Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Việt Nam đề nghị Nhật Bản cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông

Hôm nay, 13/06/2012, tờ nhật báo kinh tế Nikkei Shimbun của Nhật Bản loan tin là tập đoàn dầu khí Việt Nam Petrovietnam dự định mời các công ty Nhật Bản tham gia phát triển khoảng 20 lô dầu khí ở vùng Biển Đông.
Các nguồn tin được tờ Nikkei trích dẫn cho biết là Petrovietnam vào đầu tháng 7 tới sẽ tiến hành chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp với các công ty Nhật Bản.
Tờ báo Nikkei Shimbun cho biết thêm là các công ty Nhật Bản cũng được mời tham gia đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó bao gồm các nhà máy lọc dầu và nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Tổng số vốn các dự án đầu tư lên đến 24,8 tỷ đôla.
Hiện giờ đã có nhiều công ty Nhật Bản đầu tư các các dự án trong lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam, như JX Holdings và Idemitsu Kosan. Công ty JX Nippon Oil and Energy, trực thuộc công ty JX Holdings cũng đang bàn việc liên kết với Petrovietnam thực hiện kế hoạch mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất.
 @ rfi: Việt Nam đề nghị Nhật Bản cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông



-Trung Quốc mời Đài Loan chia chác ‘chiếc bánh dầu khí’ Biển Đông

Trung Quốc đại lục đề nghị Đài Loan cùng nhau thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông, phớt lờ các nước tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực.

Về vấn đề này, Asia Times Online ngày 13/6 đăng bài viết của nhà báo Jens Kastner ở Đài Bắc, trong đó nhận định đề nghị này quả là hấp dẫn nhưng cũng là một “quả bom chính trị” nguy hiểm đối với chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu.

Mới đây, Phó chủ nhiệm Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc (Chính phủ Trung Quốc) bà Phạm Lệ Thanh nói: “Việc Trung Quốc đại lục và Đài Loan bắt đầu cùng nhau thăm dò Nam Hải (Biển Đông) là một ý tưởng tốt. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở Nam Hải (Biển Đông) cũng như các vùng biển lân cận và cả hai bên bờ Eo biển Đài Loan phải chia sẻ trách nhiệm bảo vệ những vùng biển này”.



Xét về khía cạnh kinh tế, đề nghị này quả là hấp dẫn đối với vùng lãnh thổ Đài Loan vốn “đói” nguyên, nhiên liệu. Thế nhưng, chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cừu sẽ phải cảnh giác khi sờ vào “củ khoai tây chính trị nóng bỏng” này.

Trong khi Mỹ tự cung tự cấp 70% tổng số năng lượng tiêu thụ và Trung Quốc trên 80%, lượng dầu khí tự khai thác của Đài Loan chỉ đáp ứng có 0,6% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của vùng lãnh thổ này.

Nguồn nhiên liệu duy trì sự tồn tại của nền kinh tế Đài Loan được lấy từ Vịnh Ba Tư, Tây Phi hoặc từ Trung Quốc đại lục. Nếu vì bất kỳ lý do nào đó khiến nguồn cung này bị gián đoạn, hoạt động kinh tế ở Đài Loan sẽ nhanh chóng sụp đổ. Ngoài ra, phát triển điện hạt nhân là một sự lựa chọn vô cùng khó khăn đối với Đài Loan, vì hòn đảo này nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương” dễ xảy ra động đất mạnh.

Chính vì vậy đề nghị chia sẻ “chiếc bánh năng lượng” ở Biển Đông của Bắc Kinh quả là hấp dẫn đối với Đài Bắc.

Giống như Trung Quốc đại lục, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền khoảng 3,5 triệu cây số vuông ở Biển Đông. Theo những ước tính của Trung Quốc đại lục, trữ lượng dầu khí ở những vùng biển mà Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Philippine, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền (toàn bộ hoặc từng phần) đủ thỏa mãn nhu cầu hiện nay của Trung Quốc đại lục tới hơn 60 năm.

Đài Loan hiện kiểm soát đảo Thái Bình (Itu Aba), đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở khu vực được cho là giàu dầu khí. Mặc dù tuyên bố đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông của Đài Bắc dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng Đài Loan lại không phải là một bên tham gia ký kết UNCLOS. Không có một nước nào trong khu vực công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập mà chỉ coi hòn đảo này là một vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc đại lục. Nói cụ thể về khía cạnh ngoại giao, Đài Loan không được mời tham dự cơ cấu giải quyết tranh chấp đa phương do ASEAN khởi xướng.



Giàn khoan dầu khí biển sâu của CNOOC đi vào hoạt động hồi tháng 5/2012.
Ảnh china,org,cn
Với sự hậu thuẫn của giàn khoan biển sâu khổng lồ đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu đi vào hoạt động hồi tháng 5 vừa qua, Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia CNOOC (China National Offshore Oil Corporation) của Trung Quốc đại lục và Công ty lọc dầu CPC (CPC Corporation) của Đài Loan đang tìm cách thăm dò xa hơn xuống tận phía Nam Biển Đông - nơi Việt Nam, Philippine, Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.



