Son Tran
Tác giả: Kirk Spitzer
Người dịch: Trần Văn Minh
11-06- 2012
TOKYO – Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã xong, Trung Quốc đã thắng và Hoa Kỳ không quan tâm nữa. Nhưng điều đó không hẳn là xấu.
Trong khi những tranh cãi về việc ai làm chủ bãi đá ngầm, đá nổi và bãi cạn ở Biển Đông có lẽ sẽ còn kéo dài, Hoa Kỳ để dành sức lực cho trận chiến quan trọng hơn: giữ các tuyến đường biển quan trọng được tự do lưu thông mà không bị quấy nhiễu.
Cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng ở một bãi cạn ngoài khơi mà cả Trung Quốc lẫn Philippines đều giành chủ quyền, tất cả đã chấm dứt vào cuối tuần này khi chính phủ Obama báo hiệu sẽ không can thiệp. Có nghĩa là, tàu tuần duyên Trung Quốc, kẻ đã đuổi chiến hạm Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough hồi tháng 4, sẽ trụ lại đó vô thời hạn, cả những tàu đánh cá và tàu khảo sát biển.
Đây là tin xấu cho các nước láng giềng. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, cùng với lượng dự trữ dầu hỏa, khí đốt khổng lồ và những tài nguyên thiên nhiên khác. Khu vực gồm quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough, những đảo nhỏ và các vũng cạn rải rác khác mà Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Indonesia và Brunei đã tuyên bố chủ quyền. Nếu Hoa Kỳ không can thiệp vào, đứng về phía Philippines, nước mà họ ký hiệp ước phòng thủ chung đã 60 năm, thì chắc chắn họ sẽ không làm như thế với bất cứ nước nào. Không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ hoặc các nước bên ngoài, thì các nước này sẽ khó có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, và phải cắt bỏ bất cứ hợp đồng khai thác nào.
Đúng thế, điều đó có thể thúc đẩy Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi mới (nhiều hơn nữa sau này), nhưng mối quan ngại lớn hơn là liệu Trung Quốc có dùng sức mạnh hải quân và không quân đang lớn mạnh để đe dọa các hoạt động trong vùng hay không. Hơn phân nửa các chuyến vận chuyển thương mại trên thế giới đi ngang qua Biển Đông, phần lớn là lượng dầu hỏa từ Trung Đông tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đông Nam Á. Chỉ với sự hăm dọa cản trở sự thông thương đó cũng đủ tạo cho Trung Quốc lợi thế đáng kể trong bất cứ cuộc tranh cãi nào.
Theo ông Donald Weatherbee, giảng sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Walker, thuộc Đại học South Carolina: “Hoa Kỳ sẽ không gửi Đệ Thất Hạm đội đến để giải quyết các vấn đề về thủy sản hay san hô ở Biển Đông, bởi vì đó không phải là lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ. Lợi ích cốt lõi quốc gia của Hoa Kỳ là tự do hàng hải. (Cho tới nay), Trung Quốc đã không làm gì chứng tỏ họ sẽ cố gắng đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác. Thời điểm mà Trung Quốc thách thức chúng ta bằng cách đó, thì vấn đề không còn là lợi ích quốc gia của Philippines hay Indonesia, mà là vấn đề lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ”.
Nhưng trong lúc Tổng thống Obama không giữ vai trò trọng tài trong các tuyên bố chủ quyền (khuyến cáo việc giải quyết trong hòa bình, bằng con đường ngoại giao – chỉ đáng làm như thế), bi kịch ở bãi cạn Scarborough cho thấy, các tranh chấp như thế không có nghĩa là Trung Quốc không phải trả giá. Sau cuộc họp với ông Benigno Aquino III, Tổng thống Philippines, tại Hoa Thịnh Đốn hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama đã nói, Hoa Kỳ sẽ tăng cường lực lượng hải quân trong khu vực và sẽ giúp các đồng minh như Philippines làm như thế (tăng cường sức mạnh hải quân).
