có kết quả chính thức, nhằm đảm bảo tính công bằng.
Trong mục giới thiệu về tổ chức, N7W quảng cáo mình sở hữu một website có lượt truy cập hàng đầu, được sự quan tâm nhiều chưa từng có của các phương tiện truyền thông; do đó, đây là một cơ hội kinh doanh hiếm có cho các doanh nghiệp muốn hợp tác với N7W dưới hình thức tài trợ, quảng cáo, tổ chức sự kiện…
Tuy nhiên, theo những tìm hiểu khách quan trên internet của Petrotimes và những thông tin có được từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), sự thật không hẳn đã là như vậy!
Bài 2: Ai công nhận N7W và tổ chức này đã làm gì với cuộc thi “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới”?
Hoàng Thắng



Danh vị ảo trên không gian ảo
“Lí do để “hạ” Vịnh Hạ Long thực chất lại là do thiếu hiểu biết của các trang web của báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và một số diễn đàn đã chép nội dung và giao diện trang Web new7wonders mà không được phép của họ.
Tất cả chỉ tập trung đẩy địa danh của Việt Nam lên mà không nghĩ rằng việc một IP vào trực tiếp trang web của họ là điều kiện để sinh thêm nguồn lợi tài chính cho họ. Nên hiểu đây là trang web “cá nhân” (tổ chức New7wonders do ông Bernard Weber, người Canada lập ra, trang web này của tổ chức ấy). 
Luật lệ là do cá nhân tự đặt, bước vào cuộc chơi thì muốn hay không anh phải chấp nhận luật của người đặt ra cuộc chơi”. Đây là đoạn trích một bài viết đã đăng trên Thế Giới Số nhân sự vụ Vịnh Hạ Long bị gỡ bỏ khỏi danh sách bầu chọn với lí do không có ban vận động bầu chọn cho kì quan ứng cử, không gửi hồ sơ đăng kí với ban tổ chức và làm theo hướng dẫn sau đó vào tháng 4/2008.

Sau 3 năm rưỡi, chính ông Bernard Weber này đã sang Việt Nam và tuyên bố việc Vịnh Hạ Long được lọt vào danh sách chung kết gồm 28 kì quan được chọn ra từ 400 ngàn kì quan của 200 nước là “một kết quả rất đáng tự hào”.
Nhân sự kiện này Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cũng lên tiếng “Đây là thời điểm để mỗi người Việt Nam thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của mình”. Ý của vị bộ trưởng ắt hẳn là kêu gọi nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa các tin nhắn và click chuột bầu chọn cho danh thắng này khi hạn công bố kết quả 11/11/2011 đã gần sát bên.
Có lẽ cũng cần trích lại một ý kiến đã được dẫn trong bài báo của gần 4 năm trước: “giá chúng ta dùng tiền ấy để làm sạch hơn môi trường thật, đẩy chất lượng dịch vụ tại Hạ Long lên, thay vì đi spam mail trên web”.
Khi môi trường du lịch Việt Nam đang còn chịu nhiều điều tiếng, các tour ngày càng nhàm chán, an ninh cho du khách còn chưa được đảm bảo, việc các dịch vụ “chặt chém”, lừa đảo đang có xu hướng gia tăng, việc xây dựng một ý thức làm du lịch bền vững, bảo vệ môi trường… còn chưa được xây dựng nền tảng, thì việc đưa một danh thắng Việt Nam vào một chức danh chỉ do một tổ chức cá nhân lập ra qua một cuộc bầu chọn trên internet liệu có cần thiết. Nhất là khi để đạt được mục đích đó chúng ta phải vin vào cả đến “lòng yêu nước”. Với sức mạnh của lòng yêu nước chúng ta có thể xây dựng cả một nền du lịch hấp dẫn, bền vững chứ không chỉ là hô hào mọi người nhấp chuột cho một tước hiệu “ảo”, trên không gian “ảo”.
Không ai chỉ ra rằng trong 400 ngàn địa danh (con số quá lớn các thắng cảnh khiến ta phải nghi ngờ, tính ra trung bình mỗi nước có đến… 2.000 thắng cảnh) được đưa lên bầu chọn, những địa danh nào là thắng cảnh thiên nhiên thực sự, địa danh nào là do ai đó vui tay điền vào. Với cách xuất phát lúc đầu của cuộc bầu chọn, bạn hoàn toàn có quyền cho… bãi cỏ trước nhà bạn là kì quan thiên nhiên.
Điều đáng quan tâm nữa là không ai điều tra tác động của giải thưởng với các địa danh đã đoạt danh hiệu “7 kì quan thế giới nhân tạo mới” cũng do tổ chức này làm trước đây. Liệu danh hiệu ấy có làm tăng thêm giá trị cho “kì quan” hay chí ít có làm tăng thêm lượng du khách đến với các “kì quan” này hay không? Hay chiến dịch “kì quan” này chỉ nhằm phục vụ mục đích tài chính của tổ chức cá nhân thực hiện chiến dịch?
Chúng ta đã khổ nhiều với tước hiệu ảo, thành tích ảo nên có người tin rằng có thêm một danh vị trên không giao ảo nữa cũng chẳng sao. Có thể thế, nhưng ảo mãi thì các giá trị thật làm cho đất nước thành kì quan đích thực ở đâu?
Theo Thế Giới Số.

