Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Tự thiêu vì báo “lá cải”

-Người dân Việt bơ vơ không được bảo vệ trước những cái xấu trong xã hội. Hoang mang vì sự đảo lộn hệ giá trị, cái đúng, sai, xấu tốt lộn nhào. Báo chí rẻ tiền công khai đời tư khiến người dân tự tử, công an, bảo vệ thì đánh chết dân, kiểm lâm thì bảo kê cho lâm tặc, nghèo mà cô thế thì không cho nghèo, và ô Đinh La Thăng nói đúng hay sai ?...

- Tự thiêu vì báo “lá cải” (PLTP). Việc một số tờ báo đưa tin kèm theo tên thật, địa chỉ, hình ảnh về một bé gái vị thành niên có bầu đã khiến em bé và bạn trai xấu hổ, nghĩ quẩn rồi tự thiêu.

 

Thời gian gần đây, việc nhiều tờ báo phía Bắc cho ra đời hàng loạt phụ bản lá cải, giật gân và nhiều tờ báo mạng cũng đua nhau khai thác tối đa những tình tiết rẻ tiền, rùng rợn, thậm chí thô bỉ nhằm câu khách đã lên đến mức báo động.

Với trường hợp đau lòng dưới đây, không thể không đặt ra một câu hỏi: Các cơ quan quản lý báo chí đứng ở đâu trước sự hỗn loạn này?

“Con tôi nghĩ quẩn vì báo chí” 

Đầu tháng 3, một tờ báo đăng bài “Nữ sinh lớp 7 mang thai, cả thị trấn xôn xao”. Nội dung các bài báo nói về việc một bé gái 13 tuổi tên H. (Thừa Thiên-Huế) có người yêu 20 tuổi, mang thai hơn một tháng. H. bị bạn bè gièm pha và em đã nghỉ học cách đó vài tuần. Bài viết có đăng tải cả hình ảnh, họ tên, địa chỉ nhà, địa chỉ trường của cô bé. Riêng cái tựa này đã có đến 48.900 kết quả từ các báo và diễn đàn khác đăng tải lại. Có diễn đàn còn đưa nó vào mục “tin shock-tin hot”.

Đến chiều 20-5, không chịu nổi sức ép của dư luận, H. và người yêu đã cùng nhau mua xăng về tự thiêu, cả hai được hàng xóm phát hiện và đưa đi điều trị ở BV Trung ương Huế vì bỏng nặng. Cha của em H. cho biết: “Từ lúc chuyện con gái tôi mang thai lên báo, nhiều người đọc được đã đưa ra bàn tán khắp xóm khiến cả gia đình không ai dám ra khỏi nhà vì xấu hổ với làng xóm. H. phải xin nghỉ học cách đây hai tháng, vì đến trường lúc nào cũng bị bạn bè trêu chọc. Có lần nhiều học sinh khác còn kéo nhau tới xem mặt con bé khiến cháu ngượng quá bỏ lớp chạy về nhà ôm mặt khóc. Từ đó nó chẳng chịu tới trường nữa dù bố mẹ đã khuyên rất nhiều. Còn ở nhà, mấy đứa trong xóm đưa báo cho nhau đọc rồi trêu chọc nó suốt ngày khiến nó chịu không nổi nên suốt ngày rúc vào trong chăn.

Suy cho cùng cũng tại vì mấy tờ báo đã thông tin quá đáng về con tôi. Giờ chuyện bọn trẻ không chỉ trong thôn mà cả nước ai cũng biết khiến hai đứa chẳng dám vác mặt đi đâu được. Cũng vì thế, nhiều lần hai đứa nghĩ quẩn, tôi ngồi gần nghe được nên đã động viên, giải thích nhưng rồi chúng nó vẫn rủ nhau đi tự tử”.