Tới nay, Hoa Kỳ và Philippines đã đồng ý mở cửa căn cứ không quân Clark Air Base trước kia và căn cứ hải quân ở Vịnh Subic để luân chuyển binh lính Mỹ, [các tàu hải quân] thăm viếng các hải cảng và các cuộc tập trận; [Hoa Kỳ] hiến tặng 2 tàu tuần duyên quá nhiệm nữa cho hải quân Philippines; và gửi các dụng cụ ra-đa và giám sát biển để canh chừng “bọn lạ”. Mặc dù căn cứ Clark và Subic bị đóng cửa vào đầu thập niên 90, Hoa Kỳ vẫn giữ khoảng 600 lính thuộc Lực lượng Đặc biệt tại một căn cứ quân sự Philippines, ở phía nam đất nước này trong gần một thập niên.
Tất cả là một phần của việc “tái cân bằng” lực lượng quân sự Hoa Kỳ trong khu vực. Thủy quân lục chiến di chuyển tới Úc. Hoa Kỳ và Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng các căn cứ huấn luyện chung trên quần đảo Marianas. Các chiến hạm duyên hải mới tinh sẽ dùng cho căn cứ ở Singapore. Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng, điều này không liên quan tới Trung Quốc, nhưng dĩ nhiên là hoàn toàn có liên quan.
Theo ông Jeffrey Hornung, phó giảng sư tại Viện Nghiên cứu An ninh, thuộc Trung tâm Á Châu-Thái Bình Dương ở Honolulu: “Trung Quốc xem việc này là một thí dụ của chính sách bao vây, bất kể Hoa Kỳ gọi đó là gì”.
Trong khi đó, Trung Quốc chẳng có bạn bè nào liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tại Scarborough. Ngoài việc đưa tàu tuần có vũ trang và máy bay giám sát tới khu vực, Trung Quốc đã kêu gọi hủy bỏ hàng ngàn chuyến viếng thăm của du khách Trung Quốc tới Philippines, ngăn chặn các lô hàng nhập khẩu chuối từ Philippines, trị giá hàng chục triệu đô, và ngay cả hủy bỏ chuyến viếng thăm được nhiều người mong đợi của đội bóng rổ quốc gia Trung Quốc (Philippines nghèo nhưng mê bóng rổ, khó có thể biết được cách đáp trả nào mạnh bạo hơn).
Cuộc tranh chấp chắc chắn gia tăng sức mạnh cho phe diều hâu ở Nhật, nước này cũng có vấn đề với Trung Quốc trong vùng lãnh hải của họ. Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku, mà họ gọi là đảo Điếu Ngư, kể từ khi một tàu đánh cá Trung Quốc bị bắt giữ gần quần đảo này sau khi va chạm với một tàu tuần duyên của Nhật vào năm 2010. Nhật Bản đã thả tàu và thủy thủ đoàn sau khi Trung Quốc đáp trả bằng cách không bán đất hiếm [cho Nhật], hủy bỏ các chuyến du lịch tới Nhật và bắt giữ một số thương gia Nhật với cáo buộc gián điệp. (sau này Nhật Bản chấp thuận giao cho Philippines 10 tàu tuần tra, nhưng [Nhật] nói rằng không liên quan tới chuyện tranh chấp với Trung Quốc)
Về phần mình, Trung Quốc đã giảm bớt tranh cãi với Nhật Bản trong những tháng gần đây và hứa sẽ không can thiệp vào quyền tự do hàng hải của bất cứ nước nào trong khu vực Biển Đông. Và có vẻ ngu xuẩn nếu [Trung Quốc] cố làm điều này. Với tỷ lệ chi tiêu quốc phòng hai con số [so với tổng sản lượng quốc gia], Trung Quốc vẫn còn nhiều năm mới có thể thách thức được sức mạnh quân sự Hoa Kỳ và Trung Quốc biết rõ điều đó. Trung Quốc cũng chẳng được lợi gì; kinh tế Trung Quốc hoàn toàn lệ thuộc vào mậu dịch giao thương đường biển và cắt đứt bất cứ đường hàng hải nào cũng có nghĩa là tự cắt đứt chính mình.