Thông tin công nghệ 

-Hơn 1.000 SV Huế hăng say bầu chọn cho Vịnh Hạ Long
(Dân trí) - Sáng 7/10, tại hội trường A1 trường ĐH KH Huế, hơn 1000 SV đã đến tham gia bầu chọn cho vịnh Hạ Long của Việt Nam trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên Thế giới mới. Chương trình do Đội công tác xã hội, Đoàn trường ĐH Khoa Học Huế (ĐH ...
Sinh viên Huế bầu chọn vịnh Hạ LongTuổi Trẻ
Vịnh Hạ Long trên đường “nước rút”Lao động
"Tổng động viên” bầu chọn cho Vịnh Hạ LongSài gòn Giải Phóng
-Vietnam Plus -Báo Đất Việt



Vẫn-“Tổng động viên” bầu chọn cho Vịnh Hạ LongNew Seven Wonders of the World. - Công văn của UBND tỉnh Quảng Ninh (hcmutrans.edu.vn). – Trò lố Vịnh Hạ Long hay là những cái đầu ngắn (Hữu Dũng’s Blog). 

-Những trò lố hay là New 7 Wonders và Vịnh Hạ Long

Tổ chức lừa tiền thế giới



New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ tên là Bernard Weber. Đây là website của một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World) chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ chức uy tín nào trên thế giới. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp.



Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”, nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng. Ngoài ra, hắn còn có các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt…
Đặc biệt, bọn lừa tiền N7W còn chơi trò khốn nạn nhất trong các trò khốn nạn đó là … bán phiếu bầu. Một người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn. Tức là N7W “thả cửa” cho các con mồi mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt. Việc làm này vừa phản khoa học, vừa mang đậm tính chất lừa tiền thiên hạ.

Trả lời về khoản “lợi nhuận” khổng lồ, từ 3 năm trước, báo Sachsen (Đức) dẫn lời N7W tuyên bố: "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, N7W im lặng. Chưa kể, đã 3 năm trôi qua nhưng mình chưa thấy tăm hơi gì về khoản tiền tu bổ mà N7W mạnh miệng hứa nó nằm ở đâu cả, bạn nào thấy rồi thì báo cho mình 1 câu với.

Đẳng cấp chém gió cấp quốc tế

Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do tổ chức phát động.”

Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W. Sử dụng Alexa để tìm hiểu thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau : new7wonders.com xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ. Trong khi đó, cùng thời điểm, trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ. Thậm chí đến cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ. Cả 2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới  Một đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu 
Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới  
(Số liệu của Alexa được thống kê ngày 4/10/2011)




Phản ứng của nhân dân tiến bộ trước thảm họa N7W

Khi được hỏi về N7W, tổ chức UNESCO tuyên bố rằng
Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả học. 

Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".

Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011
http://maldivesresortworkers.wordpre...-wonders-scam/
http://www.mymaldives.com/blog/maldi...7wonders-scam/

Chắc chính phủ Maldives bị thần kinh mới rút khỏi N7W nếu bọn đó không phải bọn lừa đảo 

Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W
Tại Việt Nam, từ năm 2007, chính phủ phát động cả 1 chiến dịch cấp quốc gia về bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền quốc tế. Các tờ báo liên tục tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”. Cụ thể, từ ngày 22 tháng 2 năm 2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW. Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Nhiều báo như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước") thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này. Và như tại Tiền Giang, từ ngày 25 tháng 3 năm 2008, lãnh đạo Tỉnh đoàn, sở Văn hóa Thông tin và sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm đoàn viên thanh niên Đoàn khối dân chính đảng tỉnh Tiền Giang đã khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn cho ba danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới mới, trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn. Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở thành phố Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn. Ngày 14-3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm 2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố". Ngày 19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng) bá đạo trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền.
Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2011 để PR cho N7W. Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được tiếp thêm đạn, các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và thằng khốn nạn Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu vào rọ vì … tình yêu nước.
Báo chí truyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao chính phủ VN lại “gà mờ” như thế? Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao chính phủ 1 nước lớn như VN lại không? Phải chăng, chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên? Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam.-


“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?

23/2/2008 

Gần đây, trên hầu hết phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam rộ lên lời kêu gọi bầu chọn cho Việt Nam trong cuộc thi 7 kì quan thiên nhiên mới. Thật là đáng tự hào khi đến ngày hôm nay, 3 đề cử của Việt Nam độc chiếm 3 vị trí đầu bảng. Thế nhưng, không ai biết gì về tổ chức “New 7 Wonders” cũng như giá trị của cuộc thi này.
Cư dân mạng Việt Nam đã đề cử 3 danh thắng là: vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và núi Phan-xi-păng. Nhờ sự tuyên truyền của hầu hết các tờ báo lớn trong nước, các diễn đàn, blog và ngay cả trên chuyên mục Cuộc sống số, VTV1 chiều hôm nay, cả 3 đề cử này chiếm luôn 3 vị trí đầu tiên, trên hàng loạt kì quan thiên nhiên khác như bãi biển Bazar, sông Amazon, núi Phú Sĩ, thác Niagara, núi Everest... Đây là một kết quả đáng tự hào, nhưng hãy cùng tìm hiểu những điều phía sau cuộc bình chọn này.
Trang web N7W được thành lập năm 1999 bởi một nhà làm phim người Canada Bernard Weber. Trang web hoạt động dưới sự điều hành của New Open World Corporation (NOWC), một tổ chức được thành lập sau đó vào năm 2003. N7W hoạt động nhờ tiền tài trợ, tiền quảng cáo, tiền thu về từ các cửa hàng có liên kết. 50% số lợi nhuận thu được (sau khi trừ thuế) được dùng để bảo vệ các di sản thế giới.
Dù vậy, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xác nhận họ không hề liên quan đến New7Wonders (N7W) này. “Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học.
Sự việc này cho thấy sức mạnh của Internet. Một cuộc bình chọn của một tổ chức “không tên tuổi” nhờ sự quan tâm của các phương tiện truyền thông đã làm lu mờ cuộc bình chọn kì quan thế giới mới của UNESCO - tổ chức uy tín nhất trong lĩnh vực bảo tồn di sản. Mặc dù N7W hoạt động vì lợi nhuận (50% số tiền lãi được dùng vào mục đích riêng), nhưng nó cũng góp phần làm cho “thế giới” biết đến một số quốc gia, một số địa danh.
Chúng ta có thể nhân cơ hội này để quảng bá nền du lịch Việt Nam, nhưng cần phải hiểu  giá trị đích thực của kết quả bình chọn: chúng ta yêu nước, nhưng không mù quáng. Theo cách thức bầu chọn như vậy, kết quả sẽ không có ý nghĩa khoa học.
Để giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn và nhìn nhận rõ ràng giá trị đích thực của cuộc bầu chọn này, chúng tôi xin đưa thêm số liệu thống kê có được từ Alexa.com, một trang web đánh giá xếp hạng và thống kê lưu lượng của các website. Mặc dù chỉ có giá trị tham khảo, nhưng những số liệu này cũng phần nào giải thích tại sao 3 đề cử của Việt Nam lọt vào 7 kì quan thế giới cũng như giúp bạn đọc đánh giá đúng mức độ quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam ra ngoài thế giới.
Theo thống kê mới nhất của Alexa.com (tính đến ngày 17/2/2008) thì trang web N7W hiện đang có xếp hạng thứ 8 312 trên thế giới và 491 tại Việt Nam. Điều đáng lưu ý là hơn 20% tổng lưu lượng truy cập vào trang web N7W là đến từ Việt Nam. Số lưu lượng còn lại được đóng góp từ các quốc gia mà không ít trong chúng ta còn không biết họ ở đâu trên bản đồ thế giới như Costa Rica với 29,7%, Guatemala với 10%, Honduras với 8,5%, Bolivia với 4,5% và Serbia and Montenegro với 2,8%.

