Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Hé lộ kịch bản chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ

Hé lộ kịch bản chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ
 Tàu ngầm tấn công là vũ khí chiến lược trong "Không hải chiến" - Ảnh: Reuters

- (TNO) Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chuyển trọng tâm sang châu Á vào đầu năm nay, Andrew Marshall, một chuyên gia dự báo 91 tuổi đã nhìn thấy được nước Mỹ cần phải chuẩn bị những gì cho tương lai.

Văn phòng nhỏ của Marshall tại Lầu Năm Góc đã dành hai thập kỷ để lên kế hoạch cho một cuộc chiến chống lại một nước Trung Quốc đầy giận dữ và hung hăng.

"Không hải chiến"

Không ai có ý tưởng về việc chiến tranh sẽ bắt đầu như thế nào song phản ứng của người Mỹ là rất rõ ràng. Nó được đưa ra trong khái niệm mệnh danh là “Không hải chiến”.

Các máy bay ném bom và tàu ngầm tàng hình của Mỹ sẽ tiêu diệt các radar do thám tầm xa và hệ thống tên lửa chính xác đặt sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc. “Chiến dịch làm mù mắt” sẽ được nối tiếp bởi một cuộc tấn công hải quân và không quân lớn hơn.

Là một cựu chiến lược gia hạt nhân, Marshall đã điều hành Phòng Đánh giá Mạng lưới của Lầu Năm Góc trong 40 năm qua, tìm kiếm những mối đe dọa tiềm tàng với sự thống trị của Mỹ.

Trong quá trình đó, ông đã xây dựng một mạng lưới các đồng minh tại Quốc hội, ngành công nghiệp quốc phòng, các tổ chức nghiên cứu và tại Lầu Năm Góc.

Trong khi những người ủng hộ Marshall ca ngợi văn phòng của ông là nơi các quan chức đưa ra những tầm nhìn xa, những người chỉ trích xem đó là xu hướng gieo rắc hoang mang nguy hiểm vốn phóng đại mối đe dọa để tăng cao chi phí quốc phòng.

Marshall đã bác bỏ những chỉ trích rằng văn phòng của ông tập trung quá nhiều về Trung Quốc như là kẻ thù tương lai, nói rằng công việc của Lầu Năm Góc là cân nhắc những kịch bản xấu nhất.

Các quan chức của Lầu Năm Góc nói khái niệm chỉ tập trung vào việc đánh bại các hệ thống tên lửa chính xác.

“Nó không nhắm đến một phía cụ thể nào. Nó không nhắm đến một chế độ cụ thể nào”, một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ nói vào năm ngoái.

Tuy nhiên, các quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc đã kín đáo thừa nhận rằng mục tiêu của “Không hải chiến” là giúp Mỹ vượt qua một cuộc tấn công ban đầu của Trung Quốc và phản công nhằm tiêu diệt hệ thống radar và tên lửa tinh vi mà Bắc Kinh xây dựng nhằm buộc tàu Mỹ tránh xa bờ biển nước này.

Các lo ngại của họ đã được "đổ thêm dầu vào lửa" trước sự gia tăng ngân sách quốc phòng đều đặn của Trung Quốc và thái độ ngày càng hung hăng của nước này tại biển Đông.

“Chúng tôi muốn các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc có đủ sự mơ hồ để không muốn động đến chúng tôi. Tác dụng của “Không hải chiến” là thuyết phục người Trung Quốc rằng chúng tôi sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này”, một sĩ quan hải quân cao cấp của Mỹ nói với tờ Washington Post.

Để sống sót, các chỉ huy quân đồng minh sẽ sơ tán các máy bay đến những sân bay tại hai hòn đảo Tinian và Palau ở Thái Bình Dương. Họ xây các hầm chống bom để chứa máy bay và mang theo những bộ dụng cụ sửa chữa đường băng cấp tốc để sửa những sân bay bị hư hỏng. Sau đó, các máy bay tàng hình và tàu ngầm sẽ phản công.

