Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

TS Nguyễn Xuân Diện khiếu nại về quyết định và hành vi của Thanh tra Sở 4THN

-Có 2 điều cần được giải thích rõ trong việc bà Lê Hiền Đức ở lại Sở TT: tại sao bà yêu cầu công an đến lập biên bản mà không được? phải chờ tới tận đêm ? Hết giờ làm việc sao lại để một bà già ở trong trụ sở (việc này rất bất thường, có thể gọi công an đến sớm trước khi hết giờ làm việc).
- Báo chí Việt Nam liên tục đả kích bà Lê Hiền Đức (RFI).   - «Nguyễn Xuân Diện» Tây ? Chuyện viễn tưởng! (Thụy My RFI).
- Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không? (Đầu gối). Nhà báo Dương Đức Quảng, cựu Vụ trưởng-Giám đốc Trung tâm thông tin báo chí, Văn phòng Chính phủ, sau khi về hưu làm Trưởng ban Thông tin Truyền thông của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- 11 bài trên BĐTĐCSVN về cụ Lê Hiền Đức
-- Việt Nam siết chặt việc kiểm soát các blogger (RFA).- Phó thủ tướng, ủy viên trung ương trực tiếp chỉ đạo đánh phá blog ? (PV Tự do).- Về cái gọi là một phụ nữ đấu tranh vì nhân quyền bị hành hung: Bà Lê Hiền Đức gây rối trật tự và phá hoại tài sản Nhà nước.   -- Khi truyền thông ‘tấn công’ cụ già (BBC).


Báo của ông Nguyễn Như Phong lên tiếng: Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì? (PetroTimes 6-6-12) -- Và đây nữa: Bà Lê Hiền Đức gây rối trật tự và phá hoại tài sản Nhà nước (HNM 7-6-12) - Bloger Nguyễn Xuân Diện muốn gì? (Petro Times).- Truyền thông VN tiếp tục vụ bà Hiền Đức (BBC). Vụ blogger Nguyễn Xuân Diện: Bản chất vụ việc bà Lê Hiền Đức tại Sở TT&TT Hà Nội (VTC 6-6-12) -- "tự làm bị thương"! Và đây là lời do chính bà Lê Hiền Đức thuật lại: Bà Lê Hiền Đức sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng (RFA 6-6-12) - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khiếu nại việc bị thanh tra (RFI).  – Bà Hiền Đức nói về vụ ở sở thông tin HN (BBC).  
– VTC tiếp tay VTV: Bản chất vụ việc bà Lê Hiền Đức tại Sở TT&TT Hà Nội.

- Tại sao hôm qua blog của NQ&TD bị tấn công ? Có liên quan gì tới việc này không?
--

-  – TS Xuân Diện khiếu nại Sở Thông tin (BBC).   - VIDEO: Về sự việc liên quan tới bà Lê Hiền Đức (VTV).  – TRUYỀN THÔNG KIỂU …VÔ HỌC (Lê Dũng).
ĐCSVN quyết tâm, tổng lực xử lý công dân Lê Hiền Đức. Tại sao nên nỗi này? (VTV/ ĐHLV).  

Tổng hợp 4 bản tin thời sự của VTV, HTV đưa tin bà Lê Hiền Đức đến quấy rối tại Sở TT&TT


Các bạn hãy lên google tìm hiểu về các sự kiện bất công trong xã hội gần đây như biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, sự kiện Đoàn Văn Vươn, nông dân Văn Giang – Hưng Yên, phản đối điện hạt nhân, khiếu kiện đất đai, tình trạng công an đánh chết dân lành tràn lan…
Ráp nối lại chúng ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh sự thật đằng sau những bản tin thời sự kiểu như thế này. Bản chất nhằm “giết gà dọa khỉ” răn đe cộng đồng blogger muốn cất lên tiếng nói để cải tạo xã hội tốt đẹp hơn mà thôi.






-1063. TS Nguyễn Xuân Diện khiếu nại về quyết định và hành vi của Thanh tra Sở 4THN (Ba Sàm).
Về quyết định và hành vi hành chính của ông Chánh thanh tra và Đoàn thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đối với Nguyễn Xuân Diện, không đúng với các quy định của pháp luật.