Số liệu thống kê lưu lượng đóng góp vào trang N7W và xếp hạng của trang N7W tại các quốc gia. Nguồn Alexa.
Vậy là đã rõ vì sao chúng ta có thể có được 3 danh thắng lọt vào trong top 7 kì quan thế giới. Vậy là đã rõ phần nào giá trị của cuộc bình chọn cũng như sức quảng bá của kết quả bình chọn này. Chúng ta mong muốn quảng bá hình ảnh của các địa danh du lịch nổi tiếng trong nước nói riêng, hình ảnh của một Việt Nam hòa bình đang trên đà phát triển nói chung ra ngoài thế giới, thế nhưng hiệu quả của việc quảng bá tới đâu còn tùy thuộc vào cách thức mà chúng ta đang thực hiện, còn tùy vào việc định hướng thông tin mà chúng ta đang làm. Và từ những gì đang diễn ra không ít người phải thốt lên “Các phương tiện truyền thông Việt Nam đã bị lừa ?
Cập nhật tình hình N7W ngày 13/3/2008: Theo số liệu thống kê tính đến ngày 09/03/2008, N7W đã vượt lên vị trí xếp hạng 161 tại Việt Nam (tăng 330 bậc trong vòng 3 tuần!). Tuy vậy, do Alexa thống kê theo trung bình trong 3 tháng, mà Việt Nam chỉ mới vận động được một tháng, nên cần một thời gian nữa chúng ta mới có số liệu phản ánh chính xác hơn về cuộc vận động này của Việt Nam.

Số liệu thống kê lưu lượng đóng góp vào trang N7W tính đến ngày 09/03/2008. Nguồn Alexa.
Hải Nam - Quang Minh.
-“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?
---




-------

UNESCO confirms that it is not involved in the "New 7 wonders of the world" campaign

Monday, July 9, 2007
In order to avoid any damaging confusion, UNESCO wishes to reaffirm that there is no link whatsoever between UNESCO's World Heritage programme, which aims to protect world heritage, and the current campaign concerning "The New 7 Wonders of the World".
This campaign was launched in 2000 as a private initiative by Bernard Weber, the idea being to encourage citizens around the world to select seven new wonders of the world by popular vote.
Although UNESCO was invited to support this project on several occasions, the Organization decided not to collaborate with Mr. Weber.
UNESCO's objective and mandate is to assist countries in identifying, protecting and preserving World Heritage. Acknowledging the sentimental or emblematic value of sites and inscribing them on a new list is not enough. Scientific criteria must be defined, the quality of candidates evaluated, and legislative and management frameworks set up. The relevant authorities must also demonstrate commitment to these frameworks as well as to permanently monitoring the state of conservation of sites. The task is one of technical conservation and political persuasion. There is also a clear educational role with respect to the sites' inherent value, the threats they face and what must be done to prevent their loss.
There is no comparison between Mr Weber's mediatised campaign and the scientific and educational work resulting from the inscription of sites on UNESCO's World Heritage List*. The list of the "7 New Wonders of the World" will be the result of a private undertaking, reflecting only the opinions of those with access to the internet and not the entire world.  This initiative cannot, in any significant and sustainable manner, contribute to the preservation of  sites elected by this public.
*****
* New sites will be added to UNESCO's World Heritage List during the 31st session of the World Heritage Committee in Christchurch, New Zealand, from 23 June to 2 July.
----
16-04-2008
-Có thể đây là 1 vụ lừa đảo lớn chưa từng có ?  
Hạ Long là địa danh cuối cùng của Việt Nam bị xóa khỏi danh sách bầu chọn 7 kỳ quan =
Hôm này vừa vào http://www.new7wonders.com/nature/en/liveranking/ xem thì chẳng thấy cái Nào của Việt Nam nữa ngoài cái Mekong của 6 nước châu á.

