Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Khen thưởng cán bộ phá vụ án chống phá nhà nước

Ngày 28/6, Ban giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết Bộ Công an trao vừa tặng bằng khen cho 3 cán bộ có thành tích trong công tác, truy xét đấu tranh khám phá vụ án phát tán tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà nước qua đường bưu điện.
Ba cán bộ được khen thưởng gồm đại tá Lê Ngọc Hữu, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương;  thượng tá Bùi Thanh Phong, Phó trưởng Công an thị xã Thuận An; trung tá Trương Hùng Anh, Phó đội trưởng An ninh Công an thị xã Thuận An.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cũng đã tặng bằng khen cho năm cá nhân. Ban giám đốc Công an tỉnh tặng 16 giấy khen các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chuyên án này.
Trước đó, ngày 8/7/2011, Bưu điện thị xã Thuận An nhận được bảy gói thư gửi đến Thị ủy, Ủy ban Nhân dân thị xã Thuận An và các cơ quan, ban ngành với nội dung kích động tuyên truyền chống phá Nhà nước. Nhận định vụ việc khá phức tạp, Cơ quan An ninh - Công an tỉnh Bình Dương đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an và Tổng cục An ninh.
Sau nhiều tháng điều tra , lực lượng nghiệp vụ an ninh - Công an tỉnh Bình Dương xác định được đối tượng phát tán tài liệu phản động qua đường bưu điện chính là Nguyễn Quốc Tuấn (51 tuổi, thường trú tại khu phố Hòa Long, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương), nguyên là Phường đội trưởng phường Vĩnh Phú và đang làm Chủ tịch Hội Nông dân tại phường Vĩnh Phú.
Căn cứ vào kết quả xác minh đủ chứng cứ, Công an thị xã Thuận An đã tiến hành khám xét hành chính đối với đối tượng tại nơi cú trú và đã thu giữ được rất nhiều tài liệu, chứng cứ thể hiện hành vi phạm tội. Qua khám xét còn phát hiện Nguyễn Quốc Tuấn tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Nguyễn Quốc Tuấn đã thừa nhận tất cả hành vi phạm pháp của mình và khai nhận đã phát tán 13 bộ tài liệu phản động thông qua đường bưu điện nhằm mưu lợi cá nhân.
Công an thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đang tiến hành các thủ tục pháp lý sớm khởi tố Nguyễn Quốc Tuấn về hành vi phát tán tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua đường bưu điện và các tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và vu khống./.


- Khen thưởng cán bộ phá vụ án chống phá nhà nước (TTXVN).


Phát tán tài liệu phản động qua đường bưu điện (03/07/2012 20:03) Mới đây, Công an tỉnh Bình Dương đã điều tra, đấu tranh, khám phá ra một vụ án phát tán tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước qua đường bưu điện.

Trước đó vào ngày 8-7-2011, Bưu điện thị xã Thuận An nhận được 7 gói thư gửi đến Thị ủy, UBND thị xã Thuận An và các cơ quan, ban, ngành với nội dung kích động tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thông tin trên được báo ngay cho Công an tỉnh Bình Dương. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó giám đốc Công an tỉnh, sau nhiều tháng điều tra, khám phá, lực lượng nghiệp vụ an ninh, Công an tỉnh Bình Dương và Công an thị xã Thuận An đã xác định được đối tượng phát tán tài liệu phản động qua đường bưu điện chính là Nguyễn Quốc Tuấn (sinh năm 1962) thường trú tại khu phố Hòa Long, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Theo kết quả điều tra, Nguyễn Quốc Tuấn, là Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú, chỉ vì mù quáng, cả tin và mưu lợi cá nhân Tuấn đã bị những phần tử phản động móc nối, lôi kéo thực hiện hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, chống phá chính quyền.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Quốc Tuấn đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Theo đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Tuấn đã phát tán 13 bộ tài liệu phản động đến nhiều tập thể, cá nhân qua đường bưu điện. Cơ quan chức năng, tỉnh Bình Dương đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục pháp lý để sớm khởi tố Nguyễn Quốc Tuấn về hành vi “Phát tán tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam qua đường bưu điện”. Ngoài ra, Tuấn còn phạm các tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” và “vu khống”.

