Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Diễn tập thực binh bắn đạn thật trên biển

QĐND Online - Sáng 31-5, Trung đoàn Pháo binh 368 (Quân khu 5) tổ chức diễn tập bắn đạn thật “Mục tiêu vận động trên biển” khu vực huyện Phù Mỹ (Bình Định). Đợt diễn tập nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện và khả năng cơ động sẵn sàng chiến đấu, trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng chiến đấu của đội ngũ cán bộ các cấp. Đặc biệt, kiểm nghiệm khả năng tăng cường phòng thủ biển đảo của Tổ quốc.

Nạp đạn chuẩn bị bắn mục tiêu vận động trên biển

Thiếu tướng Trần Quang Phương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 5 và Thiếu tướng Nguyễn Long Cáng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu cùng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự huyện, Chỉ huy Lữ đoàn Pháo binh 572 và chính quyền địa phương đến dự.

Mục tiêu bị bắn hạ

 

Tầm bắn có độ dài 7km, mục tiêu giả định là tàu địch. Trung đoàn pháo binh 368 đã hạ mục tiêu vận động cách xa 7km.

Tin, ảnh: Văn Tố

 

-@ QĐND: Diễn tập thực binh bắn đạn thật trên biển
Hải quân Việt Nam và Ấn Độ hợp tác vì hòa bình và phát triển

 

Việt Nam diễn tập bắn đạn thật trên biển

 

Diễn tập bắn đạn thật trên biển Bình Định (ảnh báo Quân đội Nhân dân)

Quân đội Việt Nam đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ biển

Tin cho hay Quân khu 5 vừa thực hiện cuộc diễn tập bắn đạn thật trong nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ biển.

Báo Quân đội Nhân dân nói cuộc diễn tập do Trung đoàn Pháo binh 368 tổ chức sáng thứ Năm 31/5 trên biển khu vực huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Đây là cuộc diễn tập bắn đạn thật với mục tiêu vận động trên biển, nhằm kiểm tra kết quả huấn luyện và khả năng cơ động sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân khu..

Báo của quân đội Việt Nam nói trọng tâm đặc biệt của cuộc diễn tập là kiểm nghiệm khả năng tăng cường phòng thủ biển đảo của Tổ quốc.

Với mục tiêu giả định là 'tàu địch' vận động cách xa 7km, pháo binh của trung đoàn 368 được nói đã bắn trúng đích, hạ mục tiêu.

Hiện diện tại buổi diễn tập có Thiếu tướng Trần Quang Phương, Chính ủy Quân khu 5 và Thiếu tướng Nguyễn Long Cáng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu.

Ngoài các cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng không thực hiện nhiều lần, quân đội Việt Nam bắt đầu tổ chức các cuộc diễn tập bắn đạn thật trên biển, được cho là tối quan trọng trong việc tăng cường năng lực phòng thủ, đối phó với các đe dọa từ tàu chiến nước ngoài.

Hoạt động này đặc biệt thu hút chú ý, khi căng thẳng đang gia tăng quanh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Căng thẳng gia tăng

Việc báo chí Việt Nam được phép đăng tải thông tin về các cuộc tập trận, diễn tập được giới chuyên gia đánh giá là cho thấy sự minh bạch ngày càng cao trong thông tin quốc phòng.

Đồng thời, đây cũng là tín hiệu mà Việt Nam đưa ra thế giới về khả năng tự phòng thủ ngày càng lớn của mình.

Tháng Sáu năm ngoái hải quân Việt Nam cũng đã diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển miền Trung ngay sau khi có việc tàu Trung Quốc gây hấn cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí PetroVietnam.

Nhiều nhà quan sát bình luận đây là động thái 'cảnh báo cứng rắn' cho quốc gia láng giềng, cho dù chính phủ Việt Nam nói đây chỉ là hoạt động thường niên.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xảy ra "xung đột quân sự" tại Biển Đông, trong khi Trung Quốc và Philippines cũng đang đối đầu quanh Bãi cạn Scarborough.

