Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

‘Nắm quyền, nắm tiền, Bộ trưởng phải trả lời được’ -Sai phạm Vinalines, Bộ không nắm được gì

- Chất vấn đến lần thứ hai, ĐB Bùi Thị An vẫn không cảm thấy hài lòng với câu trả lời chung chung của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường.

Sáng 13/6, mở màn cho 2 ngày rưỡi chất vấn, không dưới 10 lần, Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang nhắc cụm từ “làm thế nào” để trả lời đại biểu về giải pháp của ngành cho những vấn đề nổi cộm, được dư luận quan tâm.

Với yêu cầu cho biết ông làm gì để tham mưu cho Chính phủ giải quyết dứt điểm các điểm nóng đất đai, nhất là những vụ tồn đọng kéo dài nhiều năm của ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), Bộ trưởng đáp với câu trả lời bỏ lửng giải pháp. Ông hầu như dẫn lại y nguyên câu hỏi, chỉ với đôi chút khác biệt: “Vừa rồi Chính phủ đã có cuộc họp, hướng là chúng tôi sẽ tham mưu làm thế nào để tới sẽ tập trung giải quyết những đơn đã tồn tại tương đối lâu”. Sắp tới, “các địa phương, cơ quan Trung ương làm thế nào tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc kéo dài này”.
Đại biểu Bùi Thị An: Điều tôi quan tâm là Bộ trưởng đánh giá thế nào, ai đúng, ai sai, đúng sai đến đâu, xử lý thế nào 

Tương tự, với việc lấp đầy các khu công nghiệp và xây dựng hệ thống xử lý chất thải mà ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) muốn biết, Bộ trưởng cũng nói, Bộ sẽ “cố gắng làm thế nào các nhà đầu tư sớm lấp đầy được diện tích khu công nghiệp đã xây dựng và xử lý chất thải”.

“Cần thời gian”
Cũng theo vị tư lệnh ngành TN-MT, “các nhà đầu tư có thể vào đấy để có thể sớm lấp đầy được. Để làm được điều này cần phải có thời gian nhất định”.
“Vấn đề là thời gian” không phải được Bộ trưởng Quang dẫn ra một lần duy nhất giải thích cho những bức xúc nổi cộm. 
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Cần thời gian

Trước đó, Bộ trưởng Quang cũng nhận được câu hỏi chất vấn về thời gian từ ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Mục tiêu đặt ra là năm 2010 cơ bản là xong nhưng đến nay tỷ lệ thấp, giải pháp của Bộ trưởng là gì?

Bộ trưởng Quang đáp rằng mục tiêu đến năm 2010 cấp xong là “lời hứa của Bộ trưởng trước tôi”. Thực tế thực hiện không được như mong muốn.
“Cố gắng đến năm 2015 gì đó thì cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Bộ trưởng Quang hứa hẹn kèm theo điều kiện được chuẩn bị đầy đủ về kinh phí, nguồn lực.
Thế nhưng, lời hứa này không được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chấp nhận: “Bộ trưởng nói năm 2015 mới xong thì tôi không đồng ý. Chính sách đã có rồi, vấn đề là tổ chức thực hiện cho tốt. Đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi của người dân và Quốc hội đã có nghị quyết, việc cấp giấy cơ bản năm 2013 phải xong”.
ĐB Bùi Thị An hỏi bao giờ những dòng sông chết do ô nhiễm như sông Nhuệ sẽ xanh lại, lúc đầu, Bộ trưởng Quang quên trả lời câu hỏi này, khiến chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc: “Đại biểu An có hỏi là dòng sông xanh trở lại được không? Bộ trưởng nên trả lời rõ”.
“Đúng là phải quyết tâm làm xanh lại nhưng bao giờ xanh thì cần thời gian” - Bộ trưởng Quang đáp.
Không đồng tình, đại biểu An bấm nút truy tiếp: “Tôi hỏi là bao giờ thì dân chúng tôi được sống trong lành, đồng chí nắm quyền, nắm tiền, nắm chính sách thì phải trả lời được, chứ không phải là để đồng chí hỏi lại đại biểu chúng tôi là đến bao giờ”.
“Chưa rõ”
Hai lần nêu câu hỏi chất vấn, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) vẫn không có được câu trả lời khiến bà hài lòng bởi câu trả lời của Bộ trưởng “chưa rõ”, “quá chung chung”.
“Hỏi về trách nhiệm trưởng ngành, trách nhiệm chính trị, Bộ trưởng trả lời chưa rõ. Hỏi về thái độ của cá nhân Bộ trưởng với những điểm nóng Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Cần Thơ, Bộ trưởng chỉ nêu đúng luật. Nói như vậy không ổn. Điều tôi quan tâm là Bộ trưởng đánh giá vấn đề này thế nào, ai đúng, ai sai, đúng sai đến đâu, xử lý thế nào”, ĐB An trao đổi với phóng viên sau phiên chất vấn.
Bà An nói thêm, sở dĩ bà nêu tên các vụ việc trên bởi đó là những điển hình nổi cộm về đất đai thời gian qua.
“Từ những ví dụ điển hình ấy mới nêu được vấn đề lớn, chung của đất nước”, bà nói.
Đó là chưa kể “Bộ trưởng còn quên không nhắc đến các vụ việc ở Vụ Bản, Cần Thơ”.
Bộ trưởng còn đề nghị ĐB An muốn thêm thông tin có thể tới trụ sở Bộ. “Hình như Bộ trưởng quên trách nhiệm báo cáo và trả lời trước QH, để ĐBQH thực hiện chức năng giám sát”, bà An nhận xét.

