Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Hà Nội: Nhận án tù vì… nấu cháo ở cửa UBND xã

--Hà Nội: Nhận án tù vì… nấu cháo ở cửa UBND xã
Từ năm 2012 đến 2014, hàng trăm người dân nhiều lần tổ chức bắc bếp nấu cháo tại trụ sở UBND xã Liên Hiệp nhằm yêu cầu chính quyền xã thực hiện Kết luận giải quyết đơn tố cáo của UBND huyện Phúc Thọ, xử lý cán bộ sai phạm… hành vi này của người dân bị các cơ quan tố tụng huyện Phúc Thọ đem ra truy tố, xét xử về tội “Gây rối trật tự công cộng’…

475 tháng tù và 39 tháng tù treo…


Ngày 14.12.2015, Tòa án ND huyện Phúc Thọ mở phiên xét tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo là người dân xã Liên Hiệp về tội Gây rối trật tự công cộng, Cố ý làm hư hỏng tài sản, Hủy hoại tài sản. Kết quả, 17 bị cáo nhận tổng cộng 475 tháng tù và 39 tháng án treo. Vậy đâu là nguyên nhân khiến 17 người dân xã Liên Hiệp bị đẩy vào vòng lao lý?

Theo Bản án số 63/2015/HSST do Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa Kiều Duy Chinh ký thì nguyên nhân vụ án được ghi rõ như sau: “Xuất phát từ công tác quản lý và sử dụng đất đai của một số cán bộ UBND xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ có sai phạm từ trước năm 2011 được người dân phát hiện mà không được giải quyết dứt điểm dẫn đến bức xúc”.

Hàng trăm người dân xã Liên Hiệp đã nhiều lần tổ chức nấu cháo ở sân UBND xã Liên Hiệp từ năm 2012 - 2014.




Theo tìm hiểu của PV, việc người dân xã Liên Hiệp tố cáo cán bộ xã vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất đai đã được UBND huyện Phúc Thọ Kết luận. Ngày 4.5.2012, UBND huyện Phúc Thọ đã ra Thông báo số 62/TBKL-UBND “Kết luận về việc giải quyết đơn tố cáo của công dân xã Liên Hiệp”. Theo Thông báo này, trong 7 nội dung tố cáo có 5 nội dung là đúng, 2 nội dung “không có cơ sở xem xét giải quyết”; đồng thời cũng nêu đích danh 10 cán bộ đã trực tiếp sai phạm.

Không đồng ý hoàn toàn với Kết luận của UBND huyện Phúc Thọ, người dân xã Liên Hiệp tiếp tục tố cáo lên UBND TP Hà Nội. Ngày 10.12.2013 UBND TP Hà Nội ra Thông báo 323/TB-UBND “Kết luận đơn tố cáo của một số người dân xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ” kết luận 4 nội dung tố cáo, 1 nội dung có cơ sở và 1 nội dung không đúng. Cũng tại Thông báo này, UBND TP Hà Nội đã giao Công an Thành phố điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ngày 12.1.2015, Tòa án ND TP Hà Nội đưa ông Từ Tất Tuấn – nguyên Chủ tịch UBND xã Liên Hiệp, ông Đỗ Văn Cầu – nguyên Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Hạ Hiệp và ông Đỗ Văn Yên – nguyên Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Đồng Hối ra xét xử về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Bị cáo Tuấn bị tuyên phạt 36 tháng tù, hai nguyên chủ nhiệm HTX bị tuyên phạt mỗi người 24 tháng tù. Hội đồng xét xử cũng nhận định việc làm của các bị cáo gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Tuy nhiên, trước đó ngày 26.5.2014 Cơ quan CSĐT CA huyện Phúc Thọ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 17 người dân xã Liên Hiệp – những người đã tích cực đấu tranh chống vụ tham nhũng, tiêu cực nêu trên.

Mùi cháo khiến… ban ngành đình trệ!

Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát ND huyện Phúc Thọ (số 83/CT-VKS ngày 5.11.2014) do Phó Viện trưởng Nguyễn Thành Trung ký, “trong quá trình UBND TP Hà Nội đang tiến hành xác minh, làm rõ các nội dung thông báo Kết luận số 62 của UBND huyện Phúc Thọ và quá trình các cơ quan chức năng cũng như chính quyền các cấp huyện Phúc Thọ tiếp tục giải quyết vụ việc, khắc phục những sai phạm của một số cán bộ UBND xã Liên Hiệp theo đúng quy trình và quy định của pháp luật, thì một số người dân xã Liên Hiệp tham gia khiếu kiện, tố cáo đã liên tục có hành vi gây rối trật tự công công tại trụ sở UBND xã Liên Hiệp và nơi thi công công trình nạo vét sông Đáy; tự ý đập phá tài sản, chặt phá cây hoa mầu thuộc các dự án trong thời gian dài từ năm 2012 – 2014, gây ra điểm nóng về an ninh nông thôn…”.

Theo Cáo trạng, “quá trình điều tra đã xác định” người dân Liên Hiệp đã “gây ra” 9 vụ Gây rối trật tự công cộng, Cố ý làm hư hỏng tài sản và Hủy hoại tài sản.

Hình ảnh những người dân nấu cháo tại UBND xã Liên Hiệp



Vụ án nấu cháo đầu tiên được cơ quan tố tụng “xác định” như sau: Vào các ngày 24,25,26; 30,31.7.2012 và các ngày 1,2.8.2012, mỗi ngày đều có khoảng 300 – 400 người mang theo xe cải tiến, xe đạp chở 10 chiếc nồi có dung tích từ 70 lít trở lên và gạo, xương hoặc thịt lợn, củi, trấu, mùn cưa đến đặt bếp nấu cháo tại sân UBND xã Liên Hiệp. Việc nấu cháo trong các ngày đều diễn ra trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến khoảng 16h30…

Ảnh người dân nấu cháo tại sân UBND xã Liên Hiệp



Hậu quả: Do đung nấu bằng củi, trấu, mùn cưa, thời gian kéo dài nhiều tiếng đồng hồ nên quá trình nấu cháo, khói bốc lên xông vào các phòng làm việc của cán bộ UBND xã Liên Hiệp… khiến toàn bộ các cơ quan ban ngành của xã bị đình trệ, không làm việc được. Với hành vi như thế này, Tòa án ND huyện Phúc Thọ đã “tuyên bố các bị cáo phạm tội gây rối trật tự công cộng”?!.

Danh sách các cán bộ xã sai phạm đã được UBND huyện Phúc Thọ kết luận được người dân treo tại Ủy ban trong mỗi lần nấu cháo.




Điều nghịch lý là nhân chứng của vụ án này được Tòa án ND huyện Phúc Thọ triệu tập toàn là cán bộ xã đang đương chức hoặc đã nghỉ hưu, vợ con của cán bộ xã mà trong đó nhiều người liên quan đến sai phạm chưa được xử lý tại xã Liên Hiệp.
Dự kiến, Tòa án ND TP Hà Nội sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ kỳ án nhân dân nấu cháo nơi "cửa quan" này vào ngày 22.4.2016.





Clip quang cảnh nấu cháo "gây rối trật tự công cộng" của hàng trăm người dân xã Liên Hiệp.



*****************







- Ảnh dân Phúc thọ bao vây Uỷ ban, nấu cháo tại sân (Lê Hiền Đức). 






Dân Phúc thọ bao vây Uỷ ban, nấu cháo như năm ngoái !. – Tin ảnh về dân oan sáng nay tại Trụ sở tiếp dân nhà nước. – Lê Diễn Đức: Ăn mày chuyên nghiệp (Người Việt).-

--VRNs (04.06.2012) – Hà Nội – Sáng nay, lúc 07:00 ngày 04.06.2012 bà con xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) xã, biến nơi đây thành nơi nấu cháo tập thể. Ước tính có khoảng 500 người dân tham gia sự kiện này.
Nguyên nhân dẫn đến sự kiện này cũng là việc nhà cầm quyền tự tiện quy hoạch, giải toả và đền bù không thoả đáng cho dân.

Dân xã Liên Hiệp mang trống đánh liên tục, xe kéo mang nồi niêu, gạo đến. Nhìnvideo clip quay trực tiếp tại nơi đây, chúng tôi thấy sân UBND xã biến thành khu bếp tập thể của nhà nông. Người già trẻ nhỏ, đàn bà đàn ông lui tới, đứng ngồi. Một đống củi chất to giữa sân, và củi để nhiều nơi khác ngay trong trụ sở UBND xã.
Hiện nay các băng rôn của dân đã căng đầy trước cổng và trên tầng lầu của trụ sở UBND xã. Các khẩu hiệu của người dân là chống tham nhũng, lạm quyền, trả đất cho dân sống và làm việc.