 

Pháo binh VN diễn tập phòng thủ biển -Sáng 31/5, tại vùng biển Mỹ Thọ, Phù Mỹ (Bình Định), Trung đoàn pháo binh 368 (Quân khu 5) đã tiến hành diễn tập bắn đạn thật mục tiêu vận động trên biển.

Tình huống chiến đấu giả định được đặt ra là địch tiến sát bờ biển, tiến hành phong tỏa đường biển, đường không, dùng hỏa lực không quân, tên lửa, pháo hạm tập kích vào các tuyến phòng thủ của ta, nhằm phá hoại các khu vực quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội và các trọng diểm giao thông của ta, đặc biệt trên tuyến QL1A từ Quảng Ngãi đến Quy Nhơn.

Địch tập trung hỏa lực với cường độ cao, đánh phá ác liệt vào khu vực đèo Nhông, làm tê liệt giao thông trên tuyến đường huyết mạch.
Để thực hiện mưu đồ này, địch trực tiếp đổ bộ đường biển vào vùng khu Đông Phù Mỹ, tiến công vào khu vực từ Mũi Rồng đến cửa Hà Ra.
Mục tiêu giả định tàu địch là một vật nổi làm từ vật liệu tre, gỗ, dài 20m, rộng 5m, cao 4m, dùng tàu có sức kéo 380 mã lực kéo mục tiêu bằng dây cáp có đường kính 25mm, dài 1.200m.
Sau khi sử dụng gần 100 viên đạn, 320 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn pháo binh 368 với 8 pháo 105mm đã hạ mục tiêu vận động cách xa 7km.
Đây là đợt diễn tập thực hiện theo chỉ thị của Tư lệnh Quân khu 5, dưới hình thức diễn tập chỉ huy – cơ quan 1 bên 1 cấp có thực binh, hành quân đường dài và bắn đạn thật mục tiêu vận động trên biển.
Đợt diễn tập nhằm kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện, khả năng cơ động, hợp đồng chiến đấu của đội ngũ cán bộ các cấp, kiểm nghiệm khả năng phòng thủ biển đảo của quân đội ta.
Dưới đây là một vài hình ảnh bộ đội pháo binh tiêu diệt mục tiêu trên biển:

Đài quan sát và chỉ huy của cuộc diễn tập.

Thuyết minh kế hoạch diễn tập.

Bên trong đài quan sát, cán bộ chiến sĩ đang theo dõi tình hình di chuyển của mục tiêu.

Mục tiêu giả định (tàu địch) đang di chuyển.

Các chiến sĩ Trung đoàn pháo binh 368 chuẩn bị đạn pháo.

Nạp đạn sẵn sàng chờ lệnh bắn.

Đại biểu và các cán bộ chiến sĩ làm lễ chào cờ trước khi khai pháo.

Sau đó, khẩu pháo 105mm bắt đầu tiến công mục tiêu.

Những phát đạn đầu tiên nổ quanh mục tiêu.

Dù bị công kích mãnh liệt "tàu địch vẫn ngoan cố tìm đường tháo chạy".

Sau khoảng 30 loạt bắn, tàu địch đã bị đánh chìm.

Trong cuộc diễn tập, người dân địa phương được quan sát xem ở một vị trí an toàn.

 

Người Trung Quốc không chỉ gần quân cảng Cam Ranh

(Phunutoday) - Từ chuyện thương lái Trung Quốc đến tận cảng cá, ao vườn để thu gom nông hải sản đến chuyện 'đi chợ người Việt nhưng lại toàn tiêu tiền Nhân dân tệ'... là chuyện diễn ra ngang nhiên.

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú. Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.

Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm của người Trung Quốc trị giá hàng tỉ đồng. Các bè này không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh.

