Đúng là VN bây giờ thuộc thời đại Phong kiến Mới
Huỳnh Văn Úc
-Ngày xửa ngày xưa ở nước Vệ vua sáng tôi hiền, tám phương yên tĩnh, mưa thuận gió hòa, ruộng đồng xanh tốt, chính trị công bằng, nhân dân no ấm, trăm họ hoan ca. Đời sống no đủ như thế nên bọn nho sĩ sinh ra cái thói rửng mỡ. Chúng rửng mỡ nên đua nhau viết cờ lốc. Thôi thì cờ lốc lớn, cờ lốc bé đua nhau nở rộ như nấm sau mưa, không những bọn nho sĩ viết cờ lốc mà cụ già cũng viết, trẻ con cũng viết, từ đại gia cho đến anh xe ôm hể cứ hứng lên là viết cờ lốc. Những người viết cờ lốc gọi là cốc sĩ. Nhờ bọn cốc sĩ mà chuyện lớn chuyện bé, chuyện ngoài ngõ chuyện trong nhà, chuyện trên bộc trong dâu cho đến nhà hàng khách sạn ai muốn tỏ tường chuyện gì thì cứ giở cờ lốc ra đọc thì biết tất.
Thuở ấy có một nho sĩ họ Diện tên Xuân, người đời vẫn gọi là Diện Xuân, tuổi tầm bốn mươi, mặt mũi sạch sẽ, dáng người cao ráo, học vấn uyên thâm, tính tình dễ mến. Chàng là người kết giao rộng rãi, trong số bạn bè thâm giao của chàng có một Lão Bà Bà tuổi đã ngoài tám mươi và một anh thày cãi. Ngày còn trẻ tuổi Lão Bà Bà có một thời gian phò tá tiên đế nên tuổi càng cao uy tín trong dân chúng càng cao. Là người trọng nghĩa khinh tài, thấy chuyện bất bình trong thiên hạ chẳng bao giờ bỏ qua. Diện Xuân là một cốc sĩ nổi tiếng, trang cờ lốc của chàng cũng là một trang nổi danh thiên hạ, số lượng người chen nhau truy cập để đọc lên đến con số hàng trăm vạn người. Chàng là người thẳng tính nên văn của chàng thẳng như thước thợ chẳng cả nể một ai, được nhiều người yêu nhưng cũng lắm kẻ ghét. Trong số người ghét chàng chẳng may có viên quan tên là Bốn Tê Tê coi về việc truyền thông, mà đã coi về việc ấy thì việc cai quản các trang cờ lốc cũng nằm trong phạm vi trách nhiệm.
Một ngày đẹp trời Bốn Tê Tê sai lính mang trát đến đòi cốc sĩ Diện Xuân phải đến nhiệm sở trình diện. Là người ngoan ngoãn từ tốn nên chàng cốc sĩ chẳng thèm để ý xem trát quan đòi trình diện là có ý gì. Tuy vậy bạn của chàng là Lão Bà Bà và anh thày cãi đoán được thâm ý của Bốn Tê Tê nên biết trước rằng Diện Xuân mà đến trình diện thì lành ít dữ nhiều nên đòi đi theo. Ừ! Đi theo thì đi theo, càng đông càng vui. Vui ư? Làm gì có chuyện vui khi tới trước cửa nhiệm sở thì lính canh cổng ngăn Lão Bà Bà và anh thày cãi lại, lấy cớ không có tên trong trát đòi thì không được vào. Lão Bà Bà là con người chính trực, mạnh mẽ, hiên ngang nên cứ qua mặt lính canh cửa mà vào nhiệm sở. Một bên nhất định vào, một bên nhất định đuổi ra nên xảy ra xô xát. Chẳng nể nang Lão Bà Bà tuổi cao sức yếu, Bốn Tê Tê nhất định sai quân cưỡng bức bà lão ra ngoài bằng được. Giật điện thoại, bẻ tréo tay, bẻ quặp chân, bốn tên lính lực lưỡng xúm vào khiêng bà như khiêng một con vật, đã thế lại còn vô ý đánh rơi Lão Bà Bà xuống làm cho đầu bị đập xuống sàn nhà rồi sau đó nhốt Lão Bà Bà từ chiều qua đêm đến tận ba bốn giờ sáng hôm sau mới đưa đi cứu chữa. Than ôi! Thử hỏi còn có hành động nào tàn ác hơn thế chăng? Đã thế Bốn Tê Tê còn bịa chuyện và cho người rêu rao rằng rằng Lão Bà Bà là người có võ công thâm hậu, tung một cú đá song phi khiến cho kính cửa sổ ở độ cao hơn một mét bị vỡ, kính cứa vào cổ chân còn để lại dấu vết. Này Bốn Tê Tê! Nhà ngươi đã tàn ác lại còn đổi trắng thay đen, ăn gian nói dối như thế liệu rồi trời đất có dung tha hay chăng?./.
