Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Vụ Lý Tống - Về bản án dành cho Lý Tống

Tin liên quan: Có nên tiếp tục giữ vững “lằn ranh” Quốc – Cộng

- Bùi Văn Phú: Về bản án dành cho Lý Tống  —  (BBC).

- Nhà hoạt động độc lập Lý Tống bị kết án 6 tháng tù: San Jose: Activist Ly Tong sentenced to six months in jail (Mecury News).

Lý Tống chỉ bị tù 6 tháng, Đàm Vĩnh Hưng nói gì?
Trước đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã lên tiếng, ngỏ lời muốn tha thứ cho Lý Tống về hành động khủng bố mình: “Luật pháp thì có nguyên tắc và điều lệ. Riêng tôi thì vẫn sẵn sàng nói lời tha thứ cho Lý Tống, còn xét xử như thế nào là chuyện của luật pháp”. Tối qua, phóng viên Giaoduc.net.vn thêm lần nữa liên lạc với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng về bản án dành cho Lý Tống, rất bình thản anh cho biết: “Tôi không quan tâm lắm, vì rất muốn tha thứ cho ông ấy!”.
Lý Tống bị 6 tháng tù vụ xịt hơi cay Ðàm Vĩnh Hưng Nguoi Viet Online


Cựu phi công Lý Tống vừa bị Tòa Thượng Thẩm California quận hạt Santa Clara tuyên phạt 6 tháng tù hôm Thứ Sáu, vì tội xịt hơi cay vào ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng.

Nhạc sĩ Phạm Duy: những bộc bạch cuối đời (RFA 23-6-12) ◄

Vụ Lý Tống - "Diễn biến hoà bình": Sự thật đằng sau một “tuyên bố” (QĐND 22-8-10)

QĐND - Tờ bán nguyệt san Tự do ngôn luận tháng 7 năm 2010 vừa tung lên mạng toàn văn “Tuyên bố về vụ Lý Tống-Đàm Vĩnh Hưng” của cái gọi là “Tổng hội tù nhân chính trị Việt Nam”, xem đây là tuyên bố của chính mình.

Vậy sự vụ như thế nào?

- Ngày 18-7-2010, tại Santa Clara Convention Center, thành phố San Jose, California (Mỹ), trong buổi biểu diễn của ca sĩ Việt Nam Đàm Vĩnh Hưng, Lý Tống đã cải trang làm phụ nữ lên tặng hoa, rồi bất ngờ xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng... Ngay sau đó Lý Tống đã bị cảnh sát bắt. Vụ việc này đã làm xôn xao dư luận Mỹ và Việt Nam, nhiều người rất phẫn nộ về hành vi của Lý Tống. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 21-7-2010, tòa án Santa Clara đã tuyên bố Lý Tống phạm 5 tội: Đột nhập trái phép; Sử dụng hơi cay trái phép; Xóa mã số hơi cay; Hành hung người khác; Chống lại nhà chức trách. Sau đó Lý Tống bị tạm giam và nộp 52.000 USD. “Nếu muốn tại ngoại thì y phải nâng số tiền lên 100.000 USD”.

 
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong buổi biểu diễn tối 24/7. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Hành vi vô cớ tấn công người khác đã từng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, như các vụ xả súng ở nhiều trường học ở Hoa Kỳ, ở Anh... và gần đây là vụ tấn công trẻ em ở Trung Quốc… Đó là hành vi phạm tội hình sự nghiêm trọng. Tất nhiên, dư luận xã hội bức xúc về những hành vi đó, nhưng đôi khi người ta cũng chia sẻ với kẻ gây ra tội ác do những hoàn cảnh xã hội khiến cho họ mất phương hướng, tuyệt vọng trong cuộc sống, dẫn đến không kiểm soát được hành vi của mình. Còn trường hợp của Lý Tống thì hoàn toàn khác. Đây là hành vi xâm phạm “Tự do thân thể, sức khỏe” của người khác, đồng thời mang tính chính trị(*). Theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế và của Pháp luật Việt Nam, đó là hành vi khủng bố.

- Về mặt pháp luật và chính trị, Lý Tống tấn công Đàm Vĩnh Hưng vì anh là “Ủy viên thành đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”. Mục đích của y là: “Mở đầu cuộc chiến chống Văn nô Cộng sản” (trích tuyên bố)… Như mọi người đều biết, đây không phải là lần đầu tiên Lý Tống phạm tội khủng bố.

+ Năm 1992, Lý Tống khống chế máy bay của Vietnam Airline, rải truyền đơn ở Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Năm 2000, y bay từ Hoa Kỳ sang Cu-ba, rải truyền đơn ở La Ha-ba-na.

+ Cùng năm đó, bất chấp không còn bằng lái, y cướp máy bay ở Thái Lan bay sang Thành phố Hồ Chí Minh rải truyền đơn.

+ Năm 2008, Lý Tống cướp máy bay của Hàn Quốc định bay sang Triều Tiên rải truyền đơn nhưng không thành. Đó là chưa kể vụ y có ý định bay sang Trung Quốc rải truyền đơn trong dịp Thế vận hội Bắc Kinh.

Hành vi phạm tội của Lý Tống là đặc biệt nghiêm trọng vì nó đã vi phạm an ninh của nhiều quốc gia có chủ quyền, gây phương hại đến quan hệ quốc tế. Thêm nữa, trong vụ xịt hơi cay Đàm Vĩnh Hưng, Lý Tống đã vi phạm tự do thân thể, sức khỏe của người khác vì động cơ chính trị.

Về mặt đạo lý, Lý Tống đã làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và của chính nước Mỹ (vì Lý Tống mang quốc tịch Mỹ). Hầu hết người Việt Nam ở nước ngoài đều mong muốn hòa hợp dân tộc, mong muốn được đem sức người, sức của, tài năng, trí tuệ đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam là: Thực hiện đại đoàn kết dân tộc... “Xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai”.

Có thể nói, đồng bào ta khi rời khỏi đất nước, mỗi người một hoàn cảnh, một lý do khác nhau. Không ít người vì hoảng sợ do bộ máy tuyên truyền của đối phương, rằng “sẽ có tắm máu” khi Việt Cộng vào Sài Gòn mà trở thành “thuyền nhân” bất đắc dĩ. Tuy nhiên, phần lớn đồng bào ta vẫn hướng về Tổ quốc, nhất là từ khi Đổi mới bắt đầu đến nay.

Trên lĩnh vực âm nhạc, nhiều tài năng lớn, tầm cỡ quốc tế đã trở về sinh sống, sáng tác biểu diễn phục vụ đồng bào mình. Chính phủ đã tạo điều kiện cho nhiều người được mang hai quốc tịch để tiện việc sinh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh của họ.

Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê - “Người Việt Nam duy nhất được ghi tên trong Từ điển Bách khoa âm nhạc thế giới”, là người đã từng giảng dạy ở nhiều viện nghiên cứu, trường đại học danh tiếng, là người sáng lập “Trung tâm nghiên cứu âm nhạc Đông Phương”. Ông đã trở về sinh sống ở Việt Nam (từ năm 2004). Ông tâm sự: “Điều hạnh phúc là được về sống tại quê nhà, được nói chuyện với người Việt Nam về âm nhạc Việt Nam trên mảnh đất Việt Nam”.

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo - người được ghi tên trong hai cuốn từ điển danh nhân lớn nhất của Pháp - Từ điển Le petit La RousseLe petit Robert. Ông được giáo sư âm nhạc tài ba người Pháp - Olivier Messiaen, nhận xét: “Nguyễn Thiện Đạo là nhạc sĩ lớn nhất cuối thế kỷ XX”. Ông cũng đã trở về sống ở Việt Nam. Cách đây không lâu ông được Hội Nhạc sĩ Việt Nam mời viết tác phẩm âm nhạc quan trọng phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ông nói: “Người sáng tác phải bám sát cuộc sống, hơi thở của mảnh đất quê hương với trái tim mãi thuộc về dân tộc”.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã nhiều thập kỷ sống ở Pháp, ở Mỹ, cũng đã trở về quê hương. Ông đã bày tỏ niềm hạnh phúc và biết ơn Chính phủ và mọi người đã dành nhiều ưu ái cho gia đình ông.

Gần đây, theo báo chí trong và ngoài nước, đang có “một làn sóng” nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn. Trong đó có Ý Lan, Lê Thu, Tuấn Ngọc, Hương Lan, Khánh Hà, Giao Linh, Thái Châu... Cảm nhận chung của các nghệ sĩ khi trở về Tổ quốc là vô cùng hạnh phúc khi được biểu diễn trên quê nhà.

Tất nhiên, lần trở về đầu tiên thường không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn, thậm chí cả sự mặc cảm nào đó. Tuy nhiên, những nhân cách lớn, những người Việt Nam thật sự yêu quý Tổ quốc, dân tộc đã và sẽ vượt qua mọi khó khăn khách quan và khó khăn của chính mình để hòa chung với nhịp đập của con tim Việt Nam.

Thực tế cho thấy tất cả mọi người Việt Nam trở về Tổ quốc đều được chính quyền, đồng nghiệp và nhân dân đón nhận với những tình cảm nồng ấm. Không ai bị tấn công, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cho dù trên báo in hoặc báo mạng. Đó là nét tương phản dễ nhận thấy qua sân khấu tại Việt Nam và vụ Lý Tống kể trên.

Trở lại tờ Tự do ngôn luận, với việc đăng tải toàn văn, không một lời bình luận “Tuyên bố về vụ Lý Tống-Đàm Vĩnh Hưng”, trong đó người ta đã tôn kẻ khủng bố quốc tế thành “người hùng”, hành vi xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe, danh dự của người khác là “nghĩa cử anh hùng”... cho thấy: Thứ nhất,  những điều ghi trong Tuyên ngôn của tờ Tự do ngôn luận về tự do, dân chủ, nhân quyền, chỉ là giả dối. Thứ hai, về bản chất, tờ Tự do ngôn luận chỉ là một công cụ của các thế lực thù địch đang ráo riết phá hoại chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, phá hoại sự ổn định và phát triển của Việt Nam. Thứ ba, với một nhân vật có lý lịch bất hảo như Lý Tống mà tờ Tự do ngôn luận lại ngưỡng mộ, thì có thể xem tờ báo này là lực lượng hậu thuẫn cho khủng bố quốc tế. Đó là bộ mặt thật của tờ Tự do ngôn luận.

(*) Bộ Tư pháp, Điều 84, Tội khủng bố “Bộ luật Hình sự mới” của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.197.

Lệ Chi


40 thí sinh hoa hậu Việt ‘bị lạc’ ở Las Vegas


LAS VEGAS (NV)
- Ban tổ chức cuộc thi hoa hậu Miss Vietnam Global hứa hẹn hoàn trả đầy đủ tiền bạc cho mọi người, khi cuộc thi trở lại trong tương lai, nhưng không giải thích gì thêm về nguyên nhân cuộc thi bị dời. Trong khi đó, 40 cô thí sinh vẫn còn bị kẹt ở Las Vegas đều không biết lý do vì sao cuộc thi bị dời.

Cuộc thi hoa hậu này, năm nay là lần thứ 5, dự định diễn ra vào tối 21 tháng 8 ở sòng bài Planet Hollywood, Las Vegas, hoãn lại vào phút chót. Trong một bản thông báo gởi cho báo chí hôm 17 tháng 8, tức 4 ngày trước cuộc thi, công ty MFC tuyên bố dời ngày thi tới 27 tháng 11.