Vì thế, Hoa Kỳ đang nói với Trung Quốc rằng họ có thể vét hết thủy sản và dầu khí trên biển mà họ muốn – nhưng chớ có ý định phong tỏa tàu bè ở đó.
Nguồn: Time
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh
- Trung – Nga: Cuộc hôn nhân vì lợi! (TVN).
- Hợp tác quân sự, nhân quyền giữa Mỹ, Việt Nam (VOA).
- Cơ hội, chiến lược và dự báo về ngành công nghiệp Quốc phòng Việt Nam năm 2016: The Vietnamese Defense Industry Market Opportunities and Entry Strategies, Analyses and Forecasts to 2016 (SBWire).
“Nhưng điều đó không hẳn là xấu”.*Nghiả là HK đã đạt được mục đích:-Bộ mặt “ỷ lớn hiếp bé” bất chấp công luận thế giới của đại Hán đã lộ…-Khối ĐNA đã nhận ra sự “hiện diện” cần thiết của HK trong vùng (Phi mở lại hai căn cứ cũ…)-VN ít ra không còn “ba hoa” nhiều về thế 16 chữ với đồng ái phương Bắc; cảng Cam Ranh được nhấn mạnh – qua chuyến thăm vừa qua cùa BT/QP Mỹ – không hẳn trong tầm ngắm của Tàu mà phải được QT hóa thật sự…nếu muốn kiếm chút lợi lạc (không phải lợi lộc) với Mỹ và Thế giới…(sau thất bại với ẤN về khai thác dầu, VN đang mở hướng cộng tác với Nhật mà không phải Tàu…)Lập trường này của Mỹ đã khiến cho người Việt yêu nước suy nghĩ về vai trò của người Dân phải làm gì ? thay vì để cho cái đảng csvn ăn hại xưa nay tiếp tục thao túng Đất Nước…*
Ai bảo Mỹ không…thâm !
TimeTác giả: Kirk Spitzer
Người dịch: Trần Văn Minh
11-06- 2012
TOKYO – Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã xong, Trung Quốc đã thắng và Hoa Kỳ không quan tâm nữa. Nhưng điều đó không hẳn là xấu.
Trong khi những tranh cãi về việc ai làm chủ bãi đá ngầm, đá nổi và bãi cạn ở Biển Đông có lẽ sẽ còn kéo dài, Hoa Kỳ để dành sức lực cho trận chiến quan trọng hơn: giữ các tuyến đường biển quan trọng được tự do lưu thông mà không bị quấy nhiễu.
Cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng ở một bãi cạn ngoài khơi mà cả Trung Quốc lẫn Philippines đều giành chủ quyền, tất cả đã chấm dứt vào cuối tuần này khi chính phủ Obama báo hiệu sẽ không can thiệp. Có nghĩa là, tàu tuần duyên Trung Quốc, kẻ đã đuổi chiến hạm Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough hồi tháng 4, sẽ trụ lại đó vô thời hạn, cả những tàu đánh cá và tàu khảo sát biển.
Đây là tin xấu cho các nước láng giềng. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, cùng với lượng dự trữ dầu hỏa, khí đốt khổng lồ và những tài nguyên thiên nhiên khác. Khu vực gồm quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough, những đảo nhỏ và các vũng cạn rải rác khác mà Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Indonesia và Brunei đã tuyên bố chủ quyền. Nếu Hoa Kỳ không can thiệp vào, đứng về phía Philippines, nước mà họ ký hiệp ước phòng thủ chung đã 60 năm, thì chắc chắn họ sẽ không làm như thế với bất cứ nước nào. Không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ hoặc các nước bên ngoài, thì các nước này sẽ khó có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, và phải cắt bỏ bất cứ hợp đồng khai thác nào.
Đúng thế, điều đó có thể thúc đẩy Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi mới (nhiều hơn nữa sau này), nhưng mối quan ngại lớn hơn là liệu Trung Quốc có dùng sức mạnh hải quân và không quân đang lớn mạnh để đe dọa các hoạt động trong vùng hay không. Hơn phân nửa các chuyến vận chuyển thương mại trên thế giới đi ngang qua Biển Đông, phần lớn là lượng dầu hỏa từ Trung Đông tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đông Nam Á. Chỉ với sự hăm dọa cản trở sự thông thương đó cũng đủ tạo cho Trung Quốc lợi thế đáng kể trong bất cứ cuộc tranh cãi nào.
