Có một cuộc “đấu tranh” bảo vệ chủ quyền đất nước đã diễn ra âm thầm trong suốt những năm qua. Đó là “cuộc chiến” mua và giữ những tên miền trên Internet có liên quan đến tên gọi của hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Một góc đảo Đá Tây (quần đảo Trường Sa - Khánh Hoà).
Nguyễn Đắc Hưng và Trần Duy Nguyễn cho biết họ sẵn sàng trao những tên miền đang có cho Báo Lao Động để bảo quản. Đồng thời đại diện của Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa cũng muốn hợp tác với Báo Lao Động để thông qua đó kêu gọi nhiều người hiện đang nắm giữ các tên miền Hoàng Sa - Trường Sa cùng tham gia để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
“Sansha” là phiên âm La tinh của từ “Tam Sa” trong tiếng Trung Quốc. Các trang báo điện tử của Trung Quốc hôm 25/7 đưa tin, nhiều tên miền như “sansha.com”, “sansha.com.cn”, “sansha.org”, “sansha.cn”, “chinasansha.com”, “chinasansha.cn” đều đã bị đăng kí từ lâu. Nếu chính phủ Trung Quốc có muốn đăng kí tên miền cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” của họ thì cũng không thể tự đăng kí được.
Đặc biệt, tên miền “sansha.com” đã được đăng kí từ năm 1995 tại Pháp, còn “sanshashi.com” (sanshashi-“thành phố Tam Sa”) cũng đã được đăng kí từ năm 2007. Còn các đuôi khác như “.net”, “.org”, “.info” có liên quan đến từ “sansha” cũng đều đã được đăng kí hết. Ngay cả tên miền “travelsansha.com” cho ngành nghề cụ thể cũng đã có chủ sở hữu.
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" vừa được Trung Quốc cho phép thành lập bao gồm các quần đảo Đông Sa, Tây Sa và Nam Sa (tên gọi theo tiếng Trung) nhưng phía Trung Quốc đã cố tình "liệt kê" một cách trái phép các quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Phản ứng trước quyết định ngang ngược và phi lý này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, chính quyền các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa đã có những sự phản đối mạnh mẽ và đề nghị Trung Quốc rút lại quyết định trên.
Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Trước đó, sau khi phía Trung Quốc có quyết định thành lập thành phố Tam Sa thì ngày 23/6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp này, làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa.
Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định huyện đảo Hoàng Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng.
Việc Trung Quốc tiến hành bầu cử HĐND ở khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam diễn ra chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Hồng Lỗi nêu rõ Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước ASEAN thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) một cách toàn diện và hiệu quả, cũng như tham vấn để hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)
-@ -Trung Quốc không thể đăng kí được tên miền “Tam Sa”
- LHQ cần chặn tay TQ châm ngòi chiến tranh (TT).
- Tàu cá Trung Quốc phi pháp ở Trường Sa: Kỳ lạ ngày về (VTC). - 30 tàu cá Trung Quốc chạm trán 40 tàu cá Việt Nam trên biển Đông? (GDVN).
- Con gái người anh hùng Trường Sa nối nghiệp cha (CAND).
- ‘TQ không công nhận bản đồ 1904 là phản tổ tiên’ (ĐV). - Người trao bằng chứng chủ quyền quốc gia, TS Mai Ngọc Hồng: “Cảm động mãi về một chị nông dân…” (VH).
- Lên án Trung Quốc bổ nhiệm trái phép Tư lệnh và Chính uỷ Tam Sa (NĐT). - TQ xây nhà cho thuê ở ‘Tam Sa” (VNN). - Báo chí phương Tây cáo buộc Trung Quốc “khiêu khích”trên Biển Đông (CAND). - Hành động của Trung Quốc trên: Biển Đông “vi phạm luật pháp quốc tế” (ĐĐK). - Hai nhà ngoại giao Trung Quốc cảnh báo dư luận Trung Quốc (TQ). - Tình hình Biển Đông: Trung Quốc sẽ hành động gì trong thời gian tới? (GDVN).Bài toán biển Đông khó giải của Mỹ
20:43 ngày 29.07.2012
SGTT.VN - Trung Quốc tiếp tục đẩy căng thẳng lên cao trên biển Đông bằng cái gọi là “thành phố Tam Sa” và kế hoạch đồn trú quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nước Mỹ có thể phản ứng như thế nào?