Tiếng trống giục giã của dân vang lên liên hồi
Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: sông Hồng và sông Đáy, của hệ thống sông Hồng. Phúc Thọ có ranh giới phía Tây giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Đông Nam (lần lượt từ Nam lên Đông) giáp các huyện Quốc Oai và Hoài Đức, phía Đông giáp huyện Đan Phượng. Ranh giới phía Đông của huyện với các huyện Đan Phượng và Hoài Đức, gần như chính là con sông Đáy, tên cổ là con sông Hát, là phân lưu của sông Hồng. Về phía Bắc, sông Hồng là ranh giới của huyện, mà tính từ đông sang tây gồm có: Mê Linh (ở góc phía Đông Bắc), các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc (ở phía Bắc), Vĩnh Tường (ở góc phía Tây Bắc). Góc phía Đông Bắc huyện, trên ranh giới với các huyện Mê Linh và Đan Phượng, tại vị trí các xã Vân Hà, Vân Nam và Hát Môn, huyện có cửa Hát Môn, vốn là ngã ba sông phân lưu nước sông Hồng vào sông Đáy. Diện tích tự nhiên của huyện Phúc Thọ là 113,2 km². Phúc Thọ là một huyện thuần nông.


Nếu nhà cầm quyền còn xem đất đai là quyền lợi của mình, mà không trao lại sở hữu đất đai cho nhân dân thì sau xã Liên Hiệp sẽ đến nơi nào?
Kể từ sự phản kháng của nông dân ở Tiên Lãng, Hải Phòng đến nay, việc chiếm UBND xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội là một bước nữa, người dân không thừa nhận các đường lối chính sách của nhà cầm quyền, và chính người dân đang muốn tự mình lập lại trật tự thay vì cứ ở mãi trong nhà đợi người ta đến đuổi mình đi trong nước mắt và vu khống như trước kia.
Theo một người quan sát nói với VRNs thì nguyên nhân sâu xa là đất đai bị xem là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Với quyết định này, toàn bộ đất đai trở thành sở hữu của nhà cầm quyền, và là món lợi của những người có liên quan. Đó là nguyên nhân của mọi tội ác.
PV.VRNs

@ VRN: Dân chiếm UBND xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
- Hà Nội: Nhân dân xã Liên Hiệp huyện Phúc Thọ bao vây trụ sở UBND Xã  —  (NVCL).
@ basam: Tin thứ Hai, 04-06-2012

NÓNG! 8h40′, tin từ CTV: “Hiện tại bà con nông dân xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đang tập trung rất đông tại UBND xã để phản đối cưỡng chế đất của xã, bà con tổ chức nấu cháo để ăn tại chỗ .”


-- Phỏng vấn cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: Quá nhiều kẽ hở trong Luật Đất đai (ĐV).  - Phát triển tam nông và câu chuyện thu hồi đất (PLTP).  - Không bồi thường vẫn lấy đất làm đường (ĐV).

Mất tài liệu nghi án “nắn” đường vành đai 2.5 Hà Nội? (PLVN).
- Dấu hỏi sau vụ “5.000m2 đất đền 2 triệu đồng“ ở Hà Nam (PLVN).
-  Hà Nam: Thảm cảnh người dân bị… “cướp đất”(!?) (Tầm nhìn).

(Tamnhin.net) – Thảm cảnh của những người dân bị lấy đất và bị trấn áp tưởng chừng nó chỉ có ở Văn Giang (Hưng Yên). Ai ngờ nó còn xảy ra với người dân ở làng Chuông (xã Duy Minh, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam). Gần 30 ha đất ruộng của dân bị Tỉnh thu hồi không biết để.. làm gì? Nhưng chỉ biết nó đang là “vết hằn” sâu trong mỗi cuộc đời người dân . PV tamnhin.net đã có cuộc hành trình về làng Chuông để ghi lại những sự thật này.

