Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Vụ Dương Chí Dũng: Trương Tấn Sang quy tội Nguyễn Tấn Dũng

-SÀI GÒN (NV) - Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang trực tiếp quy tội cho Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Ðinh La Thăng và gián tiếp quy tội cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vụ bổ nhiệm Dương Chí Dũng vào chức vụ cục trưởng Cục Hàng Hải.


Ông Trương Tấn Sang (phải) và ông Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội lần thứ 11 của đảng CSVN. Ðang có những đồn đoán về ‘cuộc chiến ngầm’ giữa hai ông. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Dương Chí Dũng, 55 tuổi, hiện đang bị truy nã quốc tế về tội “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng”. Khi công an xét nhà và chỗ làm việc ngày 18 tháng 5, 2012 thì ông này đã bỏ trốn. Một số bài viết nêu ra nhiều sai trái của ông này từ việc mua hàng loạt các tàu cũ, ụ nổi quá quy định, đến đầu tư cảng biển dẫn đến thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.

Khi tới Sài Gòn “tiếp xúc với cử tri”, ông Trương Tấn Sang được báo Tuổi Trẻ hỏi về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “quy trình bổ nhiệm có vấn đề hay vấn đề nằm ở chỗ chọn không đúng cán bộ?”

Ông Sang cho rằng “Không thể đổ cho quy trình làm công tác cán bộ được. Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng. Không thể nói là làm đúng quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa?”

Dịp này ông Sang nói “Tôi cho rằng trường hợp này là đánh giá không đúng con người. Trước khi bổ nhiệm phải biết rõ con người dự định chọn là tốt hay xấu. Một người đã hư rồi nhưng bảo không hư, đã hỏng rồi nhưng còn lý giải gì nữa, chắc chắn cử tri sẽ không đồng tình.”

Bộ Trưởng GTVT Ðinh La Thăng (giữa) chúc mừng ông Dương Chí Dũng (ngoài cùng bên phải) khi nhận chức cục trưởng Cục Hàng Hải. (Hình: Cục Hàng Hải)

Không những vậy, ông chủ tịch nước còn đặt nghi vấn “Ở đây cũng cần xem thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che nhau.”

Ngày 6 tháng 2, 2012 sau khi đã có văn bản “quyết định” của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ông Dương Chí Dũng “thôi giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines)”, ông Bộ Trưởng Ðinh La Thăng cũng ký một “quyết định” khác cử ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải.

Trước nhiều nghi vấn bổ nhiệm “có vấn đề” cả ông Ðinh La Thăng cũng như ông bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Ðức Ðam (thay mặt ông thủ tướng) thanh minh rằng việc “điều” ông Dương Chí Dũng từ tổng công ty Vinalines đang lỗ chỏng chơ về làm cục trưởng Cục Hàng Hải là “đúng quy trình” bổ nhiệm cán bộ.

Tại cuộc họp báo thường lệ sau phiên họp chính phủ ngày 27 tháng 5 năm 2012, ông Vũ Ðức Ðam nói “việc Bộ Giao Thông Vận Tải bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải là đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục theo các quy định về cán bộ của đảng và nhà nước”. Báo điện tử VietNamNet tường thuật. “Thời điểm Bộ Giao Thông Vận Tải có văn bản đề nghị bổ nhiệm ông Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải là tháng 12 năm 2011. Bộ Nội Vụ, cơ quan thẩm tra đề nghị này, ra văn bản thẩm định vào tháng 1 năm 2012”, ông Ðam nói. “Tất cả đều trước thời điểm thanh tra có dự thảo kết luận vào tháng 2 năm 2012. Trong tất cả các hồ sơ cho đến thời điểm báo cáo lên đều chưa có thông tin về các sai phạm của ông Dũng”.

Giải thích như vậy rồi ông Ðam nói thêm: “Không có quy định nào nói rằng một doanh nghiệp đang trong quá trình thanh tra thì không được bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ, bởi theo luật, thanh tra không chỉ để phát hiện các sơ hở để phòng ngừa, mà còn để phát hiện các yếu tố tích cực, thanh tra là công việc hàng năm.”





