(Tamnhin.net) - Gần ngày thương binh liệt sỹ 27/7, đến nghĩa trang liệt sỹ huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thắp hương tưởng niệm thân nhân, cảnh tượng hoang tàn, thê thảm ở nơi tôn nghiêm này khiến chúng tôi bàng hoàng, nghẹn ngào không tin nổi vào mắt mình.
Bơm kim tiêm vương vãi trên lối vào nghĩa trang |
Bãi rác phía góc trái cổng nghĩa trang |
Trước đường đi lên nghĩa trang rác bẩn, đầy rẫy vỏ nhựa, kim tiêm của con nghiện vứt bừa bãi nằm chỏng chơ trên nền xi măng. Chị tôi hét toáng lên dặn mọi người cẩn thận không thì giẫm lên kim tiêm.
Chúng tôi tìm đến nhà bảo vệ ở phía phải. Nhà im ỉm khóa. Trên lối vào nhà, vỏ trái ngô đồng khô rụng lăn lóc. Hành lang trước, bên phải, bên trái ghét bẩn, bụi bám. Phía sau là nơi để vương vãi những tấm gạch ốp đã vỡ. Trên trần đầy mạng nhện. Cánh cửa bụi bám, chứng tỏ đây là ngôi nhà không có người.
Trong buổi chiều buồn bã, chúng tôi lên nghĩa trang. Cánh cổng sắt xập xệ. Cánh phải bản lề trên đã đứt khiến hai cánh cửa sắt đóng lại trông chệch choạc chẳng nghiêm trang chút nào. Phía bên trái là một đống rác to. Lá thông khô gió thổi tạt vón lại trên lối đi. Phải vất vả mới lên được tiền sảnh.
Cánh cửa sắt xập xệ, im ỉm khóa |
Rác bẩn đủ loại vương vãi khắp nơi. Chúng tôi lên tượng đài thắp hương. Phía trái tượng đài có 4 vỏ chai thủy tinh và nhựa lăn lóc áng chừng đã được vứt từ lâu không ai dọn dẹp. Bồn hoa hai bên tượng đài trở thành nơi đựng rác. Dưới gốc cây bách tán ở hai bên tượng đài vô vàn bao ni lông, vỏ chai nhựa, rác bẩn. Gió nam thổi, rác bẩn bay vù lên khiến mẹ tôi phải lấy tay dụi mắt.
Trước tượng đài có trừ ô để trồng cây cảnh, nhưng chỉ thấy cây dại mọc um tùm. Cây xương rồng là loài cây chịu nắng hạn nhưng cũng cháy vì nắng. Cây bên phải một cành ngã xuống trông rất thểu não.
Xương rồng héo úa |
Sau khi dọn dẹp, thắp hương cho các anh húng liệt sỹ, chúng tôi đi tìm mộ chú. “Trời đất ơi! Sao hoang tàn, cỏ dại mọc thế này!?”. Mẹ tôi than vãn.
Lối đi được lát gạch nhưng cỏ dại lan cả hai bên. Những cống rãnh thoát nước, cỏ um tùm. Cỏ loán sang cả bậc tam cấp. Cỏ che lấp lối đi, che lấp phần mộ. Phải vất vả lắm, chúng tôi mới tìm được mộ chú. Mợ (vợ của chú) gào lên thảm thiết trong chiều: “Sao đến nông nỗi này. Sao khổ thế, lạnh lẽo thế anh ơi! Mẹ con xin đưa về thì anh bảo để anh nằm với đồng đội. ...Trời đất ơi!”.
Bồn hoa đã thành bồn cỏ dại |
Tôi thắp hương cho chú và đồng đội, cúi lạy xin được chụp ảnh, quay phim, ghi chép để kêu lên sự thực này không hiểu có thấu tới lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên không?
Từ cơ quan của huyện đến nghĩa trang chỉ có 3km. Chẳng nhẽ không ai đến đây!? Sao lại để nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ thành phế tích!?
Bài và ảnh: Lê Văn Vỵ
@ (Tamnhin.net) - Hà Tĩnh: Nơi yên nghỉ của anh hùng, liệt sỹ thành phế tích!
- Dương Trung Quốc: Thư ngỏ gửi Quốc hội của các công dân… chưa biết nói (VNN).