“Không hải chiến” phôi thai từ niềm tin mãnh liệt của Marshall từ thập niên 1980 rằng tiến bộ công nghệ sắp sửa mở ra một kỷ nguyên chiến tranh mới

Công nghệ thông tin mới cho phép các lực lượng quân sự khai hỏa trong vòng vài giây sau khi tìm thấy kẻ thù. Những quả bom chính xác bảo đảm rằng Mỹ có thể đánh trúng gần như tất cả các mục tiêu. Những tiến bộ đó có thể mang lại cho các quả bom quy ước sức hủy diệt gần như là một vũ khí hạt nhân nhỏ, theo phỏng đoán của Marshall.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Theo tờ Washington Post, khái niệm “Không hải chiến” mà chi tiết được xếp vào loại mật đã khiến quân đội Trung Quốc giận dữ và bị một số sĩ quan lục quân và lính thủy đánh bộ dè bĩu là đắt giá quá mức. Một số chuyên gia châu Á lo ngại các cuộc tấn công quy ước nhắm vào Trung Quốc sẽ gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

“Không hải chiến” ít được chú ý khi binh sĩ Mỹ chiến đấu và tử trận tại Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, khi thập kỷ chiến đấu chống nổi dậy chuẩn bị kết thúc, ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, các quan chức quân đội hàng đầu đã quay lại với văn phòng của Marshall để tìm ý tưởng.

Hé lộ kịch bản chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ
 Mỹ đang xây dựng một trạm radar tại Philippines - Ảnh: AFP

Trong những tháng gần đây, không quân và hải quân Mỹ đã nêu ra hơn 200 sáng kiến cần thiết để hiện thực hóa “Không hải chiến”. Các yêu cầu xuất phát từ những cuộc tập trận giả mà văn phòng của Marshall thực hiện bao gồm vũ khí mới và những đề xuất về sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hải quân và không quân.

Phần lớn những công trình mà Marshall viết trong bốn thập kỷ qua được giữ bí mật. Ông gần như chưa bao giờ công khai nói về chúng và thậm chí nổi tiếng với việc kín tiếng ngay cả trong những cuộc họp kín. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đấu tranh để giữ bí mật về “Không hải chiến”.

Tuy nhiên, một trong những tổ chức thực hiện nghiên cứu cho văn phòng của Marshall là Trung tâm phân tích chiến lược và ngân sách (CSBA) lại không có được sự kiềm chế đó.

Vào năm 2010, CSBA đã xuất bản một nghiên cứu dài 125 trang vạch ra cách khái niệm “Không hải chiến” được sử dụng để chiến đấu chống Trung Quốc. Nghiên cứu chứa ít chi tiết hơn so với phiên bản bí mật của Lầu Năm Góc song những đồng minh tại châu Á vì thất vọng với sự im lặng của Lầu Năm Góc đã quay sang CSBA để tìm câu trả lời.

Không lâu sau đó, các quan chức Mỹ bắt đầu nghe những phàn nàn. “PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) đã nổi đóa”, một quan chức vừa mới trở về từ Bắc Kinh nói với tờ Washington Post.

Mặc dù được nói rằng “Không hải chiến” không nhắm đến Trung Quốc, một viên tướng của PLA đã trả lời rằng báo cáo của CSBA nhắc đến PLA 190 lần, theo quan chức này. (Số lần nhắc đến thực tế là gần 400, theo tờ Washington Post).

Các quan chức cao cấp của quân đội Trung Quốc cảnh báo rằng nỗ lực mới của Lầu Năm Góc có thể khai mào cho một cuộc chạy đua vũ trang.

“Nếu Mỹ phát triển “Không hải chiến” để đối phó với PLA, PLA sẽ buộc phải phát triển kế hoạch chống “Không hải chiến”", đại tá Phàn Cao Nguyệt thuộc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc phát biểu trong một cuộc tranh luận do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tài trợ vào năm ngoái.

Một số người chỉ trích nghi ngờ rằng Trung Quốc, một chủ nợ lớn và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Mỹ, sẽ tấn công lực lượng Mỹ.

Các nhà phân tích quốc phòng khác cảnh báo rằng một cuộc tấn công vào Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ thảm khốc và có thể nhanh chóng leo thang thành ngày tận thế hạt nhân.