Khi "lá cải" thành chuyện bình thường

Ông Trần Công Bình, chuyên gia bảo vệ trẻ em của Unicef Việt Nam, nhận định: Gần đây, để thu hút bạn đọc, nhiều tờ báo đã lờ đi những nguy hiểm đối với bản thân người được viết bài nói riêng hay định hướng xã hội nói chung. Các nhà báo cần được tập huấn nhằm trang bị và cập nhật những kiến thức và cách tiếp cận mới trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, những nguyên tắc, yêu cầu và kỹ năng khi làm việc với trẻ em. Đừng để trẻ em trở thành nạn nhân của phương tiện truyền thông.

Luật sư Lê Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM) bất bình: “Tôi không biết mục đích của báo chí đưa hình ảnh, tên tuổi thật, địa chỉ của nơi em học, thôn em ở lên để làm gì, bởi H. là nạn nhân thì em càng cần được bảo vệ, được che chở”. Theo ông, trong trường hợp này ba mẹ H. hoàn toàn có quyền yêu cầu các tờ báo phải giấu tên họ của em, không để địa chỉ rõ ràng để người ta biết ở nơi đó có một cô bé từng bị lạm dụng tình dục như vậy. Đặc biệt, yêu cầu các tờ báo phải rút hình ảnh của cô bé xuống hoặc phải xóa mặt đi bởi hình ảnh đó sẽ làm tổn thương rất lâu dài với em, thậm chí đến những thế hệ sau của em H. nếu sau này con em của H. đọc được những tư liệu này. Nếu không thỏa thuận được, cha mẹ H. có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu các tờ báo phải thực hiện ngay những hành vi trên, đồng thời bồi thường thiệt hại nếu có.

Luật sư Trạch cảnh báo: “Cần nói một điều là lâu nay sự việc đưa hình ảnh cá nhân lên báo mà không được sự đồng ý của họ vẫn thường diễn ra nhưng người dân của mình chưa thực hiện cái quyền mà pháp luật đã trao cho họ!”.

Bà Lê Thị Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, nói rằng nếu không chấn chỉnh sẽ còn những trường hợp tương tự. Theo bà: “Nỗi bức xúc lớn nhất của tôi lúc này là cách đưa tin của một số bài báo mang tính mỉa mai, thiếu chia sẻ, cảm thông trước một bé gái còn quá non nớt. Các báo đưa tin quá chi tiết, có báo chụp ảnh của cháu H. và cha của cháu. Tôi không hiểu báo chí đưa tin như thế để nhằm mục đích gì? Hai nạn nhân tìm đến cái chết để tránh dư luận của xã hội mà hai em không thể chịu đựng nổi. Mặc dù các em đã qua cơn nguy hiểm nhưng nỗi đau cả thể xác và tâm hồn các em có vượt qua được trong thời gian tới hay không?”.

Theo bà Lê Thị Thu, việc một số báo đưa tin như thế đã vi phạm pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em. “Tôi đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nên xem xét và kịp thời chấn chỉnh trường hợp tương tự sẽ xảy ra”.

- - Cơ quan quản lý phải có tiếng nói (PLTP).

--Ban Quản Trị web Sex Việt Nam nói về vụ phát tán clip nữ sinh ĐH Hà Nội
Đến giờ phút này thì có lẽ Clip này đã trang ngập khắp Việt Nam và không còn là cái gì bí mật nữa. Tôi mới dám lập topic kêu gọi này ( Trước đây đã lập nhưng phải xóa đi vì sợ chuyện càng lan rộng, nhưng giờ này có lẽ sẽ không còn ảnh hưởng gì đến 2 bạn nữa rồi vì Vnexpress nó đã đưa tin rồi, ai cũng lùng tìm clip cả )

Tôi cũng không biết nói gì ngoài lời xin lỗi hai bạn trẻ trong Clip. Dù BQT đã cố hết sức nhưng cũng không thể giúp gì 2 bạn.

-Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: "Không giống như Bộ trưởng Thăng nói..."
(GDVN) - Trái với phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc khẳng định: "Điều chuyển Dương Chí Dũng từ Vinalines sang làm Cục trưởng không phải là hạ cấp mà là ngang cấp".

-Cứu Vinalines, sao Bộ trưởng nỡ xem nhẹ Cục Hàng hải?