Có thể những lời nói về new7wonders là đúng ?

Có thể Việt Nam đã vi phạm quy định của new7wonders ? dùng tool spam hoặc hô hào dân chúng bầu nên ko công bằng ?

Có thể đây là 1 vụ lừa đảo qua mạng lớn chưa từng có trong lịch sử internet ?

Chờ câu trả lời của new7wonders , của nhà nước, của Đảng , chính phủ , Tổng cục du lịch, báo chí ...

Và đây là lời thông báo của Unesco về new7wonders .com và chủ website Bernard Weber http://portal.unesco.org/en/ev.php-U...CTION=201.html
Sau đây là một số nhận định, phân tích mà tôi đã sưu tầm được :


1. Khi tôi vào trang web của tổ chức bình chọn (new7wonders.com) điều đầu tiên tôi thắc mắc là tại sao tên miền của website này không phải là .org hay .net mà lại là .com. Điều này làm tôi nghi ngờ về tính phi vụ lợi của tổ chức này (bạn có bao giờ tin các website unesco.com, worldbank.com, hay greenpeace.com không?) . www.vietcom.vn
2. Ngay tại trang chủ của new7wonders.com có một cái banner quảng cáo động của Google. Thông thường những hoạt động văn hoá lớn đều cần tài trợ, nhưng thường là một vài nhà tài trợ chính là các công ty có tên tuổi và thông tin về các nhà tài trợ sẽ được thông báo rõ ràng trên trang chủ. Còn hình thức quảng cáo qua Google (chỉ phụ thuộc vào page views) chỉ thích hợp cho các trang web nhỏ không có khả năng thu hút các nhà tài trợ vì không có uy tín và không chứng minh được tính phổ cập của mình.www.vietcom.vn
Nhìn vào danh sách các nhà tài trợ của một hoạt động (văn hóa/thể thao) cũng có thể đánh giá được tầm vóc và mức độ quan trọng của hoạt động đó. Trên tiêu chí này rõ ràng new7wonders không thể bằng các kỳ Olympics, các hoạt động của Greenpeace, các buổi hòa nhạc quyên tiền từ thiện cho châu Phi, thậm chí cả giải vô địch bóng đá quốc gia của một nước cỡ nhỏ như Việt nam.www.vietcom.vn

3. Lần đầu tiên tôi vào trang web này, các địa danh của VN còn chưa chiếm vị trí đầu mà còn đứng sau ba địa danh của Bangladesh. Quả thật tôi không phải là người biết nhiều về địa danh thế giới, nhưng cái tên Cox’s Bazar Beach thì tôi tin phần lớn người Việt nam đều không biết chứ đừng nói gì đã từng đến đó và biết nó đẹp xấu thế nào mà so sánh với Vinh Hạ long hay các thắng cảnh khác. 
Khi tôi tò mò vào phần thông tin của Cox’s Bazar Beach thì hầu như chẳng có gì ngoài một tấm ảnh và vài dòng giới thiệu ngắn ngủi. Chắc chắn những người chưa biết gì về địa danh này không thể dựa vào đó mà bầu chọn cho nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Việc Cox’s Bazar Beach đã từng đứng đầu có lẽ hoàn toàn do người dân Bangladesh đổ dồn phiếu cho nó khi báo chí và giới bloggers Bangladesh kêu gọi (search “vote for Cox’s Bazar Beach” thấy phong trào này bắt đầu từ giữa tháng 11/2007, sớm hơn ở Việt nam). www.vietcom.vn 
4. Để tìm hiểu thêm về page view của new7wonders tôi vào Alexa kiểm tra traffic history thì thấy đồ thị này: 