.



-  Làm rõ vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội (ĐCSVN), -

(ĐCSVN) – Hiện cơ quan công an thành phố (TP) Hà Nội đang thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý các đối tượng có hoạt động cản trở việc thanh tra, gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản tại trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ngày 1/6.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng của Thành ủy Hà Nội:  Vào hồi 13h30 ngày 1/6, tại trụ sở cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội, Đoàn Thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành mời và làm việc với ông Nguyễn Xuân Diện (sinh năm 1970, trú tại phòng 201-B8 tập thể Kim Liên, phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội- hiện là Phó Giám đốc Thư viện thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm) về những vấn đề liên quan đến Blog Nguyễn Xuân Diện. Tuy nhiên khi đến làm việc, ông Nguyễn Xuân Diện đi cùng bà Lê Hiền Đức (tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ, sinh năm 1932, trú tại số 7 ngõ 56 phố Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) và ông Hà Huy Sơn (sinh năm 1966, luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội). Đoàn Thanh tra đã giải thích để mời bà Lê Hiền Đức và ông Hà Huy Sơn, những người không có liên quan đến buổi làm việc, ra khỏi trụ sở cơ quan, nhưng hai người không chấp hành.

 
Vị trí cửa kính bị bà Lê Hiền Đức đập vỡ. (Ảnh: ktdt.com.vn).

Tại buổi làm việc, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội đã công bố Quyết định Thanh tra đối với ông Nguyễn Xuân Diện rồi tiếp tục mời hai người trên ra khỏi trụ sở để thanh tra làm việc. Ông Hà Huy Sơn đã ra khỏi trụ sở, còn bà Lê Hiền Đức vẫn không chấp hành mà còn có thái độ thách thức, lời nói xúc phạm Đoàn Thanh tra và xúi giục ông Nguyễn Xuân Diện bỏ về, không làm việc, không ký bất kỳ biên bản gì. Khi bảo vệ cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội yêu cầu bà Lê Hiền Đức ra khỏi trụ sở cơ quan, bà Đức đã không những không chấp hành mà còn kêu khóc, chống đối, sau đó ngồi tại trước cửa phòng làm việc của Đoàn Thanh tra, tiếp tục gây mất tự và cản trở quá trình làm việc của Đoàn Thanh tra với ông Nguyễn Xuân Diện.

Sau khi ông Diện ra về, bà Lê Hiền Đức vẫn cố tình ở lại hành lang tầng 4 tại trụ sở của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, đồng thời tiếp tục có những lời lẽ thách thức, vu khống, xúc phạm các nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ. Bà Lê Hiền Đức còn liên tục gọi điện thoại đi các nơi, đe dọa sẽ “gọi dân oan từ các nơi đến phá cửa trụ sở”.
Đến 23h40 phút, bà Lê Hiền Đức đã dùng chân đạp vỡ cửa kính hành lang tại tầng 4 trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và tự gây thương tích ở mặt ngoài chân phải. Công an phường Cát Linh, quận Đống Đa đã lập biên bản sự việc trên. Đến khoảng gần 3h sáng ngày 2/6, bà Lê Hiền Đức mới chấp nhận cho bác sỹ của bệnh viện Đống Đa vào sơ cứu và đưa đi Bệnh viện Hữu nghị.
Trong khi đó, phía bên ngoài, một số công dân kéo đến tụ tập trước cổng trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội từ chiều, lúc cao nhất lên tới hơn 30 người, gây mất trật tự, cập nhật đưa lên mạng Internet những thông tin xuyên tạc và lời kêu gọi tụ tập ủng hộ bà Đức.
Sau khi sự việc xảy ra, các báo, đài của Hà Nội đã kịp thời thông tin phản ánh sự việc này. Tuy nhiên, trên các blog và một số báo, đài nước ngoài đã thông tin về việc trên theo hướng xuyên tạc.
Hiện cơ quan công an TP Hà Nội đang thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý các đối tượng có hoạt động cản trở hoạt động thanh tra, gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản tại trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội./. 