(Trái hay phải) - Chắc không phải bàn cãi nhiều, hẳn độc giả sẽ đồng ý ngay rằng trong ngày cuối cùng của tháng 5, thông tin nóng nhất trên mặt báo là việc các Bộ chính thức trả lời về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.

Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng để cứu Vinalines!


Hôm qua, đích thân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đăng đàn trả lời báo chí, khác hẳn với mấy lần trước đây khi ông nhường chỗ phát ngôn cho thứ trưởng. Tất nhiên, Bộ trưởng thì cũng phải khác, dư luận như được “mở cửa sổ thấy núi”, còn chân tướng sự việc thì sáng tỏ như trăng mười sáu, rõ là “vén sương đầu ngõ, tan mây giữa trời”.

Cách đây chục hôm, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng đã rất thật thà khi trao đổi với phóng viên, rằng "chúng tôi biết gì đâu, Bộ bổ nhiệm trong quá trình thanh tra giữ kín, không trao đổi với Bộ. Đến tháng 4, Thanh tra Chính phủ mới công bố kết luận thì Bộ đã bổ nhiệm ông Dũng từ tháng 2/2012 theo đúng các quy trình".

Nay, Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định việc bổ nhiệm đang gây tranh cãi này là đúng quy trình, thủ tục, chỉ có điều vì thời gian thực hiện quy trình thủ tục ấy quá lâu, mất toi 5 tháng, nên chẳng may 10 ngày sau khi ký quyết định bổ nhiệm, ông mới được mời sang để thông qua dự thảo kết luận thanh tra. Tức là, sự đã rồi!

Nghe lời ông Bộ trưởng, người ta mới thấy ông nhìn xa trông rộng thế nào. Còn nhớ, hồi mới nhậm chức Bộ trưởng, ông đã làm xôn xao dư luận với tuyên bố để đời: Là tư lệnh, phải cho tôi toàn quyền. Người ta chẳng biết các cơ quan chức năng có cho ông “toàn quyền” không, nhưng nghe các nhà báo kể chuyện ông “trảm tướng” ngay tại công trường, khối người cũng đã phải xuýt xoa tấm tắc.

Đến hôm nay, ông buồn rầu cho nhà báo biết, nếu được toàn quyền quyết định (như lời đề nghị ở trên chẳng hạn) thì việc bổ nhiệm đã không chậm trễ đến thế, bà con đã không hiểu lầm đến thế. Xem ra, cái quy trình “bổ tướng” rườm rà, nhiêu khê, mất thời gian hơn “trảm tướng” nhiều, nếu ông mà được toàn quyền thì xong lâu rồi kia, dư luận có muốn săm soi cũng chả được nào.

Tất nhiên, cuộc sống luôn có những người hay nghĩ nhảm rồi thắc mắc về những câu hỏi nho nhỏ mà đòi ông phải giải thích. Trước tiên, dù lười suy nghĩ nhất, thì người ta cũng thấy hình như có một sự khập khiễng giữa câu trả lời của Bộ trưởng Thăng với câu hỏi của dư luận và cả Thủ tướng đặt ra với hai bộ.

Thông báo của Văn phòng Chính phủ chỉ rõ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ báo cáo về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Trong khi ấy, người ta có thể thấy lờ mờ cái logic trong “tam đoạn luận” của Bộ Giao thông như sau: Để cứu Vinalines thì cần phải đưa ông Dương Chí Dũng ra khỏi vị trí lãnh đạo Tổng công ty này, và để đưa ông Dũng ra khỏi Tổng công ty này thì phải bổ nhiệm ông ấy làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Kết luận được rút ra: Để cứu Vinalines thì phải bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải.  