Tôi đoán vào nửa cuối tháng 12/2007 khi người Bangladesh dồn phiếu cho Cox’s Bazar Beach và các địa danh khác của họ thì traffic của trang này tăng gấp 3 lần (0.5% lên hơn 1.5%). Đến đầu tháng 01/2008 khi báo Tuổi trẻ bắt đầu kêu gọi bỏ phiếu cho Hạ long thì traffic tăng lên gần gấp đôi, và đến đầu tháng 02/2008 khi thông tin Hạ long đứng đầu bảng xếp hạng tràn ngập trên mặt báo Việt nam thì traffic vào new7wonders.com tăng lên gấp bốn lần. 
Alexa còn cho biết thông tin về số truy cập từ các nước và không có gì ngạc nhiên khi ở thời điểm hiện tại 33% lượng truy cập đến từ Việt nam, có nghĩa là các địa danh của Việt nam đứng đầu chẳng qua do “con hát khen hay”. Nếu hai năm nữa Hạ long và các thắng cảnh khác của Việt nam chiến thắng thì cũng chủ yếu do người Việt nam bầu chọn để thể hiện “lòng yêu nước” của mình chứ tôi không hi vọng sẽ có hơn 100 triệu người khắp nơi trên thế giới biết đến các địa danh của Việt nam và sẽ có ý định đi du lịch thăm quan các địa danh này. 
Một thông tin nhỏ nữa mà Alexa cung cấp là số trang trung bình một người vào new7wonders.com mở xem. Hiện tại là 4,1 đúng bằng số page view tối thiểu cho một lần bầu chọn như hướng dẫn trên báo Tuổi trẻ (bấm vào link, chọn đăng ký member, bấm vào submit, rồi confirm trong email). Điều này cho thấy rất ít người tìm hiểu các thông tin khác trên website này (thậm chí là xem trang chủ và bảng xếp hạng hiện thời). Vậy nên tôi không hi vọng gì người dân nước khác sẽ nhớ đến cái tên Phong nha hay Fansipan của Việt nam cũng như tôi sẽ nhanh chóng quên đi Cox’s Bazar hay Sundarbans của Bangladesh. www.vietcom.vn 
5. Thôi thì không hi vọng gì những người vào bầu chọn sẽ nhớ đến các địa danh của mình, vậy có chăng khi được bầu thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới sau hai năm nữa thì báo chí các nước chú ý hơn, qua đó quảng bá cho du lịch của nước mình? Có thể kiểm chứng mục Press Coverage trên website này vào tháng 7/2007 khi kết quả cuộc bầu chọn lần trước (Bảy kỳ quan thế giới mới) được công bố. Vẻn vẹn có khoảng 20 bản tin về sự kiện này và đều chỉ là những bản tin rất ngắn và hầu hết của các báo hay websites không mấy tên tuổi. Tôi nhớ thời điểm đó báo chí Việt nam cũng không có tin tức gì nổi bật về cuộc bầu chọn này và kết quả của nó. Tôi dám chắc là ngoại trừ những người có liên quan đến new7wonders, đa số mọi người đến giờ này sẽ chẳng ai nhớ được hết bảy kỳ quan thế giới mới đó là gì, ngoại trừ những cái tên đã quá nổi tiếng chẳng cần phải quảng cáo thêm như Vạn lý trường thành hay Taj Mahal. 