Một ngày không xa, Nguyễn Quốc Tuấn sẽ ra trước vành móng ngựa và chắc chắn y sẽ phải nhận một bản án thích đáng cho những hành động mù quáng, phản dân, hại nước của mình.
(tạm xếp TLQ: -Thông điệp của Nhóm Yêu nước Trần Quốc Tuấn )
 -  Kỹ năng giao tiếp của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can (Luật HS).
- Đề nghị kỷ luật giám đốc Công an Tiền Giang (TT).
- Cựu nhà báo  Mạo danh nhà báo, hù dọa chủ tịch quận (TT).

- Vượt biên trong “thời đại mới” (RFA’s blog). --Bị dừng hợp đồng XKLĐ sang Đài Loan
(NLĐ) - Cục Quản lý Lao động ngoài nước vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương - CEFINAR (quận Ba Đình - TP Hà Nội) do không trực tiếp tuyển chọn lao động để đưa đi làm việc tại Đài Loan. Mức phạt là 17,5 triệu đồng.

- Dân Nghệ An đóng tàu đưa người vượt biên (NV).
Lãnh án vì đưa người sang Úc trái phép (28/06)
VietNamNet – Phá đường dây vượt biên trái phép, bắt giữ 25 người
Hàng chục người chuẩn bị vượt biên sang Australia bằng đường biển đã bị lực lượng chức năng bắt giữ tại khu vực Bãi Dâu, TP. Vũng Tàu.
Việt Nam kết án tù sáu người tổ chức vượt biên sang Úc
Sáu người Việt Nam chuyên tổ chức đưa người vượt biên sang Úc đã bị tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết án từ ba năm đến ...
- Việt Nam kết án tù sáu người tổ chức vượt biên sang Úc  —  (RFI).  – Việt Nam tuyên án tù 6 người đưa người khác trốn ra nước ngoài  —  (VOA).  – CHÚNG TA KHÔNG PHẢI SINH RA ĐỂ SỐNG NHƯ THẾ NÀY (TTXVA).-Lừa vượt biên sang ÚcTrong khi Chính phủ Úc đau đầu với nạn nhập cư trái phép thì tại Việt Nam vẫn còn không ít đường dây dụ dỗ người nghèo bán tài sản tập kết ra Vũng Tàu vượt biên sang Úc theo giấc mơ đổi đời.- Lai Châu: Giải cứu thành công 3 phụ nữ bị lừa bán (TTXVN).
Lao động nước ngoài “chui”: Thiếu thống nhất giữa các bộ (NĐT 28-6-12) -- Thủ tướng quá bận viêc khác? - Bị vắt kiệt sức, lao động Việt Nam kêu cứu (TN). -  Hơn 32.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (SGGP).6.000 lao động Quảng Ngãi mất việc làm (VnEx 28-6-12) - Lao động nước ngoài “chui” tràn lan do đâu? (NĐT).

Hơn 1,65% lao động nông nghiệp bị tai nạn khi làm việc
200 công nhân doạ tử tự để buộc Apple và Foxconn xem xét lại chính sách
Nông dân khóc ròng vì hoa Trung Quốc (VNN 28-6-12)
“Quan chức“ đua nhau “chơi“ nhà sàn gỗ quý nơi cực Bắc (PLTP 26-6-12)
- Đằng sau một lời hứa không thành của bà Bộ trưởng  —  (Đào Tuấn).
Tháng 6-2009, vấn đề lao động nước ngoài đã được đưa ra Quốc hội với phát biểu nổi tiếng của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH “Nếu tôi nhận trách nhiệm chung chung rằng đó là trách nhiệm của tôi, thì làm sao tôi sửa được, vì tôi không cấp giấy phép cho họ vào VN”. Tất nhiên sau đó bà hứa trước QH sẽ chấn chỉnh tình trạng gần 50% lao động nước ngoài đang “không phép” ở Việt Nam.

