Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Ngân hàng VN 'được thưởng vì sai phạm'

Ngân hàng Nhà nước bị cho rằng hạ lãi suất chưa đủ nhanh khi lạm phát giảm.

Kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam, ông Vũ Thành Tự Anh, nghi ngờ về nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng và nói Ngân hàng Nhà nước đã thưởng cho những ngân hàng làm sai.

Trả lời phỏng vấn của báo Bấm Doanh Nhân Sài Gòn, ông Tự Anh cảnh báo cách tái cơ cấu ngân hàng hiện nay đang tạo ra điều ông gọi là sự “khuyến khích ngược” trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Hồi cuối năm ngoái, Ngân hàng nhà nước quyết định Bấm sáp nhập ba ngân hàngĐệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn do các ngân hàng này gặp khó khăn về thanh khoản.

“Ba ngân hàng đầu tiên sáp nhập không những không bị mất vốn, chủ sở hữu vẫn tại vị, mà còn được Ngân hàng Nhà nước bơm thêm vốn, được BIDV hỗ trợ thanh khoản. Các ngân hàng này đã được thưởng vì làm sai”.

“Như vậy là đã dùng một sai lầm để giải quyết một sai lầm khác, mà hai cái sai lầm thì không thể tạo thành một cái đúng”, ông Tự Anh được báo này dẫn lời.

Kinh tế gia từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM cũng khuyến cáo phải giảm lãi suất mạnh hơn nữa trong bối cảnh lạm phát có xu hướng giảm.

Ba vấn đề chính đối diện kinh tế Việt nam, theo ông Tự Anh, là hiệu quả nền kinh tế kém, sản phẩm không có đầu ra, và bất ổn về chính sách/vĩ mô đang tạo ra chi phí rất lớn

“Việc thiếu mạch lạc trong chính sách từ 2007 đến nay đã khiến người dân và doanh nghiệp cố thủ”.

“Chuyện phục hồi lòng tin không thể chỉ trong một sớm một chiều, nhưng nếu có sự ổn định, minh bạch trong chính sách của Chính phủ, niềm tin sẽ dần trở lại”, ông Tự Anh nói thêm.

‘Nhóm lợi ích’

Kinh tế gia Jonathan Pincus từng làm cho UNDP tại Hà Nội.

Trong khi đó hãng thông tấn Bấm AFPmới đây có bài nhận định nỗ lực tái cơ cấu khu vực ngân hàng Việt Nam đang bị chệnh hướng do ảnh hưởng của các nhóm lợi ích.

Hiện có tới 42 ngân hàng trong nước và nhiều ngân hàng trong số này ngập lụt vì nợ xấu do cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém vay mượn quá nhiều.

Tổng số nợ của khối doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam vào khoảng 20 tỷ đôla và việc các ngân hàng siết tín dụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với khoảng 18 ngành doanh nghiệp phá sản tính từ đầu năm tới nay.

Điều chính phủ cần làm là "tiếp quản các ngân hàng yếu nhất, sáp nhập lại, bán nợ xấu và rồi bán các ngân hàng mới sáp nhập” ông Jonathan Pincus, Hiệu trưởng giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp HCM nói.

"Làm như vậy sẽ nhanh hơn và ít rủi ro hơn cho cả hệ thống. Nhưng chủ các ngân hàng sẽ cưỡng lại”, ông nói.

Để có giấy phép mở ngân hàng, một nhà ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội cho biết, người ta cần có “quen biết rất nhiều”.

Sở hữu ngân hàng mang lại bổng lộc, có thể qua tiền hoa hồng hoặc việc dễ tiếp cận tín dụng lãi suất thấp.

Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần có chủ là công ty con của các doanh nghiệp nhà nước, hoặc các nhà đầu tư có quan hệ rộng vàn là chủ của nhiều ngân hàng, lách luật qua các mánh khóe kế toán.