Nghe qua xem chừng cũng xuôi tai, nhưng suy tư thêm một tẹo thì mới thấy có lẽ Bộ Giao thông hiểu nhầm câu hỏi. Vì cứ coi như ông Dương Chí Dũng là nguyên nhân khiến Vinalines chòng chành sắp chìm nghỉm đi, thì tư duy thông thường cũng chỉ dừng lại ở mức cho ông ấy thôi chức Chủ tịch HĐTV là đủ, còn sau đấy ông ta làm gì, sống bằng gì lại là chuyện khác. Chấm hết. Sao tự dưng lại lòi ở đâu ra cái vụ bổ nhiệm Cục trưởng vậy kìa, ông ta có làm Cục trưởng hay thất nghiệp thì cũng đâu có ảnh hưởng gì đến Vinalines? Nói khác đi, chuyện “cứu Vinalines” chỉ liên quan đến việc cho ông Dương Chí Dũng thôi chức, chứ tuyệt không có dây mơ rễ má gì với việc bổ ông ấy làm Cục trưởng cả.

Băn khoăn nho nhỏ thứ hai, ấy là khi được hỏi về năng lực của cán bộ Dương Chí Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng không trả lời trực tiếp mà dẫn ra đánh giá chính thống của tổ chức. Theo đó, cuối năm 2010, ông Dũng còn được bầu vào Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương. Và, mà cái này mới quan trọng, khi làm quy trình bổ nhiệm thì tập thể nhận xét, đánh giá trên hồ sơ của tổ chức.

Ồ lạ nhỉ, chẳng hiểu Bộ trưởng Thăng cuối cùng định nói điều gì về năng lực của ông Cục trưởng nhỉ? Có phải ông định hàm ý rằng đánh giá chính thống của tổ chức là sai không, vì chính ông cũng nói, có tình trạng mâu thuẫn giữa Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc kéo dài trong bối cảnh cần tập trung sự đoàn kết, thống nhất cao của Vinalines để vượt qua những khó khăn thách thức. Ta có thể tin tình trạng mất đoàn kết này là có thật, vì cựu Tổng Giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc trước khi bị bắt đã mô tả rất sinh động về tình trạng này: Vinalines nó bê bết, nó sập xệ là một chuyện; đã không đoàn kết để mà làm lại còn lôi nhau ra phang nữa thì coi như nát nhè!

Ta cứ coi như Bộ thật sự chỉ biết một lỗi “mất đòan kết nội bộ” của ông Dũng khi lãnh đạo ở Vinalines đi, nhưng mâu thuẫn giữa Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc mà gây hậu quả nghiêm trọng (nếu không nghiêm trọng thì Bộ phải mất công nghĩ cách “cứu” làm gì) thì rõ là mấy ông cán bộ này có vấn đề đứt đuôi đi rồi.

Từ đấy mà suy ra, thật người ta không thể biết rút lại thì Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá như thế nào về năng lực của ông Dương Chí Dũng, đánh giá của Bộ hay của tổ chức đáng tin hơn? Nói thêm một chút nữa cho trọn vẹn, Bộ trưởng Thăng nói ông Dương Chí Dũng có tài hùng biện, làm người nghe chẳng biết nên hiểu thế nào cho phải, vì các cụ có câu nói được làm được, nhưng lại cũng ví von rằng nói thì như rồng leo…

Thắc mắc cuối cùng mà người ta muốn hỏi Bộ Giao thông, ấy là nếu Bộ đã biết ông Dương Chí Dũng là một nguyên nhân khiến Vinalines suýt chết, thì sao Bộ nỡ lòng nào chuyển ông ấy sang Cục Hàng hải. Nghe đâu Cục Hàng hải thì không to bằng Vinalines, nhưng dù gì nó cũng đường đường chính chính là một Cục, sao lại phải chịu cái số phận hẩm hiu là đón cái phần mà người ta vừa phẫu thuật cắt bỏ để cứu một con bệnh nhỉ, mà lại đón về làm lãnh đạo nữa mới khổ!

Về phần Bộ Nội vụ, hẳn nhiều người đã mừng rơi nước mắt khi nghe Thứ trưởng Trần Anh Tuấn khẳng định, những người mà chúng ta chưa phát hiện sai phạm, thì họ vẫn bình đẳng, cũng được hưởng các điều kiện, quyền lợi, đều được quyền tham gia ứng cử, bầu cử, phát biểu, đề xuất, đề nghị, triển khai các nhiệm vụ theo chức năng của mình.