Theo ông Donald Weatherbee, giảng sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Walker, thuộc Đại học South Carolina: “Hoa Kỳ sẽ không gửi Đệ Thất Hạm đội đến để giải quyết các vấn đề về thủy sản hay san hô ở Biển Đông, bởi vì đó không phải là lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ. Lợi ích cốt lõi quốc gia của Hoa Kỳ là tự do hàng hải. (Cho tới nay), Trung Quốc đã không làm gì chứng tỏ họ sẽ cố gắng đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác. Thời điểm mà Trung Quốc thách thức chúng ta bằng cách đó, thì vấn đề không còn là lợi ích quốc gia của Philippines hay Indonesia, mà là vấn đề lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ”.
Nhưng trong lúc Tổng thống Obama không giữ vai trò trọng tài trong các tuyên bố chủ quyền (khuyến cáo việc giải quyết trong hòa bình, bằng con đường ngoại giao – chỉ đáng làm như thế), bi kịch ở bãi cạn Scarborough cho thấy, các tranh chấp như thế không có nghĩa là Trung Quốc không phải trả giá. Sau cuộc họp với ông Benigno Aquino III, Tổng thống Philippines, tại Hoa Thịnh Đốn hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama đã nói, Hoa Kỳ sẽ tăng cường lực lượng hải quân trong khu vực và sẽ giúp các đồng minh như Philippines làm như thế (tăng cường sức mạnh hải quân).
Tới nay, Hoa Kỳ và Philippines đã đồng ý mở cửa căn cứ không quân Clark Air Base trước kia và căn cứ hải quân ở Vịnh Subic để luân chuyển binh lính Mỹ, [các tàu hải quân] thăm viếng các hải cảng và các cuộc tập trận; [Hoa Kỳ] hiến tặng 2 tàu tuần duyên quá nhiệm nữa cho hải quân Philippines; và gửi các dụng cụ ra-đa và giám sát biển để canh chừng “bọn lạ”. Mặc dù căn cứ Clark và Subic bị đóng cửa vào đầu thập niên 90, Hoa Kỳ vẫn giữ khoảng 600 lính thuộc Lực lượng Đặc biệt tại một căn cứ quân sự Philippines, ở phía nam đất nước này trong gần một thập niên.
Tất cả là một phần của việc “tái cân bằng” lực lượng quân sự Hoa Kỳ trong khu vực. Thủy quân lục chiến di chuyển tới Úc. Hoa Kỳ và Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng các căn cứ huấn luyện chung trên quần đảo Marianas. Các chiến hạm duyên hải mới tinh sẽ dùng cho căn cứ ở Singapore. Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng, điều này không liên quan tới Trung Quốc, nhưng dĩ nhiên là hoàn toàn có liên quan.
Theo ông Jeffrey Hornung, phó giảng sư tại Viện Nghiên cứu An ninh, thuộc Trung tâm Á Châu-Thái Bình Dương ở Honolulu: “Trung Quốc xem việc này là một thí dụ của chính sách bao vây, bất kể Hoa Kỳ gọi đó là gì”.
Trong khi đó, Trung Quốc chẳng có bạn bè nào liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tại Scarborough. Ngoài việc đưa tàu tuần có vũ trang và máy bay giám sát tới khu vực, Trung Quốc đã kêu gọi hủy bỏ hàng ngàn chuyến viếng thăm của du khách Trung Quốc tới Philippines, ngăn chặn các lô hàng nhập khẩu chuối từ Philippines, trị giá hàng chục triệu đô, và ngay cả hủy bỏ chuyến viếng thăm được nhiều người mong đợi của đội bóng rổ quốc gia Trung Quốc (Philippines nghèo nhưng mê bóng rổ, khó có thể biết được cách đáp trả nào mạnh bạo hơn).