Văn bản “quyết định” thuyên chuyển ông Dương Chí Dũng ngày 6 tháng 2, 2012
của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Hình: datafile.chinhphu.vn)

Sau đó, khi điều trần ở Quốc Hội ngày 14 tháng 6 năm 2012, ông Bộ Trưởng Ðinh La Thăng vẫn cả quyết việc ông bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “đúng thẩm quyền, không trái các quy định của luật thanh tra”. Có chăng, ông này chỉ nhận “nóng vội khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng”.

Tuy nhiên, trước đó hai tuần lễ, ông Thăng ngày 31 tháng 5 năm 2012 nói với báo chí rằng “...Tập thể Vinalines khi đó có thể nói là mất đoàn kết cần thay một vị trí chủ chốt. Do đó, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải nhằm cứu Vinalines, giải quyết mâu thuẫn, đẩy mạnh chiến lược biển và quá trình tái cơ cấu tập đoàn...”

Trong dịp này, ông Thăng tiết lộ nhiều chuyện lình xình xảy ra tại Vinalines nên “Từ tháng 9 năm 2011, ban cán sự đảng bộ giao thông có chủ trương phải đưa ông Dũng ra khỏi vị trí Chủ Tịch Vinalines càng sớm càng tốt. Sau hơn một tháng động viên thì ông Dũng mới đồng ý. Tuy nhiên, thời gian thực hiện quy trình thủ tục, bổ nhiệm quá lâu, từ tháng 10 năm 2011 (xin chủ trương) đến tháng 2 năm 2012 (có quyết định) là gần 5 tháng..”

Các tập đoàn, tổng công ty lớn nằm dưới sự điều động trực tiếp của chính phủ. Những chuyện nội bộ của chúng thế nào, chắc chắn ông thủ tướng phải biết để ra lệnh.

Một điều khó hiểu là ngày 25 tháng 5 năm 2012, sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị truy nã, nhiều tai tiếng của Vinalines bị bới móc trên mặt báo, “Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Ðức Ðam ký văn bản truyền đạt ý kiến của thủ tướng yêu cầu Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Nội Vụ báo cáo việc đề xuất thay đổi nhân sự và thực hiện quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải trong khi thanh tra chính phủ đang thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng Công Ty Hàng Hải (Vinalines). Báo cáo gửi thủ tướng trước ngày 31 tháng 5.”

Báo điện tử VNExpress tường thuật tin này ngày 30 tháng 5 năm 2012 làm ra vẻ ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vô can trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng ở Cục Hàng Hải dù ông ta có cho “thôi chức” ở Vinalines.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ, ông Trương Tấn Sang nói “Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4 tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ”.

Làm rõ như thế nào, để làm gì, chưa ai hình dung ra. Sau vụ tập đoàn đóng tàu Vinashin đổ bể tùm lum, ông Nguyễn Tấn Dũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ việc, chỉ ra trước Quốc Hội nói qua loa mấy câu “nhận trách nhiệm” là xong.

Trong bài phân tích nhân vụ đổ bể của Vinalines gửi cho BBC ngày 23 tháng 5 năm 2012, ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc cho rằng “chỉ dấu rằng đang có mâu thuẫn lớn trong nội bộ đảng về các chính sách và các cá nhân... Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đô la liên quan đến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines.”

“Hai bê bối này nó liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực kinh tế và chính trị. Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.”

