-Hàng nghìn tỷ đồng cho vay các DN ‘sân sau’
Hàng nghìn tỷ đồng đang được ngân hàng cho vay chính những doanh nghiệp liên quan đến ông chủ ngân hàng này.
Sự kiện một ngân hàng đẩy lãi suất huy động VND các kỳ hạn trên 12 tháng lên mức 14% trong 4 ngày (14/6 -18/6) để lại nhiều câu hỏi về khả năng thanh khoản thực sự của các ngân hàng nhóm 3 và 4 cũng như hoạt động cho vay, huy động của những ngân hàng này.
Thanh khoản tốt thì tại sao phải ‘đua’ lãi suất huy động?
Trước tiên cần đặt ra câu hỏi: Thanh khoản của ngân hàng tốt thì tại sao phải tăng lãi suất huy động lên mức cao ‘bất thường’ như vậy?Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, lượng tiền mà NHNN bơm ra thị trường từ đầu năm là ‘khủng khiếp’. Khoảng 180.000 tỷ đồng được cung qua con đường mua ngoại tệ và 60.000 tỷ đồng cho chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn. Cuối năm 2011, NHNN đã cung ứng 30.000 tỷ đồng để cứu trợ các ngân hàng mất khả năng thanh khoản.
Đây là một chỉ báo quan trọng về tính thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Các nhu cấu vốn cấp bách thường được đáp ứng ngay trên thị trường liên ngân hàng và khi mà mức lãi suất giảm có nghĩa là trạng thái vốn khả dụng của hệ thống đang dồi dào.
Xử lý nợ xấu: Ngân hàng quốc doanh tính sao?
Các ngân hàng quốc doanh đều là ngân hàng lớn, kỳ vọng sẽ tham gia vào xử lý nợ xấu hệ thống cũng đang khó khăn trong xử lý nợ xấu chính mình nếu không có cơ chế phù hợp. Cơ chế xử lý nợ xấu triển khai tùy theo từng loại nợ xấu. Nợ xấu có thể được bán cho DATC, bù đắp bằng khoản dự phòng hay xóa nợ từ ngân sách nhà nước với dư nợ cho vay theo chỉ đạo, chủ trương Chính phủ. Một phần khác cũng có thể được bán cho doanh nghiệp không phải TCTD, công ty mua bán nợ tư nhân, công ty mua bán nợ của NHTM.
Cơ chế phác thảo đã có nhưng đi sâu vào thực hiện vẫn còn nhiều băn khoăn bỏ ngỏ, cơ chế nào cho mua nợ xấu tại các ngân hàng mà Nhà nước đóng vai trò chi phối.
Nợ xấu hơn 45 ngàn tỷ đồng tại 5 ngân hàng quốc doanh
Theo tính toán của người viết, thống kê từ báo cáo tài chính tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối thì tổng nợ xấu ước khoảng 45.249 tỷ đồng. Trong đó tính đến quý I thì nợ xấu tại 3 ngân hàng thương mại cổ phần là BIDV, Vietinbank và Vietcombank là 9005 tỷ đồng, 5276 tỷ đồng và 5968 tỷ đồng. Còn Agribank tỷ lệ nợ xấu tại thời cuối quý II/2011 là 6% trên tổng dư nợ 428 ngàn tỷ, xấp xỉ 25 ngàn tỷ. Theo báo cáo thường niên 2011 của MHB thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến 31/12/2011 là 2,31% với dư nợ cho vay là 22.954 tỷ đồng, tương đương 530 tỷ đồng.Tổng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng là 31.523 tỷ đồng trong đó Agribank là 15.300 tỷ đồng, BIDV là 5.879 tỷ đồng, Vietinbank là 4.318 tỷ đồng ,Vietcombank là 5954 tỷ đồng và MHB vỏn vẹn 72 tỷ đồng. Như vậy nếu sử dụng nguồn dự phòng thì cũng chỉ bù đắp được 70% nợ xấu.Hơn nữa tỷ lệ trích lập cũng không đều giữa các TCTD. Nếu như dự phòng rủi ro tín dụng tại Vietcombank xấp xỉ 100% nợ xấu thì với Agribank, BIDV tỷ lệ trích lập chỉ đạt 61% và 65%. Còn tại Vietinbank là 81%. Với MHB trích lập dự phòng vỏn vẹn 72 tỷ đồng.Cơ chế nào với nợ xấu ngân hàng quốc doanhXử lý nợ xấu không chỉ ở việc bù đắp rủi ro tín dụng từ nguồn trích lập dự phòng mà còn cần xét hiệu quả quá trình xử lý.