- Nga và Trung Quốc đạt thỏa thuận về đánh bắt cá (TTXVN).
Một góc đảo Đá Tây (quần đảo Trường Sa - Khánh Hoà).
Nguyễn Đắc Hưng và Trần Duy Nguyễn cho biết họ sẵn sàng trao những tên miền đang có cho Báo Lao Động để bảo quản. Đồng thời đại diện của Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa cũng muốn hợp tác với Báo Lao Động để thông qua đó kêu gọi nhiều người hiện đang nắm giữ các tên miền Hoàng Sa - Trường Sa cùng tham gia để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Cuộc chiến” âm thầm
Kể từ cuối năm 2007, khi nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) ngang nhiên gọi hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa (Paracels - Sprarly) của Việt Nam là Tây Sa - Nam Sa (Xisha - Nansha) và sau đó lập ra chính quyền ngụy xưng Tam Sa (Sansha), đã có một cuộc “đấu tranh” âm thầm diễn ra trên mạng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã lập tức đăng ký mua những tên miền quốc tế có tên Xisha, Nansha hoặc Sansha để tránh bị rơi vào tay người xấu.
Đại diện của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, www.hoangsa.org, cho biết họ cũng đang nắm giữ 8 tên miền quốc tế có tên gọi đã phiên âm ra tiếng Anh của hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Theo người đại diện này, hiện nay nhiều thành viên trên các diễn đàn của TQ cũng tỏ ra “lo lắng” và có ý “nhòm ngó” những tên miền quốc tế mà Việt Nam đang nắm giữ. Đã có những ý kiến trên các diễn đàn của TQ kêu gọi phải “nắm cho được” các tên miền quốc tế để “danh chính ngôn thuận” với dư luận thế giới.
Các phiếu thu và hoá đơn điện tử chứng minh Nguyễn Đắc Hưng đã giao dịch, thanh toán, gia hạn để sở hữu các tên miền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhiều người quan tâm đến các nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông sẽ không thấy xa lạ với nhà nghiên cứu Dương Danh Huy - thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông, người hiện sống tại Singapore và thường xuyên có những bài viết trên báo trong và ngoài nước để bảo vệ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Kể từ năm 2008, ông Huy đã âm thầm mua những tên miền quốc tế có tên Xisha, Nansha, Sansha để chúng không rơi vào tay người ngoài.
Hiện nay, ông Huy đang giữ trong tay khoảng 30 tên miền như vậy và được ông bảo quản “rất cẩn thận”, như lời đồng sự của ông Huy là nhà nghiên cứu Lê Vĩnh Trương cho biết.
Là nhân viên của một Cty du lịch ở Hà Nội, Trần Duy Nguyễn (27 tuổi) cương quyết trả lời: “Tên miền này (Sanshacity) không phải để bán, tôi giữ nó để bảo vệ chủ quyền đất nước”, khi nghe tôi gọi đến “ngỏ ý” muốn mua tên miền mà anh đang nắm giữ. Nguyễn chỉ mới mua tên miền này hồi tuần trước và anh nói rằng “làm việc này với tư cách cá nhân vì không thể chấp nhận việc TQ đang làm”.
Nguyễn Đắc Hưng (25 tuổi) là một kỹ sư của một Cty cấp nước tại TPHCM, nhưng có nghề tay trái là đầu cơ tên miền Internet. Từ năm 2009, Hưng đã bắt đầu tìm mua các tên miền liên quan đến các quần đảo của Việt Nam với suy nghĩ “phải mua cho được trước khi TQ tiếp tục ngụy xưng trên mạng”.
Hưng đã tìm được 5 tên miền quốc tế có tên gọi ngụy xưng Tây Sa (Xisha) và Tam Sa (Sansha). Sau khi nắm giữ những tên miền này, lập tức đã có những email viết bằng tiếng Anh gửi đến cho Hưng mời chào bán lại với mức giá được tính bằng ngàn USD.