Và rằng, “các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả... Rõ ràng phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến đảng và các cơ quan của đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.” (T.N.)
@ nv Vụ Dương Chí Dũng: Trương Tấn Sang quy tội Nguyễn Tấn Dũng
- @...-Không để lọt trách nhiệm khi tài sản nhà nước thất thoát TT - Đây là khẳng định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với cử tri Q.4 (TP.HCM) sáng qua (23-6), sau khi cử tri đặt vấn đề: Có hay không việc nhận trách nhiệm suông trong việc thất thoát lớn tài sản Nhà nước?
“Tôi xin nói ngắn gọn, việc thất thoát lớn tài sản của Nhà nước sẽ được làm rõ trong lần kiểm điểm nghị quyết trung ương 4 (vào cuối năm 2012- PV). Tất cả vấn đề này sẽ được đặt ra hết sức đầy đủ ở các cấp, với những người có liên quan” - Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM sáng 23-6 - Ảnh: GIẢN THANH SƠN
Trước đó, nhiều cử tri đã chất vấn vì sao tài sản nhà nước bị thất thoát nhưng không cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cụ thể. Sự việc gần nhất là sai phạm ở Vinalines và việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải. Dù đã được bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhận thiếu sót nhưng nhiều cử tri TP vẫn chưa cảm thấy thỏa đáng. Cử tri Hoàng Hữu Hiệp (P.3) cho rằng nhận trách nhiệm như vậy khác nào “lời nói gió bay”, nhận lỗi nhưng không thấy nhận hình phạt, mức xử lý nào.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết: “Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước Quốc hội (QH) về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Tôi cho rằng mọi câu chuyện về trách nhiệm không chỉ của anh Đinh La Thăng mà của tất cả các vị do QH bầu, phê chuẩn, trong kỳ họp cuối năm chắc chắn đây sẽ là một đề mục quan trọng được QH bàn và làm rõ. Song song đó, về phía Đảng còn có việc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân theo tinh thần nghị quyết trung ương 4”.
Cử tri Nguyễn Thị Mỹ Hạnh nêu: “Tiền lương tăng nhưng không đủ sống, còn tiền trợ cấp 10 năm nay không tăng...”. Chia sẻ với cử tri TP, Chủ tịch nước nói: “Đáng lẽ năm nay thông qua đề án về tiền lương nhưng đã không thể vì số biên chế tăng quá nhanh, trong khi ngân sách không tăng. Vì vậy không có cách nào để tăng được, tăng nữa sẽ đổ vỡ, bội chi ngân sách...”.
Một vấn đề thời sự đang thu hút sự quan tâm của nhân dân là việc người Trung Quốc vào nuôi cá, mua nông sản ép giá và mở phòng mạch, hoạt động không đúng quy định... gây lo ngại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội cũng được nhiều cử tri đặt ra. Chủ tịch nước nói việc sai phạm đó là có và các địa phương đã phát hiện, xử lý. Theo Chủ tịch nước, người nước ngoài vào VN làm ăn là bình thường, bởi cũng có hàng triệu người VN ra nước ngoài làm ăn. “Quan trọng nhất là mình phải tự trách mình, vì chính quyền và cơ quan chức năng đã lơi lỏng”, Chủ tịch nước nói.
* Sáng cùng ngày, ông Lê Thanh Hải - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM - và các đại biểu QH đã tiếp xúc cử tri Q.5.
Nhiều cử tri bày tỏ bức xúc vì sự hoạt động yếu kém, thất thoát tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước Vinashin, Vinalines...và đặt vấn đề trách nhiệm của các thành viên Chính phủ.
Bí thư Thành ủy TP Lê Thanh Hải cho rằng việc thua lỗ, thiệt hại tài sản tại một số doanh nghiệp nhà nước là nỗi xót xa và bức xúc chung của mọi người, đây không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà bản thân ông cũng thấy có một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Hải, thua lỗ tại một số doanh nghiệp nhà nước vừa qua không phải là bản chất chung của doanh nghiệp nhà nước mà chỉ là hiện tượng tại một số doanh nghiệp do cơ sở luật pháp và việc thực thi pháp luật còn hạn chế.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
Chiều 23-6, Đoàn đại biểu QH TP.HCM đã tiếp xúc với Ủy ban MTTQ VN TP. Ông Đinh Phong - ủy viên Ủy ban MTTQ VN TP - bức xúc trước một số sai phạm ở những tập đoàn, tổng công ty nhà nước, xài tiền kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí... Ông đặt vấn đề tại sao QH không phê bình Chính phủ và các bộ ngành liên quan?
Luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn luật sư TP.HCM) kiến nghị cần tăng cường, phát huy tối đa vai trò giám sát của QH vì thực tế đã nghe nhiều tiếng kêu của dân trong đời sống dân sinh, dân chủ.
Tại cuộc tiếp xúc này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định dứt khoát phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của QH. Những vấn đề nào còn tồn tại hay làm vướng víu, ảnh hưởng đến mục tiêu này là phải sửa đổi, bổ sung.
 @...-Không để lọt trách nhiệm khi tài sản nhà nước thất thoát
-  Không thể ca mãi điệp khúc ‘rút kinh nghiệm’ (VNN).  -  Kiến nghị làm rõ trách nhiệm cán bộ làm thất thoát tài sản (VNE).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử triBáo điện tử Chính phủ
Mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng hoạt động của QHHà Nội Mới
Cử tri bức xúc công tác quản lý còn yếu kémThanh Niên
- Tiếp xúc cử tri TPHCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chấn chỉnh yếu kém, khuyết điểm trong Đảng(SGGP).  -  Bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội sẽ được thực hiện nghiêm túc (QĐND).