Tại các quốc gia khác, để giải quyết khủng hoảng nợ xấu do ngân hàng gây ra thường Chính phủ sẽ thực hiện quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân, thực hiện giám sát hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên tại Việt Nam do chủ sở hữu ở đây là Nhà nước nên cơ chế như vậy thiếu khả thi.Hơn nữa với 2 ngân hàng Agribank và MHB chủ yếu thực hiện cho vay theo chủ trương, chính sách của Nhà nước thì khó yêu cầu các ngân hàng này thực hiện theo cơ chế thị trường. Do vậy để xử lý nợ xấu cần có cơ chế riêng với sự hỗ trợ từ Nhà nước xóa nợ bằng ngân sách.Còn với 3 NHTMCP còn lại là VCB, BIDV, Vietinbank xử lý nợ xáu cần tuân thủ quy định cũng như cơ chế thị trường, và đây là bài toán khó trong thời điểm hiện tại khi mà nợ xấu tăng khá mạnh từ đầu năm. Ví dụ VCB là ngân hàng phân loại trích lập nợ xấu theo điều 7 quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu đã tăng từ 2,03% cuối 2011 lên 2,87% vào cuối quý I/2012.Xử lý nợ xấu bằng cách nào thì tổng nợ xấu cũng sẽ không thay đổi, vẫn tồn tại như vậy trong nền kinh tế. Việc tái cơ cấu nợ chỉ giúp phân bố lại nợ xấu từ ngân hàng yếu sang ngân hàng khỏe để đảm bảo không xảy ra đổ vỡ tại bất cứ khâu nào hệ thống.Trong đó các ngân hàng lớn của quốc doanh được kỳ vọng sẽ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc mua nợ, nhận nợ từ các ngân hàng yếu kém này cũng gặp khó khăn trong xử lý nợ của chính mình. Câu hỏi được đặt ra là nợ xấu tại ngân hàng lớn sẽ chuyển cho ai?Có ý kiến cho rằng các ngân hàng lớn sẽ tự giải quyết, và có cơ chế cho phép khi nhận nợ xấu các ngân hàng sẽ không phải trích lập dự phòng rủi ro ngay lập tức. Tuy nhiên cơ chế như vậy nếu không được kiểm soát cẩn thận sẽ dẫn tới tình trạng ngân hàng hoán đổi nợ xấu để giảm tỷ lệ nhưng bản chất nợ xấu không thay đổi, không được tái cơ cấu xử lý.Có lẽ với khoản nợ xấu tại 3 ngân hàng quốc doanh lớn này thì cơ chế “tự xử lý” được coi là hợp lý hơn cả. Trước hết yêu cầu các ngân hàng trích lập đầy đủ hơn với khoản nợ xấu theo phương pháp định tính. Tiếp đó để ngân hàng hoạt động nhưng chỉ tiêu kinh doanh cần phù hợp hơn để ngân hàng có thể sử dụng lợi nhuận kinh doanh bù đắp dần khoản nợ xấu còn tồn tại.Với điều kiện kinh doanh hiện tại mà vẫn yêu cầu mức lợi nhuận kinh doanh cao thì sẽ ép các ngân hàng phân loại nợ xấu theo hướng trích lập thấp để đảm bảo chỉ tiêu. Như vậy nợ xấu sẽ không giảm mà còn lớn dần theo thời gian.