Thí sinh Xuan Mai Le, đến từ Paris, Pháp, cho xem tờ chương trình của ban tổ chức đòi hỏi thí sinh mỗi ngày tập dợt với một bộ y phục khác. Cô đã tốn mất $1,800 tiền vé, hàng trăm đô la tiền quần áo, chưa kể chi phí của gia đình bay qua cổ võ. (Hình: Tiffany Lê/Người Việt)

Ông Calvin Nguyễn, chủ tịch công ty MFC là công ty tổ chức cuộc thi, nói với báo Người Việt là tất cả những khó khăn “đều vượt qua được hết, chúng tôi làm hết trong ngày hôm nay,” tức là ngày 19, hai ngày sau khi tuyên bố dời buổi diễn. Ông cũng nói tất cả khán giả mua vé đều được hoàn trả tiền.

Khi đưa ra thông báo, công ty MFC không cho biết lý do. Nói chuyện với báo Người Việt ở hành lang bên ngoài phòng khách sạn của mình, ông Calvin Nguyễn nói, lý do dời ngày thi hoa hậu chỉ vì giữa ban tổ chức với sòng bài và sân khấu có “một sự bất tiện.”

Không ai nói rõ “sự bất tiện” đó là gì, nhưng đối với 40 cô gái trẻ, đẹp, đến từ khắp nơi trên thế giới kể cả Việt Nam, thì mỗi cô đều mang một sự bất tiện chung, đó là họ đã đến Las Vegas, đã chi nhiều tiền cho cuộc thi, nhưng nay không biết có thể làm gì và cũng không biết chuyện gì đang xảy ra.

Tất cả các thí sinh đều đến khách sạn sòng bài Planet Hollywood từ hôm Chủ Nhật, đã tập dợt liên tục, nhưng nay bị thông báo cuộc thi sẽ không diễn ra như họ tưởng.

“Tôi thi hoa hậu 10 lần rồi, mà chưa bao giờ có ai lại hủy buổi diễn,” Amy Lê, đến từ Louisiana, nói. “Buổi diễn có thể hay, buổi diễn có thể dở, nhưng buổi diễn bao giờ cũng tiếp tục - the show must go on.”

Không biết, không được biết

Theo lời các thí sinh, ban tổ chức không thông báo trực tiếp với họ. Ban tổ chức đã gởi tin nhắn qua trung gian nhân viên tiếp tân của khách sạn hôm 17 tháng 8, cùng ngày với thông báo gởi cho báo chí.

“Quày front desk đọc cho chúng tôi một tờ giấy do ban tổ chức để lại. Chúng tôi vừa đi tập một màn vũ về, thì cô gái ở quày gọi lên phòng đọc tin nhắn cho chúng tôi, nói buổi diễn bị hủy và chúng tôi phải dọn ra nội trong hai ngày,” thí sinh Nguyễn Ngọc Kim, đến từ Pháp, cho báo Người Việt biết.

Ðến cuộc họp sau bữa ăn tối, ông Calvin Nguyễn nói chuyện với các thí sinh và tăng ngày ở khách sạn của các cô tới hết cuối tuần.

Từ tiểu bang Georgia, Nguyen Thuy Dien bay qua Las Vegas tham dự cuộc thi hoa hậu này. Cô nói: “Chúng tôi không biết lý do là gì và không ai trả lời thẳng thắn cho chúng tôi.” Ðây là lần đầu tiên cô tham dự một cuộc thi hoa hậu của Việt Nam. “Tôi không ngờ nghề trình diễn lại như thế này.”

Cô Nguyen Thuy Dien là một chuyên gia thống kê. Cô phải nghỉ làm một tuần để đi thi cho một cuộc thi hoa hậu nay không diễn ra nữa.

“Không biết” dường như là tâm trạng chung của tất cả các thí sinh. “Cũng chưa ai biết hết, làm sao tụi em biết được, tụi em là thí sinh đi thi thôi mà,” Diem Ngoc Tran, đến từ Westminster, phát biểu.

Ngay cả người tham gia tổ chức cũng không biết. Cô Audrey Ngô, một người phụ tá biên đạo múa, nói với Người Việt: “Thật ra cũng chẳng ai cho tôi biết” nhưng cô tin tưởng là “ông chủ tịch công ty đang giải quyết mọi chuyện.”

Tất cả các thí sinh đều đã đến Las Vegas bằng tiền của mình. Họ trả $300 tiền ghi danh để được dự thi, và số tiền này bao gồm tiền khách sạn và tiền ăn.

Không chỉ các cô hoa hậu là không biết lý do tại sao. Sòng bài Planet Hollywood cũng không biết.

Hí viện tại Planet Hollywood được sòng bài này bán khoán cho công ty Base Entertainment. Công ty Base Entertainment là công ty hợp đồng với bên ngoài để tổ chức show hay cho mướn rạp.

Nói chuyện với phóng viên báo Người Việt, tất cả mọi viên chức Planet Hollywood đều không biết lý do tại sao.

Bà Felicia Lim, phó chủ tịch phụ trách Tiếp Thị Á Châu cho Planet Hollywood, Paris và Ballys, nói trách nhiệm cho sân khấu là của Base Entertainment - “chúng tôi chỉ phụ trách phần sòng bài,” bà nói với báo Người Việt.

Cô Andrea Roquenio, giám đốc quan hệ công chúng của Planet Hollywood, cho biết: “Ông ấy là người thuê địa điểm và show diễn là của ông ấy.”

Ðại diện Base Entertainment từ chối không cho công bố tên, không bình luận, và nói họ không liên quan.

Ðối với sòng bài và sân khấu, đây là show của ông Calvin Nguyễn và chuyện dời ngày là chuyện của ông.


Thí sinh Amy Lê, đến từ Louisiana, đã phải trải qua bão Katrina, trải qua vụ dầu tràn BP, và nay phải trải qua một cuộc thi hoa hậu bị hoãn vào phút chót. (Hình: Tiffany Lê/Người Việt)

Mất chi phí hàng ngàn đô la

Nhiều thí sinh đến từ ngoại quốc. Nguyễn Ngọc Kim và Xuân Mai Lê đến từ Pháp, và không chỉ hai cô bỏ tiền ra bay qua Las Vegas, mà gia đình cũng đang bay qua để cổ võ và ủng hộ. Cô Xuân Mai Lê nói: “Ðiều làm tôi buồn nhất là gia đình hỏi tại sao buổi diễn bị hủy và tôi không thể trả lời được.”

Cô Nguyễn Ngọc Kim nói: “Phải như họ giải thích thẳng thắn thì chúng tôi có thể thông cảm được.”

Cô Kim trả tiền vé máy bay mất 1,400 Euros, khoảng 1,800 USD, chưa kể rất nhiều tiền cho trang phục. Cô Kim mua chiếc áo dạ hội, tốn mất $500. Nhiều thí sinh còn mua áo tới hàng ngàn đô la.

Trong số các thí sinh dự thi, có 6 cô đến từ Việt Nam. Một cô cho biết đã tiêu tốn hết tối thiểu $5 ngàn. Mà chi phí này cũng 'chẳng thấm vào đâu' so với một thí sinh khác, cũng đến từ Việt Nam. Người tốn nhiều nhất là $20 ngàn, vì 'mang theo cả người trang điểm riêng, bao tất cả chi phí, ẩm thực, phương tiện đi lại, và chỗ ở tại Las Vegas.'

Thí sinh Audrey Tinh Giang Nguyễn, đến từ quận Cam, đã nghỉ học một tuần để đi thi. Gia đình cô đặt phòng khách sạn qua eBay, không hủy được. “Chúng tôi phải cố làm sao cho tốt nhất thôi,” cô nói.

Về phía ban tổ chức, ông Calvin Nguyễn từ chối không bàn về trường hợp các thí sinh bị tốn tiền từ xa bay đến dự thi. Ông đòi hỏi phóng viên tiết lộ tên các thí sinh này, và khi phóng viên từ chối, ông nói ông “không trả lời được, xin lỗi.”

Tuy nhiên, ông hứa hẹn: “Khi nào mà cô nào trở lại, mọi thứ sẽ miễn phí - khách sạn, ăn uống, tập dợt, và máy bay, nếu cô trở lại.”

Một trong những thí sinh có thể trở lại là cô Thanh Huyen Tran. Vào Thứ Tư, một ngày sau khi có tin buổi diễn bị dời, cô sắp xếp đồ đạc, khăn gói chuẩn bị bay chuyến bay qua đêm “red-eye” để về lại Dallas, Texas. Nhưng cô có lẽ vẫn hy vọng trở thành Miss Vietnam Global. Ðược hỏi cô có trở lại thi hay không, cô nói: “Có thể.”

- Tạm hoãn Hoa hậu VN toàn cầu 2010 tại Mỹ vì scandal Đàm Vĩnh Hưng (TTXVA)

Đàm Vĩnh Hưng phủ nhận thông tin bị FBI điều tra  06/08/2010 07:35:39

Nam ca sĩ chia sẻ "Xin đừng xúc phạm việc riêng tư của tôi. Tôi thích lấy ai là quyền cá nhân và tôi không vi phạm luật hôn nhân".

Nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ngày 5/8 khẳng định: "Cho tới nay, không có “ông” FBI nào hỏi đến tôi và tôi nghĩ FBI Mỹ cũng không quá rảnh để làm việc này".

TIN LIÊN QUAN

Còn chuyện kết hôn, theo Thanh niên (ngày 6/8), nam ca sĩ chia sẻ "Xin đừng xúc phạm việc riêng tư của tôi. Tôi thích lấy ai là quyền cá nhân và tôi không vi phạm luật hôn nhân".Đàm Vĩnh Hưng khẳng định, anh biết những thông tin quy kết anh bị FBI điều tra, đi diễn trốn thuế, kết hôn giả,... xuất phát từ đâu và với mục đích là phá hoại anh cùng công ty chuyên đưa anh và các ca sĩ khác đến Mỹ.

Đàm Vĩnh Hưng với 2 vệ sĩ từ Hollywood trong thời gian lưu diễn tại Mỹ. Ảnh: TNO
Đàm Vĩnh Hưng với 2 vệ sĩ từ Hollywood trong thời gian lưu diễn tại Mỹ. Ảnh: TNO

Cuối tháng 7 vừa qua, theo 1 số tờ báo Mỹ, Lý Tống (kẻ đã xịt hơn cay vào Vĩnh Hưng, khi anh đang biểu diễn tại Mỹ vào ngày 18/7) đã nộp đơn khiếu nại lên cơ quan thuế vụ IRS về việc đóng thuế của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong nhiều năm sang Mỹ biểu diễn.

Thông tin cho biết, ngay sau khi nhận được đơn khiếu nại, cơ quan thuế vụ IRS và FBI đã mở một cuộc điều tra về sự việc này.

Cùng thời điểm đó, trên mạng internet xuất hiện đầy rẫy bản "hôn thú" được cho là của Đàm Vĩnh Hưng và 1 bầu sô nổi tiếng tại hải ngoại.

Theo thông tin ghi trong tờ giấy này, Huỳnh Minh Hưng (tên thật của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) đã kết hôn với người phụ nữ tên là Jackie Liên Phạm (SN 1954) vào ngày 13/6/2004.