Cảnh trấn áp để ép dân.. nhận tiền giao đất vẫn là vết hằn sâu trong mỗi cuộc đời họ

Lợi dụng 'Tình làng nghĩa xóm" để… cướp đất của dân (!?)
Bắt đầu từ câu chuyện “Ăn đồng chia đều” ở làng Chuông (xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cách chừng 7-8 năm nay.
Chuyện là, một số hộ trong làng bị xã thu hồi khoảng chừng 30 - 40 m2 đất ruộng để xây dựng đường quốc lộ 38, số tiền này người dân bảo nhau cộng dồn tất cả lại chia đều cho 209 hộSau đó, lại đem tổng diện tích của 209 hộ còn bao nhiêu lại đem rũ ra chia lại đều . Như vậy, hộ nào cũng “có tiền”, hộ nào cũng mất chỉ vài ba m2 ruộng nhưng cả làng được “vui chung”, được ấm áp tình làng…
Cái lý lẽ thật "tình làng, nghĩa xóm" hồn nhiên ấy không ngờ, đến bây giờ nó thành cái “cớ” để các quan xã ra nghị quyết “Ăn đồng chia đều” ép dân nghe theo nhằm thực hiện mưu đồ “cướp đất”. Lần này, Dự án “Đồng Văn Xanh” của Tỉnh được phê duyệt (năm 2010) ở làng Chuông trong bối cảnh thật thê thảm. Đất nông nghiệp của 209 hộ dân bị thu hồi, hàng trăm hộ dân bị mất trắng 100% diện tích đất nông nghiệp thuộc lại quỹ đất I (2 vụ lúa, 1 vụ màu).
Nhiều cuộc họp chính quyền thôn xã đưa ra nhưng người dân nhất quyết phản đối. Không có bất kỳ ai tán thưởng cách làm này bởi lẽ, các hộ dân mất đất quá nhiều liên quan đến cuộc sống cả một gia đình.
Bất chấp các lý lẽ của dân, xã đã đưa ra Nghị quyết thì buộc dân phải thực hiện. Giữa lúc người dân không thống nhất, nhiều cuộc họp bàn nhưng không có bất kỳ một biên bản chữ ký nào của dân và trưởng thôn được ký kết.
Tuy vậy, Dự án thu hồi đất để làm gì? Người dân chỉ được thông báo chung chung, lấy xây “Khu đô thị Đồng Văn Xanh” hay Đỏ gì gì đó. Giá cả đền bù, thì.. cũng chung chung thế thôi. Chứ các loại văn bản thì không được biết
Thế nhưng, thông báo thu hồi thì là.. thu hôi. Dù nhận tiền hay không thì ruộng của dân cũng cho Doanh nghiệp xuống..phá.
Vậy là, tiền bồi thường của 209 hộ dân bị xã tự đem cộng rồi chia đều cho tất cả các hộ. Hộ mất 7-8 sào ruộng (100% diện tích) cũng được nhận tiền bồi thường bằng với hộ mất 1-2 sào.
Cả hộ nhận tiền và chưa nhận tiền đều bức xúc vì thấy mình bị.. lừa. Không còn ruộng cấy, người dân “giật gấu vá vai” từng m2 đất.
Người dân mất bao nhiêu đất đều không một ai biết gì vì nó không để lại một.. giấu vết. Người dân chỉ được nghe  thông báo bằng ..miệng và ra nhận tiền bồi thường. Vì vậy diện tích của dân “bị”dư ra gần 3000 m2 đất ước tính hơn chục tỉ đồng và tiền chênh lệch kiểu “Ăn chia đồng đều” là tất cả bao nhiêu chỉ có “quan” Huyện và Xã biết.
Dân làng Chuông đang trong bối cảnh “đói ăn mà ruộng bỏ hoang" với cái cách thu hồi và bồi thường đất “ma quái”  này. Họ đua nhau viết đơn gửi khắp nơi để tố cáo và.. đòi ruộng!
Muôn “kiểu” trấn áp, ép dân…nhận tiền
Người đầu tiên tôi gặp có tên Lê Hải Đường, đại diện cho những người dân viết đơn tố cáo. Trong khuân mặt hốc hác, ông kể:
Ông Lê Hải Đường: Đất của dân bị thu hồi quỹ đất loại I, sao trả dân đất dịch là mấy ao sâu 5-6 m?
 “Từ khi có dự án “khu đô thị Đồng Văn Xanh”. Những cảnh cãi lộn nhau giữa các hộ dân thường xuyên xảy ra.  Chủ đầu tư là Công ty TNHH Nam Sơn lúc đầu đồng ý bồi thường với giá 47.000.000/sào ruộng và 1kg gao/m2, đất dịch vụ thì sẽ không có”.
Sau nhiều lần thỏa thuận. Người dân không đồng ý vì “số tiền bồi thường quá thấp, công ty lại đưa ra giá 18.000.000/sào thì có đất dịch vụ” ông Đường bức xúc.
Đất ruộng bị thu hồi có vị trí gần mặt đường quốc lộ, đất loại I, trung tâm của xã, vì sao đem trả đất dịch vụ cho dân bằng mấy “ao hồ” lò gạch sâu tới 4-5m cách 2km thuộc địa bàn xã Duy Hải. Nếu đem cả số tiền bồi thường của dân chúng tôi cũng không đủ để lấp đầy những ao chuông này”. Hiện tại số đất này bên xã Duy Hải cũng chưa đồng ý bán cho dự án.