“Tôi thường đầu tư mua các tên miền của những Cty hay tập đoàn lớn trong nước rồi bán lại, nhưng với các tên miền này thì bao nhiêu tiền tôi cũng không bán - Hưng nói - Không thể bán danh dự và chủ quyền của đất nước với bất kỳ giá nào”.
Gian nan việc giữ tên miền
Nguyễn Đắc Hưng mua với giá khoảng 20USD/1 tên miền và hằng năm phải đóng phí là 250.000 đồng/1 tên miền thông qua một Cty tên là VinaHost tại Q.Bình Thạnh (TPHCM). Tiếc thay, Cty này đã tắc trách khiến 2/5 tên miền mà Hưng đang nắm giữ bị mất vào tay người ngoài.
Tháng 12.2011, Hưng đến Cty VinaHost để đóng tiền gia hạn cho 3 tên miền có tên Xisha cho năm 2012. Cty này đã thu phí là 750.000 đồng cho các tên miền này, xác nhận bằng phiếu thu, đồng thời gửi email xác nhận cho Hưng. Yên tâm các tên miền này đã được gia hạn, đến tháng 3.2012, kiểm tra lại thì Hưng mới biết hai trong số ba tên miền nói trên đã bị người khác mua lại bởi một Cty ở Mỹ và một cá nhân người TQ.
Phía Cty VinaHost đã trả lời việc mất mát này do “lỗi hệ thống và nhân viên ở bộ phận này không hề biết cho đến khi phát hiện ra”. Nguyễn Đắc Hưng đã nhiều lần cố gắng liên lạc với cá nhân người TQ để mua lại nhưng không được, còn Cty ở Mỹ hiện đang chào bán tên miền còn lại với mức giá 1.400USD.
“Tôi đã có cuộc gặp mặt trực tiếp với ông Nguyễn Việt Nam - Giám đốc VinaHost và ông đã thừa nhận lỗi về phía Cty - Hưng cho biết - Ông Nam đã đề nghị mức giá bồi thường cho việc mất hai tên miền nói trên là 10 triệu đồng”. Hưng cho biết anh không muốn nhận số tiền đền bù nói trên và đã hoàn thành hồ sơ để kiện Cty này.
Ảnh chụp màn hình (tháng 7.2012) trang quản lý domain của VinaHost, sau khi sự việc được phát hiện, VinaHost đã tự động chỉnh sửa nội dung tình trạng domain thành “quá hạn”.
Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt - Đại học Luật TPHCM và Quỹ Nghiên cứu biển Đông - việc để mất hai tên miền nói trên vào tay người ngoài là “rất đáng tiếc và đã gây thiệt hại về mặt kinh tế đối với người sở hữu các tên miền”. Theo ông Việt, Nhà nước nên có các biện pháp quản lý sát sao hơn nữa đối với hoạt động của các Cty đăng ký tên miền như VinaHost, vừa để tránh thiệt hại vừa đảm bảo không để các tên miền liên quan đến chủ quyền rơi vào tay kẻ xấu.
Theo ông Hoàng Việt, việc mua và lưu giữ các tên miền quốc tế đối với các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là “hết sức cần thiết”. “Đây là một kênh ngoại giao vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền của chúng ta - thạc sĩ Hoàng Việt nói - Với những tên miền này chúng ta có thể lập những
website để chuyển các thông tin, tài liệu bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển Đông cho dư luận thế giới, gồm cả những người
TQ về các tranh chấp trên biển Đông. Những website này khi lập ra phải nói rõ để dư luận biết được rằng đó chỉ là các tên gọi ngụy xưng của TQ đối với các quần đảo của Việt Nam”.
Theo nhà nghiên cứu Lê Vĩnh Trương - Quỹ Nghiên cứu biển Đông - việc nắm giữ các tên miền quốc tế đối với các quần đảo của Việt Nam cần được nhân rộng hơn nữa để mọi giới cùng làm. Ông Trương cho rằng, cần có một tổ chức hoặc một cơ quan ngôn luận đứng ra tập trung các nguồn lực xã hội để tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc ngay từ trên mạng thông tin toàn cầu.