Ông Võ Trọng Nam, Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật Sở VH-TT&DL TP.HCM cho biết: “Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ra nước ngoài biểu diễn đều tuân thủ những quy định của pháp luật.Cụ thể lần xuất cảnh qua Mỹ vào tháng 7/2010, Đàm Vĩnh Hưng nhận được quyết định của cơ quan chức năng và thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến việc biểu diễn ở nước ngoài.Chúng tôi đang giữ trong tay quyết định của UBND TP.HCM số 2783/QĐ - UBND ký ngày 26/6/2010 cho phép nghệ sĩ đi biểu diễn ở nước ngoài.

Quyết định này cấp cho Huỳnh Minh Hưng (tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) được biểu diễn tại Mỹ theo hợp đồng đã ký kết với Công ty Saigon Entertainment”.

(Theo TNO)


V.A (Tổng hợp)

Đàm Vĩnh Hưng viết thư ngỏ gửi fan và khán giả

Năm nay là năm bao nhiêu rồi mà còn tin và đưa tin chuyện đi hát bằng visa du lịch với một tên tuổi như Đàm Vĩnh Hưng? Còn chuyện kết hôn hay không, giả hay thật thì cứ để pháp luật trả lời, còn lâu nữa mới đến lượt quý vị phát ngôn...

>> Bị khủng bố, Mr.Đàm vẫn tiếp tục làm show

Sự việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị Lý Tống xịt hơi cay vào mặt khi đang biểu diễn chưa ngã ngũ thì còn xuất hiện thông tin FBI đang bắt tay điều tra việc trốn thuế của anh trong nhiều năm biểu diễn tại Mỹ. Thêm nữa, một tờ giấy được cho là giấy kết hôn giữa một người tên Huỳnh Minh Hưng và bầu show Liên Phạm đang được phát tán trên Internet với vận tốc chóng mặt. Những thông tin bao quanh Đàm Vĩnh Hưng ngày một trở nên "rối rắm" mà chưa có bất cứ thông tin chính thức, đáng tin cậy nào được công bố. Theo một số nguồn tin, Đàm Vĩnh Hưng sẽ trở về nước vào ngày 4/8 tới đây.

Đàm Vĩnh Hưng viết thư ngỏ gửi fan và khán giả

Trước tình hình rối ren, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã chính thức lên tiếng gửi đến fan hâm mộ và khán giả trên trang web chính thức của anh:

Trước tiên là Hưng xin được gửi lời cám ơn và chúc sức khỏe đến tất cả những fans đã từng yêu mến và lên tiếng bênh vực, che chở Hưng bằng những tấm chân tình đẹp nhất mà các bạn đã dành riêng tặng Hưng.Mặc dù Hưng không muốn sử dụng mạng xã hội vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến trang web của mình, dẫu biết rằng hiện nay đang có rất rất rất nhiều người mượn danh của Đàm Vĩnh Hưng để tạo ra bao nhiêu là trang mạng xã hội giả nhưng chuyện này cũng không quan trọng lắm.Hưng sẽ nhớ mãi tình cảm của mọi người, I love you all, my fans.

Vài ngày gần đây có những thông tin cũ rích và xưa hơn cả trái đất đã xuất hiện trên các phương tiện thông tin trang mạng, nào là Đàm Vĩnh Hưng bị FBI sờ gáy, Lý Tống kiện Đàm Vĩnh Hưng vì xài visa du lịch hoặc đi hát trốn thuế, kết hôn giả..... TOÀN LÀ NHỮNG TIN BỊA ĐẶT, RẺ TIỀN NHẰM BÔI NHỌ DANH DỰ VÀ UY TÍN CỦA NGƯỜI KHÁC...

Hưng viết thư này để các fans của Hưng yên tâm khỏi lo lắng và bồn chồn suốt mấy ngày qua. Thật xấu hổ và nực cười cho một vài "cộng tác viên" của một hai trang tin tại Việt Nam lại đưa thông tin một cách bù nhìn, xuẩn ngốc như một con vẹt mà không hề có sự tôn trọng người trong cuộc bằng cách liên lạc qua email, hay bằng số điện thọai của Hưng để kiểm tra mức độ chính xác của thông tin mà mình muốn đăng tải?! Không hề có thái độ bình luận đúng sai như một người hiểu biết rộng, để rồi chỉ biết copy những bài viết với những thông tin xưa cũ và không hề "sáng tạo" như thế?

Năm nay là năm bao nhiêu rồi mà còn tin và đưa tin chuyện đi hát bằng visa du lịch với một tên tuổi như Đàm Vĩnh Hưng? Đấy chỉ là suy nghĩ của những người chỉ ở nhà không đi được đến đâu hoặc là chỉ số IQ thấp quá nên mới tin vào những thông tin bịa đặt như chuyện trốn thuế. Họ nghĩ chính phủ Mỹ là ai vậy? Thấp như họ chăng? Đó là Hưng chưa muốn nói đến chuyện đã đánh giá Đàm Vĩnh Hưng quá thấp trong chuyện này rồi đó nhé!

Còn chuyện Đàm Vĩnh Hưng kết hôn hay không, giả hay thật thì cứ để phát luật trả lời, còn lâu nữa mới đến lượt quý vị phát ngôn. Thật ra, Đàm Vĩnh Hưng thích lấy ai thì cứ lấy, đâu đến lượt quý vị mở miệng. Biết đâu được khi tờ giấy kết hôn thật của tôi đưa ra lại là tên của một vị chính khách cao cấp nào đó trên thế giới này thì sao? Hãy đợi xem. Làm ơn, hãy trưởng thành đi các vị ơi, đang chống đối việc Đàm Vĩnh Hưng đi tuyên truyền văn hóa Cộng sản, mặc dù Đàm Vĩnh Hưng không hề có khả năng cũng như tư cách để làm. Bỗng nhiên quay qua kiện Đàm Vĩnh Hưng đi hát bằng visa du lịch, hát trốn thuế, kết hôn giả, v.v... Buồn cười quá đi thôi! Còn ai ngày hôm nay chưa cười thì vào đây mà đọc thư này của Đàm Vĩnh Hưng rồi sẽ tìm thấy tìm thấy nụ cười, và bỗng nhiên thấy mình đang ở một nơi rất cao.

Đàm Vĩnh Hưng

Hiện tại, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mới chính thức viết thư "ngỏ" và cũng chưa có thêm bất cứ một nguồn thông tin chính thức hay đáng tin nào khác, để tìm hiểu rõ hơn về sự việc, chúng tôi sẽ cố gắng liên lạc với Mr Đàm ngay khi anh trở về Việt Nam.

Theo 2Sao

Thứ hai, 02/08/2010 | 00:30GMT+7

VIẾT TIẾP LOẠT BÀI “NGHỆ SĨ – NẠN NHÂN CỦA BẦU SÔ NGOẠI” “Gậy ông đập lưng ông”

Sự việc không còn dừng lại ở vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công mà đã lan rộng ra nhiều đối tượng khiến các bầu sô hải ngoại ăn ngủ không yên và nghệ sĩ Việt Nam sang Mỹ biểu diễn đang gặp khó khăn

> “Mồi ngon” nghệ sĩ quê nhà > Từng là nô lệ > “Nhị thập đại ma”!

Phản ứng mới nhất của Lý Tống sau khi bị ra hầu tòa vì đã xịt hơi cay vào mắt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong chương trình diễn ra vào ngày 18-7 tại San José (miền Bắc California – Mỹ) là đã dọa gửi đơn khiếu nại đến Cơ quan Thuế vụ Mỹ (IRS) tố cáo ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và một số ca sĩ Việt Nam về tội gian lận trong nhập cảnh và trốn thuế tại Mỹ. Sự việc không còn dừng lại ở vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công mà đã lan rộng ra nhiều đối tượng khiến các bầu sô hải ngoại ăn ngủ không yên và nghệ sĩ Việt Nam sang Mỹ biểu diễn đang gặp khó khăn.

Live show từ thiện của NSƯT Bảo Quốc trên đất Mỹ   Bầu sô ngoại “xanh mặt’   Phần lớn các nghệ sĩ Việt Nam tham gia các chương trình biểu diễn cho cộng đồng người Việt tại Mỹ đều đi theo dạng visa du lịch (B1, B2). Điều đó cũng có nghĩa là các chương trình này không diễn ra chính thức, chủ yếu diễn ra trong các nhà hàng, gần như tổ chức chui và các bầu sô không đăng ký với sở thuế, trong đó nghệ sĩ Việt Nam tham gia biểu diễn cũng không khai thuế vì  biểu diễn chui.   Mẫu đơn của Lý Tống gửi tới Cơ quan Thuế vụ Mỹ kiện ca sĩ  Đàm Vĩnh Hưng và ca sĩ đến từ Việt Nam biểu diễn trốn thuế, được tung lên mạng và xuất hiện trên một số trang báo người Việt ở nước ngoài trong mấy ngày qua.   Tờ đơn này trình bày chi tiết về hoạt động trốn thuế của Đàm Vĩnh Hưng trên đất Mỹ: “Đàm Vĩnh Hưng là một ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam, sang Mỹ biểu diễn từ năm 2006 bằng visa dành cho khách du lịch nhưng nhận được tới 12.000 USD mỗi đêm trong các chương trình ca nhạc. Như vậy, anh ta đã kiếm được thu nhập tại Mỹ mà không hề thanh toán các khoản thuế. Đàm Vĩnh Hưng và các ca sĩ đến từ Việt Nam đã tổ chức thành công ít nhất 10 chương trình biểu diễn mỗi năm tại Mỹ mà không khai báo thu nhập”.   Từ sự kiện này, giới bầu sô hải ngoại đang rất lo lắng nếu Sở Thuế vụ Mỹ vào cuộc. Phải nói Lý Tống đã dùng một mũi tên bắn trúng nhiều mục tiêu, cả những bầu sô lâu nay chuộng nghệ sĩ đến từ Việt Nam và cả nghệ sĩ Việt Nam sang biểu diễn tại Mỹ.   Giới bầu sô tại Mỹ đang “xanh mặt” vì sau sự kiện này, cơ quan thuế của Mỹ bắt đầu quan tâm hơn đến các hoạt động biểu diễn của cộng đồng người Việt, một hoạt động mà lâu nay, theo dân trong nghề ở đây cho biết chính quyền sở tại không mấy quan tâm.   Nghệ sĩ Mai Thế Hiệp, từng tổ chức các chương trình cải lương tại quận Cam, California - Mỹ, cho biết: “Ở Mỹ, dù bạn vào quán ăn một bát phở hay mua một ly cà phê mang về nhà cũng phải đóng thuế. Sự kiện này càng làm cho nghệ sĩ, ca sĩ Việt Nam lâu nay trốn thuế trên đất Mỹ thông qua việc đi diễn bằng đường du lịch phải lo lắng”.