Một thời "buôn tiền" đáng nhớ! (Bee.net 17-6-12) -- P/v ông Lữ Minh Châu
Chợ đồ cũ hút hồn giới trẻ (NĐT 17-6-12)
- Tưởng niệm 13 liệt sĩ Quốc dân đảng lên đoạn đầu đài (ĐCV). - Sao khơi chuyện lăng Lenin lúc này? (BBC).
- Loạt bài về Chiến tranh Việt Nam: Chết ở Việt Nam vì độc giả (Der Spiegel/ Phan Ba). – Giấc mơ (DLB). - Buổi sáng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (ĐCV).- Loạt bài về Chiến tranh Việt Nam: Tìm Việt Cộng bằng que dò mạch nước (Der Spiegel/ Phan Ba). – PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG MỸ NHÂN LỄ KỶ NIỆM 50 CHIẾN TRANH VIỆT NAM – (www.cgi/http:/lequocquan.blogspot.com/2012/06/phat-bieu-cua-tong-thong-my-bar...">Lê Quốc Quân).
Cựu thẩm phán Đinh Văn Quế “Tự ra khỏi Đảng” lặng lẽ. - PLTP
Bà từng là đảng viên nhưng không khai điều này. Bà ra khỏi Đảng với hình thức khi chuyển sinh hoạt Đảng bà đã không nộp hồ sơ về địa phương, vì bà “tự thấy mình không còn là đảng viên”. Hình thức ra khỏi Đảng này tạm gọi là “tự ra khỏi Đảng”.
Tình trạng “tự ra khỏi Đảng” theo cách này không phải cá biệt. Tuy chưa có thống kê số lượng trên cả nước là bao nhiêu nhưng nếu thống kê đầy đủ, tôi tin không phải là hai con số. Trước đây, đảng viên bị khai trừ hoặc bị xóa tên mới không còn là đảng viên nữa. Không ai muốn ra khỏi Đảng, vì hai chữ “đảng viên” đối với công dân Việt Nam rất thiêng liêng, họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ. Còn bây giờ, một bộ phận đảng viên không còn thiết tha với Đảng nữa, khi hai chữ “đảng viên” không còn có tác dụng đối với họ thì họ tự ra khỏi Đảng. Phải chăng đây cũng là một biểu hiện của sự “suy thoái” đối với một bộ phận đảng viên?
Tự ra khỏi Đảng bằng cách không nộp giấy sinh hoạt Đảng và hồ sơ đảng viên cho tổ chức Đảng nơi mà đảng viên được giới thiệu đến sinh hoạt, gồm nhiều đối tượng như công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; cán bộ, nhân viên trong các tổ chức xã hội, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an và quân đội...
Trước đây, đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng từ nơi này đến nơi khác chỉ được mang theo “Giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng”. Thậm chí giấy giới thiệu cũng không được mang theo người vì lý do bí mật hoặc đề phòng đảng viên bị hy sinh, bị bắt..., còn hồ sơ đảng viên thì được chuyển qua đường công văn. Khi nhận được hồ sơ đảng viên, tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị mới sẽ tiến hành các thủ tục tiếp nhận đảng viên về sinh hoạt tại cơ quan, đơn vị mình. Có trường hợp đảng viên chưa kịp về cơ quan, đơn vị mới đã hy sinh…
Hiện, không biết theo quy định nào mà đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng từ nơi này đến nơi khác được mang cả giấy giới thiệu cùng với hồ sơ “gốc” của đảng viên. Vậy là đến cơ quan, đơn vị mới hoặc về địa phương nơi nghỉ hưu, nếu không muốn là đảng viên nữa hoặc “tự thấy không còn là đảng viên nữa”, họ không nộp giấy sinh hoạt và hồ sơ đảng viên là xong! Về nguyên tắc, tổ chức Đảng ở đơn vị, cơ quan mới không nhận được giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng thì dù biết chắc người này là đảng viên cũng không được công nhận là đảng viên. Còn tổ chức Đảng ở đơn vị, cơ quan cũ đã chuyển sinh hoạt Đảng cho đảng viên do mình quản lý thì hết trách nhiệm. Quản lý đảng viên như thế thì tình trạng “tự ra khỏi Đảng” sẽ ngày càng nhiều, bởi lẽ: Đảng viên đã nhiều năm công tác, nay được nghỉ hưu có tâm lý không muốn tham gia sinh hoạt Đảng; đảng viên chuyển từ cơ quan, tổ chức nhà nước ra ngoài kinh doanh cũng không muốn là đảng viên nữa, nhất là đối với những người làm việc cho các công ty, tổ chức nước ngoài! Việc “tự ra khỏi Đảng” bằng hình thức này không gây ồn ào, bởi họ không “mang tiếng” bị xóa tên hay khai trừ.