Ngày 24/3, Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra 2 tàu nước ngoài CHA LE 01 và CHA LE 58 đang neo đậu trái phép khu vực vùng biển Đầm Báy, thuộc P.Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang (Khánh Hòa). Đây là hai tàu chuyên dụng nạo vét, hút bùn, có visa nhập cảnh vào VN bằng đường bộ qua cửa khẩu Móng Cái và Mộc Bài. Tuy nhiên, qua kiểm tra không có loại giấy tờ liên quan để chứng minh hoạt động của tàu.

Tại hai xã Tam Hưng và Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên bsau khi có hàng nghìn công nhân Trung Quốc ùn ùn kéo đến sinh sống... để làm lao động chân tay thi công nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Hải Phòng 1 (ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên). Con đường chạy qua xã Ngũ Lão, Tam Hưng có lúc cả trăm hàng quán mọc lên, nào bia, tạp hóa, quán ăn nhậu, karaoke, mát-xa, cà phê, nhà nghỉ... Những người đi xa về làng giật mình tưởng lạc vào phố Trung Quốc vì các biển hiệu dù quán cóc rìa làng, quán bia hơi đến khách sạn, nhà nghỉ, tường rào, nhà máy... đều ghi chữ Trung Quốc. Nhà nào, quán hàng nào cũng treo đèn lồng đỏ Trung Quốc.

Tại các chợ lớn ở Lạng Sơn như Đông Kinh, Đồng Đăng, Tân Thanh… lúc nào cũng nườm nượp khách hàng trao đổi, mua bán. Lạ lùng ở chỗ từ mua bán hàng hóa đến uống nước chè cũng có thể giao dịch bằng tiền nhân dân tệ

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm nói: “Đồng nhân dân tệ mạnh lên, mình phụ thuộc vào nó, phụ thuộc vào tỷ giá, tỷ lệ phát hành.., nhất là ta đang nhập siêu lớn như thế này. Ngoại tệ vào nhiều, ta không chủ động được. Kiểm soát bình thường đã khó, có thiểu phát, lạm phát thì càng bị động hơn”.Tại huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang), Tân Phước (Tiền Giang), Vị Thanh (Hậu Giang) thương lái Trung Quốc thông qua thương lái địa phương thu gom dứa rồi chuyển về Trung Quốc. Nhưng chỉ được một thời gian, nhiều thương lái Việt Nam đã phải khóc ròng khi thương lái Trung Quốc bỏ đi không trở lại.

Tại tỉnh Vĩnh Long, nhiều thương lái Trung Quốc cũng "núp bóng" thương lái địa phương ồ ạt thu gom khoai lang với giá cao. Nhìn thấy lợi nhuận trước mặt, nhiều xã trong huyện Bình Tân chuyển đất trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái sang chuyên canh khoai lang. Thế nhưng, thương lái Trung Quốc đột ngột giảm mua khiến giá khoai lang rớt mạnh, nông dân “chết” đứng.

Không chỉ dứa, khoai, khi có thông tin thương lái Trung Quốc mua đỉa làm thuốc, trả giá rất cao 180-200 nghìn đồng mỗi kg, thời gian qua, nhiều người dân huyện Quế Phong (Nghệ An) đã đổ xô xuống đồng săn đỉa bán lấy tiền. Nhưng cũng giống như dứa, khoai chỉ được một vài lần thu mua thương lái Trung Quốc cũng lại bỏ đi để mặc nông dân khóc dở, mếu dở không biết xử lý thế nào với cả ao dày đặc đỉa.

Ông Nguyễn Anh Dũng, giảng viên khoa sinh học Trường Đại Học Vinh cho biết: Tất cả chỉ là nghe nói họ mua về làm thuốc chứ thực hư chả ai biết thế nào. Nhưng nếu các thương lái không mua nữa sẽ ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái. Vì muốn tiêu huỷ đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết được”.

