Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

3 mũi giáp công - âm mưu của TQ độc chiếm biển Đông chuyển hư hóa thực

(GDVN) - Trung Quốc có âm mưu, chiến lược độc chiếm biển Đông là xuyên suốt và liên tục. Sau một thời gian củng cố và phát triển thực lực “giấu mình chờ thời” Trung Quốc sẽ ngày càng táo tợn và liều lĩnh hơn trên biển Đông.
Quan sát những động thái leo thang của Bắc Kinh trên biển Đông vừa qua có thể thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh 3 mũi giáp công nhằm độc chiếm biển Đông và biến biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.

Trường Sa, Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam, đó là sự thật không ai chối cãi được (ảnh TTXVN)
3 mũi giáp công ấy chính là 3 sự kiện: thành lập trái phép cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mời thầu quốc tế tại 9 lô hoàn toàn nằm trong thềm lục địa vùng biển chủ quyền của Việt Nam và triển khai 4 tàu Hải giám thực hiện cái gọi là “tuần tra” trên biển Đông ứng với 3 phương diện: Hành chính, kinh tế và quân sự .

Mũi thứ nhất, về cái tuyên bố phi lý, phi pháp và vô hiệu của Trung Quốc về việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là một âm mưu đã có từ lâu và được lên kế hoạch rất kỹ, khi có cớ vin vào để leo thang là Trung Quốc tuyên bố chính thức.

Về bản chất, cái gọi là “thành phố Tam Sa” đã manh nha từ 2007, và khi công bố, Trung Quốc một mặt tạo cớ để đổ thêm tiền của đầu tư xây dựng trái cơ sở vật chất hạ tầng tại Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời có cớ động binh nếu như đối phương có hành động phản đối.

Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc
Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nói rằng: “Lãnh thổ Trung Quốc nếu không thành lập thành phố Tam Sa, quân đội vẫn có trách nhiệm bảo vệ, lập ra (cái gọi là thành phố Tam Sa)” rồi thì càng tốt.

Đó chính là mũi giáp công thứ nhất về việc quản lý hành chính, và đây lại là “cái cớ pháp lý” Trung Quốc chuẩn bị cho một phương án leo thang khi thấy có cơ hội, thậm chí không loại trừ khả năng dùng vũ lực.

Động thái này cũng cho thấy trước đây khi chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện, Trung Quốc lấy cớ muốn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực nên không sử dụng vũ lực để hoãn binh và có thêm thời gian.

Nhưng hiện tại, khi chuẩn bị xong xuôi, Bắc Kinh lập tức thay đổi chiến lược dùng sức ép thực lực quân sự và thủ đoạn pháp lý để độc chiếm biển Đông.

Mũi giáp công thứ 2 cũng được Bắc Kinh nung nấu và chuẩn bị công phu đó chính là kinh tế - chính sách lợi dụng cục diện phức tạp, tranh tối tranh sáng để đưa dàn khoan siêu cỡ ra biển Đông thậm chí xâm phạm hẳn vùng biển chủ quyền nằm trong thềm lục địa Việt Nam để vơ vét tài nguyên, dầu khí.

Tàu "Dầu khí hải dương 117" của tập đoàn CNOOC đồ sộ như một nhà máy lọc dầu di động trên biển được điều ra biển Đông cùng dàn khoan 981 và một loạt tàu lớn khác nhằm thực hiện âm mưu vơ vét tài nguyên

Để có được dàn khoan khổng lồ 981 và những tàu chở dầu, lọc dầu được mệnh danh là nhà máy lọc dầu trên biển lớn chưa từng có không phải và không thể làm trong một sớm một chiều. Đó là một âm mưu và kế hoạch được tính toán rất kỹ từ trước.

Vừa kéo dàn khoan 981 ra biển Đông không được bao lâu, CNOOC, tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc đã công bố mời thầu tại 9 lô nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải chủ quyền, thềm lục địa của Việt Nam và không có bất cứ tranh chấp nào. Một động thái leo thang cần lên án mạnh mẽ.

Động thái này không phải là lần đầu tiên, nó đã từng xảy ra từ năm 2003 đối với vùng biển Hoa Đông đang có tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc khi Bắc Kinh đơn phương mời thầu quốc tế thăm dò, khai thác tại đây.