Không nộp giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng là hình thức tự ra khỏi Đảng “trong sạch” và dễ dàng nhất mà nhiều đảng viên đang áp dụng.
Đành rằng việc vào Đảng hay ra khỏi Đảng là quyền của mỗi người nhưng khi ra khỏi Đảng cũng nên đàng hoàng, minh bạch. Nếu khi vào Đảng, chi bộ làm lễ kết nạp với đầy đủ thủ tục thì thiết nghĩ, khi một đảng viên muốn ra khỏi Đảng vì lý do sức khỏe hay vì hoàn cảnh cũng nên tổ chức đàng hoàng để ghi nhận những năm cống hiến của đảng viên đó. Cạnh đó, công tác quản lý đảng viên trong trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng cũng cần xem lại để tổ chức Đảng nắm được đảng viên khi chuyển sinh hoạt từ nơi này đến nơi khác, không nên để tình trạng đảng viên “tự ra khỏi Đảng” bằng cách không chuyển sinh hoạt Đảng như hiện nay.
- Đôi vợ chồng được Bác Hồ tác thành trong Tết Độc lập (PnToday).- Khổng tử và thùng phiều bầu cử (viet-studies). Dịch từ bài: Confucius and the Ballot Box (Foreign Affair).
- Án tù cho nhân vật ‘chống chính quyền’ (BBC).
- Tổng thống bị luận tội vì cưỡng chế đất đai (TN).- Đà Nẵng ra nghị quyết: Cán bộ làm sai phải xin lỗi dân (NLĐ).
Myanmar: Her Work Isn’t Done (FP 20-6-12) -- Một bài rất khách quan về những thử thách trước mặt cho Aung San Suu Ki
-- Phỏng vấn Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Bài 7: Để tránh họa ngoại xâm: Dân phải giàu, nước phải mạnh (ĐĐK).
Tháng 6 23, 2012
Tiêu Dao Bảo Cự
Trong lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam bị chia rẽ, phân ly và đứng trước nguy cơ như hiện nay. Ai cũng mong muốn có một con đường giúp đất nước thoát khỏi thảm họa, nhưng hiện nay không chỉ có một con đường mà rất nhiều con đường, kể cả những con đường đi ngược chiều nhau.
Đảng Cộng sản chọn con đường xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước đến độc lập, tự do, hạnh phúc nhưng cho đến nay mục đích đó hãy còn xa vời. Độc lập nhưng vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Quá nhiều quyền tự do thuộc dân quyền và nhân quyền bị vi phạm. Hạnh phúc sao được khi Việt Nam vẫn là một đất nước nghèo đói với bao nhiêu thiên tai nhân họa, mà nhân họa rình rập từng ngày từng giờ với bất cứ ai, nhất là những người thấp cổ bé miệng.
Những người tự nhận là “quốc gia”, trước đây thuộc Việt Nam Cộng hòa và những người chống cộng triệt để tin rằng chỉ có lật đổ chế độ cộng sản hoặc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới có thể xây dựng lại đất nước. Họ cho rằng chế độ Việt Nam Cộng hòa ở Miền Nam trước 1975 mới là chế độ dân chủ tự do, hơn hẳn chế độ hiện nay và mơ ước “bao giờ cho đến ngày xưa”. Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản và Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chế độ dân chủ phôi thai, còn rất nhiều khiếm khuyết và sự bất tài, yếu kém của những người lãnh đạo chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thua trận và tan rã của Việt Nam Cộng hòa.
Những người yêu nước xuất thân từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn là trí thức trong cũng như ngoài nước, kể cả một số đảng viên cộng sản, thường được gọi là những “nhà đấu tranh cho dân chủ”, đã để ra nhiều công sức và tâm huyết đi tìm giải pháp cho dân tộc trước hiện tình. Bằng những bài lý luận hay hành vi đối lập với nhà cầm quyền, bằng các blog, website, bằng các cuộc vận động quốc tế, thành lập tổ chức hay không có tổ chức, phần lớn với tinh thần đấu tranh bất bạo động hay nghiên cứu các cuộc cách mạng xanh, cách mạng nhung, cách mạng hoa nhài hi vọng vận dụng vào tình hình Việt Nam… Tất cả đều đang ở giai đoạn tìm đường gay go, nhiều khi phản bác nhau và luôn phải đối phó với sự đàn áp của guồng máy độc tài toàn trị.