Ảnh chụp màn hình (tháng 7.2012) trang quản lý domain của VinaHost, sau khi sự việc được phát hiện, VinaHost đã tự động chỉnh sửa nội dung tình trạng domain thành “quá hạn”.
Trung Bảo
-@ Bảo vệ chủ quyền trên mạng
Kể từ cuối năm 2007, khi nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) ngang nhiên gọi hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa (Paracels - Sprarly) của Việt Nam là Tây Sa - Nam Sa (Xisha - Nansha) và sau đó lập ra chính quyền ngụy xưng Tam Sa (Sansha), đã có một cuộc “đấu tranh” âm thầm diễn ra trên mạng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã lập tức đăng ký mua những tên miền quốc tế có tên Xisha, Nansha hoặc Sansha để tránh bị rơi vào tay người xấu.
Đại diện của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, www.hoangsa.org, cho biết họ cũng đang nắm giữ 8 tên miền quốc tế có tên gọi đã phiên âm ra tiếng Anh của hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Theo người đại diện này, hiện nay nhiều thành viên trên các diễn đàn của TQ cũng tỏ ra “lo lắng” và có ý “nhòm ngó” những tên miền quốc tế mà Việt Nam đang nắm giữ. Đã có những ý kiến trên các diễn đàn của TQ kêu gọi phải “nắm cho được” các tên miền quốc tế để “danh chính ngôn thuận” với dư luận thế giới.
Các phiếu thu và hoá đơn điện tử chứng minh Nguyễn Đắc Hưng đã giao dịch, thanh toán, gia hạn để sở hữu các tên miền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhiều người quan tâm đến các nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông sẽ không thấy xa lạ với nhà nghiên cứu Dương Danh Huy - thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông, người hiện sống tại Singapore và thường xuyên có những bài viết trên báo trong và ngoài nước để bảo vệ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Kể từ năm 2008, ông Huy đã âm thầm mua những tên miền quốc tế có tên Xisha, Nansha, Sansha để chúng không rơi vào tay người ngoài.
Hiện nay, ông Huy đang giữ trong tay khoảng 30 tên miền như vậy và được ông bảo quản “rất cẩn thận”, như lời đồng sự của ông Huy là nhà nghiên cứu Lê Vĩnh Trương cho biết.
Là nhân viên của một Cty du lịch ở Hà Nội, Trần Duy Nguyễn (27 tuổi) cương quyết trả lời: “Tên miền này (Sanshacity) không phải để bán, tôi giữ nó để bảo vệ chủ quyền đất nước”, khi nghe tôi gọi đến “ngỏ ý” muốn mua tên miền mà anh đang nắm giữ. Nguyễn chỉ mới mua tên miền này hồi tuần trước và anh nói rằng “làm việc này với tư cách cá nhân vì không thể chấp nhận việc TQ đang làm”.
Nguyễn Đắc Hưng (25 tuổi) là một kỹ sư của một Cty cấp nước tại TPHCM, nhưng có nghề tay trái là đầu cơ tên miền Internet. Từ năm 2009, Hưng đã bắt đầu tìm mua các tên miền liên quan đến các quần đảo của Việt Nam với suy nghĩ “phải mua cho được trước khi TQ tiếp tục ngụy xưng trên mạng”.
Hưng đã tìm được 5 tên miền quốc tế có tên gọi ngụy xưng Tây Sa (Xisha) và Tam Sa (Sansha). Sau khi nắm giữ những tên miền này, lập tức đã có những email viết bằng tiếng Anh gửi đến cho Hưng mời chào bán lại với mức giá được tính bằng ngàn USD.
“Tôi thường đầu tư mua các tên miền của những Cty hay tập đoàn lớn trong nước rồi bán lại, nhưng với các tên miền này thì bao nhiêu tiền tôi cũng không bán - Hưng nói - Không thể bán danh dự và chủ quyền của đất nước với bất kỳ giá nào”.
Gian nan việc giữ tên miền
Nguyễn Đắc Hưng mua với giá khoảng 20USD/1 tên miền và hằng năm phải đóng phí là 250.000 đồng/1 tên miền thông qua một Cty tên là VinaHost tại Q.Bình Thạnh (TPHCM). Tiếc thay, Cty này đã tắc trách khiến 2/5 tên miền mà Hưng đang nắm giữ bị mất vào tay người ngoài.