Mười lý do khiến các nước tan rã  (viet-studies 24-6-12) -- Bản dịch của một thân hữu bài 10 Reasons Countries Fall Apart (FP 18-6-12) của Acemoglu và Robinson◄◄
Minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu (DDDN 23-6-12) -- P/v Vũ Quốc Tuấn
"Biết được cứu sẽ làm liều. Tiền chùa mà!" (Bee.net 22-6-12) -- P/v Võ Trí Thành
Con gái Tô Huy Rứa 'thôi chức' chủ tịch Vinaconex (NV 22-6-12)Ghế "quá nóng", chịu không nổi: Bà Tô Linh Hương từ nhiệm sau 2 tháng làm Chủ tịch HĐQT (vietstock 22-6-12) - Bà Tô Linh Hương thôi làm Chủ tịch PVV sau 2 tháng nắm quyền. -- Sếp Tô Linh Hương thôi chức Chủ tịch sau 2 tháng.- Truy nã quốc tế ông Dương Chí Dũng  —  (BBC).  -  Bị truy nã vẫn lên chức (TN).  -  Một phó chánh thanh tra sở bị bắt theo lệnh truy nã (PLTP).- Vụ mặt cầu Thăng Long hỏng nặng: Kiểm điểm các lãnh đạo liên quan (NLĐ).
--Ụ nổi 11,5 triệu USD có thể bị giữ để thi hành án (TT). - Vụ gỗ lậu ở nhà bí thư huyện ủy Sơn Tây: Tỉnh ủy Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc (SGTT).
- Đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo giải quyết tố cáo của công dân (DT).  --- Xác minh gỗ lậu ở nhà riêng bí thư huyện Sơn Tây (TTXVN).
Các quan chức đánh cờ tiền tỷ chuẩn bị hầu tòa
Dân Trí
Sau nửa năm bị bắt, ngày 9/7 tới đây, các quan chức đánh cờ tiền tỷ sẽ bị đưa ra xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Sóc Trăng. Ngày 23/6, VKSND tỉnh Sóc Trăng nhận được quyết định của TAND tỉnh Sóc Trăng về việc đưa vụ án các quan chức đánh cờ tiền tỷ ra xét xử ...
Ngày 9-7: xét xử vụ đánh cờ bạc tỉTuổi Trẻ
“Quan” đánh cờ tiền tỷ sắp hầu tòaĐài Tiếng Nói Việt Nam
Các quan chức đánh cờ tiền tỷ sẽ ra tòa ngày 9/7Zing News
- Bộ Công an hé lộ đường dây cá độ liên quan đến cán bộ(VNE). - Xác định manh mối nhà cái tại Việt Nam (TT). - Ngăn chặn các website cá độ bóng đá: Giảm 70% lượng người chơi (LĐ). - Mỗi ngày có 30 web cá độ bóng đá ra đời (TN).- Tạm giữ 35 người cá độ bóng đá (TN).
- Việt Nam: Sừng tê trái phép đắt hơn vàng  —  (BBC).
Xe bạc tỷ dồn dập đổ về Việt Nam
- Bất cập “3 trong 1″ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước (VOV).  -  Kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (QĐND).
- Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp không hiệu quả (VOV).