Phương Loan - Ảnh: Minh Thăng  

 @ vnn-‘Nắm quyền, nắm tiền, Bộ trưởng phải trả lời được’ --Thu hồi đất chưa đảm bảo công bằng, dân chủ, minh bạch

 -'Vụ Tiên Lãng, Văn Giang rất đáng tiếc'-'Tôi cũng rất xót xa' trước sai phạm tại Vinalines TPO - Trả lời về việc sai phạm tại Vinalines trong phiên chất vấn trước Quốc hội chiều 13-6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, không nắm được sai phạm, nhưng rất xót xa và trăn trở. -

 

 

-Sai phạm Vinalines, Bộ không nắm được gì

Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh than phiền, thực sự ở sai phạm Vinalines, Bộ không nắm được, vì họ không báo cáo bộ quản lý. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cũng tự tin: “Kết luận thanh tra không có câu nào nói đến trách nhiệm của bộ KHĐT và Tài chính”.

Sai phạm của Vinalines, Vinashin vẫn tiếp tục làm nóng nghị trường chiều nay (13/6) tại phiên chất vấn Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh.

Không được báo cáo
Mở đầu cho vấn đề nóng này, ĐB Lê Thị Nga, Thái Nguyên hỏi thẳng: “Việc quản lý, giám sát, đánh giá sử dụng vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì không chỉ riêng Vinalines, tất cả DNNN khác đều phải chịu sự giám sát 3 bộ là KHĐ, Tài chính và bộ chuyên ngành. Vì sao cơ chế giám sát chặt chẽ như vậy mà các sai phạm vừa qua bị phát hiện chậm? Có vụ được phát hiện là do Thanh tra Chính phủ, do Ủy ban Kiểm tra TƯ, vậy trách nhiệm của Bộ KHĐT về việc thất thoát vốn nhà nước này như thế nào? Cụ thể, trách nhiệm của Bộ KHĐT ở vụ Vinalines ra sao?".
ĐB Lê Thị Nga: Vì sao cơ chế giám sát chặt chẽ mà các sai phạm bị phát hiện chậm?


Cũng câu hỏi này, ĐB Lê Thị Nga đề nghị Bộ trưởng Tài chính trả lời thêm.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bày tỏ: “Về nguyên tắc, trong các vụ việc này, chúng tôi cũng thấy có trách nhiệm của Bộ KHĐT”.

Ông dẫn giải tiếp rằng, trước năm 2005, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có luật DNNN riêng. Sau 2005, chỉ còn luật Doanh nghiệp duy nhất, không phân biệt DNNN hay DN tư nhân. Theo đó, chế tài quản lý DNNN thoáng hơn và trao quyền lớn hơn. 