Tháng 12.2011, Hưng đến Cty VinaHost để đóng tiền gia hạn cho 3 tên miền có tên Xisha cho năm 2012. Cty này đã thu phí là 750.000 đồng cho các tên miền này, xác nhận bằng phiếu thu, đồng thời gửi email xác nhận cho Hưng. Yên tâm các tên miền này đã được gia hạn, đến tháng 3.2012, kiểm tra lại thì Hưng mới biết hai trong số ba tên miền nói trên đã bị người khác mua lại bởi một Cty ở Mỹ và một cá nhân người TQ.
Phía Cty VinaHost đã trả lời việc mất mát này do “lỗi hệ thống và nhân viên ở bộ phận này không hề biết cho đến khi phát hiện ra”. Nguyễn Đắc Hưng đã nhiều lần cố gắng liên lạc với cá nhân người TQ để mua lại nhưng không được, còn Cty ở Mỹ hiện đang chào bán tên miền còn lại với mức giá 1.400USD.
“Tôi đã có cuộc gặp mặt trực tiếp với ông Nguyễn Việt Nam - Giám đốc VinaHost và ông đã thừa nhận lỗi về phía Cty - Hưng cho biết - Ông Nam đã đề nghị mức giá bồi thường cho việc mất hai tên miền nói trên là 10 triệu đồng”. Hưng cho biết anh không muốn nhận số tiền đền bù nói trên và đã hoàn thành hồ sơ để kiện Cty này.
Ảnh chụp màn hình (tháng 7.2012) trang quản lý domain của VinaHost, sau khi sự việc được phát hiện, VinaHost đã tự động chỉnh sửa nội dung tình trạng domain thành “quá hạn”.
Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt - Đại học Luật TPHCM và Quỹ Nghiên cứu biển Đông - việc để mất hai tên miền nói trên vào tay người ngoài là “rất đáng tiếc và đã gây thiệt hại về mặt kinh tế đối với người sở hữu các tên miền”. Theo ông Việt, Nhà nước nên có các biện pháp quản lý sát sao hơn nữa đối với hoạt động của các Cty đăng ký tên miền như VinaHost, vừa để tránh thiệt hại vừa đảm bảo không để các tên miền liên quan đến chủ quyền rơi vào tay kẻ xấu.
Theo ông Hoàng Việt, việc mua và lưu giữ các tên miền quốc tế đối với các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là “hết sức cần thiết”. “Đây là một kênh ngoại giao vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền của chúng ta - thạc sĩ Hoàng Việt nói - Với những tên miền này chúng ta có thể lập những
website để chuyển các thông tin, tài liệu bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển Đông cho dư luận thế giới, gồm cả những người
TQ về các tranh chấp trên biển Đông. Những website này khi lập ra phải nói rõ để dư luận biết được rằng đó chỉ là các tên gọi ngụy xưng của TQ đối với các quần đảo của Việt Nam”.
Theo nhà nghiên cứu Lê Vĩnh Trương - Quỹ Nghiên cứu biển Đông - việc nắm giữ các tên miền quốc tế đối với các quần đảo của Việt Nam cần được nhân rộng hơn nữa để mọi giới cùng làm. Ông Trương cho rằng, cần có một tổ chức hoặc một cơ quan ngôn luận đứng ra tập trung các nguồn lực xã hội để tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc ngay từ trên mạng thông tin toàn cầu.
Ảnh chụp màn hình (tháng 7.2012) trang quản lý domain của VinaHost, sau khi sự việc được phát hiện, VinaHost đã tự động chỉnh sửa nội dung tình trạng domain thành “quá hạn”.