-Trấn áp: Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện (RFA 3-6-12) -- Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện (RFI).- 3 Nhà Hoạt Động Dân Chủ Đối Lập Gửi Thư Cho Quốc Hội và Chủ Tịch Nước (TNCG).
- DIỄN BIẾN TIẾP THEO VỀ CỤ LÊ HIỀN ĐỨC (Huỳnh Ngọc Chênh). -CHUYỆN XẢY RA Ở SỞ THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG ĐIỀU KHÔNG TIN NỔI (Mai Xuân Dũng).  - Tình hình cụ Lê Hiền Đức. Tin buổi tối (Nguyễn Tường Thụy). - Bà Lê Hiền Đức nói về sự cố ở Hà Nội (BBC).



Bà Lê Hiền Đức nói về sự cố ở Hà Nội

Bà Lê Hiền Đức nói bà bị chảy máu rất lâu trước khi được cấp cứu
Bà Lê Hiền Đức, người bị chính quyền Hà Nội cáo buộc đã 'đập phá' và 'tự gây thương tích', nói Truyền hình Hà Nội và Sở Thông tin Truyền thông thành phố đã 'nói láo'.
Truyền hình Hà Nội nói bà Đức đã "tự ý đập vỡ cửa kính một phòng làm việc" của văn phòng Sở Thông tin Truyền thông và bị thương do lỗi của chính bà.
Tuy nhiên Truyền hình Hà Nội không có hình ảnh video ghi lại cảnh này trong phóng sự của họ mà dùng màn hình đen kịt để nối cảnh bà Hiền Đức đang đi bộ ở hành lang sang cảnh cửa kính bị vỡ.
Bà Hiền Đức đã quyết không rời Sở Thông tin Truyền thông vì họ không đáp ứng yêu cầu khám sức khỏe sau vụ bà nói bị 'hành hung'.
Một người thân của bà Hiền Đức nói với BBC: "Với đôi dép nhựa và sức khỏe của bà cụ 82 tuổi, có thể đạp vỡ cửa kính ở độ cao như hình của HTV1 hay không?
"Với số đông gần chục người áp đảo bà cụ như thế, bà cụ làm cách nào để vượt ra được mà hủy hoại tài sản của Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội?
Khi được hỏi về vết thương ở chân mà bà nói xảy ra từ hơn 9h tối 1/6, bản thân bà Hiền Đức nói lúc đó "đầu óc tôi đau, mỏi, choáng, đói, khát nước, mệt, máu chảy nhiều tôi không thể nghĩ được gì nữa cả" và nói thêm về vết thương:
"Khâu mất sáu mũi, chân vẫn đang sưng.
"Hôm ấy chúng nó để cho bác máu chảy lâu quá, suốt từ 9:30 tối 1/6 tới 3:15 ngày 2/6 mới có xe [đưa tới bệnh viện] mặc dù rất nhiều lần bác yêu cầu cho xe cấp cứu đến."
'Tự gây thương tích'
Bà Hiền Đức tới Sở Thông tin Truyền thông cùng Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người được Bấm mời tới làm việc sáng 1/6, tuy nhiên bà không được vào dự cuộc họp với thanh tra sở.
Bà tố cáo các nhân viên bảo vệ tại sở đã khênh bà "như con lợn" và "quăng xuống sàn" và cũng "bẻ quặt tay" bà khi bà cố giữ điện thoại.
Chính vì lý do này bà không chịu rời Sở Thông tin Truyền thông cho tới khi có nhân viên y tế tới khám sức khỏe cho bà sau vụ mà bà nói rằng bị "hành hung".
Còn Bấm Truyền hình Hà Nội lại cáo buộc bà "phá hoại tài sản nhà nước và tự gây thương tích cho bản thân."
Đài này nói: "Khi các bác sỹ Bệnh viện Đống Đa được mời đến chăm sóc, khâu vết thương thì bà ta từ chối.
"Cho đến tận 4h sáng ngày 2/6, sau khi được các lực lượng chức năng thuyết phục, vận động, bà Lê Hiền Đức mới chịu để đại diện của Sở Thông tin Truyền thông và chính quyền phường Cát Linh đưa vào bệnh viện điều trị vết thương.
"Khi các bác sỹ Bệnh viện Đống Đa được mời đến chăm sóc, khâu vết thương thì bà ta từ chối."
Truyền hình Hà Nội
"Đáng nói là ngay trong quá trình bà Lê Hiền Đức cố thủ, thực hiện hành vi gây rối trật tự công sở, phá hại tài sản của Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hà Nội thì trên trang thông tin của một số cá nhân trên Internet lại đăng tải những thông tin bóp méo, xuyên tạc hoàn toàn sự thật vụ việc này."
Anh Lê Dũng, một công dân mạng nói anh thấy bà Lê Hiền Đức "dùng dép da đập cửa kêu cứu" lúc 23:35 và đã gọi cảnh sát 113 hai lần.
Anh viết: "113 hai vị, hai vị mặc đồ giao thông đi một xe đến, sau khi hội ý với an ninh bên trong thì họ ra về.
"Bà con xúm lại yêu cầu lập biên bản sự việc thì họ trốn, nói không có trách nhiệm giải quyết."
Bà Lê Hiền Đức nói chính quyền đã lập biên bản vụ việc nhưng không có chữ ký của bà.
Bà cũng cho biết bà được nghe nói một tổ trưởng dân phố, người bà nói không có mặt tại hiện trường, đã ký vào biên bản với tư cách nhân chứng.
Khi được hỏi về phóng sự của Truyền hình Hà Nội, bà Lê Hiền Đức nói đài này đã "không còn uy tín với nhân dân nữa", nhất là sau cách họ đưa tin về các cuộc biểu tình mùa hè năm ngoái, và bà đã không xem chương trình của đài "từ nhiều tháng nay".