Nhưng nếu như mỏ Xuân Hiểu mà phía Nhật Bản gọi là Shirakaba ở biển Hoa Đông nằm trong khu vực có tranh chấp thì lần này trên biển Đông, Trung Quốc đã ngang nhiên và táo tợn mời thầu thăm dò khai thác trong thềm lục địa, vùng biển chủ quyền của Việt Nam và không có bất cứ một tranh chấp nào.

Sơ đồ vị trí 9 lô tập đoàn CNOOC Trung Quốc mời thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam và không có bất cứ tranh chấp nào, một động thái leo thang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc dựa vào bảo đồ Đường lưỡi bò 9 đoạn (phi pháp, phi lý, không thể chấp nhận) - ảnh trên là bản đồ do Trung Quốc tạo ra, xâm phạm trắng trợn chủ quyền của nước khác.

Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh (nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

9 lô này được CNOOC và Trung Quốc vẽ ra bám sát theo đường chữ U, hay còn gọi là đường lưỡi bò “liếm” mất gần 90% diện tích biển Đông mà cả thế giới này đều biết rằng đó là động thái hoàn toàn phi lý, phi pháp và vô giá trị.

Theo lý giải của Kiều Lương, một học giả đeo lon thiếu tướng và hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban Nghiên cứu chính sách an ninh quốc gia Trung Quốc giải thích chính sách “chủ quyền Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” do Đặng Tiểu Bình đề xuất một cách hoàn toàn sai trái, trịch thượng và lố bịch.

Kiều Lương cho rằng, “gác lại tranh chấp” chính là cách Bắc Kinh tạm thời né vấn đề nhạy cảm “chủ quyền thuộc về Trung Quốc” dễ gây tranh cãi và phản đối trong thời gian trước đây. Nhưng nay khi Trung Quốc đủ mạnh, không cần phải né tránh nữa.

“Cùng nhau khai thác” được Kiều Lương giải thích là Trung Quốc “nhường nhịn” các bên liên quan trên cơ sở các bên phải thừa nhận cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc, một luận điệu trịch thượng và lố bịch.

Kiều Lương, một học giả đeo lon thiếu tướng không quân Trung Quốc theo đuổi quan điểm hiếu chiến về vấn đề biển Đông

“Vấn đề Nam Hải (biển Đông) phức tạp, Trung Quốc không nên động vũ lực. Nhưng không cứng rắn không có nghĩa là ngồi không nhìn lợi ích bị mất, không động vũ lực cũng có thể nghĩ các biện pháp khác” – Kiều Lương phân tích.

Mũi giáp công thứ 3 chính là biên đội 4 tàu Hải giám 83, 84, 66 và 71 vừa lặng lẽ rời Tam Á hôm 26/6 để thực hiện cái gọi là “tuần tra định kỳ” trên phạm vi toàn bộ đường lưỡi bò phi pháp mà Bắc Kinh vẽ ra trên biển Đông.

4 tàu Hải giám Trung Quốc lặng lẽ rời Tam Á hôm 26/6 để thực hiện cái gọi là “tuần tra” và “chấp pháp” (phi lý, phi pháp và vô giá trị), đồng thời Tân Hoa Xã không biết vô tình hay cố ý khi "để lộ" thông tin phạm vi hoạt động của 4 tàu này là “toàn bộ vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền”.

Điều đó khiến người ta không loại trừ khả năng Bắc Kinh phái 4 tàu Hải giám này ra hoạt động (trái phép) trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam, nơi CNOOC vừa tuyên bố 9 lô mời thầu thăm dò khai thác (phi pháp, vô hiệu) và trở thành lực lượng cảnh giới cho giàn khoan 981.

Tàu Hải giám 83 Trung Quốc cùng biên đội được tung ra thực hiện cái gọi là "tuần tra thường kỳ" trên biển Đông trong toàn bộ phạm vi đường lưỡi bò phi pháp

Thậm chí La Viện, một học giả đeo lon thiếu tướng Trung Quốc còn kêu gọi hải quân nước này nhập cuộc “tuần tra” biển Đông và tham gia bảo vệ ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá (trái phép, vi phạm chủ quyền nước khác – PV) chứ không chỉ sử dụng mỗi lực lượng Hải giám và Ngư chính.

