Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Dân Văn Giang 'muốn thu hẹp dự án'


Đại diện Bộ Ti nguyn  Mi trường tiếp dn Văn Giang
Đại diện Bộ Tài nguyên – Môi trường nói sẽ chuyển thông tin cho Bộ trưởng
Một số người dân phản đối dự án Ecopark ở tỉnh Hưng Yên đã đến trụ sở Bộ Tài nguyên – Môi trường để xin “đối chất” với Bộ trưởng hôm thứ Ba 26/6.
Mới đây trong phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói “nếu được yêu cầu”, ông sẵn sàng đối thoại với người dân ở huyện Văn Giang, nơi đã xảy ra cuộc cưỡng chế gây tranh cãi.

Tuy vậy, được biết chỉ có hai cán bộ ra tiếp khoảng 300 người dân và nói sẽ chuyển thông tin cho Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang.
Một người dân tham gia buổi gặp hôm nay nói với BBC rằng có hơn 50% hộ gia đình ở ba xã liên quan – Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao – không muốn bán ruộng.
“Chúng tôi mong dự án thu hẹp lại. Nhà đầu tư đã mua đất đến đâu rồi thì cứ sử dụng, còn lại là những người chỉ cần đất thôi.”
Người này, muốn giấu tên vì lý do an toàn cho gia đình, nói họ “chỉ biết tiếp tục chờ đợi”.
”Như đợt cưỡng chế vừa rồi, dân làm sao đọ được với chính quyền. Người dân theo luật, mà chính quyền lại không theo,” người này cáo buộc.
'Chỉ cần giữ đất'
Một người dân khác ở xã Xuân Quan tham dự buổi làm việc sáng thứ Ba nói “không ai hỏi đến dân từ bao năm”.
“Chính quyền cứ phá là phá, ở trên thì bảo chờ, nhận đơn mà có giải quyết đâu,” người dân bức xúc.
Những người nói trên đều không muốn nêu tên với lý do sợ bị chính quyền “trả thù”.

Các quảng cáo về Ecopark mô tả một không gian 'hiện đại, đẳng cấp cao và nhiều màu xanh'.
Một người cho hay sau một vài lần trả lời phỏng vấn, điện thoại di động của bà “bị mạng Viettel cắt trong ba ngày”.
Người dân dự buổi gặp ở Bộ Tài nguyên – Môi trường nói với BBC rằng họ “chỉ cần giữ đất”.
“Chúng tôi chỉ cần họ thu hẹp dự án, 300, 200ha cũng làm được, nhưng họ không chịu,” người này bày tỏ quan điểm.
Dự án Ecopark đã trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.
Trang web chính của Ecopark quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.
Trang web này cũng cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của Chính phủ, công ty Đầu tư Bất động sản Việt Hưng (Vihajico) đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu đôla để "hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân".
Tuy vậy, những người dân phản đối ở đây nói vẫn còn “hơn 50%” hộ gia đình không đồng ý.

@-Dân Văn Giang 'muốn thu hẹp dự án'- Dân Văn Giang ‘muốn thu hẹp dự án’  —  (BBC).
Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ Văn Giang
Thúc giục 'thiện chí' trong vụ Văn Giang
Công an Hưng Yên hoãn làm việc với VOV

. Hoá nghèo sau khi giao đất
08:16 ngày 25.06.2012
SGTT.VN - Điệp khúc “giải toả – tạm cư” đang lặp lại tại TP.HCM. Phía sau không ít những công trình, những dự án, nhiều hộ dân đang phải chịu cảnh sống tạm trong những căn nhà tạm dột nát, tồi tàn, không biết đến tương lai.