-Hanoimoi và anninhthudo chưa có bài nào mà ktđt lại có bài này. Lần này hơi lạ -
Xem trước bài phỏng vấn :



- Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ‘bị điều tra’ (BBC). - Audio: Phỏng vấn cụ Lê Hiền Đức: đang bị hành hung tại Sở Thanh Tra Văn Hóa và Thông Tin (TTXVA).
- Vết thương của cụ Lê Hiền Đức: Ảnh do bác sỹ chụp và gửi đến (Lê Hiền Đức).  - Đấu tranh đòi thả cụ Lê Hiền Đức lúc gần 12h đêm ngày 01/6/2012 (Youtube).



Chánh thanh tra nói về vụ bà Hiền ĐứcNghe04:10
BBC 10:48 GMT - thứ bảy, 2 tháng 6, 2012





- Sở TTTT vi phạm luật Phòng cháy và chữa cháy (Đông A).

Quy định của Sở TTTT là quy định gì?
Báo Kinh tế & Đô thị đưa tin về vụ việc xảy ra tại Sở TTTT Hà Nội. Bài báo có tường thuật lại lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Thanh tra Sở: "Theo quy định của nội quy cơ quan, chúng tôi đã mời luật sư Sơn và bà Đức ra ngoài". Tôi rất muốn biết quy định của nội quy cơ quan là quy định gì và như thế nào. Sở TTTT là cơ quan hành chính phục vụ dân. Nội quy của cơ quan công quyền là để phục vụ dân chứ không phải để hành dân. Một khi người dân có công việc cần phải tới cơ quan hành chính phục vụ dân, người dân có quyền đi cùng và làm việc cùng với những người trợ giúp pháp lý như luật sư hay công dân để tư vấn. Cơ quan hành chính phục vụ dân không có thẩm quyền ngăn cấm những cá nhân trợ giúp hay tư vấn pháp lý cho người dân trong các buổi làm việc. Ngăn cản người dân không được trợ giúp hay tư vấn pháp lý không chỉ là hành dân, mà còn thể hiện thói cửa quyền và quan liêu. Chỉnh đốn Đảng là gì? Chỉnh đốn Đảng chính là chỉnh đốn tệ nạn hành dân, cửa quyền và quan liêu. Đảng bộ TP Hà Nội đã chuẩn bị thực hiện nghị quyết TW 4 chưa? Sở TTTT chính là nơi cần phải chỉnh đốn Đảng hơn bao giờ hết.