Riêng về các dự án đầu tư công, có rất nhiều nghị định, hầu hết đều quy định thẩm quyền quyết định các dự án là do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tự quyết. 

Trên cơ sở này, Bộ trưởng Vinh khẳng định: “Khi thực hiện trên thực tế, các đơn vị này không báo cáo các bộ. Thực sự sau vụ Vinashin, Bộ KHĐT không nắm được, vụ Vinalines cũng thế, Bộ không nắm được, vì không có báo cáo”.

“Vinalines, trong các dự án đầu tư có sai phạm, họ chỉ báo cáo đại diện chủ sở hữu mà không báo cáo bộ ngành. Có mấy cục đến xin thông tin cũng khó. Thậm chí, đến Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý trung ương đến mà họ còn không tiếp. Nhưng trách nhiệm thì chúng tôi nhận nhưng cụ thể là khó”, Bộ trưởng Vinh than phiền thêm.

Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh: Đầu tư của DNNN lãng phí, tôi thấy rất xót xa


"Chia lửa" với ông, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ chắc nịch: “Trong sai phạm ở Vinalines, Thanh tra Chính phủ đã kết luận rõ ràng, trách nhiệm chính là của Chủ tịch Tập đoàn và Giám đốc các đơn vị thành viên. Không có câu nào nói đên trách nhiệm của Bộ KHĐT và Tài chính”.

Minh chứng cho tính trách nhiệm của mình, Bộ trưởng Huệ lại kể: “Thực tế quản lý đối với Vinalines, chúng tôi đã nghiên cứu kết quả báo cáo tài chính năm 2010. Đến 2011, chúng tôi đã có báo cáo tình hình tài chính về Tổng công ty này trong hai năm 2010-2011 và đã có khuyến cáo cụ thể. Ngày 27/7/2011, Bộ Tài chính còn tiếp tục có báo cáo và cảnh báo tình hình công ty mẹ của Vinalines rất khó khăn”. 

Theo như trả lời của Bộ trưởng Huệ, không chỉ riêng vụ Vinalines, Bộ Tài chính đã báo cáo nhiều lần tới Chính phủ về tình hình tài chính các DNNN, các tập đoàn, tổng công ty giai đoạn 2006-2010….

Tuy nhiên, ông Huệ cũng phải thừa nhận rằng: “Vai trò giám sát thực tế tại các tập đoàn, tổng công ty còn lỏng lẻo. Vừa qua, chúng tôi có tham mưu trong quy chế giám sát nhóm DN này với 3 tầng, tầng 1 là kiểm soát nội bộ, tầng 2 là vai trò của chủ sở hữu, giao cho bộ phận kế hoạch tài vụ tại DN có trách nhiệm giúp cho bộ trưởng bộ chuyên ngành theo dõi tình hình tài chính của các tập đoàn, tầng 3 là giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước”.

Rất xót xa
ĐB Trần Du Lịch, TP.HCM nhận định, như vậy là Bộ KHĐT đứng ngoài, vô can trong vụ Vinalines, Vinashin. Toàn bộ là do Hội đồng quản trị, tổng giám đốc các đơn vị? Làm tham mưu cho Chính phủ thì Bộ có xót xa khi đồng tiền của nhân dân được các tập đoàn đó sử dụng như là của tư nhân?
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: Giám sát thực tế tại các tập đoàn, tổng công ty còn lỏng lẻo


Bộ trưởng Vinh nói thêm rằng: Đầu tư của DNNN lãng phí thì tôi thấy rất xót xa. Trong luật này, luật kia, cơ bản là chưa hoàn thiện hoặc có thể mỗi kỳ có một cách nhìn nhận khác nhau. Những sai phạm vừa rồi phần lớn liên quan đến bản chất con người ở đó. Người ta biết luật pháp đó nhưng người ta vẫn cố tình làm như vậy. Luật pháp sửa nhưng cần phải quan tâm phẩm chất con người cán bộ, làm sao thì kiên quyết xử lý. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc lại, ý của ĐB Trần Du Lịch muốn hỏi rằng, giao vốn cho tập đoàn, tổng công ty lớn như vậy thì quan điểm của Bộ trưởng KHĐT ra sao? 