Trung Bảo
-@ Bảo vệ chủ quyền trên mạng
**************************
-@ -Trung Quốc không thể đăng kí được tên miền “Tam Sa”-Chính phủ Trung Quốc không thể đăng kí các tên miền như “sansha.com”, “sansha.com.cn”, “sansha.org” cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” do các tên miền này đã bị đăng kí từ nhiều năm nay trên khắp thế giới.Các tên miền liên quan đến "Tam Sa" đều đã bị đăng kí từ lâu (phần chữ màu đỏ là "đã được đăng kí") |
Đặc biệt, tên miền “sansha.com” đã được đăng kí từ năm 1995 tại Pháp, còn “sanshashi.com” (sanshashi-“thành phố Tam Sa”) cũng đã được đăng kí từ năm 2007. Còn các đuôi khác như “.net”, “.org”, “.info” có liên quan đến từ “sansha” cũng đều đã được đăng kí hết. Ngay cả tên miền “travelsansha.com” cho ngành nghề cụ thể cũng đã có chủ sở hữu.
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" vừa được Trung Quốc cho phép thành lập bao gồm các quần đảo Đông Sa, Tây Sa và Nam Sa (tên gọi theo tiếng Trung) nhưng phía Trung Quốc đã cố tình "liệt kê" một cách trái phép các quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Phản ứng trước quyết định ngang ngược và phi lý này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, chính quyền các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa đã có những sự phản đối mạnh mẽ và đề nghị Trung Quốc rút lại quyết định trên.
Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Trước đó, sau khi phía Trung Quốc có quyết định thành lập thành phố Tam Sa thì ngày 23/6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp này, làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa.
Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định huyện đảo Hoàng Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng.
Việc Trung Quốc tiến hành bầu cử HĐND ở khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam diễn ra chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Hồng Lỗi nêu rõ Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước ASEAN thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) một cách toàn diện và hiệu quả, cũng như tham vấn để hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)
-@ -Trung Quốc không thể đăng kí được tên miền “Tam Sa”
*******************************
- Trung Quốc đòi mua tên miền Tam Sa (VTC).
(VTC News) – Sau lễ khánh thành trái phép cái gọi là “Thành phố Tam Sa” hôm 24/7 vừa qua, mới đây Trung Quốc quyết định mua một số tên miền quốc tế bắt đầu với từ khóa “sansha” (Tam Sa) nhằm khẳng định sự tồn tại của thành phố này trong không gian mạng toàn cầu, hãng tin Straits Times đưa tin.
Tin liên quan |
» Trung Quốc lập đội 20 tàu duy trì pháp luật ở 'Tam Sa' » Thành phố Tam Sa của Trung Quốc vô giá trị » Trung Quốc tiếp tục leo thang bầu "chủ tịch Tam Sa" |
Tuy nhiên, Trung Quốc được nói là đã thất bại trong việc lựa chọn tên miền quốc tế là “sansha.com” vì bị trùng với một công ty nổi tiếng chuyên sản xuất giày múa ba lê của Pháp (Công ty Sansha) – đơn vị đã đăng ký tên này từ lâu.
“Điều này thú vị thật đấy! Chúng tôi không hề nghĩ rằng có một ngày nào đó trang web của mình lại được Trung Quốc quan tâm nhiều đến thế”, Vanessa Novak - quản lý chi nhánh sản xuất giày múa của công ty Pháp có cơ sở ở New York bật cười khi nói chuyện qua điện thoại với phóng viên tờ Straits Times.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Công ty Sansha, Lynn Campbell cũng khẳng định: "Tên miền không phải để mua bán”.
Do đó, tuyên bố của Trung Quốc về tên miền giành cho “Thành phố Tam Sa” chắc chắn sẽ không thể trở thành hiện thực.
Do đó, tuyên bố của Trung Quốc về tên miền giành cho “Thành phố Tam Sa” chắc chắn sẽ không thể trở thành hiện thực.
Hình ảnh trang web của Công ty Sansha - một thương hiệu nổi tiếng của Pháp chuyên sản xuất giày múa bale với tên miền là "sansha.com" |
“Thành phố Tam Sa” được Trung Quốc tuyên bố thành lập trái phép nằm trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hành động này của Bắc Kinh đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của các nước có tranh chấp trong khu vực, đồng thời bị Mỹ lên án là “hành động đơn phương mang tính gây hấn” trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang ngày càng leo thang.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn ngang nhiên khẳng định những hành động này là nhằm “bảo vệ chủ quyền đối với vùng biển quốc gia”.
Thậm chí, Bắc Kinh còn không ngần ngại đưa cả quân đội ra đồn trú trên đảo tranh chấp khiến cộng đồng khu vực và quốc tế vô cùng bất bình.