Sự vụ xảy ra từ chiều, khoảng 14h00 nhưng đến tận tối khuya cơ quan công an mới tới thể hiện tính thiếu trách nhiệm của cả cơ quan công an lẫn Sở TTTT. Để vụ việc xảy ra lỗi trước hết thuộc về Sở TTTT, và sau đấy là cơ quan công an của TP Hà Nội.





kt đt: Bà Lê Hiền Đức gây rối tại Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội


Bà Đức đập vỡ cửa kính phòng làm việc của Sở TT&TT 
KTĐT - Hôm nay 2/6, Cơ quan công an quận Đống Đa đã tiến hành điều tra làm rõ hành vi gây rối trật tự, phá hoại tài sản của bà Lê Hiền Đức tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vào chiều 1/6 và rạng sáng 2/6.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chánh thanh tra Sở TT&TT Hà Nội cho biết: Vào chiều 1/6, Thanh tra sở TT&TT Hà Nội có mời ông Nguyễn Xuân Diện lên làm việc liên quan đến trang blog cá nhân của ông này. Theo chương trình của buổi làm việc, chỉ có ông Diện được mời. Tuy nhiên, khi ông Diện đến làm việc, mặc dù không thuộc đối tượng và không liên quan đến nội dung buổi làm việc nhưng bà Lê Hiền Đức và luật sư Hà Huy Sơn cũng đòi tham dự. Theo quy định của nội quy cơ quan, chúng tôi đã mời luật sư Sơn và bà Đức ra ngoài. Thời điểm đó, chỉ có luật sư Sơn chấp hành còn bà Đức không ra.
“Chúng tôi đã phải vận động, thuyết phục rất nhiều thời gian song bà Đức cố chây ỳ, bất hợp tác. Bà ngồi trước cửa phòng Thanh tra và thường xuyên kéo cửa, gây rối mất trật tự không cho đoàn làm việc. Đến 5h chiều 1/6, khi hết giờ làm việc, chúng tôi mời bà Đức ra ngoài nhưng bà vẫn không ra mà ngồi chửi bới, lăng mạ hết người này đến người khác. Chúng tôi đã động viên, thuyết phục nhưng bà Đức vẫn không chịu mà còn dùng ghế kéo gây tiếng ồn, rồi đập vỡ cửa kính, đập ổ khóa của phòng làm việc…”- ông Minh nói.
Vị trí cửa kính bị bà Lê Hiền Đức đập vỡ.
Ông Bùi Văn Đại, Trưởng công an quận Đống Đa cho biết: Sau khi tiếp nhận được nội dung sự việc, Công an quận đã cử lực lượng xuống phối hợp cùng với Công an phường Cát Linh thu thập hồ sơ. Qua xác minh cho thấy, bà Lê Hiền Đức (tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ), sinh năm 1932, hiện trú tại ngõ 56, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Theo hồ sơ hiện có cho thấy, bà Đức đã có hành vi chửi bới, lăng mạ cán bộ. Đến 23 giờ, bà còn có hành vi dùng guốc đập vào cửa kính, sau đó lại dùng chân đạp vào cửa kính tự gây thương tích cho bản thân.
“Chúng tôi đã mời bà hợp tác lập biên bản tại hiện trường nhưng bà Đức không ký. Chúng tôi mời bác sỹ bệnh viện Đống Đa đến băng bó nhưng bà không chịu. Bà yên cầu đưa đến bệnh viện Việt- Xô nên chúng tôi đã phải cử 2 chiến sỹ đi kèm xe taxi đưa bà tới bệnh viện Việt- Xô. Theo thông tin từ bệnh viện, vết thương của bà Đức chỉ xây xát nhẹ nhưng bà cố tình làm to chuyện”- ông Đại cho biết.
Cũng theo ông Đại, hành vi của bà Lê Hiền Đức đã vi phạm Nghị định 73 của Chính phủ vì đã đến trụ sở cơ quan nhà nước gây rối, cản trở hoạt động, vi phạm điều 143 Bộ luật Hình sự. Đáng ra, cơ quan công an phải bắt giữ bà Đức theo đúng quy định của pháp luật nhưng vì bà đang nằm bệnh viện nên khi nào ra viện, chúng tôi sẽ mời bà Đức đến Công an quận làm việc và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Công Minh