Bộ trưởng Vinh bày tỏ: Vốn chủ sở hữu là Nhà nước cấp, kể cả vốn đi vay thì cũng là của Nhà nước. Vì khi DNNN đổ bể thì Nhà nước lại bảo lãnh, không buông như tư nhân được. 

“Cho nên, các dự án lớn đều phải báo cáo, không thể tự quyết được. Ở các tập đoàn phải có giám sát lớn. Không thể nào trao quyền quá lớn như vậy. Tất nhiên, luật thì đã quy định rồi nhưng theo tôi, cơ chế sẽ phải thay đổi, chúng tôi đang kiến nghị theo hướng này”, ông Vinh nhấn mạnh.

Vẫn không đồng tình quan điểm của Bộ trưởng, ĐB Trần Du Lịch bày tỏ thêm, Chủ tịch Quốc hội đã nhắc, sau vụ Vinashin, ta thấy có lỗ hổng về pháp lý. Một vụ việc như vậy mà các bộ liên quan như Tài chính, KHĐT không có trách nhiệm gì hết. Tất cả dồn vào Thủ tướng và Thủ tướng phải nhận trách nhiệm trước Quốc hội. Đó là lỗ hổng pháp lý. 

“Bộ trưởng nên xem lại việc xác định trách nhiệm trong các vụ việc này. Cơ chế hiện nay không thể loại bỏ trách nhiệm của ba bộ là KHĐT, Tài chính, bộ quản lý ngành được. Không thể nào giao Vinashin có quyền tự quyết đầu tư trên 50.000 tỷ đồng mà bình thường, dự án trên 20.000 tỷ đã phải báo cáo Chính phủ rồi. Không thể nói là không có trách nhiệm!”, ĐB Trần Du Lịch gay gắt nói.

Phạm Huyền - Ảnh: Quang Khánh - Minh Thăng.

 

- Tài sản của ông Vươn bị phá hủy trị giá gần 290 triệu đồng (TP).  - Vụ Tiên Lãng: Tài sản phá hủy gần 300 triệu đồng (TT). - Bộ trưởng TN-MT trả lời chất vấn về vụ việc Tiên Lãng, Văn Giang (VOV).  - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường: Các vụ Tiên Lãng, Văn Giang “rất đáng tiếc” (TT).  - Vụ Tiên Lãng là bài học rất sâu sắc  (DT). - Bộ trưởng Tài nguyên mở màn chất vấn về đất đai (VNN).  - Hứa 2013 cơ bản cấp xong sổ đỏ cho dân (VNN). - Gia đình ông Vươn không đồng ý dự thảo thẩm định (DV). – Vẫn chưa khởi tố bị can trong vụ phá nhà ông Vươn (TN).

Bộ trưởng bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang: “Thấy rõ trách nhiệm của chúng tôi vụ Tiên Lãng, Văn Giang” (SGTT). – Thu hồi đất chưa đảm bảo công bằng, dân chủ, minh bạch (TP). – ‘Nắm quyền, nắm tiền, Bộ trưởng phải trả lời được’ (VNN). – “Chúng tôi chưa hài lòng về cách trả lời của Bộ trưởng TNMT”(Infonet). 

- Luật biểu tình vẫn phải chờ (ĐV). - Sai phạm Vinalines, Bộ không nắm được gì (VNN). - ‘Tôi cũng rất xót xa’ trước sai phạm tại Vinalines(TP). – Bộ Kế hoạch-Đầu tư “vô can” với các tập đoàn Nhà nước (VOV). – “Các tập đoàn không báo cáo nên không biết” (NLĐ). – Lãnh đạo Vinalines chịu trách nhiệm chính sai phạm (TT).

- Những khuyến cáo… hại dân (NNVN). - Luận về suy thoái đạo đức: Học sinh kể tham nhũng vụ Vinashin (TP). - Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn về sân bay, cảng biển (VnEco). - Nguyên thứ trưởng Trần Nhơn “đòi” viết lại Dự Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) (Tầm nhìn). - Sếp công an đòi công nhận nghề mại dâm (NV).

Tổng số lượt xem trang