Bên trong Lầu Năm Góc, lục quân và lực lượng lính thủy đánh bộ đã phát động cuộc tấn công chống lại khái niệm “Không hải chiến”, vốn có thể khiến chi phí dành cho chiến đấu trên bộ bị cắt giảm.

Một báo cáo nội bộ chuẩn bị cho tư lệnh lính thủy đánh bộ mà tờ Washington Post có được đã cảnh báo rằng “Không hải chiến tập trung vào không quân và hải quân sẽ đắt giá một cách phi lý” và sẽ mang lại “sự tàn phá kinh tế và con người không thể tính toán được” nếu được sử dụng trong một cuộc chiến lớn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, khái niệm này trùng với nỗ lực của ông Obama nhằm chuyển trọng tâm sang châu Á và cung cấp cơ sở để duy trì một số chương trình vũ khí tinh vi nhất của Lầu Năm Góc. Nhiều chương trình có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Quốc hội.

Hai Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và John Cornyn đã dựa vào đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng 2012 điều khoản yêu cầu Lầu Năm Góc phải báo cáo chi tiết trong năm nay về kế hoạch thực thi khái niệm “Không hải chiến”.

Đạo luật yêu cầu Lầu Năm Góc phải giải thích các hệ thống họ cần có để thực hiện “Không hải chiến”, lộ trình thực hiện và chi phí ước lượng kèm theo.

Sơn Duân @ Hé lộ kịch bản chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ (TN).  

>> 23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ đổ xuống biển Đông
>> Trung Quốc cảnh báo “nguy cơ chưa từng thấy từ bên ngoài”
>> Hàn Quốc, Trung Quốc lập đường dây nóng quốc phòng
>> Chính sách ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc bị lên án
>> Nhật lo ngại giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc
>> Nhật cảnh báo về hải quân Trung Quốc

>> Mỹ tính điều thêm oanh tạc cơ, tàu ngầm đến Thái Bình Dương

- Mỹ tính củng cố quân lực trên đảo Guam  —  (BBC).  - Bản đồ lực lượng Hải quân Hoa Kỳ 1-8-2012 (VF). - Trung Quốc – ‘kẻ ngáng đường’ ASEAN trở thành EU? (Infonet). TQ kêu gọi Mỹ bỏ trừng phạt ngân hàng nước này

******************************************

Our first and last foe ..... Mafiovi

....on door already, Vietnam BoyZ!
Rợ sẽ dùng đám nửa dân nửa lính này làm lực lượng xung kích đánh chiếm các đảo của ta, từng cái từng cái một.

Trên thực tế, cuộc chiến tranh xâm lược Vietnam của Rợ đã bắt đầu, và lần này: từ Biển. 

******************************************

- The Vietnam's 2nd front

- On the landscape of the end of History, you guys, I think on this:
It's the time to restart the non-aligned movement in new idea:
1/ to make it the alternative to the good-for nothing club called the UN, which - as I said - lives on American money and sings Chinese songs.
2/ to stand up to Chinese neo-imperialism.
(From the Ruins of Empire - FT via viet-studies)
More >>>>
Những thành viên của Không Liên Kết sẽ từ bỏ The UN, chúng ta sẽ rủ Japan và S. Korea hủy bỏ hiệp ước với Mẽo để tham gia Không Liên Kết (vì liên minh với thằng đái ra quần và quẫn trí thì để làm cái kẹt á? ha ha....). Các nước thành viên phong trào này - đầu sỏ là India, Japan, Vietnam - sẽ tự chế tạo Hạt nhân và giúp nhau làm điều đó để bảo vệ chính họ. Không có cái lý con khỉ gì khi Rợ có Nuke mà chúng ta ko có.
Việc đầu tiên là đòi hỏi hủy bỏ Quy chế "thành viên thường trực" tại Hội đồng Bảo an of the UN, it's nothing but racism.

Old illusion about Chinese chicken: She may become goose. The new one: She can remain a chicken (I said, men: the question - for now, Messrs - is not whether Chinese chicken can become goose but whether He can remain a chicken).