(Theo TTVN)
Đầu tư công yếu kém: Đề bài bí lời giải
Hai điều 'lạ' về Bộ trưởng Đinh La Thăng
Bộ trưởng Đinh La Thăng không đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội, trong khi lĩnh vực GTVT có vô vàn những điều mà dư luận bức xúc.
---
Bất cập '3 trong 1' tại các tập đoàn kinh tế nhà nước
Như trong câu chuyện giá điện, Bộ Công Thương là chủ sở hữu EVN đồng thời là người ban hành chính sách, là người kiểm soát thị trường. Hoạt động 3 trong 1 như vậy rõ ràng dẫn tới việc xung đột lợi ích nhóm khá rõ”.
GS Chu Văn Cấp nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Bản thân DNNN không minh bạch về thông tin, không minh bạch về vấn đề pháp luật cũng như chế độ báo cáo công khai không tốt… Điều này dẫn đến việc bưng bít thông tin nên khi có sự việc xảy ra thì thông tin tiêu cực ào ạt xuất hiện.
Ngoài ra, việc giám sát nội bộ của các tập đoàn, tổng công ty có vấn đề, từ giám sát đầu tư cho đến phân tích mục tiêu: Chỉ tập trung vào hoạt động giám sát về tài chính, mà giám sát này ở các tập đoàn, tổng công ty chỉ mang tính chất hành chính.
Nghĩa là chỉ giám sát cái ngọn còn gốc thì bỏ qua. Thực tiễn của những trường hợp như vụ Vinashin, Vinalines cũng cho thấy vai trò của ban kiểm soát ở các tập đoàn, tổng công ty lớn làm không hiệu quả, không thực chất, nặng tính hình thức.
“Có một số tập đoàn kinh tế nhà nước thời gian qua thua lỗ nhiều dù có nhiều cơ quan chủ quản nhưng rốt cuộc khi xảy ra thua lỗ lại không có ai chịu trách nhiệm. Ngay như Tổng Cty kinh doanh vốn nhà nước mang vốn nhà nước đi kinh doanh nhưng cũng bị lỗ nên xác định vai trò chủ sở hữu và kinh doanh vốn phải rõ”- Phó GS Nguyễn Cúc, nguyên Giám đốc Học viện khu vực I, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nói.
- Công nghiệp ô tô: các Bộ đang “đá” nhau? (VOV). – Gương hậu: Ngược chiều vun vút (VnEco).
- 93 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa trong năm 2012 (VTC).
- Đặt hàng nhưng không lấy tàu (TT).TT - Ngày 22-6, ông Cao Tuấn Dũng, phó tổng giám đốc Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin (HVS), cho biết một chiếc tàu trị giá hơn 30 triệu USD đã được nhà máy này đóng xong trong năm 2011, nhưng nhiều tháng qua chủ hàng là một hãng tàu biển lớn của Đức không nhận do khủng hoảng kinh tế.
Ông Dũng cho hay việc chủ hàng không nhận tàu khiến HVS gặp khó khăn vì bị “chôn vốn”.
Theo ông Cao Tuấn Dũng, từ tháng 9-2011 đến nay HVS không ký được một hợp đồng mới nào, trong khi năng lực của nhà máy này là mỗi năm đóng 17 tàu biển với tổng trọng tải khoảng 1 triệu tấn. “Từ năm 2010, các hợp đồng bắt đầu giảm sút. Kế hoạch năm nay HVS sẽ bàn giao cho nước ngoài 17 chiếc tàu biển, còn năm 2013 chỉ có vài hợp đồng đóng tàu đã được ký kết từ 2-3 năm trước. Nếu tình hình không khả quan, chúng tôi sẽ phải cắt giảm một lượng lớn lao động” - ông Dũng nói.