Gia đình ông Đường bị mất 1,2 sào ruộng. Số ruộng này được nhà nước giao lâu dài nên ông không không nhận giá đền bù thấp và cách làm của cán bộ Huyện, Xã.
Vì không nhận tiền, cả ông và vợ đều là Cựu chiến binh (CCB) nhưng đều không được mời dự Đại hội CCB của xã, ông cũng cho biết từ ngày thu hồi đất, dân làng hay có chuyện cãi cọ nhau và rất mất đoàn kết
Hộ gia đình CCB Nguyễn Văn Tăng có hơn 7 sào ruộng với 4 khẩu, diện tích bị thu hồi hơn 5 sào đều thuộc đất nông nghiệp loại I.
 “Trước khi cán bộ thôn thông báo họp dân để công bố dự án, bí thư và phó bí thư thôn bắt lập danh sách“Ăn đồng chia đều” nhưng dân không đồng ý. Người dân chỉ được phép ký 3-4  tờ giấy gì của xã chứ không được cầm về bất kỳ loại một tờ giấy nào”.
Trong câu chuyện bị ngắt quãng. Cố nén nỗi nghẹn ngào, ông kể tiếp:
“Công an Huyện, Xã tập trung lùng sục ở  làng Chuông quá nhiều, một số  hộ gia đình sợ hãi đành đi nhận. Chúng tôi không muốn bán ruộng vì tiền đền bù  không đúng với chủ trương của Tỉnh”?
Ông cũng cho biết: “bà Hoài (Chủ tịch xã- PV) ký công văn thành lập tổ chia ruộng lại, đất của dân băm nát chia thành những ruộng nhỏ. Cả thôn Chuông có 15 hộ CCB không nhận tiền đền bù nên Đại hội CCB xã đều không được mời dự. Cách làm này của Xã liệu có mất đi tính dân chủ hay không” ?
Hộ gia đình ông In thì khác, con trai ông vì không nhận tiền đền bù, khi lên văn phòng xã xin xác nhận để vay vốn kinh doanh bị Chủ tịch xã Dương Thị Hoài bác bỏ với lý do: “vì không nhận tiền đền bù nên tao không ký. Mày muốn kiện đâu thì kiện…”
“họ trấn áp dân nhiều quá, phao tin dọa nạt ai không lấy tiền thì con em đi học sẽ phải về, họ dồn mọi cách để ép chúng tôi phải lấy tiền..” Ông bức xúc.
Hộ gia đình chị Tài cũng bị thu hồi 4,7 sào ruộng cấy nhưng chỉ được nhận 52.000.000đ, khi được nghe tin cán bộ thôn xã lập danh sách “Ăn chia đồng đều”, chị tá hỏa lên xã để hỏi và nộp đơn kiến nghị nhưng bị xã đuổi về hỏi thôn, chị đi hỏi cán bộ thôn thì thôn bảo lên xã…
Hộ gia đình anh Lê Thái Cung cay đắng hơn vì gia đình bị thu hồi 100 % diện tích đất ruộng = 8,8 sào. Chị Hòa, vợ anh cho biết:
“Họ đem giấy đi từng nhà dân nói ký để xác định diện tích đất. Thực chất họ lừa dân ký xong, coi như đồng ý việc Ăn đồng chia đều. Chúng tôi không định ký nhưng tối đến Công an đội mũ đeo khẩu trang đi rầm rầm khắp làng khiến nhiều người sợ hãi. Chúng tôi chỉ yêu cầu đền bù đúng giá nhà nước..”
Hộ gia đình chị Hương còn... bi đát hơn nhiều. Vừa là Đảng viên, CCB lại sống độc thân, gần 30 năm làm cán bộ truyền thanh xã. Nay vì không nhận tiền đền bù mà đúng ngày 29 tết 2012, Chủ tịch xã Dương Thị Hoài gọi chị vào phòng yêu cầu chị nghỉ việc để suy nghĩ. Khi nào nhận tiền thì đi làm tiếp.
Hộ bà Nguyễn Thị Loan mất gần 4 sào (100%) diện tích), bà Loan kể:
Gia đình tôi chưa nhận nhưng có 1 công an huyện đến tận nhà.. Ngày 5-6  tết 2012 tôi đi nhận phải ký 5 loại giấy tờ, hỏi sao ký lắm thế? Họ trả lời: Ký để lấy tiềnLúc đầu họ bảo tôi ký 77 triệu đồng nhưng lúc nhận thì đưa 47 triệu đồng, họ nói bớt hơn 30 triệu để chia cho hộ khác”.
Bà cũng cho rằng:  “Thời cha ông chúng tôi được chia 2 miếng đất %= 144m2, đất này còn gọi là đất rau xanh trồng lúa, hoa màu cho năng xuất. Trưởng thôn Tam nhiều lần thắc mắc đất % cho dân thì họ hứa trả gần khu vực Dự án nhưng sau lại trả ở ao hồ xã khác. Hiện cả thôn còn 49 hộ dân vẫn chưa nhận tiền..”
Cuộc sống của những người dân làng Chuông đang trong tình cảnh “dở khóc dở cười” với Dự án của Tỉnh. Cảnh trấn áp ép dân nhận tiền giao đất của các cơ quan công quyền giờ đây vẫn đang là một vết hằn.. sợ hãi suốt cuộc đời họ…
Bài tiếp: Những thủ đoạn “cướp đất” của dân (!?)