Cắt thị trường biểu diễn của nghệ sĩ Việt Nam   Chính các bầu sô đã triệt hạ nhau khi gửi đơn đến Sở Di trú tại quận Cam, bang California để kiện một số ông, bà bầu lừa đưa nghệ sĩ, ca sĩ sang Mỹ bằng con đường du lịch và tổ chức biểu diễn để trốn thuế. Nghệ sĩ, ca sĩ trong nước sang Mỹ biểu diễn đều rất ít khi ký kết hợp đồng.   Từ những vụ bầu sô ngoại “đánh” nhau khiến nhiều hồ sơ xin nhập cảnh Mỹ theo đường du lịch thăm thân của nghệ sĩ bị ách lại. NSƯT Bảo Quốc cho biết: “Ngày 21-6-2009, tôi có tổ chức live show tại rạp Star Performing Arts Center (nay là Saigon Performing Arts Center) nhằm mục đích từ thiện. Doanh thu tôi trao tặng cho Quỹ Vòng tay nghệ sĩ của Báo Sân khấu TPHCM và Viện Dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM sau khi đã trừ đi chi phí. Thế nhưng, một số bầu sô ở Mỹ đã tự động gắn hình tôi vào các tờ quảng cáo khiến Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM nghi ngờ tôi gian lận, trốn thuế nên việc xin visa vào Mỹ để diễn live show 50 năm nghệ sĩ Phượng Liên của tôi đã bị ách lại”.   NSƯT Kim Tử Long chuẩn bị sang Mỹ tham dự live show của nghệ sĩ Ngọc Huyền (25-8) nhưng đến nay vẫn chưa có visa bởi anh đã 3 lần dự phỏng vấn đều không được phía Mỹ chấp thuận, lý do những lần trước anh sang Mỹ du lịch nhưng lại có tờ rơi quảng cáo đăng hình anh trong các chương trình biểu diễn.   Hiện nay, rất nhiều nghệ sĩ đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì đã trót chi tiền cho bầu sô, giá từ 3.000 đến 4.000 USD/người để lo thủ tục mời sang Mỹ nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy thư mời hoặc thư mời không có giá trị. Mất 140 USD để làm thủ tục xin phỏng vấn nhưng chỉ nhận được lời từ chối cho phép nhập cảnh từ phía Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM.

Visa du lịch không được biểu diễnHiện có ba loại visa được cấp cho nghệ sĩ vào Mỹ biểu diễn chính thức: P1: dành cho nghệ sĩ nổi tiếng thế giới. P2: dành cho các chương trình trao đổi văn hóa cấp quốc gia. P3: Dành cho nghệ sĩ trình diễn thuộc các sắc dân thiểu số.   Người vào Mỹ bằng visa du lịch B1, B2 không được biểu diễn và làm việc có thu nhập. Và theo luật, nghệ sĩ vào Mỹ bằng visa P1, 2, 3 trình diễn phải trừ thuế như các cư dân khác trên đất Mỹ.   Đối tác ở Mỹ (bầu sô tổ chức mời nghệ sĩ) sẽ giữ lại 30% thù lao của nghệ sĩ trong mỗi suất diễn để trả cho chính phủ. Nếu nghệ sĩ nước ngoài có khai thuế thì sẽ lấy lại phần chênh lệch với mức 30% sau khi đã nộp.

Bài và ảnh: Xuân Lộc

Cuộc chiến đã tàn? Góp ý cùng tác giả Sonne Le. Long Điền

------------

Lý Tống kiện Đàm Vĩnh Hưng trốn thuế 30/07/2010 10:24:46

Đàm Vĩnh Hưng sẽ phải khai báo tất cả các hợp đồng đến Hoa Kỳ biểu diễn trong nhiều năm qua, các hóa đơn nhận tiền...

Trong lúc vụ kiện Lý Tống còn chưa kết thúc, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cơ quan điều tra FBI tiến hành điều tra về việc nam ca sĩ trốn thuế trong suốt nhiều năm sang Mỹ biểu diễn.

TIN LIÊN QUAN

Theo báo chí Mỹ đưa tin, Lý Tống đã chính thức nộp đơn khiếu nại lên cơ quan thuế vụ IRS về việc đóng thuế của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong nhiều năm sang Mỹ biểu diễn.

Ngay sau khi nhận được đơn khiếu nại, cơ quan thuế vụ IRS và FBI đã mở một cuộc điều tra về sự việc này.

Trong quá trình điều tra, Đàm Vĩnh Hưng sẽ phải khai báo tất cả các hợp đồng đến Hoa Kỳ biểu diễn trong nhiều năm qua, các hóa đơn nhận tiền, chi phí và bản kê khai lợi tức, các biên lai thuế vụ...

Tờ hôn thú
Tờ hôn thú

Liên quan đến vấn đề này, các bầu sô hải ngoại cũng sẽ phải lần lượt kê khai những lần tổ chức, thu nhập, biên lai đã đóng thuế trong những lần đưa ca sĩ Việt Nam sang biểu diễn.

Cũng trong thời điểm này, trên mạng internet xuất hiện đầy rẫy bản "hôn thú" được cho là của Đàm Vĩnh Hưng và 1 bầu sô nổi tiếng tại hải ngoại. Theo thông tin ghi trong tờ giấy này, Huỳnh Minh Hưng (tên thật của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) đã kết hôn với người phụ nữ tên là Jackie Liên Phạm (SN 1954) vào ngày 13/6/2004.

 

Giấy kết hôn mang mã số D693527, do mục sư JC Chevalmp làm chủ tế và người làm chứng là Paul Huỳnh.

Jackie Liên Phạm là một trong những bầu sô nổi tiếng tại Mỹ. Hiện bầu sô Liên đang làm chủ nhà hàng Little Saigon, thành phố Atlantic (Mỹ).

Bầu sô Jackie Liên Phạm (trái) trong bữa tiệc sinh nhật Mr Đàm. Ảnh: Blog HPLT
Bầu sô Jackie Liên Phạm (trái) trong bữa tiệc sinh nhật Mr Đàm. Ảnh: Blog HPLT

(Theo Xzone)

Breaking NewsBreaking News

Cuộc chiến đã tàn?

Sonny Le - (Mercury News, 2010/07/26) – DCVOnline lược dịch

Quan điểm: Đã đến lúc ngưng cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu

Vụ một người hoạt động chống cộng xịt hơi cay vào một ca sĩ Việt Nam tại Santa Clara hồi đầu tháng này mở lại một vết thương cũ từ một cuộc chiến đã kết thúc 35 năm trước đây.

Mặc dù chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào năm 1975, nhiều người Việt ở nước ngoài vẫn còn chiến đấu. Đáp lại, chính phủ hiện tại của Việt Nam đôi khi cũng hành động như thể người Việt hải ngoại là một một mối đe dọa an ninh thực sự.

Chuyện xảy ra tại buổi nhạc hội là một nhắc nhớ về tổn thương vĩnh viễn mà cuộc chiến đã gây cho người Việt Nam, trong và ngoài nước. Tại Hoa Kỳ, những người như Lý Tống, người tấn công, thường sử dụng sân khấu chính trị để gây sự chú ý đển tinh thần chống (cộng sản) Việt Nam (nguyên văn “anti-Vietnam”). Trả miếng, chính phủ Việt Nam mở chiến dịch bắt giữ và giam cầm những người kêu gọi chính thể đa đảng và lên án người Việt Nam ủng hộ dân chủ đang ở nước ngoài, liên kết họ với nhau, cùng lúc sử dụng một thứ ngôn ngữ mà nghe như hồi Việt Nam vẫn còn chia hai.

Khả năng có một khối lượng quan trọng hình thành giữa người Việt Nam ở nước ngoài để lật đổ (chính quyền) Việt Nam tương đương như người da trắng Nam Phi một lần nữa có thể cai trị Nam Phi trở lại. Tương tự như vậy, tiếng nói bên trong Việt Nam kêu gọi cho một Việt Nam dân chủ và cởi mở hơn không có khả năng nhất thời đưa đến một cuộc cách mạng, cách mạng vũ trang hoặc bằng cách khác. Nó giống như chuyện một Đảng khác không phải là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa có thể đưa đảng viên của mình vào Nhà Trắng.

Sonne Le
Nguồn/Photo: money.cnn.com/Courtesy of Sonny Le

Việt Nam ngày nay, dù vẫn còn ý thức hệ của Đảng cầm quyền, là một quốc gia cởi mở hơn, thịnh vượng và phát triển hơn cả miền Bắc hay miền Nam Việt Nam trong thời còn chiến tranh. Dân Việt Nam không còn phải gửi con ra tiền tuyến để giết anh em họ của họ từ nửa bên kia của đất nước. Họ không còn phải lo đạn lạc hoặc mưa bom đổ xuống từ những đám mây.

Hơn một nửa số 89.000.000 dân Việt Nam sinh ra sau năm 1975. Họ bận rộn với “Việt Nam Idol” và say mê iPhone mới nhất hơn là những gì đã xảy ra hơn 35 năm trước đây.

Hoa Kỳ và Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao đầy đủ và là đối tác thương mại. Mỗi năm hàng trăm ngàn người Việt Nam có hộ chiếu Mỹ, Pháp, Canada, Anh ở nước ngoài du lịch về Việt Nam.

Đối với những người trong chúng ta, xem Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ nhạc pop, như một công cụ tuyên truyền của (cộng sản) Việt Nam cần phải phản đối, chống lại — Tại sao chúng ta không đến biểu tình chống các hãng hàng không Delta và United bay đến Việt Nam? Tại sao chúng ta không tẩy chay thủy sản Việt Nam tại siêu thị địa phương, hoặc quần áo tại The Gap và Macy's, hoặc bàn ghế tủ giường bán ở IKEA? Hoặc cùng mục tiêu đó, chúng ta hãy biểu tình trước Quốc hội Hoa Kỳ và Nhà Trắng.

Đối với Việt Nam, hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp cao đẳng mỗi năm không có triển vọng tìm được việc làm với đồng lương đúng mức — và hàng chục ngàn thanh niên nhàn rỗi đang ngồi ở những quán bia góc phố và những quán cà phê Internet từ sáng, qua trưa và tới tối — có thể là một mối đe dọa lớn hơn nhiều cho sự ổn định của đất nước so với những người Việt Nam “khích động quần chúng” ở nước ngoài hay một vài người bất đồng chính kiến trong nước.

Tại sao chúng ta vẫn còn đánh nhau vì một cuộc chiến đã làm mất hàng triệu mạng sống của người Việt Nam từ cả hai miền Nam Bắc và suýt nữa đã phá hủy toàn bộ đất nước Việt Nam xinh đẹp đó? Tại sao chúng ta vẫn còn đánh nhau vì một cuộc xung đột mà trong đó chúng ta, người dân Việt Nam, đã bị dùng như là những người được uỷ nhiệm (giết nhau) cho một cuộc xung đột lớn hơn giữa hai phe Đông và Tây?

Bất kể khi nào Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Afghanistan và Iraq, tôi hy vọng người dân của hai nước này sẽ không bị một vết thương chưa lành như tất cả người dân Việt Nam bây giờ vẫn đang phải chịu đựng.

© DCVOnline


Nguồn: Opinion: It's time to stop fighting the long-past Vietnam War, Sonny Le, Special to the Mercury News, 07/26/2010.
Sonny Le là một người viết văn tự do ở Vùng Vịnh, làm tư vấn về quan hệ truyền thông là người điều hợp công tác hỗ trợ nhân đạo tại Việt Nam và là một người tị nạn (cộng sản) trốn thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1980. Ông viết bài này cho tờ Mercury News.

----------

Cựu chiến binh VNCH phát hiện mộ chôn tập thể của bộ đội CS VOA

Hai cựu quân nhân thuộc lực lượng miền nam Việt Nam trước đây đã cung cấp thông tin đưa đến việc phát hiện hài cốt 40 bộ đội cộng sản bị thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam cách nay 40 năm.