- Chinese - as we see in Media - are wondering: What option is the best for themin a war on Pacific (with whom to start, etc...)? 
The answer: No one!
1/ Nếu Rợ động đến Philippines:
 Mỹ, Japan, Australia.. sẽ ko cho Rợ yên thân, và quên đí cái "mày ko đánh tao, tao ko đánh mày" nghe. Chúng ta  - khi đó - có thể ko bắn tên lửa vào tàu Rợ, máy bay ta không xuất kích oanh tạc tàu Rợ, nhưng hàng triệu người Vietnam sẽ xuống đường. Không một tàu nào của Rợ có thể đi qua eo Malacca.  Rợ không trụ nổi một tháng đâu.
2/ Hay là Rợ chọn ....Brunei cho chắc thắng đây? he he..
3/ Vietnam:
Rợ vẫn huênh hoang rằng với  so sánh lực lượng bây giờ, Vietnam không phải là đối thủ.
Rợ nhầm rồi: Khi Rợ bắt đầu chơi, chúng ta sẽ không dốc hết lực ra để chơi với Rợ đâu. Rợ có thể chiếm được vài ba đảo, thậm chí có thể chiếm được tất cả các đảo của ta ở Trường Sa.

Ha ha...nhưng đó không phải là the End, ....
....đó chỉ là the Beginning, ha ha... Từ thời điểm này, cuộc chiến sẽ do chúng ta - Vietnam Boyz - định đoạt. (Nhịp điệu, Cường độ, Chiến tuyến v.v...)
Cuộc chiến đó sẽ vô cùng phong phú, huy hoàng, hoành tráng, ...và - tin ta đi - ở ngoài trí tưởng tượng của nhiều người và kết cục của nó: Bản đồ Rợ sẽ có hình hài như thời Tần Thủy Hoàng, I said.
Thực ra thì....Rợ có một cách để nuốt trọn Vietnam mà không mất sức mấy:
That's it:
Rợ luôn ra mặt nhũn nhặn, hòa hiếu, không đánh thức cái Lương tri Vietnam, lặng lẽ âm thầm mua chuộc bọn quan lại địa phương (bọn này mà nhìn thấy tiền thì mắt chữ "O", mồm chữ "A" ngay, he he..) , lặng lẽ lập xóm lạ, phố Rợ (nơi mà mấy chú Công An vừa rồi đến "gõ cửa không mở nên chúng tôi đành ra về", he he...) ...mà thực chất là những Sư đoàn Thám Báo - Biệt động, lặng lẽ âm thầm làm điều đó ở bên Laos nữa, việc này cùng lắm mất  5-7 năm.
Khi đã xong xuôi mới đốt lửa,  lúc đó, Rợ chỉ cần một đêm là không một máy bay nào của ta bay lên được, không một tàu chiến nào của ta ra khơi đc,v.v....
Nhưng với cốt cách tham lam và ngu xuẩn, Rợ đã bỏ qua cơ hội đó rồi.
....Là nói vậy thôi, Cái Lương Tri Vietnam ư?
Nó là vậy  - I said - là ngay cả khi Rợ cười với ta dến ngoác cả mồm, ta vẫn sờ lấy súng, ha ha.....

*********************************************

- TQ dọa dẫm hợp tác Việt Nam-Ấn Độ ở Biển Đông (TTXVN).

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 1/8 đã lên tiếng một cách vô lối khi yêu cầu phản ứng mạnh mẽ nếu Việt Nam và Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Ngày 18/7, một quan chức cao cấp giấu tên thuộc Công ty ONGC Videsh Ltd (OVL) đã khẳng định với tờ Hindustan Times của nước này rằng Công ty OVL đã nhận lời đề nghị của PetroVietnam tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô 128 ở khu vực biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam thêm hai năm nữa. 

Tuy nhiên tờ Thời báo Hoàn Cầu đòi chính phủ Trung Quốc dùng áp lực chính trị mạnh mẽ đối với Ấn Độ và Việt Nam, thậm chí lên tiếng cảnh cáo hai nước hợp tác thăm dò dầu khí ở Biển Đông là "bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh."

Trung Quốc nhiều lần cảnh cáo Ấn Ðộ không được hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trong vùng biển có tranh chấp. Đáp lại, Ấn Độ khẳng định Biển Đông thuộc sở hữu chung của thế giới và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp qua đối thoại dựa trên luật pháp quốc tế.

Ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị.