Các tổ chức phi chính phủ tham gia cải cách xã hội ở Quảng Đông

Chính quyền tỉnh Quảng Đông vừa ra một quy định mới về việc sử dụng các tổ chức phi chính phủ vào việc quản lý một số dịch vụ xã hội. Đây là một phần trong chính sách cải cách xã hội nhằm thúc đẩy việc phát triển đời sống cộng đồng ở tỉnh Quảng Đông. Hành động này cho thấy lãnh đạo tỉnh vẫn đi đầu trên con đường cải cách ở Trung Quốc.
Theo hãng tin Ý AsiaNews hôm qua, 25/06/2012, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã đề ra một cơ chế giao cho các tổ chức phi chính phủ thực hiện một số dịch vụ, như trợ giúp pháp lý hay nghiên cứu chính sách. Đây là một phần trong các chính sách cải cách xã hội nhằm thúc đẩy việc phát triển đời sống cộng đồng ở tỉnh Quảng Đông.
Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ thay đổi nói trên. Được xem là một nhân vật có xu hướng cải cách, đối nghịch với những gương mặt bảo thủ như cựu lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai, ông Uông Dương đã tránh cho những khủng hoảng xã hội trong tỉnh của ông biến thành bạo loạn đẫm máu của quần chúng, nhờ biết cách giải quyết dân chủ, khác với những nơi khác.
Như trường hợp của làng Ô Khảm, nơi mà người dân đã nổi dậy chống các quan chức địa phương tham nhũng, thối nát. Sau nhiều tháng biểu tình phản kháng, dân Ô Khảm đã giành thắng lợi, nhờ có sự yểm trợ của chính quyền tỉnh, được tự do bầu trực tiếp người lãnh đạo mới.
Vụ Ô Khảm được xem như là thắng lợi cá nhân của ông Uông Dương, và nay vị bí thư Quảng Đông có vẻ như muốn đẩy mạnh hơn nữa cải cách xã hội trong tỉnh của ông.
Theo AsiaNews, các chuyên gia và các giới chức cho rằng cơ chế mới sẽ giúp gia tăng trọng lượng của các tổ chức phi chính phủ, nhưng họ cũng cảnh báo là một số nhóm nào đó có thể thông qua việc tài trợ cho các hoạt động của những tổ chức đó để thực hiện quyền kiểm soát.
Từ nhiều năm qua, các trí thức và các nhà hoạt động xã hội (cả Trung Quốc lẫn nước ngoài) đã hối thúc Bắc Kinh tự do hóa một cơ chế mà hiện nay còn rất phức tạp và bị hạn chế gắt gao. Họ lập luận rằng, các tổ chức phi chính phủ có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong việc xây dựng xã hội. Nhưng chính quyền Cộng sản thì vẫn sợ mất quyền kiểm soát. Thành ra, Nhà nước cứ quản lý các tổ chức đó như một ông chủ, kiểm soát mọi hoạt động của họ.
AsiaNews trích lời một chuyên gia của Đại học Tôn Trung Sơn cho rằng việc mời các tổ chức phi chính phủ tham gia cải cách quản lý xã hội cho thấy là chính quyền tỉnh Quảng Đông biết lắng nghe dân chúng, nhưng cần phải chờ xem việc này trên thực tế được thực hiện như thế nào.
Theo lời ông Willy Wo-Lap Lam, một trong những học giả nổi tiếng nhất về Trung Hoa đương đại, bí thư Quảng Đông Uông Dương “đã làm nổi rõ sự tham gia của quần chúng trong tiến trình chính trị. Ông đã yêu cầu các viên chức của tỉnh phải khuyến khích sáng kiến và tính sáng tạo của quần chúng. Ông Uông Dương cũng nhấn mạnh rằng khi khởi đầu một tiến trình cải cách bao giờ cũng có rất nhiều trở ngại do khác biệt quan điểm, nhưng kẻ thù cần phải đánh bại đó là các nhóm lợi ích trong thượng tầng quyền lực.”
AsiaNews cũng trích lời một Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Dân sự, thuộc Đại học Quốc gia Trung Quốc cho rằng quy định mới rất có ý nghĩa, vì nó khuyến khích sự tham gia của nhân dân. Thế nhưng ông không chờ đợi là sẽ nhanh chóng có những thay đổi quan trọng. Vị giám đốc này nói: “ Ngay cả tại một tỉnh có đầu óc cởi mở như Quảng Đông, tôi cũng không nghĩ là kết quả thăm dò dư luận do các tổ chức phi chính phủ thực hiện sẽ được công bố thoải mái”.
Ấy là chưa kể nhiều tổ chức phi chính phủ khác sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử, bị xem là mầm mống gây mất ổn định chỉ vì những tổ chức đó có những hoạt động chẳng hạn như đấu tranh cho quyền của người lao động và đại diện cho công nhân trong các vụ kiện cáo đòi quyền lợi.


Những cuộc đụng độ với hàng ngàn người tham gia - những người nhập cư gốc gác Tứ Xuyên đối đầu với dân địa phương một làng ở Quảng Đông và ...


Người chồng của bà Phùng Kiến Mai, sản phụ bị cưỡng bức phá bỏ cái thai bảy tháng vì không có tiền đóng phạt khiến cho dư luận Trung ...

- Xét xử vụ tham ô tài sản chương trình Semla Phú Yên: Hoãn phiên tòa vì bị cáo… bệnh đột xuất (TT).
- Phát hiện nhiều sai phạm ở 2 trạm thu phí Quốc lộ 5 (VnMedia).
- Dân chung cư 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông tập trung đòi quyền lợi (Infonet).
- Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa (NNVN).  - “Quan chức“ đua nhau “chơi“ nhà sàn gỗ quý nơi cực Bắc (PLVN).
- Cố ý làm lộ bí mật, nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ bị bắt (NLĐ).
- Sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng: Hà Nội kỷ luật hàng chục lãnh đạo và cán bộ  (VnMedia).  – Hà Nội “bất lực” trước nhà siêu mỏng, siêu méo?!

Tổng số lượt xem trang