Theo vanchuongviet.org
Huỳnh Văn Úc: Chuyện chàng cốc sĩ (Văn chương Việt).
Báo của ông Nguyễn Như Phong tiếp tục "đánh" bà Lê Hiền Đức: Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không? (PetroTimes 8-6-12) - Chuyện ba xạo (PetroTimes 8-6-12)
- basam- BTV: Sau khi đưa bài của Dương Đức Quảng lên: Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không?, rồi gỡ bỏ, không rõ lý do, báo của đại tá công an Như Phong đăng tiếp bài về cụ Lê Hiền Đức: Chuyện ba xạo(PetroTimes). – Thêm Dân trí đăng lại bài của DĐQ từ PetroTimes thì vẫn còn nguyên. – Thêm bài viết trên blog Đầu gối của Dương Đức Quảng, chiều qua đã điểm: Trả lời ông Ba Sàm và các còm sĩ có giọng điệu giống ông Ba Sàm.
- Mời xem 113 phường Cát Linh làm nhiệm vụ ” Cứu Cụ Hiền Đức “ - (Nguyễn Xuân Diện).
Nữ điệp báo dịch mật mã cho Bác -baomoi.
Những người được Bác Hồ đặt tên: Ai còn ai mất? --.cand.
trò ảo thuật;
basam: - Tàu cá Quảng Ngãi lại bị TQ bắt (BBC). –
- Vụ tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ trái phép, sáng qua 2 tờ PLTP và SGTT có đưa tin, thế nhưng tới chiều thì đã thấy biến mất, chỉ còn được lưu lại trên vài trang khác: Báomới.com và YahooNews. Ngoài ra, còn mới phát hiện thêm NLĐ nữa, cũng có bài Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa, đăng 20h còn trên trang Việt báo.
Sài Gòn Tiếp Thị – Thứ sáu, ngày 08 tháng sáu năm 2012
SGTT.VN - Chiều 7.6, ông Nguyễn Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho hay, vừa có thêm một tàu cá tại địa phương bị Trung Quốc bắt giữ.
Đó là tàu cá QNg 90281 TS của ông Đặng Tằm (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu), trên tàu có 12 ngư dân, khi đang đánh bắt cá ở vùng biển đảo Hoàng Sa vào trưa ngày 6.6 thì bị Trung Quốc bắt. Theo ông Hùng, tàu ông Tằm ra khơi cách đây mười ngày và thông tin tàu bị bắt do ngư dân trong xã Bình Châu báo về cho biết. Trước đó, vào 22.2, khi đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, tàu ông Đặng Tằm cũng đã bị Trung Quốc rượt đuổi và cướp, phá tài sản.
Như vậy, từ đầu tháng 5 đến nay, xã Bình Châu có ba tàu cá và 25 ngư dân bị tàu Trung Quốc bắt giữ và cướp tài sản.
Phạm Anh
---
- Ecopack – dự án bị mang con bỏ chợ - (Phóng viên tự do).
- Khỏa thân để giữ đất (phần II) (RFA). - Hết hạn giao đất, vẫn tiếp tục được sử dụng (NLĐ). - Cảnh báo nguy cơ bất ổn chính trị từ đất đai (RFA).
- Gia Đình Các Thanh Niên Công Giáo Được Thông Báo Miệng Là Các Anh Đã Nộp Đơn Kháng Cáo (TNCG).
– Do vấn đề nhân quyền, Mỹ chưa thể bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam (RFI).
- Xuất hiện video cáo giác tiêu cực thi cử (BBC). – Học sinh quay clip: công hay tội? (RFA). – Điều tra dấu hiệu làm lộ bí mật trong vụ ném ‘phao’ thi (VNE). – Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Áp lực thành tích trong giáo dục quá lớn (Infonet). - Trái hay phải: Nghe Bộ trưởng Giáo dục lên lớp về dại khôn, dối trá… (PhunuToday). - Phản ứng lạ của nhiều bạn trẻ (TT). - Nộp thêm 6 đoạn phim gian lận thi cử (TN).