Theo giới phân tích, Đài Bắc có nhiều khả năng tỏ ra rất thận trọng trước khi chấp nhận đề nghị chia sẻ “chiếc bánh năng lượng” ở Biển Đông của Trung Quốc đại lục.

Nhà phân tích Hoàng Khuê Bác (Huang Kwei-Bo), cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á của Viện Brookings, tin rằng chính quyền Mã Anh Cửu "sẽ rất thận trọng và kiềm chế” trước lời đề nghị này. Ông cho rằng đề nghị nói trên của Trung Quốc đại lục có thể kết liễu những tham vọng ngoại giao của Đài Bắc trong khu vực. Theo ông, cho đến nay, thái độ của Đài Loan đối với tranh chấp lãnh thổ là khá kiềm chế.

Nhà phân tích Steve Tsang (Tằng Nhuệ Sinh), Viện trưởng Viện Chính sách Trung Quốc của ĐHTH Nottingham, nói việc Bắc Kinh tìm kiếm sự hợp tác của chính quyền Mã Anh Cửu về đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông là “một quả bom chính trị” khiến cho Đài Bắc vô cùng khó xử. Ông nói thêm: “Nếu là chính quyền Mã Anh Cửu, tôi sẽ làm tất cả những gì mà tôi có thể… để thuyết phục Bắc Kinh không thúc đẩy vấn đề lên mức như vậy”.

Ông Steven Tsang cũng nghi vấn tính hợp pháp của đề nghị CNOOC-CPC lúc đầu hợp tác ở những vùng biển chỉ có Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền, rồi sau đó chuyển đến những vùng biển đang tranh chấp với một số nước ASEAN. Ông cho rằng Mỹ sẽ không hoan nghênh việc Trung Quốc đại lục và Đài Loan hợp tác thăm dò dầu khí ở Biển Đông, trong khi phớt lờ quyền lợi của các nước tuyên bố chủ quyền khác.>> Trung Quốc 'đe' Philippines
>> Trung Quốc quay cuồng săn tìm dầu



Minh Bích (theo Asia Times Online)



-Báo chí Nhật Bản tố cáo Trung Quốc giao vũ khí cho Bắc Triều Tiên
-Giao dịch ngoại hối trực tiếp Nhật Bản-Trung Quốc
Bắc Kinh muốn đẩy Việt Nam khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ
Bài đăng lại của BBC -Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn về Cam Ranh (ĐV 12-6-12)  -- Tạm quên liêm sĩ, viet-studies đăng bài này như một cố gắng, tuy trơ trẻn, muộn màng, nhưng có phần đáng thương, để lấy điểm với Thượng tướng.

Đài Loan mất máy tính mật trên tàu tàng hìnhĐài Tiếng Nói Việt Nam
Đài Loan mất máy tính tối mật trên tàu chiến tàng hìnhDân Trí
Đài Loan điều tra vụ máy tính tàu chiến "bốc hơi"XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
 
 
 
 
 

