Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Trung Quốc tiết lộ kế hoạch gọi thầu khai thác thềm lục địa của Việt Nam

RFI 2/8/2012 -Sau khi loan báo vào cuối tháng Sáu việc phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam và mời các tập đoàn quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí, tập đoàn Trung Quốc CNOOC đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch đó. Theo Reuters trong bản tin hôm qua 01/08/2012, Bắc Kinh mở ra mặt trận thứ ba nhằm áp đặt chủ quyền của mình trên vùng Biển Đông, song song với mặt trận ngoại giao và quân sự.
Theo hãng tin Reuters, sau khi loan báo quyết định gọi thầu khai thác 9 lô nằm trong các vùng sát bờ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền, tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC đã kỳ hạn cho các công ty nước ngoài thời hạn một năm để tham gia đấu thầu.

Một nguồn tin công nghiệp biết rõ hồ sơ này đã tiết lộ với hãng Reuters rằng từ nay tới tháng Sáu sang năm, các tập đoàn dầu khí sẽ phải cho biết quyết định về việc đấu thầu 9 lô kể trên. Theo nguồn tin này, xin ẩn danh, thì từ lúc quyết định mời thầu được loan báo, tập đoàn CNOOC đã nhận được nhiều đề nghị không chính thức từ phía các tập đoàn ngoại quốc.
Vào tháng bảy vừa qua, ông Vương Nghi Lâm, chủ tịch tập đoàn CNOOC đã tuyên bố với báo chí rằng lời mời thầu họ đưa ra về 9 lô ngoài khơi Việt Nam đã thu hút nhiều mối quan tâm từ các công ty Mỹ, nhưng ông từ chối cho biết đó là những công ty nào.
Theo các nhà phân tích, rất có thể là sẽ có một số công ty đáp ứng lời gọi thầu của Trung Quốc, nhưng chủ yếu đó sẽ là những công ty nhỏ, độc lập, còn các đại tập đoàn sẽ thận trọng hơn trước khả năng tranh chấp bùng nổ, nhất là các tập đoàn đã có làm ăn với Việt Nam như Exxon Mobil của Mỹ, Gazprom của Nga hay ONGC của Ấn Độ.
Bắc Kinh hiện đòi hỏi hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, được cho là có nguồn dầu khí phong phú, nhưng vấp phải sự phản đối của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan, vốn cũng tuyên bố chủ quyền trên một phần của vùng biển. 
Ngay sau khi tập đoàn CNOOC loan báo việc gọi thầu 9 lô ngoài khơi bờ biển Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đã lên án hành động của Trung Quốc, bị cho là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" vì các lô đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. PetroVietnam cũng kêu gọi các công ty năng lượng quốc tế không tham gia cuộc đấu thầu do Trung Quốc bày ra.-

**************************************
@-Tập đoàn dầu khí CNOOC làm trái ý kiến lãnh đạo Trung Quốc? (GDVN 30/6/2012) - Trước việc Tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã công bố mời thầu thăm dò và khai thác dầu tại 9 lô nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải chủ quyền, thềm lục địa của Việt Nam, tướng Nguyễn Quốc Thước đã chủ động liên hệ với báo Giáo dục Việt Nam để bày tỏ chính kiến.
Tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã công bố mời thầu thăm dò và khai thác dầu tại 9 lô nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải chủ quyền, thềm lục địa của Việt Nam. Đó là một động thái leo thang cần lên án mạnh mẽ.
Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – Nguyên tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10 về động thái này.
Trung tướng Thước nói: “Việc tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc làm như vậy là vi phạm luật pháp quốc tế vì một lẽ khu vực mà tập đoàn này mời thầu nằm hoàn toàn nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam, thềm lục địa của Việt Nam, đã được luật pháp quốc tế công nhận.
Ngay tại các Hội thảo Quốc tế, các nhà khoa học trên thế giới cũng đều khẳng định hành động mời thầu của CNOOC như vậy là hoàn toàn sai trái và hoàn toàn phi lý. Vì lẽ đó tôi rất phản đối hành động này từ phía Tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc và yêu cầu phải hủy bỏ ngay quyết định mời thầu này”. 
Tướng Thước nêu quan điểm: “Sau sự kiện tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II và tàu Bình Minh 02 của PVN năm ngoái, lãnh đạo cấp cao của cả hai nước đã đi đến những thỏa thuận chung mà theo đó sẽ không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.
Sơ đồ vị trí 9 lô tập đoàn CNOOC Trung Quốc mời thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam và không có bất cứ tranh chấp nào, một động thái leo thang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc dựa vào bảo đồ Đường lưỡi bò 9 đoạn (phi pháp, phi lý, không thể chấp nhận) - ảnh trên là bản đồ do Trung Quốc tạo ra, xâm phạm trắng trợn chủ quyền của nước khác.

Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh (nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
Tuy nhiên, tôi không hiểu hành động này từ phía tập đoàn CNOOC của Trung Quốc là cố tình chống lại ý kiến lãnh đạo Trung Quốc hay phía Trung Quốc đã bật đèn xanh cho phép họ làm như vậy. Nhưng tôi nghĩ không thể nào một tổ chức kinh tế lại dám chống lại một chủ trương, chiến lược của Trung ương (Trung Quốc).

Và từ lý do đó tôi nghĩ đây là hành động nói một đằng làm một nẻo của Trung Quốc. Đó là hành động trái với “tinh thần chung” giữa hai nước – một sự không trung thực, không nghiêm túc. Trung Quốc làm như vậy là đã tự xúc phạm đến danh dự của họ”.
Theo Trung tướng Thước, nhà nước ta phải làm rõ vấn đề trong việc CNOOC mời thầu thăm dò và khai thác dầu tại 9 lô này. Và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng rồi nhưng cần tiếp tục liên tiếng.

Đánh giá động thái này từ phía Tập đoàn CNOOC của Trung Quốc, tướng Thước cho biết: “Hành động này từ phía Tập đoàn CNOOC của Trung Quốc thể hiện một thái độ không thân thiện. Chính vì lẽ đó, Việt Nam cần có thái độ kiên quyết và mạnh mẽ hơn nữa.
Nếu có một công ty hay tổ chức nào mà vào khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam theo lời mời thầu của CNOOC thì sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam và luật pháp Quốc tế, trong đó lực lượng cảnh sát biển cùng những lực lượng khác bảo vệ lợi ích kinh tế của Việt Nam sẽ vào cuộc”. 
Ông Thước tin rằng trước một hành vi vi phạm chủ quyền một cách trắng trợn như vậy của tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc, dư luận quốc tế sẽ lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam.
@-Tập đoàn dầu khí CNOOC làm trái ý kiến lãnh đạo Trung Quốc?
Tập đoàn dầu khí CNOOC làm trái ý kiến lãnh đạo Trung Quốc? (GDVN).