Theo viên tướng này, lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ canh chừng cho Hải giám và Ngư chính, nếu 2 lực lượng này xảy ra sự cố (khi gặp phải sự phản vệ của nước khác vì Hải giám, Ngư chính xâm hại chủ quyền của họ - PV), chiến hạm hải quân Trung Quốc sẽ lập tức nhảy vào.

Hiện tại, hạm đội Nam Hải có 3 căn cứ hải quân, mỗi căn cứ biên chế tương đương 1 quân đoàn với 1 đội tàu khu trục, 1 đội tàu hộ vệ, 1 đội tàu ngầm hạt nhân, 1 đội tàu ngầm thông thường, 1 đội tàu đổi bộ, 1 đội tàu dẫn đường, hạm phá ngư lôi, xuồng cao tốc.

Hạm đội Nam Hải phụ trách một khu vực rộng lớn theo đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc vẽ ra với biên chế 9 tàu khu trục, 17 tàu hộ vệ, 3 tàu ngầm hạt nhân, 21 tàu ngầm thông thường và 17 chiến hạm đổ bộ xe thiết giáp lội nước có thể vận chuyển đồng thời 3 sư đoàn lục quân biên chế đầy đủ trong thời chiến.

Tàu chiến hạm đội Nam Hải diễn tập bắn đạn thật

Có thể thấy rằng Trung Quốc có âm mưu, chiến lược độc chiếm biển Đông là xuyên suốt và liên tục. Sau một thời gian củng cố và phát triển thực lực “giấu mình chờ thời” Trung Quốc sẽ ngày càng táo tợn và liều lĩnh hơn trên biển Đông.

3 mũi giáp công, đồng thời cũng là 3 cánh quân Trung Quốc đầu tư chuẩn bị từ rất lâu, bây giờ bắt đầu đem ra sử dụng hòng chiếm ưu thế theo kiểu ỷ mạnh hiếp yếu.

Việc triển khai 3 mũi giáp công này ít nhất nhằm tới 3 mục đích, một là lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng thừa nước đục thả câu, tranh thủ chiếm đoạt nhiều hơn nữa các ưu thế về quân sự, kinh tế trên biển Đông, đặc biệt là vơ vét tài nguyên dầu khí, nghề cá.

Thứ hai, nắn gân, thử phản ứng của Mỹ và các bên liên quan theo kiểu mềm nắn, rắn buông. Đặc biệt chú ý tìm kiếm xem giới hạn nhân nhượng cuối cùng của các bên liên quan đến đâu và khi nào, như thế nào thì Mỹ mới nhảy vào can thiệp.

Thứ ba, hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền và đường lưỡi bò phi pháp, phi lý, vô hiệu do Trung Quốc tự vẽ ra nhằm độc chiếm biển Đông, mở đột phá khẩu phía Nam, kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch châu Á giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương nhằm cạnh tranh hùng tranh bá với Mỹ.

@-3 mũi giáp công - âm mưu của TQ độc chiếm biển Đông chuyển hư hóa thực

Trung Quốc mời thầu dầu trong lãnh hải VN với ý đồ chính trị
Đài Á Châu Tự Do
một số học giả quốc tế lên tiếng khẳng định 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu Khí Hải dương Trung Quốc, CNOOC, đưa ra hồi ngày 23 tháng 6, mời thầu cho năm nay đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện ...
VN phản đối TQ đấu thầu dầu khí trong lãnh hải Việt NamVOA Tiếng Việt
Bước tiếp theo trong tham vọng “đường lưỡi bò”Người Lao Động

Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế ...An ninh thủ đô

--World Briefing | Asia: Vietnam: China’s Claims Disputed
The Foreign Ministry has protested a Chinese state-owned oil company’s move to offer for exploration nine blocks in a disputed area of the South China Sea.

