Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Trưng tên gái gọi, giấu tên gọi gái

SGTT.VN - Không thể kể hết những vụ “ăn bánh trả tiền” trong giới thượng lưu phương Tây, từ các chính khách hàng đầu như cựu Thủ tướng Ý Berlusconi, cựu tổng giám đốc IMF Strauss Kahn, đến tài tử Mỹ Hugh Grant, ngôi sao bóng đá Anh Ashley Cole, Rooney, mới đây nhất là cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai... Điều rõ ràng là tất cả những cái tên quen mùi lầu xanh ấy đều được nêu công khai, để dư luận tấn công không thương tiếc.

 

Bằng hành vi mua dâm cao cấp, những kẻ dâm ô đã tước đoạt, huỷ hoại niềm vui của công chúng lành mạnh về cái đẹp và người đẹp.

 

Còn ở Việt Nam, sau những sự kiện chấn động phát hiện đường dây gái gọi cao cấp, dư luận không thấy một cái tên gọi gái nào được thông tin công khai, dù ai cũng biết giới thừa tiền mới có nhu cầu gọi gái hoa hậu, người mẫu, diễn viên... Phải chăng có sự khác biệt giữa hành vi mua dâm giữa xứ đang phát triển và phát triển? Chẳng lẽ ở xứ ta không quyền lực nào chạm được hành vi mua dâm, thứ di chứng tệ hại của tư tưởng phụ quyền? Phải chăng ở xứ ta, tư tưởng văn minh về bình quyền có vạch sẵn một đường ranh loại bỏ giới phụ nữ hành nghề “vốn tự có”? Có gì đó rất bất thường trong thực thi công quyền phá án mãi dâm, bất thường bởi chỉ chú ý đến gái bán dâm trong khi đáng ra thủ phạm chính là kẻ đi mua dâm. Cũng có gì đó rất bất thường ở sự hả hê, nhẹ nhõm của dư luận khi gái mãi dâm bị bôi tro trét trấu trên các phương tiện thông tin. Và hết sức bất thường khi tên gái gọi giờ đây không còn được viết tắt, hình gái gọi không cần che mặt mà đều được phơi rờ rỡ trên các trang báo.

Không ai phủ nhận về đạo đức và pháp luật, bán dâm là có tội. Nhưng giá trị của đạo đức truyền thống và sự công bằng của luật pháp cũng đòi hỏi kẻ mua dâm phải bị kết án. Dư luận công minh không bào chữa cho gái mãi dâm, nhưng nếu không lên tiếng bảo vệ nhân phẩm của người lỡ bước sai lầm thì sẽ không khác gì chuyện đưa xã hội ngược thời gian về thời trung cổ. Và từ giá trị của sự công bằng cơ bản, kết tội kẻ mua dâm chính là hành xử văn minh, là cách tối thiểu để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ chớ không phải bảo vệ việc họ hành nghề mãi dâm.

Có một nhà báo nữ tâm sự rằng, cô không muốn chỉ thấy gái mãi dâm bị bắt nữa, mà muốn nhìn thấy cảnh công an xông vào khách sạn, nhà trọ khám xét đám đàn ông mua dâm, khiến họ phải gục đầu xấu hổ thú tội dưới ống kính truyền hình. Cô không lo gì chuyện gia đình của những kẻ đó tan nát, nếu rơi vào gia đình cô, cô cũng không sợ. Bởi cái đáng lo, đáng thương là khi thấy chỉ người phụ nữ bán dâm gánh chịu nhục nhã; cái đáng sợ là bị đàn ông lừa dối ra ngoài mua dâm.

Trở lại với chuyện đường dây bán dâm có dính tới giới thời danh. Nếu công minh hơn, không ai để những mức giá bán dâm ngàn đô gây hiệu ứng ganh ghét. Vấn đề đáng đặt ra là phải chăng các cuộc thi hoa hậu, người mẫu, ca sĩ... đều ẩn tàng mục đích tuyển gái cho các đại gia? Một nhà báo của hãng tin quốc tế khi tham dự một cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam kể rằng, từ đêm bán kết đến chung kết anh đã chứng kiến cảnh các đại gia xì xầm đấu giá những thí sinh dự thi. Nếu các cơ quan công quyền ở Việt Nam không để tư tưởng phụ quyền choán hết tính công minh thì họ phải nhìn thấy ở hiện tượng này nguy cơ tổ chức mãi dâm hoặc buôn người.

Chính những thế lực đen và giàu có bất chính đã tạo nên động cơ săn tìm gái ngàn đô và tạo nên thị trường gái gọi cao cấp. Và chính sự đồi truỵ của giới này đã bôi bẩn trước khi giết chết những cuộc thi được coi là hoạt động văn hoá. Bằng hành vi mua dâm cao cấp, những kẻ dâm ô đã tước đoạt, huỷ hoại niềm vui của công chúng lành mạnh về cái đẹp và người đẹp. Những kẻ dâm đãng ấy sẽ không dừng lại nếu đất nước này tiếp tục không có những phiên toà kết án những người tạo ra thị trường bán dâm cao cấp, và những kẻ luôn có nhu cầu mua dâm gái nổi tiếng.