*************************
--Tuyên bố của Trung Quốc chưa có tiền lệ và vô căn cứ

---CNOOC chỉ là ‘cái loa’ của Bắc Kinh
(ĐVO) Tờ Wall Street Journal cho rằng Bắc Kinh đang dùng “cái loa” CNOOC để phát đi thông điệp và thử xem Trung Quốc có thể đi xa tới đâu trong tranh chấp ở Biển Đông.
Tranh cãi gia tăng Trung Quốc và Việt Nam về năng lượng ở Biển Đông trong ngày 27/6, khi PetroVietnam kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khai thác dầu khí ở những khu vực nằm trên thềm lục địa Việt Nam.
Theo Wall Street Journal số ra ngày 28/6, vụ việc đã bùng phát hồi đầu tuần này, khi Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp - CNOOC) thông báo mời thầu thăm dò-khai thác 9 lô dầu khí nằm bên trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được phân cho Việt Nam theo Luật Biển của Liên Hợp Quốc .
Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) Đỗ Văn Hậu khẳng định việc CNOOC thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với UNCLOS năm1982 và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Petrovietnam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 9 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Mang tính chính trị hơn lợi nhuận
Theo giới ngoại giao và phân tích, động thái nói trên của CNOOC có thể là do Bắc Kinh muốn thử xem Trung Quốc  có thể thúc đẩy tuyên bố chủ quyền xa đến mức nào, chứ hoàn toàn không phải những cân nhắc về thương mại. Hầu như không có công ty nước ngoài nào muốn khoan thăm dò ở những cùng biển tranh chấp như thế này, đặc biệt sau khi Việt Nam cực lực phản đối.
Ông Yu Laban, phụ trách bộ phận nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd, một hãng chuyên về chứng khoán và ngân hàng đầu tư, nói: "Không một công ty nước ngoài nào sẽ vào nơi đó (9 lô mà CNOOC gọi thầu trên thêm lục địa Việt Nam). Đây chỉ là việc chính quyền trung ương (Trung Quốc) sử dụng CNOOC để ra tuyên bố”.
Một quan chức của một nước thứ ba cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cho biết thông báo đấu thầu của CNOOC nói trên nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với các khu vực mà các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines đang xúc tiến những kế hoạch thăm dò-khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Ông Simon Powell, phụ trách bộ phận nghiên cứu dầu khí châu Á của hãng môi giới CLSA có trụ sở tại Hong Kong, cho rằng CNOOC phục vụ cho việc mở rộng phạm vi tranh chấp của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông  Powell nói thêm rằng nguồn tài nguyên năng lượng ở 9 lô nói trên có nhiều khả năng là khí đốt chứ không phải dầu thô và do đó kém hấp dẫn hơn đối với các đối tác nước ngoài. Ông giải thích:  "Với giá khí đốt tự nhiên thấp ở Trung Quốc, khoảng cách quá xa giữa 9 lô này với Trung Quốc đại lục..., việc mời thầu trên (của CNOOC) mang tính chính trị hơn là lợi nhuận”.
Báo chí Trung Quốc xạo tin về Biển Đông
Trong khi đó, theo BBC, “Nhân dân nhật báo” - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc -  phao tin có hãng dầu nước ngoài quan tâm tới 9 lô ở ngoài khơi sát bờ biển Việt Nam.
“Nhân dân nhật báo” ngày 28/6 dẫn lời tờ Philippines Daily Enquirer ngày 24/6 để chứng minh cho việc có công ty nước ngoài quan tâm tới 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu.
Tuy nhiên, bản tin của Philippines Daily Enquire nói về chuyện Công ty dầu Philex của Philippines muốn hợp tác với Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc để khai thác khí đốt ở bãi mà họ gọi là Recto (mà Việt Nam gọi là bãi Cỏ Rong). Bãi Cỏ Rong nằm gần Philippines và cách rất xa 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu hôm 23/6.
“Nhân dân nhật báo” cũng nói Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan "có hứng thú" và "sẽ thảo luận tính khả thi về khai thác dầu mỏ trên vùng biển Nam Hải (Biển Đông)". Tuy nhiên, chẳng có gì để kiểm chứng thông tin này.
>> Trung Quốc dùng CNOOC để cưỡng chiếm Biển Đông ? 
>> Trung Quốc thực hiện ngoại giao pháo hạm?
Minh Bích (theo WSJ, BBC)

Sau Philippines là Việt Nam? (SGTT).- Biểu tình – Đất nước gọi đứng lên   —  (DLB).   – Tại sao Công an phải làm việc hèn hạ?  —  (DLB). - THƯ NGỎ GỬI CÔNG AN, AN NINH VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 01.07.2012   —  www.cgi/http:/danoanbuihang.blogspot.com/2012/06/thu-ngo-gui-cong-an-ninh-ve-...">(Bùi Thị Minh Hằng)






. - ĐỪNG NGHI NGỜ NHÂN DÂN NỮA! HÃY CÙNG NGƯỜI BIỂU TÌNH THỂ HIỆN KHÍ THẾ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC BIỂN ĐẢO VN  —  (Ngô Đức Thọ).
Cuộc Triệt Thoái Chiến Lược 2012 – (Đinh Tấn Lực).
BĂN KHOĂN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH GIÀ ĐẦU BẠC VỀ ĐỐI TƯỢNG TÁC CHIẾN CHIẾN LƯỢC CỦA QUÂN ĐỘI TA ?  –   (www.cgi/http:/phamvietdao2.blogspot.com/2012/06/ban-khoan-cua-nhung-nguoi-lin...">Phạm Viết Đào
).
Tại sao Chủ nghĩa Tư bản có thể sửa sai, mà Chủ nghĩa Cộng sản không thể sửa sai? - www.cgi/http://danlambaovn.blogspot.com/2012/06/tai-sao-chu-nghia-tu-ban-co-s...">(DLB).  Kỳ họp thứ 4 Hội đồng Lý luận Trung ương (TTXVN).
– CẨM NANG BIỂU TÌNH   –   (www.cgi/http:/xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/bieu-tinh-cau-chuyen-cua-nh...">Nguyễn Xuân Diện). --Tổng Bí thư: “Kiên quyết giữ vững toàn vẹn lãnh thổ”
-Tổng bí thư: 'Phải thực hiện nhiều biện pháp để giữ chủ quyền'
-'Sẽ không có công ty nào nhận thầu mà Trung Quốc mời'
Nhiều học giả và quan chức quốc tế khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí thuộc vùng đặc quyền của Việt Nam, vì thế các công ty nước ngoài sẽ không quan tâm đến lời mời phi pháp của Trung Quốc.
Trung Quốc lập đội tuần tra ứng chiến ở Biển Đông
--Thượng nghị sĩ Mỹ: Mời thầu ở biển Đông là 'hành động khiêu khích'
Hô hào TQ triển khai cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa
Trung Quốc thực hiện ngoại giao pháo hạm?
-Giải nước cờ thâm nho của TQ
Hành động của Trung Quốc lần này không phải là “đòn gió” mà là một bước đi có tính toán cực kỳ thâm hiểm - TS Trần Công Trục, nguyên ...