Bản tin của hãng thông tấn Pháp trích lời Trung Tá Thái Văn Thuận cho hay những thi thể này đã được tìm thấy trong một cuộc khai quật kéo dài hơn 3 tuần lễ ở tỉnh Dak Nong.

Theo ông Thuận, việc phát hiện này là nhờ công của hai cựu quân nhân chế độ miền nam Việt Nam, những người hiện đang sống ở tỉnh Dak Nong.

Cũng theo ông Thuận thì bộ quốc phòng đã kết luận những vật tìm thấy cùng các hài cốt như giầy, cúc áo, ví cho thấy những binh sĩ này thuộc lực lượng Bắc Việt và họ bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công quân đội miền nam Việt Nam vào tháng 12 năm 1965.

Theo ước tính, có khoảng 3 triệu người Việt Nam và 58.000 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nguồn: AP, AFP

Viet soldier mass grave found Straits Times

HANOI (Vietnam) - AN OFFICIAL says a mass grave has been found containing the remains of 11 communist soldiers killed during the Vietnam War. Dinh Van Phu of the military command in central Dak Nong province says it took excavators nearly two weeks to recover the remains.

Việt Nam tìm thấy mộ tập thể của hơn 100 bộ đội Bắc Việt VOA

Một ngôi mộ tập thể của hơn 100 bộ đội Bắc Việt tử trận trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tìm thấy ở miền trung. Bản tin của hãng thông tấn AP trích lời một giới chức thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông cho biết số hài cốt vừa kể đã được tìm thấy sau cuộc khai quật kéo dài gần 2 tuần lễ. Theo báo chí Việt Nam, giới hữu trách tin rằng những người này đã thiệt mạng trong trận đánh vào đồn Bu Prăng năm 1965. Khoảng 3 triệu người Việt Nam và 58 ngàn người Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh kết thúc vào cuối tháng tư năm 1975, khi lực lượng Cộng Sản miền Bắc tiến chiếm thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa. Nguồn: AP, VOV

Trước hiểm hoạ Trung Quốc: Kế hoạch hành động của người Việt hải ngoại anhbasam

Đôi lời: Bài viết này không phải chỉ liên quan tới người Việt hải ngoại, mà còn là một bản đánh giá ngắn gọn, chính xác về hệ thống chính trị Việt Nam hiện thời, trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, … bữa trước đã điểm nhưng trong mục phản hồi/comment, nay BS xin đăng toàn văn vì e nhiều người chưa đọc; cũng là góp thêm chút cho không khí sôi động của những sự kiện quan trọng đang diễn ra mấy bữa nay tại Hà Nội liên quan tới an ninh trên Biển Đông. Tác giả bài viết, GS Lê Xuân Khoa từng là phó viện trưởng kiêm giáo sư Trường Đại học Văn khoa, Sài Gòn; sau 1975 là giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, rồi Maryland, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của nhiều sách, bài viết về Việt Nam, trong đó có bài “www.cgi/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/02/050215_lex..." title="Cuộc chiến 1945-1954 giữa thực dân Pháp và các phong trào kháng chiến giành độc lập của các dân tộc Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào thường được các nhà viết sử gọi chung là chiến tranh Đông Dương." target="_blank">Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?” trên trang BBC, từng gây nhiều tranh cãi, chủ yếu từ … “hai phía” của cuộc chia rẽ quá dài lâu: cộng sản và không cộng sản. Ông cũng từng về nước nhiều lần, trực tiếp gặp, đóng góp nhiều ý kiến với các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Hy vọng bài viết này tới được tay nhiều vị lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam, được các vị đọc, suy ngẫm một cách bình tĩnh, cầu thị, may ra bớt được chút nào đó mối “hiểm họa Trung Quốc”.

Trước hiểm hoạ Trung Quốc: Kế hoạch hành động của người Việt hải ngoại Lê Xuân Khoa

Trong bài “Người Việt hải ngoại làm được gì trước hiểm hoạ Trung Quốc?” đăng trên một số trang mạng và báo chí Việt ngữ mấy tháng trước[1], tôi đã trình bày tổng quát về mối hoạ thường trực của Trung Quốc đối với Việt Nam qua các triều đại từ thời Tần Thủy Hoàng đến ngày nay, và về vai trò thích hợp của người Việt hải ngoại trong những nỗ lực ngăn chặn tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, không chỉ đối với Việt Nam mà toàn thể khu vực Đông Nam Á. Trong bài này, tôi sẽ đề nghị một số ý kíến cần thiết cho việc thiết lập một kế hoạch hành động của người Việt Nam ở nước ngoài, xác định chúng ta có thể làm được gì và làm như thế nào để đóng góp có hiệu quả vào công cuộc đối phó với mưu đồ xâm chiếm Việt Nam mà Trung Quốc dưới chế độ cộng sản đã thật sự bắt đầu. Ba tiền đề Sau đây là ba nhận định then chốt được dùng làm tiền đề cho một kế hoạch hành động toàn diện mà tôi nghĩ là thực tế và thích hợp với cộng đồng người Việt hải ngoại trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc chiếm hữu Việt Nam và thống lĩnh Biển Đông (đã được nhiều người đề nghị đổi tên là Biển Đông Nam Á).

1. Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc Trong những điều kiện địa-chính trị khu vực và quan hệ quốc tế hiện thời, hiểm họa Trung Quốc dưới chế độ cộng sản rất khác và nguy hiểm hơn tất cả những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc trong hơn hai ngàn năm lịch sử bang giao giữa hai nước. Khác, vì đây không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược cổ điển bằng lực lượng vũ trang, mà là một cuộc chinh phục thầm lặng bằng kinh tế, chính trị và văn hóa, vừa thuyết phục vừa đe dọa, giữa một nước cộng sản đàn anh đối với một nước cộng sản đàn em. Chiến tranh quân sự chỉ có thể xảy ra khi tình thế thay đổi và cuộc chinh phục thầm lặng không còn hiệu lực. Ngoài ra, mục đích thôn tính Việt Nam của Trung Quốc ngày nay không chỉ có mục đích mở mang bờ cõi phía Nam mà còn để khai thác tài nguyên trên biển, chi phối các nước trong khu vực và thực hiện tham vọng bá quyền quốc tế. Nguy hiểm hơn, vì Trung Quốc không chỉ mạnh hơn Việt Nam gấp bội về kinh tế và quân sự mà còn có tư thế sử dụng Việt Nam như một quân cờ để mặc cả với các nước đồng minh của Việt Nam khiến cho nước ta khó có thể tồn tại như một quốc gia độc lập. Về điểm này, chúng ta không nên quên rằng mới năm ngoái, một Đô đốc của Trung Quốc đã thăm dò Đô đốc Timothy Keating, khi đó là Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, về khả năng chia đôi khu vực kiểm soát Thái Bình Dương, lấy lằn ranh là quần đảo Hawaii, nhưng bị ông Keating bác bỏ[2]. Mới đây, trong bài “The Geography of Chinese Power” (Thế địa lý của sức mạnh Trung Quốc) trên tạp chí Foreign Affairs, Robert Kaplan đã nhắc đến viễn tượng Ngũ Giác Đài có thể rút vòng đai chiến lược Thái Bình Dương tới các nước trong khu vực Đại Dương Châu (Oceania) để “đối phó với sức mạnh chiến lược của Trung Quốc… mà không cần phải đối đầu trực tiếp bằng quân sự.”[3] Trong viễn tượng này, Việt Nam và hầu hết các nước ASEAN sẽ không còn nằm trong khu vực được Mỹ bảo vệ. Với tốc độ vô địch về phát triển kinh tế tài chánh hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị cho tham vọng trở thành siêu cường số một trong thế kỷ 21, thay thế vai trò của Hoa Kỳ, và thiết lập một trật tự mới, một nền văn minh mới có ảnh hưởng toàn cầu. Chuyên gia về Trung Quốc Martin Jacques đã thảo luận về khả năng Trung Quốc lãnh đạo thế giới chỉ trong vòng ba, bốn chục năm nữa[4]. John và Doris Naisbitt thì ca ngợi sáng kiến mới của Trung Quốc về một nền dân chủ quân bình theo hàng dọc (vertical democracy) từ trên đi xuống và từ dưới đi lên, thay cho thể chế dân chủ hỗn loạn theo hàng ngang của xã hội Tây phương[5]. Ngay tại Trung Quốc, đại tá Lưu Minh Phúc, Giám đốc Viện Nghiên cứu Xây dựng Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, vừa xuất bản cuốn Trung Quốc mộng, nhấn mạnh rằng “Giấc mơ Trung Quốc không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá” và điểm nổi bật là “Trung Quốc phải xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới và giành lấy vị trí cường quốc số một toàn cầu từ tay Mỹ.”[6] Bước đầu tiên trong chiến lược bá quyền của Trung Quốc là thống lĩnh vùng biển phía Nam và kiểm soát toàn thể khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu này chỉ có hi vọng đạt được nếu Trung Quốc có cơ hội sử dụng Việt Nam làm bàn đạp và căn cứ chiến lược.

2. Bảo vệ chủ quyền là trách nhiệm chính thức của Nhà nước Việt Nam. Ba điều kiện liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc là: lãnh đạo phải có tài và thật lòng yêu nước, huy động được sự đoàn kết của toàn dân và vận động được sự ủng hộ của quốc tế. Điều kiện thứ nhất là một nghi vấn rất lớn vì giới lãnh đạo Việt Nam cho đến nay chỉ cho thấy rằng họ bất tài và đang dựa vào Trung Quốc để bảo vệ độc quyền thống trị của Đảng cùng những đặc quyền đặc lợi của họ. Gần đây, do thái độ ức hiếp quá đáng của Trung Quốc và những yếu tố thuận lợi từ phía quốc tế, lãnh đạo Việt Nam đã có vẻ muốn khẳng định chủ quyền toàn vẹn của đất nước và gia tăng hợp tác với các nước đồng minh để đối thoại với Trung Quốc. Nhưng họ vẫn còn rất lúng túng trong chính sách đi hàng hai, chưa dám có những quyết định rõ rệt. Người ta có thể ngờ rằng những lời lẽ cứng rắn đối với Trung Quốc chỉ là một xảo thuật hỏa mù nhằm xoa dịu sự bất mãn của nhân dân và gia tăng sự tin tưởng của Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Về điều kiện thứ hai, lãnh đạo bất tài và bất khả tín như vậy sẽ không thể huy động sự đoàn kết và các nguồn lực của toàn dân cho đến khi họ thật sự thay đổi đường lối. Trong khi đó, do bị bưng bít thông tin, đại đa số nhân dân không thấy được nguy cơ mất nước vào tay Trung Quốc. Hơn nữa, chuyện toàn dân đoàn kết thì vẫn chỉ là một ước mơ do hậu quả của hai mươi năm nội chiến và chính sách sai lầm của Nhà nước cộng sản đối với nhân dân miền Nam sau ngày thống nhất. Hòa giải và đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được nói đến nhưng chưa bao giờ thực hiện sau 35 năm chấm dứt chiến tranh. Riêng điều kiện thứ ba thì Việt Nam đang có nhiều thuận lợi vì ASEAN, Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ trên thế giới đều muốn ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trụng Quốc. Vấn đề là lãnh đạo Việt Nam có đủ khả năng và dũng cảm hay không, không phải để đối phó với Trung Quốc bằng chiến tranh, mà để cùng với cộng đồng quốc tế giải quyết với Trung Quốc vấn đề Biển Đông Nam Á và các vấn đề an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực.