- Tuyên bố của Hội Dầu khí Việt Nam về việc Trung Quốc mời thầu quốc tế 09 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (Petrotimes).  – Hội Dầu khí: Việc CNOOC mời thầu không có giá trị (TTXVN).  – ‘Sẽ không có công ty nào nhận thầu mà Trung Quốc mời’ (VNE).  – Biển Đông – Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế (DT).

-“Sẽ không công ty nào nhận thầu Trung Quốc”
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo)
“Sẽ không có công ty nước ngoài nào tham gia đấu thầu” - ông Laban Yu, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí của công ty tài chính Jefferies Hồng Kông, nhận định về việc Trung Quốc mời thầu tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm ...
Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tếTuổi Trẻ
Thượng nghị sỹ Mỹ: Chào thầu dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế ...Đài Tiếng Nói Việt Nam
Học giả quốc tế: "Khu vực TQ mời thầu thuộc chủ quyền VN"Đài Truyền Hình Việt Nam

- Nghị sĩ Mỹ: ‘Trung Quốc khiêu khích Việt Nam’ (VNE). – Thượng nghị sỹ Mỹ: Chào thầu dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vô căn cứ (VOV). – Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Lieberman: Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là quá rộng.
- Tiếp xúc cử tri quận Ba Đình: Tổng Bí thư: “Kiên quyết giữ vững toàn vẹn lãnh thổ” (DT).  – Tổng bí thư: ‘Phải thực hiện nhiều biện pháp để giữ chủ quyền’(VNE).  - Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý (TS).

- Căng thẳng biển Đông tăng nhiệt (ĐV).  – Trung Quốc bá quyền tuyên bố sẵn sàng tuần tra chiến đấu (PNTD).  - “Đà tiến” trong đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (ĐĐK).

La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa
Năm 2011, Trung Quốc chi tiêu quân sự 582,9 tỷ nhân dân tệ?
Mỹ sẽ "làm nổi bật" quan hệ hợp tác với TQ tại Diễn đàn khu vực ASEAN
Trung Quốc phái thêm 4 tàu Hải giám ra biển Đông để làm gì?
Lương Quang Liệt tiếp Tư lệnh Hạm đội 7 "dò" chiến lược quân sự Mỹ
Thời báo Hoàn Cầu lại vẽ ra kịch bản bao vây, kiềm chế Trung Quốc

-Thượng nghị sỹ Mỹ: Các lô dầu khí là của Việt Nam tn -Bình luận trước việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman ngày 28/6  cho rằng đây là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ.

Thượng nghị sỹ Mỹ: Các lô dầu khí là của Việt Nam (TTXVN). - Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí nằm tại Việt Nam (LĐ).
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Phản đối bá quyền Trung Quốc (boxitvn). - TS Trần Công Trục: Giải nước cờ thâm nho của TQ (ĐV). - Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG – ĐẤU LÝ, ĐẤU PHÁP TẠI BIỂN ĐÔNG NAM Á: BẮC CỰ BÁ QUYỀN   –   (Tâm Nhu).   – Cần sự đóng góp của nhiều người để phổ biến ra thế giới những tư liệu về Hoàng Sa-Trường Sa  —  (RFI).


- Trung Quốc phản đối máy bay Việt Nam tuần tiễu ở Trường Sa  —  (VOA).  – Trung Quốc bắt đầu tuần tra “sẵn sàng chiến đấu” ở vùng biển tranh chấp: China starts “combat ready” patrols in disputed seas (Reuters).  – Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa  —  (RFI).   – Quân đội Trung Quốc sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự tại thành phố Tam Sa (CRI).  – Chinese military may establish presence in Sansha: defense spokesman (Xinhua).
- TQ ‘phòng ngừa chiến tranh’ ở Biển Đông  —  (BBC).  – Phỏng vấn Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam: TQ ‘bộc lộ ý đồ độc chiếm Biển Đông’ (BBC).
- Trung Quốc mời thầu phi pháp: Ngang ngược và tráo trở (TT).  - Đoan Trang: Trung Quốc ngang ngược chà đạp luật pháp quốc tế (PLTP).  - Mời thầu kiểu ăn cướp!- www.cgi/http://trankinhnghi.blogspot.com/2012/06/tin-ve-viec-tq-moi-thau-9-lo...">(Trần Kinh Nghị).  - CNOOC mời thầu dầu khí trái phép (NLĐ).  – Khi đường lưỡi bò bắt đầu liếm…  —  (RFA).  – Phỏng vấn ông Trần Công Trục: Bước tiếp theo trong tham vọng “đường lưỡi bò”(NLĐ).  - Ý đồ sau lời gọi thầu chín lô dầu khí trên biển Đông là gì?  (PLTP). – Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp —  (NV).  - Học giả quốc tế khẳng định các lô dầu khí CNOOC mời thầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (TTXVN/ ND).  -Doanh nghiệp Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a và Thái Lan có hứng thú đối với 9 lô dầu khí trên Nam Hải mà Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương Trung Quốc mở thầu (CRI).  - Cơ quan Chỉ huy quân đội sẽ có mặt trong tỉnh Tam  Sa… www.cgi/http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/06/co-quan-chi-huy-quan-oi-se-c...">(Người lót gạch).