@ kt đt: Bà Lê Hiền Đức gây rối tại Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội

Gây rối tại Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội

ANTĐ - Không được mời đến làm việc, nhưng bất chấp sự kiên trì thuyết phục và yêu cầu mời ra ngoài của nhân viên bảo vệ Sở Thông tin - truyền thông (TTTT) Hà Nội, bà Phạm Thị Dung Mỹ (tên gọi khác là Lê Hiền Đức, 82 tuổi, HKTT ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) đã không chấp hành, có hành vi gây rối.

Khoảng 13h30 ngày 1 - 6, Thanh tra Sở TTTT Hà Nội hẹn làm việc với ông Nguyễn Xuân Diện về nội dung xung quanh thông tin trên blog cá nhân của ông này tại trụ sở của Sở TTTT, 185 Giảng Võ, Hà Nội. Ông Diện đến Sở TTTT cùng bà Phạm Thị Dung Mỹ và 1 luật sư tên là Hà Huy Sơn. Ngoài ông Diện được cơ quan chức năng mời đến, bà Mỹ và vị luật sư đã tự ý vào phòng Thanh tra. Cán bộ Thanh tra Sở TTTT đã giải thích buổi làm việc chỉ với cá nhân ông Nguyễn Xuân Diện, hai người đi cùng không có nhiệm vụ và tư cách để tham dự và đã yêu cầu cả hai ra ngoài. Vị luật sư đã chấp hành, riêng bà Phạm Thị Dung Mỹ cố tình ngồi lại ở hành lang cơ quan Sở TTTT.

Đại diện Thanh tra Sở TTTT cho biết, suốt từ 14h đến khoảng 16h45, trong quá trình làm việc với ông Nguyễn Xuân Diện, bà Phạm Thị Dung Mỹ liên tục đứng ngoài hò hét, đập cửa phòng làm việc gây cản trở. Ngay cả khi ông Nguyễn Xuân Diện đã rời trụ sở Sở TTTT và đã hết giờ làm việc, bà Phạm Thị Dung Mỹ vẫn cố tình ở lại. Cán bộ Sở đã kiên trì vận động, thuyết phục, giải thích nhưng bà Mỹ tỏ thái độ bất hợp tác.

Tới khuya 1 - 6, trước sự kích động của đám đông khoảng 30, 40 đối tượng phía bên ngoài Sở TTTT, bà Mỹ đã đập vỡ cửa kính, tự gây thương tích ở chân. Sau đó, bà Mỹ lấy máu bôi nguệch ngoạc lên tường. Sở TTTT đã báo Công an phường Cát Linh, quận Đống Đa về những hành vi gây rối này, đồng thời đã mời bác sỹ Bệnh viện Đống Đa đến khám vết thương cho bà Mỹ. Tuy nhiên, bà Mỹ đưa ra yêu sách phải được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô để khám, chữa vết thương. Đến gần 4h sáng 2-6, bà Mỹ mới chịu rời trụ sở Sở TTTT để vào Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô.

Công an phường Cát Linh đã lập biên bản về những hành vi gây rối của bà Phạm Thị Dung Mỹ và đang tiến hành điều tra, xử lý.

Nhớ lại vụ thương binh kéo tới Viện Hán Nôm



Các bạn hãy lên google tìm hiểu về các sự kiện bất công trong xã hội gần đây như biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, sự kiện Đoàn Văn Vươn, vụ nông dân Văn Giang - Hưng Yên, phản đối điện hạt nhân, tình trạng phổ biến công an đánh chết dân lành...
Ráp nối lại để có cái nhìn toàn cảnh về sự thật đằng sau những bản tin thời sự kiểu như này. Bản chất để "giết gà dọa khỉ" nhằm bị mồm, khống chế cộng đồng blogger cất lên tiếng nói nhằm cải tạo xã hội tốt đẹp hơn mà thôi.

Tổng số lượt xem trang