3. Vai trò của cộng đồng người Việt hải ngoại Với giả định là lãnh đạo Việt Nam muốn thật lòng tìm cách thoát ra khỏi vòng kiểm soát của Trung Quốc, vai trò thích hợp của cộng đồng người Việt hải ngoại là giúp cho chính quyền trong nước đối phó với Trung Quốc bằng những công trình nghiên cứu và tư vấn, và đóng góp vào công cuộc phát triển sức mạnh của nhân dân. Ngoài ra, người Việt hải ngoại có thể vận động đắc lực cho vấn đề quốc tế hóa Biển Đông Nam Á và cho một giải pháp hòa bình bền vững giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Những hoạt động này cần tiến hành đồng bộ và phải được phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, nhân dân trong nước, và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đến đây, câu hỏi quan trọng được đặt ra là làm thế nào có được sự tin cậy và hợp tác giữa chính quyền và nhân dân trong nước, nhất là giữa chính quyền và khối người Việt ở nước ngoài, khi vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc chưa được giải quyết? Hợp tác với chính quyền trong nước, dù để đối phó với Trung Quốc, có giúp duy trì chế độ độc tài toàn trị hay không? Những câu hỏi này cần phải được trả lời trước khi bàn đến những hoạt động thích hợp của cộng đồng người Việt hải ngoại. Tôi đề nghị chúng ta nên tạm ngưng thảo luận về vấn đề hòa giải giữa Nhà nước và cộng đồng người Việt hải ngoại vì vấn đề này đã được tranh cãi từ nhiều năm qua và vẫn còn bế tắc. Chúng ta hãy đồng ý rằng khi đất nước lâm nguy thì các thành phần dân tộc đều cần phải bỏ qua một bên mọi niềm thù hận hay bất đồng chính kiến để hợp lực chiến đấu cho sự vẹn toàn của lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc. Khi đã vắng bóng quân xâm lược hay nguy cơ đã qua đi thì những chuyện đối nghịch cũ sẽ trở lại để được giải quyết bằng hòa giải hay tiếp tục đối kháng. Sự kiện người Việt hải ngoại đóng góp công trình nghiên cứu lịch sử hay tư vấn pháp lý cho chính quyền trong nước về vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa là một hành động hợp tác vì nguy cơ chung nhưng không phải hay chưa phải là hành động hòa giải. Một thí dụ khác: nếu chính phủ Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngưng tiếp tục xây đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong để bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái của hàng triệu dân Việt Nam sinh sống ở lưu vực dòng sông này thì việc người Việt hải ngoại gửi kiến nghị vận động các chính phủ và tổ chức quốc tế ủng hộ lập trường của chính phủ Việt Nam không có nghĩa là một hành động củng cố chế độ độc tài cộng sản. Trong khi đó những nỗ lực dân chủ hoá Việt Nam vẫn được tiếp tục dù dưới những hình thức ôn hoà hơn. Đây không phải là lần đầu tiên “người quốc gia” đặt vấn đề nói chuyện với “người cộng sản”, hay ngược lại, vì quyền lợi tối thượng của đất nước. Cựu Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc đã cho biết là sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19.01.1974, ông đã ba lần “đề nghị đến gặp Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Hà Nội để cùng thảo luận về những vấn đề của đất nước” (ngày 26.02, 16.05 và 20.07.1974) nhưng “cả ba lần đó, Hà Nội đều làm ngơ không đáp ứng tích cực”[7]. Hai trường hợp khác về đề nghị hợp tác giữa quốc gia và cộng sản là năm 1954 và 1989. Theo lời kể lại của cố Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Đỗ, mấy ngày trước khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, ông được trưởng phái đoàn cộng sản Phạm Văn Đồng mời gặp để cùng tìm giải pháp hoà bình giữa người Việt Nam với nhau thay vì chịu sự áp đặt của các cường quốc. Hai ông đã gặp nhau nhưng khi đó đã quá muộn. Cố Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ kể cho tôi câu chuyện này khi tôi ghé Paris trên đường đi Genève tháng Sáu 1989 để tham dự hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương, và được Giáo sư Vũ Quốc Thúc đưa đến thăm ông. Cố ngoại trưởng cho hay ông nhờ GS Thúc đưa tôi đến gặp là để nhắc tôi phải tìm gặp trưởng phái đoàn cộng sản ở Genève để tìm một giải pháp “của người Việt Nam” cho vấn đề tị nạn Việt Nam. Dù rất ngần ngại, cuối cùng tôi cũng yêu cầu Eric Schwartz, Giám đốc Á châu trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) khi đó đang có mặt trong phái đoàn Hoa Kỳ, thu xếp cho tôi gặp trưởng phái đoàn Việt Nam là Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, nhưng lúc đó ông Thạch không chịu gặp tôi. Một năm sau, khi ông Thạch sang New York tham dự Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thì chính ông lại mời tôi gặp sau khi nhận được thư của Thượng Nghị sĩ Mark O. Hatfield. Vì vấn đề tị nạn Việt Nam đã được hội nghị quốc tế Genève 1989 giải quyết bằng Kế hoạch Hành động Toàn diện (CPA), chủ đích cuộc gặp gỡ giữa nhóm đại diện của Trung tâm SEARAC do tôi làm chủ tịch và ông Nguyễn Cơ Thạch là vấn đề định cư cựu tù nhân cải tạo ở Hoa Kỳ. Vấn đề này được nối kết với vấn đề POW/MIAs mà Việt Nam cần hợp tác tích cực hơn để chính phủ Mỹ có thể đáp ứng thuận lợi vấn đề thiết lập quan hệ bình thường giữa hai nước.[8] Trở lại trường hợp người Việt hải ngoại giúp cho chính quyền trong nước đối phó với Trung Quốc, ngoài lý do quyền lợi tối thượng của đất nước, người bên ngoài còn có cơ hội tiếp cận với những người yêu nước và tiến bộ ở trong hay ngoài Đảng Cộng sản, hóa giải được những ngộ nhận và định kiến còn tồn tại giữa hai bên để tin cậy nhau hơn, hợp tác chặt chẽ với nhau hơn trên nhiều lãnh vực khác nhằm cải thiện đời sống của nhân dân và gia tăng triển vọng dân chủ hóa Việt Nam. Trong viễn tượng ấy, lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ đứng trước ba lựa chọn: một là chấp thuận sự hợp tác của trí thức ở trong và ngoài nước và chủ động tiến trình đổi mới chính trị để thực hiện đại đoàn kết và huy động được các nguồn lực của nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới; hai là bác bỏ sự hợp tác của cộng đồng hải ngoại, tiếp tục đàn áp những đòi hỏi ôn hòa về dân chủ, nhân quyền và công bằng xã hội, tiếp tục thực hiện một chiều khẩu hiệu “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng” với Trung Quốc; ba là hạn chế và kiểm soát sự hợp tác của người Việt hải ngoại, tiếp tục thân với Trung Quốc nhưng cũng dựa vào những điều kiện thuận lợi quốc tế để điều đình với Trung Quốc. Trong khi đó, chính sách áp chế nguyện vọng của nhân dân vẫn không thay đổi. Trong hoàn cảnh hiện thời, lựa chọn thứ nhất rất ít hi vọng trở thành hiện thực. Chính quyền có vẻ đang thi hành lựa chọn thứ ba. Trong trường hợp này, và ngay cả trong trường hợp chính quyền lựa chọn cách thứ hai, những đóng góp độc lập hay có phối hợp của người Việt hải ngoại với trí thức và nhân dân trong nước vẫn cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam và cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình ở Biển Đông Nam Á. Hiểm họa Trung Quốc, nếu không làm cho chính quyền thức tỉnh và thực hiện chính sách hòa giải với các thành phần dân tộc để cứu nước thì nó cũng sẽ tạo cơ hội cho người Việt Nam ở trong và ngoài nước đoàn kết và hợp tác với nhau trong các nỗ lực ngăn chặn nguy cơ mất nước và giải thể chế độ độc tài toàn trị. Kế hoạch cụ thể và toàn diện Trong bối cảnh lịch sử và viễn tượng tương lai đó, chúng ta cần thiết lập một kế hoạch hành động toàn diện với các đối tượng quốc nội và quốc tế. Tôi xin đề nghị một số công tác và gợi ý cần thiết cho việc thiết lập và thực hiện kế hoạch này:

1. Quan hệ giữa người Việt trong và ngoài nước a. Phổ biến bằng mọi cách những thông tin chính xác tới mọi tầng lớp nhân dân và cấp bậc trong quân đội, nhất là ở các vùng sâu vùng xa trên toàn quốc về những lời tuyên bố ngang ngược và hành động tàn bạo của Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông, về những lá thư và bài viết của các nhân vật có uy tín ở trong nước tố cáo mưu đồ thôn tính Việt Nam của Trung Quốc bằng kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, và về những nhượng bộ của lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc. Cần nêu rõ những bằng chứng cho thấy trong khi những công dân yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc bị trừng phạt thì bộ máy thông tin nhà nước lại đưa ra những tin tức và hình ảnh có lợi cho Trung Quốc. Cần hỗ trợ những đòi hỏi của nhân dân về thái độ cụ thể của chính quyền đối với Trung Quốc. b. Thiết lập và mở rộng quan hệ với các trí thức, văn nghệ sĩ ở trong nước, thuộc mọi lớp tuổi, có lòng yêu nước và mong muốn Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh, có vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới. Nhiều người xuất ngoại để công tác đã có cơ hội tiếp xúc với những đối tác hay đồng nghiệp của họ trong cộng đồng hải ngoại và đã có nhiều quan hệ tốt. Họ đã và đang có tiếng nói phản biện trước những chính sách và chương trình của chính phủ đi ngược với lợi ích của dân tộc mặc dù phải chịu nhiều hành động sách nhiễu và phá phách của bộ máy công an. c. Tiếp xúc và hợp tác với những cựu đảng viên đã ly khai và bỏ ra nước ngoài để tranh đấu chống độc tài, và những trí thức sinh trưởng trong lòng chế độ nhưng bất mãn với chính sách kìm kẹp của nhà nước nên cũng chọn cuộc sống lưu vong để có điều kiện tự do nghiên cứu, sáng tác và tìm cách cải thiện đời sống của đồng bào trong nước. Tiếng nói của những trí thức này rất có ảnh hưởng đối với nhân dân trong nước. d. Tiếp xúc và hợp tác với các trí thức chuyên gia xuất ngoại trước 1975, nhiệt tình yêu nước nhưng có thiện cảm với miền Bắc trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, nay thất vọng trước những chính sách sai lầm của nhà cầm quyền cộng sản nên đã thẳng thắn chỉ trích chế độ và thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi mặt. Tuy nhiên, do bị ngộ nhận về lòng yêu nước của mình, những trí thức này đã sống biệt lập với cộng đồng hải ngoại và chỉ sinh hoạt trong những diễn đàn do chính họ thành lập. Trong những năm gần đây, qua sự tham dự những hội nghị do các trường đại học hay cơ quan nghiên cứu ngoại quốc tổ chức, một số trí thức trước và sau 1975 đã có dịp tiếp xúc thân tình, trao đổi quan điểm và công trình nghiên cứu về những vấn đề quan trọng của đất nước. e. Tiếp xúc và trao đổi với những sinh viên du học hay tu nghiệp mỗi ngày một đông hơn. Hầu hết những du sinh hay nghiên cứu sinh này đã có những hiểu biết căn bản về đời sống ở nước ngoài và đều mong muốn đất nước đổi mới và hội nhập thành công với cộng đồng thế giới văn minh, dân chủ. Do bận việc học hành và do những qui định của nhà nước về điều kiện du học, họ thường né tránh những cuộc tiếp xúc với người Việt định cư ở nước ngoài vì e ngại bị lôi cuốn vào những sinh hoạt chống cộng của cộng đồng. Nhưng trong những cuộc trao đổi giữa họ với nhau hay với một số giáo sư hay bạn đồng học người Việt sở tại, họ đã chia sẻ những mối quan tâm sâu sắc trước tình trạng tham nhũng trầm trọng, đạo đức suy đồi ở Việt Nam, và không ngần ngại biểu lộ sự tức giận đối với những biện pháp của chính phủ ngăn cấm dân chúng phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền đất nước, ngăn cấm và phá hoại thông tin chính trị trên internet. Sự trao đổi thân tình giữa người Việt hải ngoại và các du sinh sẽ xóa bỏ được nhiều ngộ nhận của họ về cộng đồng tị nạn, chia sẻ một cách nghiêm túc những suy nghĩ và mong ước về tương lai nước Việt. Họ sẽ là những nhân tố thay đổi xã hội Việt Nam, là những nhịp cầu cho sự hợp tác phát triển giữa trong và ngoài nước sau này.