GIAO CẢM

 

Bất bình đẳng trong truyền thông

Khoảng một tuần nay, nhiều báo in (và báo mạng) đưa tin “phát hiện” cô người mẫu này cô hoa hậu hoa khôi kia cô diễn viên nọ… trong đường dây bán dâm ngàn đô. Lập tức tên tuổi, nghệ danh, biệt hiệu, quê quán, nơi ở, nơi “làm việc”, thậm chí cả hình ảnh các cô đều “được” đưa lên mặt báo (mạng) với những lời tường thuật sự việc không mấy khách quan và mang đậm sự kỳ thị về giới, bởi thông tin về (những) người đàn ông mua dâm rất khiêm tốn: hầu như không tên tuổi, không nghề nghiệp, không hình ảnh, và cả cách xử lý (hình phạt) cũng không! Cùng lắm chỉ là một danh từ chung “đại gia” và cái tên viết tắt (để câu khách?)

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật! Lẽ nào chỉ có gái bán dâm mới làm xã hội băng hoại về đạo đức? Cách thông tin trên báo chí như vậy không khách quan, thể hiện sự bất bình đẳng trong truyền thông, và sau đó là trong luật pháp, ngoài sự bất bình đẳng về giới rất rõ ràng. Sự bất bình đẳng trong xã hội biểu hiện qua, và từ những chuyện như thế!

Buồn thay, phản ứng lại sự bất bình đẳng này hình như chỉ thấy trên các mạng xã hội, vốn không được xem là truyền thông “chính thống”!

NGUYỄN THỊ HẬU

 

@ sgtt: Trưng tên gái gọi, giấu tên gọi gái 07:53 ngày 08.06.2012 -SGTT.VN -

Tự phong hoa hậu để bán dâm? (NLĐ 7-6-12) -- Khác gì tự phong tiến sĩ để làm thứ trưởng? - Chống mại dâm tốn kém lắm! (TTVH).

- Gái đẹp đè bẹp Quốc hội (HDTG).   - Các hoa khôi, người mẫu bán dâm “ngàn đô” bị xử phạt (DT).  – “Hứa rồi đó nghe!” (Nguyễn Thế Thịnh).  - Malaysia bắt 5 phụ nữ Việt hành nghề mại dâm (VOV).  – Đường dây bán dâm qua Internet bị đánh sập (VNE).  – Thùy Linh: Bán thân rồi còn gì bán nữa? (BBC).

 
-Kết luận vụ khỏa thân phản đối thi công 
 
--Khỏa thân cản thi công: 2 mẹ con chuẩn bị trước tt -

 
Yêu cầu xử lý vụ “Công an “bố trí” đương sự xúc phạm báo chí ngay tại trụ sở?”
 
- Bộ GTVT yêu cầu sếp DNNN đi xe 4,2 tỉ giải trình (TT).
- Bí thư xã ngồi Lexus đi làm: Vi phạm điều lệ Đảng (VTC). Văn hoá của người có văn hoá: Sir Michael Caine has ditched Rolls-Royce as 'too showy' in austerity times (Telegraph 3-6-12) -- Tài từ Michael Caine của Anh không chịu đeo đồng hồ Rolex, bỏ xe Rolls-Royce... vì không muốn phô trương trong tình hình kinh tế khó khăn của Anh!

- Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chính thức vụ “ném phao” (TTXVN).  - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Quay clip ném “phao” thi là sai phạm (NLĐ). - Vụ clip gian lận thi cử tại Bắc Giang: Lấy tiêu cực chống tiêu cực. .  - Học sinh quay clip gian lận thi cử: Công hay tội?.  - Những vụ gian lận thi tốt nghiệp THPT đình đám (VNE).  - HS quay clip: “Em chỉ mong sao kết quả thi sẽ không bị hủy” (DT).   – “Bật mí” cách quay clip gian lận thi tại Trường Đồi Ngô (TN). - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì về clip gian lận thi cử? (VTC). - Lộ tẩy quay cóp: sẽ mở rộng xem xét sai phạm (TT). - Chuyện lạ đó đây: Lao công làm được đề thi tốt nghiệp (Tin khó tin). – Phỏng vấn thầy Đỗ Việt Khoa: Cuộc chiến chống gian lận thi cử (RFA). - Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: ‘Tôi ủng hộ bỏ thi tốt nghiệp THPT’ (VNE). - Có cần thi tốt nghiệp THPT? (TN).
- Thưa Bộ trưởng Hoàng, hình phạt của ĐH CN TPHCM quả thật “tàn khốc” (GDVN).

"Cái bẫy" của sự đổi mới giáo dục chắp vá? (TVN 7-6-12)
Ông Nguyễn Thiện Nhân nói về danh dự: Phó Thủ tướng: Chuyện Bắc Giang là danh dự ngành giáo dục (VNN 7-6-12)
Tồn tại nền toán học Việt Nam! (TS 7-6-12) -- Bài Hà Huy Khoái
Cử nhân vác lúa, bán hàng thuê chờ việc tốt (VNN 7-6-12) -- Nụ cười và nước mắt nữ sinh viên làm thuê (PLVN 7-6-12)
Nhà báo Lý Nhân: “Báo lá cải đang vô tình cổ xúy cho tội ác” (PetroTimes 7-6-12) --  Và "cơ quan chức năng" thì đang ngầm cổ xuý cho báo lá cải!
Nhà phê bình Ngô Thảo mong trẻ hóa những người được giải thưởng (CAND 7-6-12)
Thời của văn học dành cho nữ giới (SK&ĐS 7-6-12)
Hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình: Gia đình, bạn bè và đất nước (TS 6-6-12) -- Nhà văn Nguyên Ngọc giới thiệu
Vì sao người Tây Nguyên không nuôi mèo? (Bee.net 7-6-12)

Tổng số lượt xem trang