--China starts "combat ready" patrols in disputed seas
BEIJING (Reuters) - China has begun combat-ready patrols in the waters around a disputed group of islands in the South China Sea, the Defence Ministry said on Thursday, the latest escalation in tension over the potentially resource-rich area.
Việt Nam có mặt tại tập trận Thái Bình Dương
Việt Nam cử sáu sỹ quan 'tham dự quan sát diễn tập quân y' trong khuôn khổ tập trận Rimpac 2012 của hải quân Hoa Kỳ.
Trung, Mỹ trên con đường đụng độ ở Thái Bình Dương (lancastereaglegazette/VNN).  - TQ sẽ tăng cường sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương để đối phó Mỹ (GDVN).

‘Thành phố Tam Sa’ được Trung Quốc chuẩn bị kỹ lưỡng (VNE).  - No end of South China Sea troubles for China (China Daily Mail).
- Phỏng vấn ông Trần Công Trục: Trung Quốc đang chơi ‘ván bài lật ngửa’ (VNE).
- Liệu Trung Quốc có thể “dạy cho Việt Nam một bài học”?: Could China Teach Vietnam a New Lesson? (Asia Sentinel).
Các diễn biến chính xung quanh việc Trung Quốc gây bức xúc ở Biển Đông gần đây (ĐĐK).
  –Quyết định của Trung Quốc thành lập “Thành phố Tam Sa” là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế (ĐĐK).  – Phép thử của Trung Quốc tại biển Đông (TS).  – Phỏng vấn ông Trần Công Trục: Bước đi thực hiện yêu sách ‘đường lưỡi bò’ phi lý (TP).   - Không thể nhân nhượng nữa (LĐ).
Người nắm trong tay chính nghĩa thì không cần phải hò hét! (LĐ/VNN).
Điểm danh chiến hạm khủng tại RIMPAC 2012 (PNTD).  – Vì sao Trung Quốc không được mời tham gia RIMPAC 2012? (TQ).
Không thể để họ cướp đi miếng cơm của ngư dân (LĐ).  – Thành lập Nghiệp đoàn khai thác hải sản Phước Hội (TN).
Ngắm những em nhỏ cực dễ thương trên đảo Trường Sa lớn (HHT).
Mỹ sẽ nới lỏng xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam? (ĐV).
Bị phạt nặng vì giúp Trung Quốc làm trực thăng chiến đấuvietnamdefence
Mỹ đã phạt hãng United Technologies Corp (UTC), nhà sản xuất lớn nhất trực thăng, các hệ thống điều hòa không khí cho máy bay và thiết bị bảo vệ nhà cửa, 75 triệu USD vì bán lậu động cơ cho Trung Quốc.
3 mũi giáp công - âm mưu của TQ độc chiếm biển Đông chuyển hư hóa thực
TQ lập các đội tuần tra để "ứng chiến" ở Biển Đông
Trung Quốc phái thêm 4 tàu Hải giám ra biển Đông để làm gì?
Trung Quốc sẽ cắm giàn khoan 981 trị giá 1 tỷ USD ở biển Đông
Thời Báo Hoàn Cầu xuất chiêu hiểm: Game “hành động liên hợp biển Đông”


Tổng số lượt xem trang