Thông tin từ năm 2010, ông Thân Văn Lợi - Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn, trên địa bàn tỉnh có ba dự án trồng rừng của ba công ty nước ngoài và liên kết với nước ngoài đã được cấp phép, gồm: Công ty TNHH một thành viên InnovGreen trụ sở tại Hong Kong, Công ty TNHH một thành viên Champion Logis của Đài Loan và Công ty Lâm nghiệp Lộc Bình (VN) liên kết Công ty Lâm trường Phái Dương Sơn của Trung Quốc.Bộ trưởng Cao Đức Phát lý giải 5, 10 năm trước đất trống đồi núi trọc của ta còn nhiều, ta khuyến khích đầu tư, nhưng nay tình hình đã khác, dân có nguyện vọng trồng rừng thì phải xem xét, còn những dự án đã cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể để tính toán, trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, môi trường, an ninh quốc gia…

-Căn cứ tàu ngầm khủng của Trung Quốc gần vịnh Bắc Bộ

(Phunutoday)-Theo thông tin từ Tân Hoa xã, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng thêm căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở Tam Á, đảo Hải Nam. Nơi đây có thể sẽ là nơi tập trung lực lượng tàu ngầm chiến lược của nước này.

Tàu đổ bộ khủng nhất Trung Quốc-Vũ khí độc chiếm Biển Đông

(Phunutoday)- Các tàu đổ bộ này không chỉ cho phép Trung Quốc đánh chiếm các đảo mà còn giúp nước này phản ứng nhanh trong vòng một ngày đêm để thực hiện cái gọi là “chiến dịch gìn giữ hoà bình”.

 

-Muốn là cường quốc biển, Trung Quốc sẽ học Nga sử dụng vũ lực?

-Biển động: Canada và vấn đề Biển Đông

James Manicom - (Viết riêng cho Globe and Mail)

 

Trung Quốc và Philippines hiện đang kình chống nhau tại Scarborough Shoal (bãi cạn Hoàng Nham) trong đợt tranh chấp mới nhất giữa các quốc gia ven biển về chủ quyền và tài nguyên trong vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Đang thay đổi tiêu điểm về phía châu Á, tranh chấp Biển Đông đương nhiên trở thành một thách đố cho Canada khi trở lại ràng buộc với khu vực này.

Mặc dù các nước bạn của Canada trong khu vực - Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ - không tuyên bố chủ quyền bất kỳ phần nào của Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], tất cả đang quan tâm về tình trạng giao tranh của Trung Quốc. Ngoài việc thách thức các tàu Việt Nam và Philippines, các tàu và máy bay Trung Quốc đã quấy rối tàu Mỹ hoạt động trong vùng biển Nam Trung Hoa. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia do đó lo ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách hạn chế sự đi lại của họ đến vùng biển Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền. Đìu khó hiểu là TQ tuyên bố số chủ quyền gần như trên toàn bộ khu vực từ vùng biển Hoàng Hải đến vùng biển ngoài khơi Indonesia, phía đông giáp Nhật Bản và Philippines.

Chính phủ Harper đã có một quyết định rõ ràng để giao dịch với các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, đang cố gắng để lợi dụng một nửa thứ hai của “Thế kỷ Á Châu.” Ottawa đã không giấu giếm khuynh hướng tập trung sự giao dịch này về mặt kinh tế như là một phần của chiến lược đa dạng hóa, ra khỏi ảnh hưởng của thị trường Mỹ.

Sự căng thẳng trong khu vực đang đe dọa lựa chọn của Ottawa. Hồ sơ ngoại giao đã có của Canada trong khu vực được tập trung vào việc hỗ trợ các sáng kiến ​​an ninh hàng hải trong khu vực Đông Nam Á. Canada có một lịch sử vận động ngoại giao trong lĩnh vực này.