--

-Thăm Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn gửi một thông điệp đến Trung Quốc
05/06/2012- Việt – Mỹ : Từ cựu thù trở thành bạn
06/06/2012 -
Đông Nam Á đua nhau mua sắm tàu ngầm
-- Bắc Kinh muốn đẩy Việt Nam khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ (RFI).Trong hai ngày 03/06 và 04/06/2012 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã viếng thăm Việt Nam, một chuyến đi mang đầy tính biểu tượng : lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam, một Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm cảng Cam Ranh, một trong ba căn cứ quân sự mà quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Hành động này thể hiện quyết tâm của Washington tăng cường hơn nữa quan hệ với kẻ thù cũ Hà Nội.
Về phía Việt Nam cũng đã thể hiện mong muốn cải thiện thêm bang giao với Mỹ, qua việc Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh loan báo quyết định mở rộng các khu vực tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Ông Phùng Quang Thanh cũng đã có một cử chỉ khác nhắm đến dư luận Hoa Kỳ, qua việc trao cho đồng nhiệm Leon Panetta những bức thư của một lính Mỹ viết cho gia đình trước khi tử trận ở Việt Nam năm 1969. Đổi lại, ông Panetta trao cho ông Thanh cuốn nhật ký của một binh sĩ Bắc Việt mà quân đội Mỹ lấy được sau khi anh lính này hy sinh.
Trong bầu không khí nồng ấm, thân hữu Mỹ-Việt, các nhà lãnh đạo Hà Nội, cụ thể là bộ trưởng Phùng Quang Thanh và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tiếp ông Panetta đều kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, những vũ khí mà Hà Nội đang rất cần để tăng cường tiềm lực quốc phòng trước mối đe dọa Trung Quốc. Thế nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nói rõ là việc tăng cường hợp tác quân sự của Mỹ tuỳ thuộc một phần vào những tiến bộ nhân quyền ở Việt Nam. Nói khác hơn, do những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, nên Hoa Kỳ chưa thể bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Dầu sao, chuyến đi thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta là nằm trong khuôn khổ chiến lược mới của Mỹ ở châu Á, thể hiện qua việc tăng cường quan hệ với những đồng minh truyền thống như Úc hay Philippines và tìm kiếm những đồng minh mới như Việt Nam. Trước khi đến Việt Nam, ông Panetta đã ghé qua Singapore để dự hội nghị an ninh khu vực Shangri-La và tại nơi đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã loan báo kế hoạch chuyển phần lớn các hạm đội của Hoa Kỳ đến vùng châu Á-Thái Bình Dương từ đây đến năm 2020.
Sau khi thăm Việt Nam, ông Panetta đã đến Ấn Độ, quốc gia mà Washington xem là có vai trò trọng yếu trong chiến lược châu Á và là quốc gia duy nhất ở châu Á có thể làm đối trọng với Trung Quốc.
Đến dự hội nghị Shangri-La cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Panetta, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, sau đó đã tách riêng ra, đi thăm hai đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á là Thái Lan và Philippines.
Cũng trong tuần qua, ngày 08/06/2012, tổng thống Barack Obama đã tiếp tổng thống Philippines Begnino Aquino ở Nhà trắng và nhân dịp này, Washington đã tái khẳng định sẽ giúp Manila tăng cường khả năng phòng thủ để có thể đối đầu với Trung Quốc. Tuy Hoa Kỳ vẫn chủ trương không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng tổng thống Obama đã giáp tiếp ủng hộ Manila, khi tuyên bố với đồng nhiệm Aquino rằng cần phải có các luật lệ rõ ràng để giải quyết tranh chấp này.
Trung Quốc dĩ nhiên đã theo dõi rất sát những hành động của Hoa Kỳ trong những ngày qua. Tuy Bắc Kinh chưa tỏ thái độ chính thức, nhưng tờ nhật báo bằng Anh ngữ China Daily hôm nay vừa đăng một bài nhận định, trong đó tác giả bài báo đã nói thẳng rằng, điều mà Trung Quốc không muốn nhìn thấy nhất, đó là những nước như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam " bắt tay với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc".
Như vậy là trên bàn cờ châu Á hiện nay, hai cường quốc Mỹ Trung đang tiến hành một chính sách gọi là "kéo" và "đẩy". Hoa Kỳ thì cố lôi kéo những nước chưa phải là đồng minh như Việt Nam, trong khi Trung Quốc thì cố đẩy những nước như Việt Nam ra khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ. Đó là nhận định chung của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney trong bài phỏng vấn sau đây:
Nhà báo Lưu Tường Quang, Sydney

11/06/2012





- Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tuần tra chung: Giữa muôn trùng sóng nước biển Đông (QĐND).
- Tên lửa Klub Việt Nam sở hữu có phiên bản khủng mới (PNTD).

Thiếu sót trong báo cáo về quân sự Trung Quốc

 
Theo tờ Phnom Penh Post hôm nay 13/06/2012, Cam Bốt đang thương lượng với chính phủ Trung Quốc về việc tài trợ cho một dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 250 km nối liền thủ đô Phnom Penh với Việt Nam, thay vì đi vay của Ngân hàng Phát triển Á châu.
-Hoa Kỳ sẽ giúp Philippines giám sát các bờ biển
Hôm qua, 12/06/2012, Lầu năm góc thông báo là Washington dự định giúp chính quyền Manila kiểm soát tốt hơn các vùng bờ biển của Philippines, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Manila với Bắc Kinh trở nên gay gắt hơn.

Philippines và TQ mưu tìm quan hệ hữu nghị bất chấp căng thẳng (VOA). - Mỹ định giúp Philippines theo dõi tàu ở Biển Đông (TTXVN). - Indonesia bị “giằng xé” giữa Mỹ và Trung Quốc (VnMedia)

Philippines cầm cự được bao lâu trước Trung Quốc? (Diplomat/ĐV).  – Đọ sức giữa ‘kiến’ và ‘voi’ ở Scarbourough (Diplomat/ĐV).   – Nhật Bản-Ấn Độ tập trận chung chống bá quyền trên biển của Trung Quốc? (GDVN).  – Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc vẫn chưa “xuống nước” (VnMedia). – Trung Quốc: ‘Mềm’ với Nhật, ‘rắn’ với Philippines (ĐV).  – Bị “ghẻ lạnh” trên biển, Trung Quốc “bắt thân với hàng xóm trên cạn”  (Infonet).   – Một phiên bản NATO ở châu Á?(Petrotimes).
- ‘Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ để giữ thể diện’ (Straits Times/ĐV).  – Trung Quốc “khoe” lực lượng tên lửa bí mật (TN).

Tổng số lượt xem trang