Con đường của nông dân, lực lượng đông đảo nhất của dân tộc vẫn là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, tiếp tục đổ mồ hôi sôi nước mắt trên ruộng đồng như cha ông vẫn làm từ ngàn xưa. Lực lượng làm ra lúa gạo, của cải nhiều nhất cho đất nước lại là những người nghèo đói thiệt thòi nhất vì lợi nhuận làm ra bị những thành phần trung gian và cơ quan nhà nước chiếm phần lớn. Cũng có những nông dân biết cách làm giàu nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nhưng chỉ là số ít. Ruộng đồng bị thu hẹp nhanh chóng do đô thị hóa và nạn cướp đất của cường hào ác bá mới. Con đường của nông dân bị mất đất chỉ còn là nhọc nhằn đau khổ lê lết đến cửa quan tìm đến nơi khiếu kiện một cách vô vọng.
Công nhân bây giờ không còn là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Họ làm việc đầy trong các khu chế xuất, khu công nghiệp hay công ty hãng, xưởng, bị chủ trong nước và nước ngoài bóc lột tối đa với đồng lương rẻ mạt. Con đường của họ là thực hiện hàng nghìn cuộc bãi công (bị gọi là bất hợp pháp) hàng năm chỉ để mong tăng được đôi chút tiền lương còm. Phần lớn họ sống lay lắt kiếp thợ thuyền trong những căn nhà trọ ổ chuột, cố dành dụm chút ít tiền bạc để tết về thăm gia đình nơi chốn quê.
Trí thức phức tạp hơn. Nổi tiếng nhất là các “trí thức phản biện”. Phản biện là tiếng nói của lương tri và tri thức trước những vấn đề chính trị – xã hội. Phản biện mạnh thì vào tù, vừa phải thì bị quản chế, chút chút cũng bị răn đe. Tất cả đều ở trong vòng kềm tỏa thui chột ý thức tự do sáng tạo và guồng máy cai trị cố biến họ thành tay sai, con hát. Những trí thức không phản biện hàng ngày cần cù làm công việc chuyên môn của mình trên các lãnh vực. (Về một phương diện, không thể cho rằng trí thức phản biện có giá trị hơn trí thức không phản biện. Chỉ riêng trong hai lãnh vực đông đảo trí thức nhất là giáo dục và y tế, dù có rất nhiều điều đáng thất vọng từ nền tảng đến hiện tượng, đội ngũ thầy cô giáo, y bác sĩ; trường học, bệnh viện đủ thứ bê bối nhưng không ai có thể phủ nhận được công sức và tâm huyết của hàng triệu trí thức trong hai lãnh vực này đang ngày đêm phục vụ cho nhân dân và giới trẻ.)
Các tầng lớp khác đều có con đường của mình. Thành phần nghèo khổ có các con đường hẹp, chỉ để giải quyết cuộc sống hàng ngày, từ các bãi rác hôi hám cho đến chợ búa, lòng lề đường chật hẹp. Chỉ quan chức tham ô và các nhóm lợi ích cấu kết quyền – tiền (không kể các doanh nhân thành đạt do làm ăn chân chính) có những con đường xanh sạch đẹp, hoa thơm cỏ xén lối thẳng cây trồng nơi những “khu dự án sinh thái” như những thiên đường trần gian nho nhỏ. Đó chỉ là những con đường cụt của sự hưởng thụ xa hoa ích kỷ trên nền tảng đau thương của toàn xã hội.
Vậy đâu là con đường Việt Nam, con đường chung cho cả dân tộc mở ra biển lớn, mở ra thế giới, mở ra tương lai huy hoàng?