[Trung Quốc mời thầu tại thềm lục địa VN là phi pháp]

Liên quan tới vụ Trung Quốc mang ra đấu thầu quốc tế lô dầu khí của Việt Nam đang do một công ty của Ấn Ðộ điều hành, một quan chức cấp cao của Ấn Ðộ đã bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Ðông.

Ông Rajiv Bhatia, Tổng giám đốc Hội đồng về Các vấn đề Thế giới của Ấn Ðộ - cơ quan cố vấn của Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ - phát biểu tại phiên khai mạc một hội nghị song phương mang tên "Ấn Ðộ-Việt Nam: Ðối tác Chiến lược Hướng đi Tương lai," nêu rõ: "Ấn Ðộ đặc biệt quan ngại về tình hình căng thẳng đang gia tăng ở Biển Ðông. Chúng tôi coi việc đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải cũng như trao đổi thông tin và tự do đi lại ở vùng biển này là vô cùng quan trọng. Chúng tôi ủng hộ giải pháp giải quyết mọi bất đồng và khác biệt thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình”./.

*******************************************************

- Biển đảo Trường Sa linh hồn của Tổ quốc Việt Nam (TGĐA).
- Cảnh sát biển diễn tập bắn đạn thật (TT).
- Bệnh xá Trường Sa cứu sống thuyền viên viêm ruột thừa (ND).  - Gần 18 tỉ đồng ủng hộ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (Tin tức).  -Nhân thêm tình yêu Tổ quốc (NCT).
- Trưng bày tấm bản đồ cổ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (DT).  - Bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa thu hút khách tham quan (QĐND). - Đảo Lý Sơn: Trên 80% giếng nước sinh hoạt bị nhiễm mặn (ANTĐ). - Giữ ngư trường cho con cháu (NNVN).
- Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Nên thành lập “Hội nghiên cứu, tuyên truyền Biển Đông”(Infonet). - Trưng bày bản đồ cổ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (TTVH).
- Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ: “Cái đúng phải bảo vệ đến cùng” (TT). - Bảo vệ chủ quyền trên mạng (LĐ). - Hải quân Việt Nam bắn hạ mục tiêu bảo vệ vùng biển (PN Today). - ’Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng với Mỹ và Trung Quốc’ (PN Today).
- Đường lưỡi bò ở đâu ra? – Kỳ 4: “Đường lưỡi bò” được “sáng tác” ra sao? (TT). - “Đường 9 đoạn chưa hề được quốc tế công nhận” (TP).
- 23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ đổ xuống biển Đông (TN). - Trung Quốc trang bị liên lạc vệ tinh cho 6.000 tàu cá (VTC).
- Dầu khí trên thương trường và chiến trường (RFA). - Trung Quốc muốn độc chiếm dầu khí ở biển Đông (NLĐ).
- LÀM DỊU TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG (Project Syndicate/ Hồ Hải).
- Học giả không chắc chắn về vai trò của ASEAN (RFA). - Bất cập trong nguyên tắc 6 điểm về ứng xử trên Biển Đông của ASEAN (Petrotimes).
- Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ: “Trách nhiệm lịch sử đang nặng vai dân tộc mình” (TT).
- Lộ mặt Tư lệnh, Chính ủy cái gọi là “khu phòng thủ Tam Sa” (GDVN).
- “Trung Quốc đang mở mặt trận thứ 3 trong nỗ lực độc chiếm Biển Đông” (GDVN).  - Trung Quốc “ra oai” siêu cường? (CATP).  -Trung Quốc: Đuối lý sinh làm liều (Petrotimes/DT).
- Hơn 14.000 tàu cá TQ ùn ùn ra Biển Đông (VNN).  - Vụ 9000 tàu cá TQ ra Biển Đông: Trung ương hội nghề cá VN lên tiếng (GDVN).  - Hội Nghề cá phản đối TQ đánh bắt cá tại Hoàng Sa và Trường Sa (Infonet).
- ‘Thông tin kích động chỉ làm phức tạp tình hình biển Đông (VNN).  - Tiếng nói diều hâu thiếu trách nhiệm, gây trở ngại cho giải pháp Biển Đông (TQ).

Tổng số lượt xem trang