2. Quan hệ với chính quyền Việt Nam Người Việt hải ngoại không cần phải yêu cầu chính phủ Việt Nam chấp thuận thiết lập quan hệ hợp tác giữa đôi bên, vì từ nhiều năm nay các lãnh đạo trong nước vẫn tha thiết kêu gọi nhân tài Việt Nam ở nước ngoài đóng góp chất xám vào công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Thực tế thì đã có một số chuyên gia người Việt ở các nước tiền tiến trở về làm tư vấn cho chính phủ, giúp đỡ kỹ thuật hay đào tạo cán bộ chuyên môn. Vì chính sách sai lầm của chính quyền, số người này cho đến nay mới có khoảng vài trăm so với tổng số ước lượng là trên 300 nghìn nhân tài người Việt ở nước ngoài. Bây giờ chỉ cần chính thức hóa mối quan hệ này trong việc việc đối phó với Trung Quốc để có thể phát huy nội lực, gia tăng sự tin cậy của các thành viên khác trong khối ASEAN và được quốc tế hỗ trợ cho những cuộc đàm phán đa phương với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự hợp tác này được chính phủ Việt Nam chấp thuận đến mức độ nào thì chưa thể biết được. Trong những cuộc đối thoại với chính quyền, nếu có, cần xác nhận yếu tố ổn định chính trị trong tiến trình hợp tác. Nói cụ thể và thực tế hơn, cần giải quyết tình trạng đối kháng hiện thời bằng thái độ tương nhượng: cộng đồng hải ngoại sẽ trì hoãn những hoạt động quyết liệt chống chính quyền, những đòi hỏi giải thể chế độ, những cuộc vận động Quốc hội Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC; để đổi lại, chính quyền phải cải thiện chính sách đối với những người tranh đấu ôn hòa cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo bằng việc phóng thích những người đang bị giam giữ, nới rộng những quyền tự do căn bản, chấm dứt việc phá hoại những trang mạng hay trang blog trên internet. Đế cho sự đóng góp chất xám từ hải ngoại được thực tế và hiệu quả hơn, cần phải có sự cộng tác của trí thức và chuyên gia tiến bộ ở trong nước. Một cơ quan tư vấn theo mô hình “think tank” của Mỹ cần được thành lập với sự tham gia của trí thức trong và ngoài nước. Thật ra, đây là một dự án đã được thử nghiệm hơn ba năm trước bởi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sau khi ông và nhóm chuyên gia của ông nghiên cứu “dự án phát triển Việt Nam thế kỷ 21 (VN21)” do TS Phùng Liên Đoàn ở Mỹ soạn thảo với sự góp ý của tôi. Sau những buổi làm việc trực tiếp giữa đôi bên, dự án VN21 đã trở thành một dự án “think tank” mang tên là “Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững”, với tỉ lệ thành phần sáng lập là 50 phần trăm trí thức ở trong nước và 50 phần trăm trí thức ở nước ngoài. Quá trình vận động cho việc thành lập “think tank” này rất khó khăn nhưng nhờ quyết tâm của cố Thủ tướng Kiệt, Nhà nước đã chấp thuận đề nghị của ông, nhưng chỉ cho phép trí thức trong nước đứng chủ trương. Do đó Viện Nghiên cứu Phát triển IDS được ra đời vào tháng Mười Một năm 2007. Dù sao, đây cũng là một bước khởi đầu cần thiết. Như chúng ta đều biết, các hoạt động của Viện IDS đã bị chính quyền tìm cách hạn chế và kiểm soát, nhất là sau ngày ông Kiệt qua đời, thậm chí Hội đồng Quản trị của IDS đã phải ra tuyên bố tự giải thể để phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng Bảy 2009 của Thủ tướng Chính phủ, với lời cáo buộc rất dũng cảm là Quyết định này “phản khoa học, phản tiến bộ và phản dân chủ.” * Dĩ nhiên, tất cả những ý kiến trên đây về quan hệ hợp tác giữa người Việt hải ngoại và chính quyền trong nước chỉ có thể thực hiện trong trường hợp chính quyền quyết định chọn lựa theo cách thứ nhất trong ba lựa chọn đã nói đến ở trên (tiền đề số 3: Vai trò của người Việt hải ngoại). Quan hệ hợp tác này, nếu đạt được, sẽ không có nghĩa là cộng đồng người Việt hải ngoại giúp củng cố chế độ độc tài; trái lại, nó mở đầu cho một tiến trình dân chủ hóa mà không có sự đối đầu. Nói cách khác, đây là một tiến trình “diễn biến hòa bình” do chính Nhà nước chủ động để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” vẫn được nêu cao nhưng không thấy làm. Đây là cơ hội mà người Việt hải ngoại và nhân dân trong nước mở ra cho chính quyền nhưng cũng là một thách thức lịch sử đối với lãnh đạo Đảng Cộng sản trước sự tồn vong của đất nước và dân tộc Việt Nam.

3. Vận động ASEAN, Hoa Kỳ và quốc tế Như trên đã nói, đây là trách nhiệm và thẩm quyền chính thức của chính phủ Việt Nam trong quan hệ với các quốc gia khác. Những cuộc vận động của nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nói chung, chỉ có tính cách hỗ trợ cho chính phủ. Tuy nhiên, trong trường hợp đối phó với hiểm họa Trung Quốc, cộng đồng người Việt hải ngoại có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc vận động quốc tế mà nhân dân trong nước không có trong khi chính phủ Việt Nam lại chưa có chính sách rõ rệt trước hiểm hoạ Trung Quốc. Đặc biệt là những cuộc vận động hành lang của công dân ngoại quốc gốc Việt Nam có thể đem lại nhiều kết quả tích cực do khả năng thuyết phục những nhà làm chính sách ở các nước sở tại, nhất là ở Hoa Kỳ. Vì Trung Quốc cũng đang là mối đe dọa chung đối với các nước ASEAN và một số quốc gia Á châu khác như Nhật Bản và Ấn Độ, những công dân ngoại quốc gốc Á châu sẽ sẵn sàng hợp lực với người Việt hải ngoại trong các nỗ lực vận động chính quyền ở quốc gia sở tại và ở quê hương gốc của họ. Lợi điểm chính là họ cũng rất quan tâm về tham vọng bá quyền của Trung Quốc, về vị trí chiến lược của Biển Đông Nam Á và nhất là không thể chấp nhận vai trò lãnh đạo thế giới của một nước cộng sản độc tài. Riêng ở Hoa Kỳ, các cộng đồng người Mỹ gốc Á châu thường có quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức tư nhân có thế lực ở quê hương họ. Những người lãnh đạo cộng đồng của họ trên khắp các tiểu bang cũng có nhiều quan hệ và kinh nghiệm làm việc với Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ [9]. Ngay cả những trí thức người Mỹ gốc Hoa vì đã quen với những suy nghĩ và hành động theo những nguyên tắc bình đẳng và dân chủ cũng có thể đứng chung hàng ngũ với người Mỹ gốc Á trong cuộc vận động cho một giải pháp công bằng và hòa bình trong khu vực. Như vậy, chúng ta không cô đơn mà có nhiều bạn đồng minh rất đắc lực. Tiếng nói chung của công dân và cử tri Mỹ gốc Á qua những bản tuyên bố, những thư kiến nghị, những buổi điều trần ở Quốc hội, những bài báo hay tham luận ở các hội nghị chuyên đề chắc chắn sẽ được những nhà làm chính sách của Mỹ và quốc tế lắng nghe [10]. Đối tượng quốc tế cần được tiếp cận để vận động, ngoài các chính phủ có mối quan tâm chung đối với Trung Quốc, là tổ chức Liên Hiệp Quốc, các cơ quan nghiên cứu quốc tế về luật pháp và nhân quyền, các trường đại học và các chuyên gia về Trung Quốc. Ngoài ra, cũng cần theo dõi và khai thác những phản ứng chống chủ nghĩa “tân thực dân” của Trung Quốc tại Châu Phi và những mâu thuẫn quyền lợi giữa Nga và Trung Quốc tại những nước vùng Trung Á như Kyrzystan va Uzbekistan. Sự ủng hộ trực tiếp hay gián tiếp của các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh và truyền hình cũng rất quan trọng và phải được triệt để khai thác khi có cơ hội. Cộng đồng nguời Việt hải ngoại cần tập hợp được những nhà nghiên cứu, những tác giả giỏi ngoại ngữ và những đại diện thông thạo về giao tế (PR) ở thủ đô của các quốc gia cần vận động.