Với khát vọng của toàn dân, chắc phải có con đường đó. Nhưng con đường này không thể hình thành nếu thiếu hai yếu tố cơ bản sau đây:
* Sự thông cảm, bao dung, hòa giải, đoàn kết giữa các thành phần dân tộc đối lập với chế độ độc tài toàn trị để tạo nên nội lực của dân tộc. Chỉ có nội lực của dân tộc mới chống lại được sự khống chế của chế độ độc tài toàn trị đang đưa dân tộc vào con đường huyễn hoặc. Nếu nói mâu thuẫn thời đại lớn nhất hiện nay là chế độ toàn trị đối lập với dân tộc mà dân tộc vẫn còn yếu kém thì dân tộc vẫn còn chịu thúc thủ. Nếu các thành phần của dân tộc vẫn còn khích bác, chia rẽ, thù hận nhau, không biết chấp nhận khác biệt trong tiểu tiết và phương tiện, ai cũng khăng khăng cho mình nắm được chân lý, dân tộc chỉ là những mảnh vỡ rời rạc không có chút sức mạnh. Nội lực dân tộc không chỉ cần để chống độc tài toàn trị mà còn là yếu tố quan trọng nhất để chống xâm lược từ phương Bắc, chứ không phải là dựa vào một cường quốc nào, dù trong chiến thuật, chiến lược ở từng thời điểm, đó cũng là điều quan trọng . Bài học lịch sử này của Việt Nam đã quá rõ ràng trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
* Từng người dân có ý thức, tinh thần và năng lực làm chủ vận mệnh cá nhân mình và đất nước. Ý thức để hiểu rõ, tinh thần để có lòng nhiệt thành và năng lực để biết cách biến thành hiện thực chứ không phải chỉ là ước mơ suông. Chế độ toàn trị chỉ tồn tại khi cai trị trên nỗi sợ và sự thờ ơ, bạc nhược của nhân dân. Nếu người dân từng tổ dân phố, từng xóm làng biết làm chủ thì không quan chức – cường hào ác bá nào có thể tác oai tác quái. Nếu người đi đường tuân thủ luật giao thông và biết phản ứng đúng mức, đúng luật pháp khi cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực thì những chuyện tiêu cực ngày sẽ càng ít đi. Nếu cử tri cương quyết gạch tên những ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn thì các cuộc bầu cử dân chủ giả hiệu cũng khó thành công. Và cả từng đảng viên cộng sản, từng ủy viên trung ương, từng ủy viên Bộ Chính trị, nếu có những “người cộng sản chân chính” (tạm định nghĩa là những người thực sự vì lý tưởng xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh) dám đấu tranh để thực hiện đúng mục đích lý tưởng của Đảng được đề ra giấy trắng mực đen trong cương lĩnh, thì Đảng sẽ bớt suy thoái đến mức báo động như hiện nay. Khi nói từng người là bao hàm sẽ hình thành đa số, nếu đa số nhân dân vẫn thiếu ý thức, tinh thần và năng lực làm chủ thì khát vọng cũng chỉ là ước mơ suông.
Với thực tế hiện nay, hai điều kiện trên xem ra vẫn còn nhiều thiếu sót. Ngoài sự vận động tự thân của mỗi người thì những người hoạt động chính trị xem ra không thể không quan tâm, nếu không nói là phải đặt thành trọng tâm trong chương trình hành động của mình.
Lịch sử không loại trừ những bất ngờ. Trong bầu khí xã hội bị dồn ép, không biết lúc nào bạo loạn có thể nổ ra và khi bạo loạn nổ ra, tình hình sẽ rất khó lường và kiểm soát. Sau bạo loạn, tình hình sẽ tốt hay xấu hơn cho đất nước, trả bằng giá nào, trong bao lâu, không ai có thể nói trước. Nhưng không ai có quyền hô hào bạo loạn, đẩy người khác vào con đường máu lửa trong khi mình đứng bên ngoài để hưởng lợi. Không ai được quyền nhân danh tập thể để hi sinh cá nhân trừ khi cá nhân tự nguyện. Không ai được quyền nhân danh tương lai để hi sinh hiện tại. Đó cũng chỉ là một cách “mục đích biện minh cho phương tiện” bẩn thỉu và tàn bạo của những kẻ hoạt đầu chính trị, chẳng tốt đẹp gì cho đất nước.
Phong trào Con đường Việt Nam vừa được phát động đang gây sôi nổi trong cộng đồng mạng. Những ưu khuyết điểm đang dần được cộng đồng phân tích trên nhiều khía cạnh nhưng những hoài nghi, nghi vấn cũng vẫn chưa được hoàn toàn làm sáng tỏ trong một tình hình quá ư phức tạp.