Chà, liệu ta có thể mạnh dạn coi đây là một tin tốt lành không nhỉ, nghe được tin này  hẳn mấy chục triệu dân Việt Nam sẽ mở cờ trong bụng mà nghĩ tới việc đi ứng cử làm Cục trưởng. Bởi cứ theo lời ông Thứ trưởng mà suy, thì tiêu chuẩn để bổ nhiệm làm Cục trưởng chỉ đơn giản là… không vi phạm pháp luật? Ôi, nếu tiêu chuẩn giản dị như thế thì nhiều người xứng đáng lắm, thậm chí còn xứng đáng hơn ông Cục trưởng bị truy nã kia nhiều.

Đến đây, xin quý vị độc giả thử nghĩ mà xem sau câu chuyện bổ nhiệm này, ai là người đáng phải trằn trọc nhất. Riêng người viết thì cho rằng, mất ăn mất ngủ nhất sẽ phải là mấy vị lãnh đạo của Tập đoàn Sông Đà.

Nếu hồi tháng 4, Thanh tra Chính phủ cho biết đã phát hiện sai phạm hơn 10.000 tỷ tại Sông Đà thì nay, các báo đưa tin Bộ Xây dựng vừa đề xuất “cứu” nợ cho Tập đoàn này. Mà nếu các bộ cũng “cứu” theo kiểu Bộ Giao thông vận tải “cứu” Vinalines thì sao nhỉ, ôi thôi, chả dám nghĩ tiếp nữa.

Dĩ nhiên, bạn cũng đừng vội bi quan rằng các bộ ngành luôn quá mau mắn khi lắng nghe những lời kiến nghị. Một ví dụ điển hình và nóng hổi, là sau khi người ta đã mỏi cả mồm kêu mức thu nhập chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh được Bộ Tài chính dự kiến áp dụng cho năm 2014 là quá lạc hậu so với thực tế, hôm nay, nhiều tờ báo giật tít: Bộ Tài chính mời góp ý rồi bỏ ngoài tai.

Hay đây là triệu chứng của một căn bệnh mới về thính giác ở Việt Nam, mà ta có thể mượn tạm câu thành ngữ của các cụ để gọi: Chứng “điếc tai cày”!

Tam Thái


- Khi chính người bảo vệ rừng là… lâm tặc (Petrotimes).

- Nghèo mà cô thế thì… không cho nghèo (LĐ).

Từ thông tin gạo cứu đói của Chính phủ không đến được tay người nghèo xảy ra ở làng Phương Ngạn, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, chiều 29.5, phóng viên Lao Động đã trở lại làng quê này để tiếp tục làm sáng tỏ vụ việc. Tình trạng bất công bằng, bè phái, người yếu thế bị gạt ra bên lề của mọi quyền lợi... đáng tiếc vẫn đang diễn ra nơi đây.

Nghèo mà cô thế thì... không cho nghèo

Chị Đỗ Thị Huyền viết và ký vào dưới danh sách người nghèo nhận gạo cứu trợ do chính quyền xã lập: “Tôi không ký tên nhận gạo lần nào cả...”.

Lập danh sách, chữ ký giả của người nhận gạo

Tại cuộc họp của UBND xã Triệu Long ngày 3.4 về việc phân gạo cứu đói trong dịp giáp hạt đã chỉ đạo cho 18 thôn trưởng quan điểm là gạo phải đến tay những hộ không có khả năng mua gạo, hộ nghèo, hộ đau ốm. Thôn Phương Ngạn được phân bổ 850kg. Theo danh sách hộ gia đình thiếu đói nhận gạo được thôn này lập thì có 10 hộ đã ký nhận gạo.