Cuộc tranh chấp chắc chắn gia tăng sức mạnh cho phe diều hâu ở Nhật, nước này cũng có vấn đề với Trung Quốc trong vùng lãnh hải của họ. Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku, mà họ gọi là đảo Điếu Ngư, kể từ khi một tàu đánh cá Trung Quốc bị bắt giữ gần quần đảo này sau khi va chạm với một tàu tuần duyên của Nhật vào năm 2010. Nhật Bản đã thả tàu và thủy thủ đoàn sau khi Trung Quốc đáp trả bằng cách không bán đất hiếm [cho Nhật], hủy bỏ các chuyến du lịch tới Nhật và bắt giữ một số thương gia Nhật với cáo buộc gián điệp. (sau này Nhật Bản chấp thuận giao cho Philippines 10 tàu tuần tra, nhưng [Nhật] nói rằng không liên quan tới chuyện tranh chấp với Trung Quốc)
Về phần mình, Trung Quốc đã giảm bớt tranh cãi với Nhật Bản trong những tháng gần đây và hứa sẽ không can thiệp vào quyền tự do hàng hải của bất cứ nước nào trong khu vực Biển Đông. Và có vẻ ngu xuẩn nếu [Trung Quốc] cố làm điều này. Với tỷ lệ chi tiêu quốc phòng hai con số [so với tổng sản lượng quốc gia], Trung Quốc vẫn còn nhiều năm mới có thể thách thức được sức mạnh quân sự Hoa Kỳ và Trung Quốc biết rõ điều đó. Trung Quốc cũng chẳng được lợi gì; kinh tế Trung Quốc hoàn toàn lệ thuộc vào mậu dịch giao thương đường biển và cắt đứt bất cứ đường hàng hải nào cũng có nghĩa là tự cắt đứt chính mình.
Vì thế, Hoa Kỳ đang nói với Trung Quốc rằng họ có thể vét hết thủy sản và dầu khí trên biển mà họ muốn – nhưng chớ có ý định phong tỏa tàu bè ở đó.
Nguồn: Time
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh
Cam Ranh = Vũ Khí? Cam Ranh Bay is the Prize, Are Lethal Weapons the Cost? (Defense Update 6-6-12) -- Bài nguyên bản có tựa guất gân hơn, bản dịch (và loại nhiều đạn quan trọng) rất hiền: Cam Ranh trong quan hệ Việt - Mỹ (ĐV 13-6-12) ◄
Biển Đông: Standoff in the South China Sea (Yale Global 12-6-12) --Carl Thayer
Để tránh chiến tranh Mỹ - Trung? Avoiding a U.S.-China War (NYT 12-6-12) -- Ý kiến của Anatol Lieven
- Đài Loan tổ chức trái phép hoạt động “kỳ nghỉ hè Trường Sa” (GDVN).
- Trung Quốc không còn che giấu tham vọng? (VOV).
- Trung Quốc mời Đài Loan chia chác ‘chiếc bánh dầu khí’ Biển Đông (Asia Times/ĐV).
- Mỹ cung cấp radar trên biển cho Philippines (DT).
Biển Đông: Standoff in the South China Sea (Yale Global 12-6-12) --Carl Thayer
Để tránh chiến tranh Mỹ - Trung? Avoiding a U.S.-China War (NYT 12-6-12) -- Ý kiến của Anatol Lieven
- Đài Loan tổ chức trái phép hoạt động “kỳ nghỉ hè Trường Sa” (GDVN).
- Trung Quốc không còn che giấu tham vọng? (VOV).
- Trung Quốc mời Đài Loan chia chác ‘chiếc bánh dầu khí’ Biển Đông (Asia Times/ĐV).
- Mỹ cung cấp radar trên biển cho Philippines (DT).
- Hợp tác quân sự, nhân quyền giữa Mỹ, Việt Nam (VOA).
- Cơ hội, chiến lược và dự báo về ngành công nghiệp Quốc phòng Việt Nam năm 2016: The Vietnamese Defense Industry Market Opportunities and Entry Strategies, Analyses and Forecasts to 2016 (SBWire).