Kết luận Vấn đề vai trò của người Việt hải ngoại như vừa được trình bày, phát xuất từ một giả định là các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước thống nhất ý chí trước nguy cơ Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam làm bàn đạp cho chiến lược bá quyền quốc tế. Với quyết tâm ấy, Nhà nước sẽ vận dụng mọi khả năng hợp tác với các nước ASEAN, Hoa Kỳ và các đồng minh khác để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông Nam Á nhằm đạt được giải pháp chung sống hòa bình, hợp tác và phát triển giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Khả năng trung lập hoá ASEAN cũng có thể được xem xét như một giải pháp giúp cho Việt Nam và các nước trong khu vực tạo được vị thế riêng biệt, có thể bảo vệ được chủ quyền của mỗi thành viên với các đối tác quốc tế, tránh khỏi vai trò đu dây giữa các cường quốc.[11] Điểm quan trọng trong giả định này là Nhà nước Việt Nam sẽ thay đổi chính sách đối nội, tạo điều kiện cho một xã hội công dân, chấp nhận đối lập, xóa bỏ những bản án nặng nề đối với những người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và công bằng xã hội. Qua các thành tích của chế độ độc tài cộng sản và kinh nghiệm trực tiếp của nhân dân Việt Nam từ 65 năm qua ở miền Bắc và 35 năm ở miền Nam, kịch bản tự giác và tự chuyển hoá từ độc tài sang dân chủ của nhà cầm quyền Hà Nội có thể được xem như một mơ ước hão huyền. Nhưng trong cuộc đời đã từng xảy ra nhiều chuyện bất ngờ, nhất là khi nguy cơ mất nước đã gần kề và sự bất mãn của dân chúng đối với những biện pháp khắc nghiệt của chính quyền đang gia tăng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bởi thế giả định này vẫn cần đặt vào trong những mục tiêu của kế hoạch. Giả định này có thể trở thành hiện thực hay không thì nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng vẫn cần hợp lực để ngăn chặn hiểm họa Trung Quốc đồng thời đem lại tự do, dân chủ thật sự cho dân tộc. Chính quyền trong nước cũng như cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang phải đối diện với những thử thách quan trọng đòi hỏi những quyết định dũng cảm, đột phá, để biến những thử thách đó thành cơ hội hợp tác cứu nguy đất nước và cải thiện chế độ chính trị. Hiểm hoạ Trung Quốc là “thời cơ vàng”[12] để lãnh đạo Đảng và Nhà nước có thể sửa chữa sai lầm, lấy lại được lòng tin của dân chúng và hoà giải với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đây cũng là cơ hội cho những đảng viên sáng suốt, trí thức tiến bộ và nhân dân trong nước gia tăng áp lực với những nhà làm chính sách, nhất là trong khi Đảng đang chuẩn bị Đại hội XI vào đầu năm 2011. Ở hải ngoại, đã đến lúc các nhà lãnh đạo cộng đồng cần hội ý với nhau để xác định một hướng đi mới và một sách lược lâu dài đối với tương lai của đất nước, và trước mắt là thiết lập một kế hoạch thực tế có thể đóng góp hữu hiệu vào những nỗ lực ngăn chặn cuộc chinh phục thầm lặng của Trung Quốc. Vấn đề không phải là ai hay đoàn thể nào có thể khởi động cuộc thảo luận này vì bất cứ một cá nhân hay tập hợp nào đảm nhận trách nhiệm đó cũng đáng được hoan nghênh, nhất là vì đây không phải là vấn đề lãnh đạo mà là điều hợp những cuộc thảo luận cho đến khi đạt được đồng thuận về đường lối và kế hoạch. Sau đó mới cần bầu ra những đại diện chính thức để phụ trách thực hiện kế hoạch. Tốt hơn hết là vai trò điều hợp nên được đảm nhiệm bởi những chuyên gia thuộc lớp tuổi trung niên thành thạo viêc tổ chức và điều hành hội nghị. Cộng đồng người Việt hải ngoại không thể bỏ lỡ vai trò và cơ hội lịch sử này. © 2010 Lê Xuân Khoa © 2010 talawas


[1]Xem talawas (Đức) 01 tháng 03, 2010; Ngày Nay (Houston, Texas) 01/03/10; Đàn Chim Việt Online (San Jose, California) 02/03/10; NgườiViệt (Westminster, California) 18-19-20/03/10.[2]Admiral Timothy Keating, “Asia-Pacific Military Review”, dẫn bởi Vũ Quang Việt trong “Towards a just and fair solution to the conflicts in the Southeast Asian Sea”, tài liệu thuyết trình tại “Seminar on Conflicting Claims to the South China Sea”, do Đại học Temple, Philadelphia, PA, tổ chức ngày 25/03/2010.[3] Robert D. Kaplan, “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land at at Sea”, Foreign Affairs, May/June 2010, trang 22-41. [4] Martin Jacques, When China Rules the World, The Penguin Press, New York, 2009. [5]John & Doris Norbitt, China’s Megatrends: The 8 Pillars of a New Society, HarperCollins Publishers, New York, 2010, đặc biệt là chương 2. [6]Nguyễn Hải Hoành, “Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc (phần 1)”, Tuần Việt Nam, 15/03/2010 [7]Vương Văn Bắc, “Nhớ lại và Suy ngẫm về vụ Hải chiến Hoàng Sa”, Đặc san Ái Hữu Ngoại Giao, Xuân Mậu Tý, Paris, France (2008). [8]Chi tiết về cuộc gặp gỡ này cũng như những cuộc vận động của SEARAC (Trung tâm Tác vụ Đông Nam Á) cho các chương trình định cư HO và ROVR sẽ được trình bày đầy đủ trong cuốn sách về lịch sử tị nạn mà tôi đang viết, tiếp theo tập I của cuốn Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử, đã phát hành. Tạm thời, xin xem bản tóm lược các hoạt động của SEARAC trong “The Voice of Refugees”, một tài liệu tôi viết cho The Boat People Archives của Thư viện Quốc hội, nhân dịp họ tổ chức cuộc hội thào về thuyền nhân ở Washington, DC, ngày 2 tháng 5 năm 2009. [9]Trong một buổi tiếp xúc gần đây của tôi với Floyd Mori, Chủ tịch tổ chức Japanese American Citizens League (JACL) và Chủ tịch Asian Pacific American Council, ông Mori cho tôi hay, ông sẵn sàng gặp gỡ các đại diện cộng đồng Mỹ gốc Việt để thảo luận về nỗ lực chung này. [10] Một thí dụ cụ thể: TS Vũ Quang Việt, sau khi thuyết trình tại cuộc Hội thảo ở Đại học Temple (xem chú thích số ii trên đây), đã được cơ quan U.S.-China Economic and Security Review Commission (USCC) ở Washington, DC, mời đến tham khảo và có thể sẽ tổ chức một buổi điều trần ở Quốc hội hay một buổi họp với các chuyên gia người Việt hải ngoại về giải pháp cho Biển Đông Nam Á. (USCC là tổ chức do Quốc Hội Mỹ thành lập năm 2000 để nghiên cứu và đề nghị về các vấn đê kinh tế và an ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.) [11]Xem Vũ Quốc Thúc, Thời đại của tôi, cuốn I, Người Việt xuất bản, Westminster, 2010, trong Phụ lục: “Việt Nam làm gì sau khi được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc?” trang. 401-408, và “Nhận định về hai cuộc vận động ngoại giao của chính quyền Hà Nội”, trang 409-414. [12]Mượn lời của tác giả Nguyễn Trung trong loạt bài “Thời cơ vàng của Đảng ta” trên VietNamNet năm 2009.
--------------

Sẽ phạt nặng nếu biểu diễn ở nước ngoài không xin phép VOV

Nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng.

Cơ quan thế vụ Mỹ “sờ gáy” Đàm Vĩnh Hưng Đàn Chim Việt

Không chỉ bị xịt hơi cay mà Đàm Vĩnh Hưng có thể gặp rắc rối lớn hơn nhiều khi cơ quan thuế vụ Mỹ cũng như FBI bắt đầu cuộc điều tra về việc sang Mỹ biểu diễn nhiều lần của ca sĩ này – một nguồn tin từ Washington, DC, cho biết như vậy.

Theo lời tuyên bố của Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng là anh đã qua Hoa Kỳ trình diễn nhiều lần trong nhiều năm qua, nhưng trong hồ sơ về thuế vụ của Hoa Kỳ không có bất kỳ một ghi chép nào nào để giúp cho các quyết định của điều tra và Tòa Án.

Tin nói rằng, hiện Cơ quan IRS, FBI đang bắt tay vào một cuộc điều tra sâu rộng và đòi hỏi Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sẽ phải khai báo các hợp đồng đã đến Hoa Kỳ trình diễn trong thời gian qua, các hóa đơn nhận tiền, chi phí và bản kê khai lợi tức, các biên lai đã trả cho những đợt trình diễn trước đây trong suốt nhiều năm qua.

Liên quan đến vấn đề nầy, các Bầu Show ca nhạc đã đưa các ca sĩ Việt Nam đến trình diễn, cũng sẽ lần lượt kê khai các lần tổ chức và số thu nhập, biên lai đã đóng thuế liên quan đến các đợt đó. Các cơ quan thanh tra liên ngành của Hoa Kỳ sẽ nhập cuộc vì thấy rằng các bầu Show thường khai báo rằng bị thua lỗ nên không đóng thuế một cách thật thà, trong khi thua lỗ thì làm sao mà đưa hết đợt nầy qua đợt khác những Ca Sĩ từ VN qua trình diễn tại Hoa Kỳ.

Nhân vật cho tin nói rằng, nếu như các Bầu Show khai lỗ mà vẫn tiếp tục thì họ buộc phải khai báo tình trạng nhận tài trợ từ bên ngoài hay sẽ bị truy thu số thuế mà họ gian lận trong nhiều năm qua. Tòa án cũng sẽ đề cập đến các vấn đề nầy theo các hồ sơ điều tra liên ngành của Hoa Kỳ.

Đàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm đã bị biểu tình phản đối ở những nơi mà các ca sĩ này biểu diễn trên đất Mỹ. Một cuộc biểu tình khác của người Việt hải ngoại cũng đang chờ họ tại Úc châu.

Những người biểu tình cho rằng họ đang phản đối các “văn công cộng sản” sang tuyên truyền văn hóa. Trong khi một số nhận định lại hồ nghi về tác dụng của việc này vì cho rằng Đàm Vĩnh Hưng chỉ là “con tép riu” không đáng bị phản đối.

Nguồn: Nhận qua e-mail, Đàn Chim Việt biên tập

--------------

Một hành động khủng bố hèn hạ VOV

Lý Tống và đồng bọn chống cộng thật dại dột khi tiến hành một việc có tính chất khủng bố như thế. Hành động đó là tự hủy diệt mình

Nhân vụ Lý Tống: It's time to stop fighting the long-past Vietnam War (SJ Mercury News 26-7-10)

Vụ Lý Tống: Sự thật về một âm mưu khủng bố nghệ sĩ (ANTG 25-7-10) -- Báo An Ninh Thề Gíới cho biết là có nhiều "nguồn tin riêng"!

Đàm Vĩnh Hưng: ‘Tôi đã linh cảm sẽ bị tấn công’ (VnEx 20-7-10) --Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công (BBC 20-7-10) -- Santa Clara police: Activist Ly Tong arrested in pepper spray attack on singer (San Jose Mercury News 19-7-10)

Biểu tình chống ca sĩ trong nước

Lý Tống "đối mặt" Đàm Vĩnh Hưng ?

Lý Tống tiếp tục 'theo đuổi' Đàm Vĩnh Hưng

Chưa đồng tình để Việt kiều về nước làm viên chức (VNN 21-7-10) -THD- Tại sao tự dưng quý vị lại đem vấn đề này ra bàn ầm ĩ thế? Bộ có cả ngàn Việt kiều đang xếp hàng xin về làm viên chức à? Bao nhiêu việc liên hệ đến đời sống hàng triệu đồng bào trong nước sao không bàn đến? VK Bỉ: Về việc Việt kiều trực tiếp tham gia điều hành đất nước (boxitvn.net)

"Việt kiều buồn" làm tình rồi chiếm đoạt tài sản (Bee.net 26-7-10) -- Một đề tài rất hấp dẫn cho bạn nào viết luận văn về xã hội học "Hiện tượng Việt kiều"! (Nhớ "cám ơn" THD trong lời tựa nghen!)

Chị Tâm được máy bay của địch chở đi, rồi được đưa sang Mỹ điều trị và tái định cư tại bang Texas.

Tổng số lượt xem trang