Người viết bài này có tên trong danh sách mời của những người khởi xướng phong trào. Tôi chưa nhận lời tham gia nhưng tôi chân thành chúc cho những người khởi xướng, tán thành, ủng hộ phong trào đủ khôn ngoan, sáng suốt và thiện tâm từng bước thực hiện được lý tưởng tốt đẹp của phong trào, góp phần hình thành con đường Việt Nam đích thực trong tương lai.
Đà Lạt 22/6/2012
© 2012 pro&contra
Tâm huyết một chữ "Dân" (DNSG 22-6-12) -- GS Tương Lai viết về cố thủ tướngVõ Văn Kiệt
- Làm gì để tránh “đối đầu” với dân khi giải phóng mặt bằng? (PLVN). – Giải phóng mặt bằng là nguyên nhân khiến dự án “treo” (NĐT).
- Video: 18 nông dân áo đỏ Dương Nội bị bắt bên trong trại Lộc Hà 20/6/2012 – Công An cấm dân mặc áo có Quốc Kỳ đi trên vỉa hè 19/6/2012 - TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Đất đai, nguyên lý và thước đo thực tế (Ba Sàm). Bản gốc của bài đã đăng trên báo SGTT hôm qua: Hạn chế gam màu xấu trong bức tranh thu hồi đất: làm rõ chủ sở hữu pháp lý. –Lúng túng tìm lối sửa Luật đất đai — (RFA). – Cưỡng chế đất đai là tội ác — (RFA).– Lê Quang Trung, học viên PLC ở Vũng Tàu bị Công An đàn áp (TTXVA).
- Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhận nhiệm vụ mới (VOV). Ông Trương Quang Nghĩa là Bí thư Tỉnh ủy Sơn La
Ông Thào Xuân Sùng, nguyên Bí Thư Tỉnh ủy Sơn La chuyển sang giữ chức Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương.
- VỤ “HÉ LỘ ĐƯỜNG DÂY CHẠY ÁN Ở LONG AN”: Khai trừ Đảng chánh án nhận hối lộ (NLĐ).
Nhiều dấu hiệu sai phạm tại vụ án "một củ" tại Tuyên Quang ? (14/6/2012)
Khánh Hòa: Liên quan đến phá rừng, kỷ luật hàng loạt lãnh đạo huyện
- Đình chỉ vụ án đối với nguyên thiếu tướng Trần Văn Thanh (NLĐ). Đình chỉ vụ án đối với nguyên thiếu tướng Trần Văn Thanh
(NLĐO) - Y án 36 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Phi Duy Linh về tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”
-Dân giữ xe cảnh sát gây tắc nghẽn giao thông (11/06)- Công an đánh dân, bị hàng trăm người giữ xe, chận đường (NV).
- Đình chỉ CSGT hành hung tài xế xe tải (VTC).
- Công chức Đà Nẵng “đua nhau”… cải chính hộ tịch (PLVN).
Myanmar: Her Work Isn’t Done (FP 20-6-12) -- Một bài rất khách quan về những thử thách trước mặt cho Aung San Suu Ki
This week the world is celebrating Aung San Suu Kyi’s achievements as a pro-democracy activist. Now the question is: Can she finish the job?
BY CHRISTIAN CARYL | JUNE 20, 2012
The West is celebrating Aung San Suu Kyi this week. The Burmese pro-democracy activist, the leader of the opposition National League for Democracy (NLD), has been giving speeches and receiving honors. She stopped in Oslo to pick up a belated Nobel Prize, awarded to her in absentia in 1991, when she was just beginning her long stint in house arrest. (All in all she's spent some 15 years of the past 24 in detention.) On her swing through Ireland she received prestigious awards from Amnesty International and the city of Dublin. The audience at the London School of Economics serenaded her with "Happy Birthday" on her visit there. (She has just turned 67.) On Thursday she's giving a speech to both houses of the British parliament, a privilege granted only rarely to non-Britons.
If anyone deserves such accolades, it's her. Despite years of vicious treatment meted out by Burma's generals, the Lady -- as the Burmese often refer to her -- stuck doggedly to her commitment on non-violence and pressed her demands for greater freedom for her people. The military government repeatedly urged her to go back to Britain to be with her husband and two sons there -- offers she resolutely rejected, knowing that the authorities would probably never allow her to return. She has calmly defied soldiers who leveled their guns at her and she has survived at least one overt assassination attempt. She is, without question, a brilliant moral exemplar, a member of the same family tree that includes names like Gandhi, King, Mandela, Sakharov, and Havel.