"Bấm Nhiều ngân hàngđang che dấu bức tranh thật về bảng cân đối kế toán và tìm cách giấu các khoản cho vay khó đòi” ông Pincus nói với hãng thông tấn AFP.

@ bbc-Ngân hàng VN 'được thưởng vì sai phạm'

 

-Tại sao điện nhập từ Trung Quốc có giá cao hơn mua trong nước?

Giá điện nhập từ Trung Quốc cao hơn nhiều giá điện mua của các doanh nghiệp sản xuất điện trong nước. Đây là thông tin được nêu trong chất vấn của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc tới Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng.

Từ thực tế “tai nghe mắt thấy” tại một số công trình thủy điện, đại biểu Quốc đã “nêu hai vấn đề có thể hiểu như sự góp ý với Bộ Công Thương nhưng cũng là sự chất vấn phản ánh ý kiến của cử tri”.

Một trong hai vấn đề đó có liên quan đến lá đơn của lãnh đạo công ty Linh Linh, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 (nơi ông Quốc vừa đi thực tế - PV), phản ánh giá điện do Bộ Công Thương và Bộ Tài chính quy định với độ chênh cao giữa giá mua của Trung Quốc và của các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa Việt Nam.

Đại biểu Quốc mở ngoặc giải thích, thư này đã được gửi cho lãnh đạo hai bộ nhưng chưa được hồi âm. 

Ông Quốc nêu vấn đề, cho dù nguồn điện của Trung Quốc có chất lượng về phương diện cung cấp ổn định, giao dịch mua bán “dễ” hơn, trong khi thủy điện nhỏ và vừa của Việt Nam bị phụ thuộc vào thời tiết cùng nguồn nước (theo mùa), nhưng mức chênh lệch quá cao là không hợp lý. Điều đó chưa cho thấy sự quan tâm của Nhà nước (ở đây là hai bộ Công Thương và Tài chính) đối với ngành thủy điện trong nước, cũng là một dạng “hàng hóa nội” mà lẽ ra cần được hỗ trợ nhiều hơn, nhất là trong thời kỳ kinh tế đang khủng hoảng này.

Ông Quốc cũng cho rằng đây không chỉ là khó khăn của một công ty cụ thể, mà nó là thực tế phải đối mặt với rất nhiều nhà đầu tư vào ngành thủy điện vừa và nhỏ. Họ mong muốn nhà nước, trong đó có Bộ Công Thương “tháo gỡ”. Điều đó góp phần giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng của nước ngoài, nhất là với Trung Quốc, quốc gia khống chế phần lớn nguồn nước thượng nguồn của các sông lớn nhất đổ vào Việt Nam (sông Hồng và sông Mê Kông).

Ở văn bản trả lời đại biểu Quốc, Bộ trưởng Hoàng cho biết, hiện tại có 195 dự án thủy điện, trong đó có 150 dự án thủy điện nhỏ đã đi vào vận hành, đóng góp hơn 1/3 sản lượng điện năng toàn quốc.

Về vấn đề giá điện đối với nhà máy thủy điện nhỏ, Bộ trưởng cho biết Bộ Công Thương đã có quyết định ngày 15/8/2008 quy định các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo có quy mô từ 30 MW trở xuống bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo biểu giá chi phí tránh được được ban hành hàng năm.

Đây là biểu giá được tính theo các chi phí tránh được của hệ thống điện quốc gia khi có 1 kWh công suất phát từ nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo được phát lên lưới điện, Bộ trưởng Hoàng giải thích.

Theo Bộ trưởng, hầu hết các nhà đầu tư thủy điện nhỏ đều ủng hộ cơ chế giá này. Tính đến cuối tháng 2/2012 đã có 159 nhà máy thủy điện đã ký hợp đồng áp dụng biểu giá chi phí tránh được. Giá mua điện từ nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 cũng được áp dụng theo biểu giá này.