-----------------
Trách nhiệm
Không phải bây giờ, mà từ năm 2009, thực trạng các phòng khám (PK) hành nghề sai phạm đã được BáoThanh Niên phản ánh trong loạt bài nhiều kỳ; sau đó rất nhiều báo, đài khác tiếp tục phản ánh. Vậy mà đến nay, tình trạng sai phạm của các PK có người Trung Quốc hành nghề càng nghiêm trọng hơn. Những sai phạm cho thấy có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.
Ai bảo kê cho phòng khám Trung Quốc?Thanh tra muốn phát hiện, phải đóng giả bệnh nhân --- Phòng khám Trung Quốc: Sai phạm vẫn được… khen (?!) (PNTP).  - Suy nghĩ cuối tuần: Mười năm đâu có ngắn!  - Phòng khám Trung Quốc: mưu mẹo và gian trá (SGTT). - Cơ quan chức năng ở đâu? (SGTT).
Các phòng khám Trung Quốc có thể liên kết với nhau- Tiếp theo vụ “bác sĩ chui” tại phòng khám Trung Quốc: “Bác sĩ chui” trốn về nước, bệnh nhân lãnh đủ (LĐ).
- Vụ phòng khám Trung Quốc tung hoành: Bệnh nhân tiền mất tật mang (SGGP).- “Phòng khám TQ”: Thanh tra Sở Y tế TP.HCM nói gì? (TT). - Ai bảo kê cho phòng khám Trung Quốc? (TP). - Lật tẩy sự gian dối của phòng khám Trung Nam (TN).- Phòng khám đa khoa quốc tế Trung Nam : Máy móc đồng loạt chờ… thẩm định!? (PLTP). Phòng khám Trung Quốc “đang chờ thẩm định” vô tư điều trị bệnh nhân
- Phòng khám Trung Quốc và những chiêu trò quảng cáo thổi phồng (VOH).
Không quản nổi phòng khám có bác sĩ Trung Quốc?  (NLĐ).
- Trung quốc hack website Trường Bùi Thị Xuân 22/6/2012(TTXVA).
Văn hóa né tránh sự thật (PLTP).--Giáo viên xỉ vả người quay clip tiêu cực Đồi ngô không xứng làm thầy (GDVN) -

- Báo động “văn hóa mạng xã hội” trong giới trẻ  (Infonet).


Hố “tử thần” giữa đường Hà Nội
Tuổi Trẻ
TT - Khoảng 15g ngày 23-6, tại khu vực ngã tư Láng Hạ - Lê Văn Lương thuộc địa phận quận Đống Đa, Hà Nội xảy ra hiện tượng nền đường rạn nứt sau đó sụt, lún tạo thành hố. Các hộ dân tại khu vực trên cho hay lúc đầu nền đường rạn nứt từ từ, ...
Hà Nội: Vỡ ống nước, đường sụt lún nghiêm trọngXãLuận.com

Những con số giật mình về bệnh dại mùa hè (NĐT 22-6-12) -- Thông cảm giùm cho các ông Đinh La Thăng, Phạm Vũ Luận...

Tránh cung cấp thông tin 'một chiều' cho báo chí (VNN 22-6-12) Quy chế phát ngôn đã phát huy hiệu quả (infonet 22-6-12) ---- Mấy người này nói chuyện ở quốc gia hành tinh nào thế?

Còn né tránh cung cấp thông tin cho báo chí
Tuổi Trẻ
TT - Ông Hoàng Hữu Lượng, cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin - truyền thông), nhận định như vậy tại hội nghị tổng kết năm năm thực hiện quyết định 77 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí diễn ra sáng 23-6 tại ...
Sửa quy chế phát ngôn để ai cũng có quyền nóiXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo)
Thực hiện chưa hiệu quả quy chế cung cấp thông tin báo chíĐài Tiếng Nói Việt Nam
"Quy chế phát ngôn không cản trở hoạt động báo chí"Đài Truyền Hình Việt Nam
Sài gòn Giải Phóng -Người Lao Động -VietNamNet
- Kênh phát ngôn còn nghẽn ở nhiều nơi (PLTP).

Sức mạnh báo chí: Lợi và hại với doanh nghiệp

- Trao đổi thông tin và đưa tin trung thực nhưng cần tế nhị bảo vệ bí mật nghề nghiệp của đối tác thì mới có sự hợp tác lâu dài, tạo niềm tin bền vững giữa doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí - một quy luật hay nguyên tắc bất thành văn.