 

Ngoại giao
Nguồn ảnh: canadianimmigrant.org

 

Canada đã đang giữ im lặng, tuy nhiên, trước những bùng nổ gần đây ở biển Đông Á. Sự im lặng này, nổi bật nhất tại Diễn đàn Khu vực ASEAN năm ngoái, khi các vấn đề an ninh hàng hải chi phối hẳn nghị trình. Sự im lặng của Canada lần này hoàn toàn trái ngược với những lời chỉ trích gay gắt trong các trường hợp ứng xử lệch lạc trước đây trong khu vực Đông Á: Bắc Hàn khai chiến chống lại Nam Hàn trong năm 2010 cũng như hồ sơ nhân quyền của Myanmar. Các nước bạn của Canada trong khu vực giải thích hành động của Trung Quốc như là một nỗ lực để hạn chế tự do hàng hải trong vùng biển Đông Á và làm suy yếu một trụ cột quan trọng của trật tự quốc tế.

Bất chấp những nỗ lực gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác đã tuyên bố chủ quyền trong vùng biển Nam Trung Hoa, mối quan tâm về vấn đề tự do hàng hải sẽ không giảm. Nhật Bản đang tìm hỗ trợ quốc tế càng nhiều càng tốt để giải thích luật hàng hải nhằm thay đổi ứng xử hiện nay của Trung Quốc. Logic này cũng được áp dụng vào việc ủng hộ việc Hoa Kỳ phê chuẩn Luật Biển. Các nước bạn trong vùng đàn đặt những áp lực ngoại giao ngầm đối với Canada để giải quyết sự khác biệt ngày càng tăng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và Hoa Kỳ về an ninh hàng hải và các vấn đề hàng hải trong khu vực Đông Á. Một lựa chọn cho Ottawa là ra một tuyên bố ngoại giao hỗ trợ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và nói rõ lập trường của Canada về quyền tự do hàng hải trên vùng biển trong khu vực. Ngoài một tuyên bố như vậy, Canada có thể tận dụng di sản là một đối tác đối thoại vô tư, có từ những năm 1990, một lần nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Tuy nhiên, Ottawa dường như không sẵn sàng tham gia vào vấn đề an ninh không liên hệ đến Canada, đặc biệt là những câu hỏi về vấn đề an ninh xung quanh sự nổi lên của Trung Quốc. Hơn nữa, không giống như những năm 1990, Đông Nam Á bây giờ là nơi có nhiều cuộc đối thoại về các vấn đề hàng hải, dưới sự bảo trợ của Diễn đàn khu vực ASEAN và các tổ chức khác. Canada tham gia vào cuộc đối thoại khu vực bậc hai có thể sẽ được hoan nghênh, nhưng không còn quan trọng như vai trò ngày xưa Canada đã một lần trách nhiệm.

Trung Quốc đã xã hội hóa vào một số quy tắc quốc tế có lựa chọn, nhưng giống như tất cả các quốc gia khác, TQ sẽ đi chệch hướng để phục vụ lợi ích của riêng mình, đặc biệt khi lợi ích được xem là cốt lõi đang bị đe dọa. Do đó, có thêm ủng hộ của Canada trong vấn đề ở Biên Đông cũng chẳng thay đổi được ứng xủ của Trung Quốc. Thật vậy, tuyên bố ngoại giao ủng hộ vị trí của Nhật và Mỹ về vấn về Biển Nam Trung Hoa từ Canada có thể trong thực tế, lại củng cố chủ nghĩa dân tộc đang lên tại Trung Quốc, cho rằng các nước phương Tây đang tìm cách áp đặt ý của họ lên Trung Quốc. Vì vậy, chính sách tiếp tục mơ hồ của Canada về vấn đề Biển Nam Trung Hoa, dù có khó khăn, nhưng có thể là cách tốt nhất.

© DCVOnline


 

Nguồn: Troubled waters: Canada and the South China Sea. JAMES MANICOM. Special to Globe and Mail. Published Thursday, May. 31, 2012.