PV Lao Động đến hộ chị Đỗ Thị Huyền - chồng chết, một mình nuôi ba đứa con trong ngôi nhà rách nát; chị Huyền cho biết chị không hề nhận được hột gạo nào hết và không hề ký nhận gạo vào danh sách. Trong khi đó, theo hồ sơ của thôn lập thì chị Huyền đã hai lần ký nhận với tổng số 1,4 tạ gạo cứu đói. Trước đó, tháng 12.2011 trong đợt cấp gạo cứu trợ thôn Phương Ngạn được phân bổ 500kg và thôn này cũng lập danh sách giả với những chữ ký giả của người nhận gạo.

Qua tìm hiểu của PV, tại Phương Ngạn còn có nhiều trường hợp nghèo đói, đau ốm bệnh tật dài ngày, neo đơn không nơi nương tựa, như bà Nguyễn Thị Vân (73 tuổi, chồng và ba con đều chết, ở một mình, đau ốm), bà Nguyễn Thị Hảo (ở một mình, đau ốm)... nhưng không có tên trong danh sách cấp gạo cứu đói lần nào cả.

Bà Nguyễn Thị Hảo nói: “Tui nghèo khổ, sống một mình, đau ốm quanh năm. Có gạo cứu đói, bí thư chi bộ và trưởng thôn nói tui được hưởng trợ cấp xã hội 180 ngàn một tháng rồi nên không có gạo cứu trợ nữa, đem bán làm đường. Nhiều người không nghèo nhưng có thân thế thì vẫn được hưởng các chế độ của người nghèo, còn nghèo như bầy tui nhưng thân cô thế cô thì cũng không được nghèo”.

Hạt lúa chịu mấy tầng chi phí?

Ông Nguyễn Văn Bão - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Phương Ngạn - cho biết: “Vụ gặt này, bí thư chi bộ và trưởng thôn Phương Ngạn đi hợp đồng thuê máy gặt, nhưng gây thiệt thòi cho người nông dân rất nhiều; mỗi sào ruộng chi phí cho chủ máy 140 ngàn đồng, nhưng mỗi sào phải chịu thêm 15 ngàn đồng cho chi phí cán bộ thôn và hỗ trợ các chủ máy gặt (không hiện đại) trong thôn... Rồi chủ máy gây khó dễ, buộc chủ ruộng phải “tiêu cực phí” mới chịu gặt...”.

PV hỏi: “Sao phải tốn chi phí “mua chuộc” cho những chủ máy mà mình không thuê?”. Ông Bão cho biết: “Theo bí thư và trưởng thôn thì nếu không thì sợ họ cắm cọc sắt trên ruộng do máy gặt hiện đại được thuê về”.

Một chuyện đau lòng khác  xảy ra ở Phương Ngạn: Các bộ lúa giống mới được làm ra với  khi được huyện, xã phân về, thì thôn Phương Ngạn cũng đem chia đều theo hộ; vậy là mỗi hộ được vài ba kílô, mang về cho gà ăn. Thông tin này do ông Bão phản ánh, và tại trụ sở xã Triệu Long, ông Lê Văn Sơn – Phó Chủ tịch xã - thừa nhận có chuyện đó, “nhưng đó là do dân nhất trí” - ông Sơn cho biết.

PV Lao Động đến nhà ông Nguyễn Văn Lân để hỏi chuyện thuê máy gặt lúa hiện đại, ông Lân nói: “khi máy chạy đến chân ruộng, lái máy bảo ruộng của bác không gặt được, rồi doạ quay máy đi nơi khác, tui nói thôi chú gắng giúp tui, rồi tui bồi dưỡng, tui nhét 50 ngàn đồng, rứa là gặt được”. Đang chuyện trò, thì một người đàn ông chạy xe máy đến nhà ông Lân, rồi to tiếng quát tháo, đòi bắt giam PV Lao Động vì tội về địa phương làm việc mà không báo cáo, xin phép bí thư chi bộ.

Những gì đã, đang diễn ra ở Phương Ngạn cho thấy tiến tình xây dựng nông thôn mới nếu vẫn kéo dài căn bệnh phong trào, hình thức thì chắc chắn không cứu vãn nổi một thực trạng làng quê của chúng ta đang tiềm ẩn nhiều bất ổn, mà sâu xa nhất vẫn là nhân tố con người.