Biểu giá chi phí tránh được đều có mức giá năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 tăng 4%, năm 2011 tăng 14%, 2012 tăng 5%. Bộ Công Thương đang tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh giá bán điện của các doanh nghiệp này phù hợp với điều chỉnh giá điện đầu ra của EVN, Bộ trưởng Hoàng trả lời.

Có mặt trong danh sách 5 thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sẽ trả lời chất vấn một số vấn đề đang được cử tri và đại biểu quan tâm. Trong đó có việc quy hoạch đầu tư và quản lý vận hành các nhà máy thủy điện đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; nguyên nhân tại sao giá điện nhập của Trung Quốc cao hơn nhiều giá điện mua của các doanh nghiệp sản xuất điện trong nước...

 

- ‘Đột phá’ trong vụ điều tra Securency (BBC). - SAI PHẠM 154,8 NGÀN MÉT KHỐI GỖ TẠI CTY CP CÔNG NGHIỆP RỪNG TÂY NGUYÊN: Bỏ lọt tội phạm chủ mưu (LĐ).
- Chất vấn Thủ tướng: Cháy xe, đất đai, Vinalines  (VnEco).  - Không ai chịu trách nhiệm, sẽ còn Vinalines khác  (VNN).  - Chiều nay, Bộ trưởng Bộ TT&TT trực tuyến với nhân dân  (VTC).

Đầu tư công và cuộc “cách mạng” trong cấp vốn

Bế tắc!ddkt
 
Vietnamnet, Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm, 10/06/2012,
 
 
 
“Chưa có dự án nào ngân sách Nhà nước phải trả nợ thay” 
Đó là trả lời của Bộ trưởng Vương Đình Huệ trước băn khoăn về việc có nhiều dự án đang được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

 

- Khó đạt mục tiêu tăng trưởng 6 – 6,5% năm nay (VnEco).
- Đề nghị tăng “liều” cho gói giải pháp hỗ trợ DN (TQ).
- Có ngân hàng đã tăng gần hết chỉ tiêu tín dụng (VnEco).   - Lãi suất huy động VND đã tăng trở lại (VnEco).
- Giá vàng bật tăng trở lại, USD “chợ đen” chững giá (VnEco).
- Thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Kỳ cuối: Để cân bằng cán cân thương mại (SGTT).  Mời xem lại Kỳ 1: Thương mại Việt – Trung, bao giờ mới ngang sức?
 
- Nông dân chặt dừa do thương lái Trung Quốc giảm mua (TT).
- Rau quả Việt Nam bị Liên Âu dọa ‘cấm cửa’ (NV).
- Hồ sơ: “Giặt rửa” tiền bẩn – Kỳ 2: Chuyển tiền ngầm ở châu Á (TT).

- Lãi họ hưởng, nợ ta chịu ? (Tầm nhìn).
- Sẽ có cuộc đua lãi suất trung và dài hạn (TQ).  Thêm ngân hàng nâng lãi suất huy động VND (VnEco). –Đừng mong lãi vay giảm ồ ạt (LĐ).
- Việt Nam “mất hút” trên bảng xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn (VnEco). -Việt Nam không còn trên bảng thị trường bán lẻ hấp dẫn
Trong báo cáo đánh giá vừa được công bố của hãng tư vấn A.Y Kearney - Mỹ, Việt Nam hiện đã không còn trong danh sách thị trường bán lẻ hấp dẫn.

- Những công ty “sống khoẻ” trong khủng hoảng (VnMedia).
- Dự trữ quốc gia sao không có khoáng sản, năng lượng? (VNN).

- Hơn 30 ha rừng Biên Hòa bị dân cư… xóa sổ (PLTP). - Thư của Những người bạn trái đất gửi cho nhà cầm quyền Nhật Bản và Việt Nam (boxitvn). - Nhật khởi động lại điện nguyên tử sao cho vừa lòng dân (Japan Times, Mainichi, NYT/SGTT).

Tổng số lượt xem trang