Nắm được thông tin là coi như nắm được chìa khóa mở toang các cánh cửa trên chặng đường của mỗi người. Tin tức từ các cơ quan truyền thông chính thức là một nguồn thông tin quý giá nếu chúng ta khéo chắt lọc để mang lại sức mạnh tri thức, khả năng dự báo, dự đoán, hiểu biết trước một bước theo nghĩa "có thông tin là ưu thế sức/mạnh của sự thông hiểu"!
Có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra để mua thông tin. Cái khó trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay là làm cách nào để chọn lọc và xử lý thông tin tốt nhất, có lợi nhất đối với bản thân hay doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào khả năng phân tích, tổng hợp, nhận định của mỗi người đọc. Ngoài ra, vấn đề khác là thời gian xử lý thông tin, sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đa dạng cách xử lý thông tin
Có anh bạn kinh doanh bất động sản rất thành công, ngày nào cũng đọc hàng chục báo, thậm chí không bỏ sót tin tức nào nổi bật, tiêu biểu trong ngày. Anh cho rằng thông tin chính là "tiền". Chính nhờ kênh báo đài, kết hợp với các loại thông tin thu thập từ nhiều kênh khác, kể cả "thông tấn vỉa hè" và "café, quán nhậu", anh này chắt lọc được những thông tin đắt giá về quy hoạch, về xu thế đầu tư, phân khúc thị trường... để từ đó đưa ra quyết sách đầu tư hiệu quả.
Có anh bạn khác thì quyết tâm chỉ đọc vài tờ báo do tự mình chọn lọc và tin cậy. Anh không thèm đọc báo khác vì cho rằng, chẳng có gì khác biệt hay mới mẻ so với 2-3 tờ báo anh đang đọc hàng ngày. Thế là đủ, đỡ mất thời gian lại tránh nguy cơ nhiễu thông tin!
Một anh bạn khác lại có thói quen xử lý thông tin ngược. Mỗi khi báo đài đồng loạt đưa tin về việc gì, anh ta thường suy luận theo chiều ngược lại. Ví như, nếu có quan chức  ngân hàng tuyên bố: "ngân hàng sẽ không điều chỉnh tỷ giá, không tăng lãi suất... ", anh lập tức cho rằng sắp tới sẽ có biến động tỷ giá và lãi suất! Nếu có vị quan chức nào tuyên bố là giá xăng, giá điện... sẽ không tăng, anh suy ra ngay rằng, phải có điều gì khuất tất bên trong...

Đối với doanh nghiệp, thông tin lại càng quý giá. Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, về môi trường kinh doanh luôn biến động; thông tin về đấu thầu, cạnh tranh, chủ trương chính sách mới của Nhà nước, các luật lệ kinh doanh mới ra đời... đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật nhờ báo chí.
Thông tin đó có thể do một phòng, ban tham mưu, tổng hợp; hoặc ban lãnh đạo phải có người trực tiếp nghiên cứu để chuyển tới người đứng đầu doanh nghiệp.
Có công ty chuyên nghiệp hơn, chấp nhận tốn kém khi chi tiền mua thông tin tổng hợp, mua các báo cáo chuyên nghiệp (business reports) từ các đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường và chấp nhận bỏ một khoản lớn thuê chuyên gia tư vấn, hướng dẫn, hoạch định cho các chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Một số doanh nghiệp và doanh nhân khác chọn cách chủ động tham gia tích cực hơn vào các hiệp hội, diễn đàn, các sân chơi đa dạng như hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày sản phẩm, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên, đấu giá và phát động chương trình làm từ thiện, giao lưu văn hóa - thương mại..v.v..
Cân bằng mục tiêu quảng bá và giữ bí mật thông tin
Có khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp, sau một thời gian dành khá nhiều kinh phí để tham gia các hoạt động tiếp thị quảng bá, một số hình thức PR (public relation - quan hệ công chúng), hội chợ thương mại, tài trợ, diễn đàn báo chí... đã lặng lẽ thay đổi kế hoạch bằng cách đầu tư vào khách hàng cụ thể nhằm đạt mục tiêu doanh số và lợi nhuận rõ ràng hơn.
Lý do khác, có thể họ cảm thấy một số thông tin doanh nghiệp khi ra tới cộng đồng hay báo chí sẽ không có lợi cho doanh nghiệp, thậm chí còn lộ cả bí mật kinh doanh của mình!