Lâm Chí Công

-Người bị bảo vệ dân phố đánh đã tử vong
Thanh Niên
(TNO) Chiều 31.5, ông Đặng Đình Bình (41 tuổi, quê Bình Dương) đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) sau hơn một tuần điều trị do bị đánh dập sọ não. Theo điều tra ban đầu, tối 23.5, tại KP.Đông Chiêu, P.Tân Đông Hiệp, TX.
Nghi án bảo vệ dân phố đánh chết ngườiVNExpress


-Dân Trung Quốc tẩy chay thực phẩm nước mình

-

Gìn giữ giá trị văn hóa còn sót lại (TT 31-5-12)
Báo lá cải; phải làm sao?: Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son: Sẽ rút giấy phép cơ quan báo chí sai tôn chỉ, mục đích(SGGP 31-5-12)  -- Rút đi! Rút đi ông Sơn! Nhưng báo ĐS&PL thì lại chạy tít nhu vầy: "Ở Việt Nam không có báo lá cải" (NĐT 31-5-12) -- Bee.net nhảy vào:“Lá cải”, "chính thống”:-Chỉ nên nói vui bên chén trà, cốc bia (Bee.net 31-5-12)
Tác giả vở 'cây lêu': ‘Tôi sai sót nhưng tôi đúng’ (ĐV 31-5-12) -- Bà nói thế thì đúng nhưng bà sai. --
Tác giả cuốn "cây lêu" nguyên là Vụ phó thuộc Bộ GDĐT?

2.000 cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt lớp 1" (tập 1) sai chính tả sẽ bị thu hồi, NXB Đà Nẵng kiểm tra, xác định các khâu lỗi trên.

Văn học thiếu nhi - Bức tranh chưa sáng (SGGP 31-5-12)

Nữ sĩ Xuân Quỳnh: Chân thành trước hết (CAND 31-5-12)--  Báo Phụ nữ TP.HCM: Ai lá cải? Ai đơm đặt? Ai dựng chuyện?; - Báo Phụ nữ TP.HCM nên tự “soi gương”;  - Báo Phụ nữ TP.HCM “lá cải” như thế nào?  (GDVN).  - Bán báo “lá cải” tôi thấy xấu hổ quá! (CATP).  - Thế nào là báo lá cải? (Bee). - Vụ “muốn viết bài, phải chung chi”: Thái độ xấc xược, hành vi mờ ám (PLTP). - Báo Phụ nữ TP.HCM lá cải như thế nào? (PN Today).   - Thứ trưởng Bộ Công an: Báo ĐS&PL đưa tin trung thực (PN Today).

- “Tự thú” của một phóng viên viết báo “lá cải” (PLTP).  - Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son: Sẽ rút giấy phép tờ báo sai tôn chỉ, mục đích (VOV).
- Đại biểu Quốc hội bàn cách đối phó quảng cáo ‘nóng bỏng’ (VNE).  - Luật phải rõ để tránh quảng cáo trá hình (TT).
- Luật Xuất bản sửa đổi: Sẽ có Nhà Xuất bản điện tử (VnMedia).
Báo nào là lá cải?: Báo Phụ nữ TP.HCM "lá cải" như thế nào? (NĐT 30-5-12) -- Báo ĐS&PL tự khen:  “Báo Đời sống & Pháp luật đưa tin trung thực, trách nhiệm” (NĐT 30-5-12)  Sau khi báo ĐS&PL đem Tướng Nguyễn Huy Hiệu ra doạ (hôm qua), báo Phụ Nữ TP đem Bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn ra đối chất: Sẽ rút giấy phép tờ báo sai tôn chỉ, mục đích (PN 30-5-12) -- Và báo SGGP kêu ĐB Đào Trọng Thi tiếp sức: Lên tiếng phản đối báo “lá cải” là cần thiết (SGGP 30-5-12) -- Báo Pháp Luật cũng nhảy vào: Báo “lá cải” hay là “lá ngón”? (PLTP 31-5-12) Lá cải hay không lá cải?: Báo nhà nước phê nhau là 'lá cải' (BBC 29-5-12) -- Choáng váng chiêu “bôi bẩn” đồng nghiệp của một số tờ báo (NĐT 29-5-12) -- Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Tôi thấy mình bị xúc phạm" (NĐT 29-5-12) -- Người Đưa Tin (tức Đời Sống & Pháp Luật) là tờ báo bị tố. - Quy chụp và xúc phạm danh dự một cách vô văn hóa; - Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc Hội: Sự “chơi xấu” nhau của báo chí.  - Phỏng vấn ông Hà Minh Huệ Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam: Thông tin lá cải, giật gân: Tổng Biên tập phải chịu trách nhiệm (VOV).  - Tại sao lại có những ấn phẩm độc hại này? (CATP).