Việc UNESCO thẳng thừng tuyên bố không liên quan gì đến cuộc bầu chọn của new7wonders (http://whc.unesco.org/en/news/352) cho thấy kết quả bầu chọn sẽ không được một tổ chức quốc tế uy tín nào công nhận và chúng ta có thể dựa vào đó để quảng bá du lịch hay lấy đó làm niềm tự hào dân tộc. Liệu khi đi quảng bá du lịch chúng ta sẽ “khoe” Vịnh Hạ long là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận hay là một trong Bảy kỳ quan thiên nhiên do new7wonders tổ chức bầu chọn? Liệu chúng ta có nên tự hào nếu một hay cả ba địa danh của Việt nam chiến thắng trong một cuộc bầu chọn mà ta biết chắc chắn rằng ta bỏ phiếu cho ta? www.vietcom.vn
6. Và cuối cùng, liệu chúng ta có nên tin tưởng vào một cuộc bầu chọn mà những nguyên tắc cơ bản của một cuộc bỏ phiếu khách quan, công bằng và trung thực chưa chắc đã được đảm bảo. Một chuyên gia lập trình cho biết có thể dễ dàng viết một đoạn mã nhỏ (bot) tự động bỏ phiếu cho một địa danh nào đó vì những cách thức cơ bản chống bot trang web new7wonders.com cũng không có hay cố tình không có. Bởi vậy mới có chuyện đất nước Jordan có 7 triệu dân mà số phiếu bầu từ nước này lên đến 14 triệu . www.vietcom.vn (http://en.wikipedia.org/wiki/New_Seven_Wonders_of_the_World). 
7. Tôi đã không bỏ phiếu cho Vịnh Hạ long vì với tôi lòng yêu nước không thể thể hiện một cách hời hợt như vậy.
----------
Và đây nữa : Trích nguyên văn bài viết
"Trò lừa đảo SCAM: New7Wonders - 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới? "
Link : http://www.ddth.com/showthread.php?t=169982
Hiện nay báo chí và dư luận ở Việt Nam đang rộ lên cuộc vận động người Việt Nam tham gia bầu chọn cho các địa danh ở VN vào danh sách "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới!" trên website: www.new7wonders.com . Vậy thực hư của cái danh sách kia là gì?
New7Wonders.com chỉ là sáng kiến hay nói đúng hơn ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ Mr. Bernard Weber. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế giới nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp. Thực tế website new7wonders.com của cá nhân Bernard Weber đã được rất nhiều người truy cập, tham gia bầu chọn bằng gọi điện thoại, SMS, email. Nguồn thu của new7wonders.com cũng vì thế mà tăng nhanh từ lợi nhuận quảng cáo, tài trợ, lợi nhuận chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, lợi nhuận từ bán các sản phẩm với giá rất đắt trên cửa hàng có trên new7wonders.com Shop, lợi nhuận từ các show trình diễn vận động,...