* Chiều cùng ngày, ông Võ Tân - giám đốc Công ty Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên, đơn vị trực tiếp quản lý Nhà máy đóng tàu Phú Yên (thuộc Vinashin) - cho biết trong ngày đã bán đấu giá xong 510 tấn thép đóng tàu và sắt phế liệu tại nhà máy này. Đây là số sắt thép mà nhà máy mua để đóng chiếc tàu 4.000 tấn và dự định đóng thêm hai tàu có tải trọng 4.100 tấn/chiếc cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Bình Định. Tuy nhiên, khi tàu đầu tiên với hợp đồng 70 tỉ đồng hoàn thành được khoảng 80% khối lượng thì Công ty Công nghiệp tàu thủy Bình Định “làm ngơ”, khiến Nhà máy đóng tàu Phú Yên phải ngừng đóng vì không có tiền. Kể từ cuối năm 2008 đến nay, con tàu 4.000 tấn đóng dang dở bị bỏ mặc cho mưa nắng, nước mặn ăn mòn, hầu như đã mục nát.
23/06/2012 09:37:31
ZINZIN
23/06/2012 08:50:57
BIZJNG
23/06/2012 07:33:40
- Đấu giá 510 tấn phế liệu sắt đóng tàu thuộc Vinashin (VNE).- Hàng trăm tấn sắt đóng tàu thành phế liệu (TN). - Cổ phần hóa 3 công ty thuộc Vinalines trong năm 2012 (VNE).
---Tồn kho than của Vinacomin vượt 8,5 triệu tấn
Tồn kho than cao do các hộ tiêu dùng than trong nước gặp khó khăn nên không thu mua than của công ty theo hợp đồng đã ký
--
Chuẩn bị xử quan chức đánh cờ tiền tỉCông trình hoàn thành hai năm vẫn chưa được thanh toán tiền
Doanh nghiệp vận tải vẫn "án binh bất động"
Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là thiếu vốn, lãi suất vay cao khiến kinh doanh không có lãi.Bơm tiền 'khủng khiếp': Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút (VEF 22-6-12) -- P/v Cao Sỹ Kiêm
- Phát triển CN ô tô: Đả nhau như chưởng Kim Dung (Vef).
- Ngành gạch ốp lát với cuộc chiến sinh tồn (DĐDN). - Tồn kho hơn 8,5 triệu tấn than (QĐND).
- Nỗi lo giảm phát nhấn chìm thị trường vàng (Cafef/TTVN).
TT - “Giá cá tra bây giờ có xuống tới đáy là 15.000 đồng/kg thì doanh nghiệp cũng không mua được vì tiền đâu mà mua! Nông dân chết, doanh nghiệp và ngành chế biến cá tra xuất khẩu cũng chết theo”.
- Một thời “buôn tiền” đáng nhớ! (Bee).
- Còn phụ thuộc thị trường Trung Quốc, nông sản còn bấp bênh (TBKTSG). - Thương lái Trung Quốc lùng gỗ quý ở miền Trung(SGTT).
Táo Trung Quốc tràn ngập thị trường
TT - Theo ghi nhận hiện trên thị trường TP.HCM, loại táo xuất xứ từ Trung Quốc đang được bày bán rất nhiều. - Chất độc trên táo Trung Quốc ở ngưỡng cho phép (VNE).
- Hà Giang: Xuất 80 tấn chè hữu cơ sang Đức (DV).- Kiểm soát chặt an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản (TTXVN).Bài 1: Đời sống nông dân bồng bềnh theo giá (SGTT). – Bài 2: Không bảo hiểm, phó mặc cho trời.Nghịch lý giá thịt lợn: Người nuôi than lỗ, dân mua đắt (VTC 23-6-12)
Thị trường bán lẻ rớt hạng thê thảm vì doanh nghiệp tự “dìm” nhau? (NĐT 23-6-12)
HANOI (AFP) - Vietnam's young, tech-savvy population is turning to the Internet to break out of an economic system stifled by decades of communist rule, leading to a boom in e-commerce.
- Bao giờ hàng hóa giảm giá? (NLĐ).
- 61.000 tỉ đồng phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 (PLTP).
- Các doanh nghiệp viễn thông nhỏ đối mặt với chi phí quá cao (GAFIN)
Kinh tế Mỹ - Để dạy học: Fed Wrestles With How Best to Bridge U.S. Credit Divide (WSJ 18-6-12)