- Báo SGGP lên tiếng về “thảm họa báo lá cải” (Infonet). - - Phần I: Sự ra đời của báo lá cải (phỏng vấn một con sâu)Phần II: Sự ‘trưởng thành’ của báo lá cải  (ANTG/ Infonet).  – Ngăn chặn nguy cơ bị giành hết thị trường: báo Chính Thống quyết tâm đập tan báo Lá Cải  (Lê Thiếu Nhơn).  – Tự do báo chí, Internet nên được hiểu ra sao? (TCPT).

Chuyện xấu hổ cho khoa học Việt Nam: Lê Đức Thông - Kẻ "đạo văn", bôi bẩn tên các nhà khoa học Việt Nam (GD 29-5-12)“Vua” đạo văn (TT 29-5-12) -- Xin đề nghị cậu này về Bộ Y Tế làm việc với ông Cao Minh Quang.. Đồng tác giả khó chối bỏ trách nhiệm (TT 30-5-12)◄ -Đồng tác giả khó chối bỏ trách nhiệm
Tuổi Trẻ
TT - Nhiều chuyên gia cho rằng các đồng tác giả của những bài báo trong vụ Lê Đức Thông đạo văn rất khó để nói rằng mình vô can. Cơ sở nào để nói thế? Tuổi Trẻ xin được ghi lại một số ý kiến: Theo quy định, trong một bài báo khoa học gửi đến các tạp ...
Nổi tiếng vì...đạo vănTin tức 24h
“Vua” đạo văn

TT - Chỉ trong hai ngày 23 và 24-5-2012, các tạp chí chuyên ngành vật lý quốc tế đã gỡ bỏ ba bài viết của thạc sĩ Lê Đức Thông, nâng tổng số bài bị rút vì đạo văn của ông này lên đến con số 7 trong vòng hai năm.

- Vụ Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp đạo văn: Thừa nhận sai sót (TP).  - Lý Thông lý sự.  - Lê Đức Thông – Kẻ “đạo văn”, bôi bẩn tên các nhà khoa học Việt Nam(GDVN). -Bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn (TN/PLTP). – EPL rút bài của Lê Đức Thông (ĐHQG Hà Nội). – Three more retractions for Vietnamese physicists who plagiarized a plagiarized paper (Retraction Watch).  - Astrophysics retraction trail includes paper that plagiarized another already retracted for…plagiarism.

- Bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn (TN/PLTP). – Mời xem lại: EPL rút bài của Lê Đức Thông (ĐHQG Hà Nội). – Thêm ba bài của các nhà vật lý Việt Nam bị rút, do đạo văn từ một bài… đạo văn: Three more retractions for Vietnamese physicists who plagiarized a plagiarized paper (Retraction Watch).  Cả 3 bài đều của 2 tác giả Lê Đức Thông và Nguyễn Thị Thu Hương. - Astrophysics retraction trail includes paper that plagiarized another already retracted for…plagiarism.
Vụ Lê Đức Thông làm nhục giới khoa học Việt Nam: TS. Nguyễn Văn Khải: "30 năm trước, Việt Nam đã có nạn đạo văn (GD 30-5-12) -- Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bị... “lợi dụng” (GD 30-5-12) -- Ông Trần Văn Nhung phân trần

Tổng số lượt xem trang