Suốt 4 năm qua, việc “phân tích rõ trách nhiệm của từng cơ quan”, rồi xác định trách nhiệm “ở mức độ nào” để “được đặt ra một cách khách quan, từ đó mới tìm ra đang cần sửa chỗ nào” dường như vẫn đang tiến hành. Đây có lẽ chính là lý do khi vấn đề “thương nhân Trung Quốc”, rồi “bác sĩ Trung Quốc”, rồi “Ngư dân Trung Quốc” lại được đặt ra trên diễn đàn QH và ngay trong buổi Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri sau kỳ họp. Quá nhiều ví dụ để thấy người nước ngoài vào Việt Nam thuộc diện “cổ cồn thì ít mà áo bạc thì nhiều”. Ở Dự án thủy điện Sông Bung 4, nhà thầu Trung Quốc Sinohydro dù chỉ đăng ký 50 “kỹ sư, chuyên gia” nhưng đã đưa sang 296 lao động. 186 trong đó thuộc diện “cửu vạn”. Báo chí thậm chí còn bắt được ảnh mấy ông “Chuyên gia” chân tay to đang chổng mông… quai búa. Hay ở công trường Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn, 197 cửu vạn Trung Quốc tá túc, ăn ngủ tại khu vực công trường trong khi chỉ có 30 người có giấy phép lao động.
Nghĩ cũng lạ khi công dân của “nền kinh tế số 2 thế giới” lại phải sang làm cửu vạn thuê ở một quốc gia “đang phát triển”.
Nhắc đến phát ngôn của bà Bộ trưởng cũng như tình trạng lao động nước ngoài từ năm 2009 để cho thấy đây không phải là vấn đề mới. Cái mới, chỉ là sự bùng nổ của những Hoa Đà, Biển Thước tân thời. Là chuyện con cháu họ Lã tung hoành từ Nam chí Bắc mua kể cả những thứ không ai mua, làm những việc thậm chí không ai lý giải nổi.
Cho đến hôm qua, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB và xã hội Lê Quang Trung tiếp tục công bố hiện có hơn 31.000 lao động nước ngoài đang làm việc trái phép tại Việt Nam. Chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Nói đây là sự “tiếp tục” là bởi tình trạng này không có gì mới. Năm 2008 có 52.633 lao động nước ngoài tại VN. Năm 2009 là 55.428 người. Năm 2010 là 56.929 người. Và đến tháng 5-2011 là 74.000 người. Thống kê 2010 cho thấy chỉ có 47,05% đã được cấp giấy phép lao động. Tình trạng “lạm phát cửu vạn nước ngoài” tất nhiên đi đôi với việc “thiểu phát việc làm phổ thông trong nước”.
Nói “tiếp tục” còn là bởi Bộ chủ quản vẫn nhất quán biện pháp quản lý thuần túy chỉ là việc “đưa ra các con số”.
Báo chí sau đó đã gọi đây là những lao động “chui”. Nhưng khi nó được thể hiện bằng các con số trong báo cáo thì rõ ràng không thể gọi là “chui” được.
Câu hỏi “tại sao”, 4 năm sau lời hứa của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH trước QH không thể không đặt ra.
Từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đến năm 2008, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 34 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Và nghị định này được sửa đổi bằng Nghị định 46 năm 2011.
Cái thiếu không phải là thiếu luật, thiếu quy định.
Cái thiếu đằng sau những cái lắc đầu “Không biết”, “Không rõ” là thiếu trách nhiệm.
Còn nhớ hồi tháng 2-2010, báo chí bắt dính một vụ việc khá hy hữu trên đường phố Thủ đô khi một người nước ngoài bị CSGT dừng xe máy vì lỗi không đội mũ bảo hiểm. Người này sau đó đã dựng xe máy giữa đường, thản nhiên rút thuốc lá ra hút, mặc kệ sự bất lực của cảnh sát. Cảnh tượng chướng tai gai mắt chưa từng thấy nhưng cũng mang tính biểu tượng chưa từng thấy. Dường như ở Việt Nam, cho dù đến cả sự kiện hàng trăm công nhân Trung Quốc tấn công, đập phá nhà dân, thì xử lý người nước ngoài là hơi bị hiếm. Một khả năng lý giải do sự “bó tay” đang lan tràn trong việc quản lý, xử lý là do cơ quan chức năng không biết… ngoại ngữ. Hoặc họ còn mãi nghĩ xem đó là trách nhiệm của ngành nào. Nhưng đúng nhất là vì sự tự ti.
-- Đằng sau lời hứa không thành của Bộ trưởng (ĐV).
-  MTTQ VN kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Cần một đạo luật riêng về Đảng (TN). –  Phải kiểm soát quyền lực nhà nước từ Hiến pháp (PLTP).- Người đứng đầu phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu! (PLTP).    - Ý nghĩa các phiên chất vấn trong kỳ họp Quốc hội  —  (RFA).  - Đà Nẵng kiến nghị: Dân trực tiếp bầu thị trưởng (PLTP).  - Đà Nẵng tiếp tục siết nhập cư (NLĐ).
- Cấp mã số công dân cho cả trẻ sơ sinh (InfoNet).  - TP HCM ra quy định trái luật, thiếu tình với trẻ nhập cư? (PLVN).
- Nước Tống & Nước Táng (RFA’s blog).- - Phía sau chỉ số hạnh phúc (TTCT).

Tổng số lượt xem trang