- Trung Quốc đang bành trướng (TT).- Bộ luật mới làm gia tăng căng thẳng giữa Việt Nam, Trung Quốc (VOA). - Vi phạm luật pháp quốc tế (TN).  - Trung Quốc vi phạm công ước LHQ về Luật Biển (TP). - Trung Quốc tiếp tục hành động ngang ngược tại Biển Đông (DT). - TQ lập các đội tuần tra để “ứng chiến” ở Biển Đông (TTXVN). - Trung Quốc tổ chức tuần tra hải quân trên biển Đông (TN).
- Video hội thảo 2 ngày do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức, về biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương: Khám phá các sự lựa chọn để giải quyết tranh chấp: The South China Sea and Asia Pacific in Transition: Exploring Options for Managing Disputes (CSIS). – Ngày thứ nhất, 27-06: The South China Sea and Asia Pacific in Transition—Panel Two (Day One).  Ngày thứ hai, 28-06:  The South China Sea and Asia Pacific in Transition—Panel Two (Day Two) (CSIS).

- Philippines muốn làm rõ lý do tàu Trung Quốc quay lại Scarborough  —  (RFI).   - Tranh chấp bãi cạn Scarborough: Quả bom nổ chậm đang chờ Trung Quốc (NCBĐ).
- Các quan điểm của chính giới Mỹ về việc tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (NCBĐ).  - Hoa Kỳ thúc đẩy việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông  —  (RFI). - Thượng nghị sĩ Mỹ khẳng định mối quan tâm của Hoa Kỳ với Biển Đông (RFA). - Tranh chấp lãnh thổ châm ngòi cho cuộc chiến tranh lạnh mới? (TVN). - Căng thẳng biển Đông tăng nhiệt (ĐV).

- Tiến sĩ Lê Minh Phiếu: “Cần một công ước đầy đủ giá trị pháp lý để đảm bảo hoà bình trên Biển Đông” (SGTT).  - Giới sử học Đà Nẵng bất bình về cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’ (Infonet).  -Ý đồ biến biển của Việt Nam thành “vùng tranh chấp” (Đoan Trang).  – Phỏng vấn TS Trần Công Trục: Giải nước cờ thâm nho của TQ (ĐV).
- Phỏng vấn thiếu tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc mời thầu dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam: Bước tiếp theo của Trung Quốc sau Scarborough (SGTT).  - Chuyên gia quốc tế nhận định: Trung Quốc mời thầu xuất phát từ động cơ chính trị (SGTT).
- Bạc nhược (Nguyễn Thông)
- Trung Quốc triển khai lực lượng chỉ huy quân sự tại Biển Đông: China deploys military command in South China Sea (Global News Desk). - La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa (GDVN).
- BÁO TÀU “NÂNG BI” HAY RĂN ĐE TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH? (Phạm Viết Đào).
- Đảo tiền tiêu Lý Sơn nhìn từ trên cao (Zing).
- Bài học nào trong vụ bế tắc bãi cạn Scarborough (WSJ/VNN). - Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung vào đầu tuần tới (TTXVN).
- Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông: Vietnam looks to US support in South China sea (ABC News).

Tổng bí thư: “Hết sức sốt ruột” trước tham nhũng, hư hỏng (VNEco).

Tổng số lượt xem trang