Bộ TNMT vào cuộc vụ 2 triệu đồng/5000m2 đất(Tamnhin.net) - Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) vừa cử đoàn công tác về làm việc tại tỉnh Hà Nam xung quanh vụ “Thu hồi 5.000m2 đất đền bù 2 triệu đồng”.
 
Dự án 'Thanh Hà Cienco5' lại lừa nhà đầu tư ?(Tamnhin.net) - Hàng chục khách hàng mua dự án Thanh Hà Cienco5 lại vừa phải ngậm “trái đắng” khi nộp hàng chục tỷ đồng để nhận dự án “ma”.

- Sửa đổi Luật Đất đai: Đừng chần chừ ! (NLĐ).  

- Ý kiến trái chiều quanh việc lùi thời hạn trình Luật đất đai sửa đổi (Tầm nhìn).  - Cần sớm sửa Luật Đất đai (TP).


- 3 lần khỏa thân giữ đất (ĐV).
- Sửa Luật Đất đai: Tình hình cấp bách lắm rồi! (ĐV).

--Thủ tướng: 'Sẽ sửa đổi những chính sách đất đai bất cập' (VnEx 16-5-12)
Cưỡng chế là hạ sách! (PetroTimes 16-5-12) -- Báo của ông Nguyễn Như Phong nhiều khi cũng "can đảm" lắm, chỉ trừ khi có ai đụng đến ông Đinh La Thăng là ông "cự" liền!


- 75.000ha đất rừng của lâm trường quốc doanh bị tranh chấp (SGTT).

 
- ĐẤT, RỪNG ĐỒNG NAI ĐÃ RƠI VÀO TAY AI? – BÀI 2: Gần 200 ha đất rừng rơi vào tay tư nhân (PLTP). -- ĐẤT, RỪNG ĐỒNG NAI ĐÃ RƠI VÀO TAY AI? – BÀI 1: Rừng phòng hộ biến thành vườn quýt, cao su. – Giải quyết tình trạng dân xâm lấn đất rừng của lâm trường: Tìm tiếng nói chung (Tin tức).

Tổng số lượt xem trang