www.vietcom.vn thông tin thêm:
whois của website: new7wonders.com
WEBER, BERNARD
WEBER,BERNARD
P.O.Box 1212
Zurich, Zurich 8034
CH

Domain Name: NEW7WONDERS.COM
Administrative Contact, Technical Contact:
WEBER, BERNARD
WEBER,BERNARD
P.O.Box 1212
Zurich, Zurich 8034
CH
41-44-9110847 fax: 41-44-2742592
Record expires on 15-Oct-2009.
Record created on 15-Oct-1999.
Domain servers in listed order:
NS.TRANS.NET
NS2.TRANS.NET
NS3.TRANS.NET

www.vietcom.vn
Đây là website của một cá nhân chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ chức uy tín nào trên thế giới. Website này cũng được host lưu trữ tại một server máy chủ thương mại ở Đức. www.vietcom.vn
Thông cáo báo chí của UNESCO: tổ chức Khoa học giáo dục và văn hóa của Liên Hiệp Quốc.
UNESCO 

The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), in a press release on June 20, 2007, reaffirmed that it has no link with the "private initiative", which it says would reflect "only the opinions of those with access to the Internet." The press release concluded: www.vietcom.vn




“ There is no comparison between Mr. Weber’s mediatised campaign and the scientific and educational work resulting from the inscription of sites on UNESCO’s World Heritage List. The list of the 7 New Wonders of the World will be the result of a private undertaking, reflecting only the opinions of those with access to the Internet and not the entire world. This initiative cannot, in any significant and sustainable manner, contribute to the preservation of sites elected by this public. (http://portal.unesco.org/en/ev.php-U...CTION=201.html)
Trong thông cáo trên, UNESCO khẳng định không có liên hệ gì với chiến dịch quảng bá của Weber và danh sách 7 New Wonders của cá nhân ông Weber không có giá trị khoa học và giáo dục, không được công nhận chính thức bởi UNESCO, không phản ánh ý kiến của mọi người dân trên thê giới. www.vietcom.vn
Vậy câu hỏi đặt ra: các phương tiện truyền thông ở VN (mà nổi bật nhất là báo Tuổi Trẻ) có còn nên tiếp tục KHỜ DẠI mà ủng hộ, phổ biến vận động cho danh sách new7wonders của quý thương gia Mr. Weber nữa không????????? www.vietcom.vn
Xoay quanh vấn đề này cũng có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau :
_Người thì cho rằng "VTV và Tuổi Trẻ " nên chính thức xin lỗi và bầu chọn chỉ là cái "vỏ bọc" kinh doanh
_Người thì cho rằng "người ta lập ra trang web kia là một việc làm nhằm mục đích tốt. Cho dù trang web đó được lập ra bởi một cá nhân hay là tổ chức gì đi chăng nữa thì cũng phải xét đến việc họ lập ra với mục đích gì."
Xin trích dẫn tiếp một bài viết bên DDTH :

Tôi đọc thấy cái topic này từ đầu cứ nghĩ ai cũng có cách nhìn, quan điểm của mình, việc họ ủng hộ hay không ủng hộ một hoạt động là chuyện bình thường. Nhưng bây giờ thấy có những người không biết học hành đến đâu mà giọng điệu trịnh thượng, tỏ vẻ ta đây quá! Cái gì cũng chê, tôi còn cảm thấy có cả động cơ chia rẽ, kích động nữa. www.vietcom.vn
Trước hết xin nói rằng việc người ta lập ra trang web kia là một việc làm nhằm mục đích tốt. Cho dù trang web đó được lập ra bởi một cá nhân hay là tổ chức gì đi chăng nữa thì cũng phải xét đến việc họ lập ra với mục đích gì. Không biết gì mà nhảy vào nói như quan tòa bảo là Scam này nọ mà không biết xấu hổ. Lại còn lên mặt đi chê cả những việc làm đáng trân trọng để quảng bá hình ảnh của quê hương của báo Tuổi trẻ, VTV và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Làm như ta đây là thông thái lắm khi gọi đồng bào của mình là những "con bò". 
Hầu hết những ý tưởng phát minh đóng góp quan trọng cho tiến bộ và văn minh của loài người đều là từ các cá nhân, nhưng đấy là các cá nhân lỗi lạc, cả về nhân cách và tài năng không giống với những cá nhân ở thái cực ngược lại. Liệu bạn có biết giải thưởng Nobel là do một cá nhân sáng lập ra hay không? Bạn có biết ý tưởng và lao động của các cá nhân như Bill Gate đã góp phần mang lại cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất của xã hội loại người không? Ngay cả như việc bình chọn các kỳ quan của thế giới thì đối với những kỳ quan nhân tạo ban đầu cũng do một cá nhân nêu lên sau đó UNESCO mới tổ chức bình bầu. Mục đính của bình chọn là nhằm tôn vinh các kỳ quan để từ đó gìn giữ, tôn tạo và khai thác các giá trị của nó để có ích cho cuộc sống hơn. Bạn có quyền tham gia hoặc không nhưng lên giọng chê bai những hành động nhằm quảng bá hình ảnh của quê hương mình thì không thể chấp nhận được. 
Thân ái và quyết thắng!
Cho đến nay qua các nguồn tin chúng ta mới chỉ biết "Website đó thực sự là của một cá nhân " và hoàn toàn không được công nhận bởi UNESCO . 
Thực hư thế nào và liệu VTV cũng như báo Tuổi Trẻ có nên chính thức xin lỗi ?
-


TLQ:-Lý Nhã Kỳ: REAL là "biệt danh" của trường tôi học (DV 4-10-11)  -- Lý Nhã Kỳ học trường dành cho... cún? (ĐV 4-10-11) -- Ha Ha Ha!!! -- Lý Nhã Kỳ khẳng định đã tốt nghiệp đại học(SGGP).- Lý Nhã Kỳ chứng minh đã tốt nghiệp Đại học tại ĐứcDân Trí
Lý Nhã Kỳ đưa ra bằng chứng về bằng tốt nghiệp ĐH tại ĐứcHà Nội Mới-Zing News

Tổng số lượt xem trang