Thậm chí, Bắc Kinh còn không ngần ngại đưa cả quân đội ra đồn trú trên đảo tranh chấp khiến cộng đồng khu vực và quốc tế vô cùng bất bình.
“Chẳng còn phải nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu “xuống nước” trong vấn đề Biển Đông bằng bất cứ giá nào”, một nhà phân tích chiến lược ngoại giao thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Nam Dương, Trung Quốc nhận định.
Vài tháng trở lại đây, Trung Quốc liên tiếp hành động một cách ngang ngược nhằm mưu đồ giải quyết các tranh chấp trên biển Đông – vùng biển giàu dầu khí theo cách riêng của Bắc Kinh, đi ngược lại với lợi ích khu vực, và vi phạm luật pháp quốc tế.
Hết đụng độ tàu cá Philippines ở bãi tranh chấp Scarborough/ Hoàng Nham, cho ngư dân đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Trung Quốc còn ngang nhiên mời thầu khai thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, điều quân đội đồn trú, v.v.
Lễ khánh thành cái gọi là "Thành phố Tam Sa" được Trung Quốc tổ chức hoành tráng vào hôm 24/7 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa |
Trong khi đó, trên lĩnh vực ngoại giao, Bắc Kinh lại dùng ảnh hưởng gây áp lực lên đồng mình Campuchia nhằm cản trở mọi nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng đàm phán tại Hội nghị cấp cao Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN diễn ra ở thủ đô Phnom-Penh hồi đầu tháng 7/2012.
Thậm chí, để biện minh cho hành động ngông cuồng của mình, chính quyền Bắc Kinh xuyên tạc lý do thành lập “Thành phố Tam Sa” là vì phía Việt Nam khiêu khích trước bằng việc tuyên bố luật biển và khẳng định chủ quyền cũng như quyền phán tài đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Tất nhiên là mỗi nước đều có cái lý riêng cho tuyên bố của mình và sẽ có ý thức chuẩn bị trong trường hợp xấu nhất. Thế nhưng tôi không cho rằng một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra trên Biển Đông trong thời điểm này và nhiều năm tới cũng vậy. Tất cả các bên đều hiểu được muốn giải quyết mâu thuẫn bằng một cuộc chiến thì sẽ phải trả cái giá đắt đến thế nào”, một giáo sư thuộc Đại học Quảng Châu nói.
****************************************
- LHQ cần chặn tay TQ châm ngòi chiến tranh (TT).
- Tàu cá Trung Quốc phi pháp ở Trường Sa: Kỳ lạ ngày về (VTC). - 30 tàu cá Trung Quốc chạm trán 40 tàu cá Việt Nam trên biển Đông? (GDVN).
- Con gái người anh hùng Trường Sa nối nghiệp cha (CAND).
- ‘TQ không công nhận bản đồ 1904 là phản tổ tiên’ (ĐV). - Người trao bằng chứng chủ quyền quốc gia, TS Mai Ngọc Hồng: “Cảm động mãi về một chị nông dân…” (VH).
- Lên án Trung Quốc bổ nhiệm trái phép Tư lệnh và Chính uỷ Tam Sa (NĐT). - TQ xây nhà cho thuê ở ‘Tam Sa” (VNN). - Báo chí phương Tây cáo buộc Trung Quốc “khiêu khích”trên Biển Đông (CAND). - Hành động của Trung Quốc trên: Biển Đông “vi phạm luật pháp quốc tế” (ĐĐK). - Hai nhà ngoại giao Trung Quốc cảnh báo dư luận Trung Quốc (TQ). - Tình hình Biển Đông: Trung Quốc sẽ hành động gì trong thời gian tới? (GDVN).Bài toán biển Đông khó giải của Mỹ
20:43 ngày 29.07.2012
SGTT.VN - Trung Quốc tiếp tục đẩy căng thẳng lên cao trên biển Đông bằng cái gọi là “thành phố Tam Sa” và kế hoạch đồn trú quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nước Mỹ có thể phản ứng như thế nào?
- Nga và Trung Quốc đạt thỏa thuận về đánh bắt cá (TTXVN).