Một số quan chức và doanh nghiệp phải ngậm ngùi... rút kinh nghiệm khi trót nói ra thông tin, mà qua "bộ xử lý" của vài báo đài, đã không còn giữ nguyên thông điệp ban đầu! Đôi khi, nó bị biến dạng khó hiểu thành các ý khác, thậm chí trái ngược hẳn ý đồ ban đầu của tác giả!
Ví dụ, một vị bác sĩ có chức sắc khi phát biểu về lĩnh vực của mình với báo chí có đoạn: "... cái này tôi nói riêng với nhà báo... thôi xin các anh đừng đăng. Nói thật, trình độ các bác sĩ trong thành phố ta còn nhiều hạn chế...".
Hôm sau, báo đăng: "bác sĩ Nguyễn Văn A cho rằng trình độ các bác sĩ của thành phố ta có quá nhiều hạn chế..."!!!
Hay các báo đã dẫn chứng thông tin quá cụ thể như tên người phát biểu, tên doanh nghiệp..v.v.. đôi khi có thể làm lộ bí mật nghề nghiệp của họ.
Chẳng hạn, tại một buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và hải quan, cơ quan thuế, ngân hàng, doanh nhân đứng lên phát biểu về những khó khăn của doanh nghiệp để được tháo gỡ phần nào... Hôm sau, có báo đăng nguyên xi tên người, tên công ty... Hệ quả là, nhiều khả năng doanh nghiệp này sẽ bị đối tác xem xét lại hợp đồng, mối quan hệ kinh doanh...
Làm gì để tận dụng tốt kênh truyền thông?
Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp nhỏ, không có kinh phí lớn để quảng cáo trên báo đài, nhưng nếu khéo léo đi đường vòng, thông qua các diễn đàn, giao lưu kết nối thương mại, kênh tài trợ từ thiện..v.v.. vẫn có thể mượn lực từ các kênh thông tin truyền thông và báo chí để quảng bá.
Ví dụ, tự gõ cửa báo chí để đăng tin quảng cáo, chi phí thường rất cao. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực, sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với một kênh truyền thông, báo chí nào đó (bạn phải tự tìm ra), thì họ rất sẵn lòng để đưa tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn như một nội dung chương trình cần phải có của chính họ!
Khi đó, bạn không tốn tiền quảng bá mà chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin cho người viết bài, người quay phim!
Lúc này, vấn đề chính là win - win strategy (chiến lược đôi bên cùng có lợi) giữa doanh nghiệp và truyền thông - báo chí. Và một thông tin tốt trên báo đài có thể giúp doanh nghiệp tăng nhanh doanh số bán hàng đến bất ngờ!
Sau cùng, trong mọi trường hợp, cả doanh nghiệp và nhà báo, cơ quan truyền thông đều cần có chính là, dù thông tin có giá trị đến đâu cũng cần trung thực và đặt đạo đức nghề nghiệp trên hết.
Trao đổi thông tin và đưa tin trung thực nhưng cũng phải có cách tế nhị để bảo vệ bí mật nghề nghiệp của đối tác thì mới có sự hợp tác lâu dài, tạo niềm tin bền vững giữa doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí, một quy luật hay nguyên tắc bất thành văn.
Quyền năng thông tin báo chí có là sức mạnh lan tỏa như một quyền lực thứ tư của xã hội và có tính lợi - hại hay không cũng từ đó mà ra!
Hoành Sơn

Làm sao để tiến thân trong nền hành chính Trung Quốc: The Rules of the Game (FP July/Aug 2012)
Chính trị - ngoại giao Mỹ: How Obama’s foreign policy team relates to the Vietnam War — or doesn’t (WP 22-6-12) -- Trích cuốn sách của James Mann (Tôi vừa đọc xong cuốn này và có ý kiến: Đây là loại sách nên đọc lướt qua, không phải là loại cần đọc từng câu để nghiền ngẫm)

Tổng số lượt xem trang