Biển Đông không thể là “Thùng thuốc súng”


“Ai viết tên tôi thành liệt sĩ?”

 
QĐND - Là người sống sót duy nhất trong trận chiến đấu diễn ra ngày 10-4-1972, giữa Trung đội 2 do Trung đội trưởng Mai Quốc Ca trực tiếp chỉ huy với 3 tiểu đoàn tinh nhuệ của địch, để rồi 24 năm sau (1996) ông mới có dịp trở lại chiến trường xưa đi tìm đồng đội. Ông lặng người khi nhìn thấy tên mình khắc trên bia mộ liệt sĩ trong khuôn viên nghĩa trang - nơi những đồng đội của ông đang yên nghỉ.
 
 
McCain thăm ''Hà Nội Hilton'' 
 
-Trung Quốc muốn “hạ bệ” ảnh hưởng của đối thoại an ninh Shangri-La?
(GDVN) - Những biểu hiện, dấu hiệu lạ của quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bộc lộ điều này.

 

- Trung Quốc tuyên bố sẽ dùng vũ lực ở Biển Đông (VNMedia). - Trung Quốc: Ý đồ thúc đẩy phê chuẩn “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển” của Mỹ (Hải Dương TQ/ NCBĐ).  – Thời báo Hoàn Cầu: Cần sớm thành lập binh đoàn xây dựng ở Nam Hải (Biển Đông)(NCBĐ).  -  Trung Quốc bắt tay vào giai đoạn mới nghiên cứu chi tiết khả năng khai thác “băng cháy” tại biển Nam-Trung Quốc (biển Đông) (Kichbu).
- Mỹ sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc? (kỳ 3) (ĐV). Mỹ sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc? (kỳ 1)Mỹ sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc? (kỳ 2).  -Việt Nam bước đầu phát triển hợp tác quốc phòng với Mỹ (Infonet).
- Vì sao người dân Philippines không sợ Trung Quốc? (RFA).   – Tranh chấp Biển Đông và Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Phi (VOA).  – Tàu chiến Nhật thăm Philippines (NLĐ).  - TQ ‘khoe’ sức mạnh trong cuộc đối đầu với Philippines (Trumpet/TVN). - Lối thoái nào cho tranh chấp Philippines-Trung Quốc (VnMedia). - Manila tố Bắc Kinh cố tình thông tin sai sự thật (TT).
- Đài Loan triển khai tên lửa nhắm vào Trung Quốc(NLĐ).  - Thế giới 24h: Biển Đông hút chiến hạm (VNN).  - Tàu chiến đổ đến Tây Thái Bình Dương (TN).  - Bò đực Trung Quốc trong vòng vây: The China Bull in the Ring (IDSA).

 

- Những chiến hạm tối tân nhất thế giới đang tiến vào Biển Đông(Infonet).  - Biển Đông bị đặt dưới tầm bắn của Trung Quốc (VnMedia).   -Hải quân Trung Quốc tăng cường sức mạnh (VnMedia).  - Trung Quốc xây căn cứ không quân Thủy Môn (TT). - Đài Loan triển khai tên lửa tầm xa nhắm vào Trung Quốc? (TN).  - Biển ‘nổi sóng’, Nhật vung tiền giúp đảo quốc Thái Bình Dương (gantdaily/VNN). 
 
Trung Quốc bất lực nhìn tầu chiến Nhật tung hoành Biển Đông 
 
Trung Quốc mưu lập binh đoàn hút sạch tài nguyên Biển Đông
(Phunutoday) - Binh đoàn này sẽ bao gồm các đoàn khảo sát dầu khí, đoàn sản xuất nghề cá, đoàn xây dựng cơ sở vật chất. Các đoàn đội này cũng có cả tàu sản xuất, tàu hộ vệ vũ trang và tàu hậu cần, hình thành mạng lưới....

- Nga lần đầu bình luận về Biển Đông (BBC).

Tổng số lượt xem trang