And yet there is a distinctly valedictory note to all the fanfare on this trip. Her European tour is a story of honors long and unjustly deferred. At each point along the way another circle closes, another bit of unfinished business is checked off the list. Her visit to Britain includes a long-awaited reunion in Oxford with members of her extended family. This is sure to be a bittersweet occasion.
We in the West are right to celebrate her past achievements. But in one way the rejoicing is a bit premature. The stark fact is that her native country is still a long way from achieving the democracy of which she and her colleagues have dreamed of for so many decades.
Burma has only just begun a slow and methodical transition that may or may not end up in the promised land of liberal democracy. Last year, President Thein Sein, an ex-member of the ruling junta, launched a program of tentative liberalization that has included a softening of censorship, legalization of trade unions, and freedom for hundreds of high-profile political prisoners.
That process of opening culminated on April 1 with a parliamentary by-election in which Aung San Suu Kyi and 42 of her NLD colleagues won almost all of the seats at stake. Unfortunately, that was merely a fraction of the overall seats in the national assembly, so the freshly elected NLD members are outnumbered by the government's proxies to the tune of 15 to 1. Thein Sein's reform moves can't disguise the fact that Burma is still under the control of the same old elite.
So can Aung San Suu Kyi actually change anything in her country? Now that she's in parliament, she can presumably leverage her enormous popularity among the Burmese people to push for proper reforms -- starting with the present constitution, which was drawn up under military supervision in a process denounced by many observers as a sham. She has made changing it one of her priorities.
Considering, however, that the constitution has been carefully designed to tilt the balance of power in parliament in the military's favor, that could be an uphill climb. She could, perhaps, beat the odds by finding and cultivating allies among the pro-government factions in parliament. Or she could try to shape the agenda by proposing specific reform bills that enjoy grassroots support -- easier said than done, given the current restrictions. One thing is sure: She will need all of her political skills in order to negotiate the challenges yet to come.
Such challenges no longer belong to the realm of a clear-cut struggle between the forces of good and the forces of evil. The path ahead is likely to involve many a messy compromise. This is the realm of realpolitik, not heroic moral crusades. And that is terrain in which she has, as yet, strikingly little experience.
For example, the Lady and her NLD colleagues at first refused to take the oath of office to the constitution, which they denounced as illegitimate. Undoubtedly true -- but then why take part in an election based on its rules? As it happens, there are many precedents in which political players have sworn fealty to a constitution and then proceeded to amend or revise it. The NLD newcomers ended up taking the oath anyway.
More recently, she has repeatedly warned potential investors against putting their money into her country (particularly in industries dominated by cronies of the military). This is consistent, perhaps, with her long-held policy of dissuading tourism to Burma on the grounds that foreign visitors were merely bolstering regime-friendly businesses. Clinging to such an uncompromising policy may be hard to sell to the voters back at home who are desperate for jobs.
She faces similar dilemmas in her dealings with the elite in her own country. Burma's tycoons, who got where they are by cultivating their own ties to corrupt generals, have been making overtures to the NLD leader. They could be potent allies in any push for greater political participation -- and formidable obstacles to true reform of the country's crony-ridden economy.
And what about the generals themselves? What sort of assurances should she be prepared to offer in return for progress toward democratization? Are they even willing to tolerate genuine democracy? Or do they see the NLD presence in parliament merely as a fig leaf for a Malaysian-style version of authoritarian modernization? Good luck prodding them toward the exit.
Her recent statements on the ethnic violence between Buddhists and Muslims in the province of Arakan, which has left dozens dead, suggest that she's aware of the tightrope she must walk. She could have assumed a stark moral stance by denouncing the ethnic Burman majority's pogroms against the stateless Rohingya minority, but that unpopular position would have eroded her support in the Burmese heartland, so in the end she opted for vague language about the need to change Burma's citizenship laws. However you slice it, this wasn't exactly the stuff of Mandela.'
The next general election is three years away, by which time she'll be 70. The intervening period will show whether the Lady has the political flexibility and the strategic acumen to maneuver her country into the safe harbor of democracy -- or whether her greatest achievements already lie behind her.