Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt.
Qua đó, khẳng định không chấp nhận kiến nghị xóa bỏ chế độ sở hữu toàn dân, làm rõ NN không phải là tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước mà Nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu và thực hiện chức năng quản lý tài sản đó. Đồng thời tiếp tục khẳng định quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt. Sở dĩ lâu này vẫn không khắc phục được những tồn tại, yếu kém, sai lầm gây bức xúc vì không làm rõ nguyên nhân nên không có giải pháp triệt tiêu nguyên nhân. Đây là một cách tư duy mới, chuẩn xác, cần được tiếp tục củng cố, phát huy để xử lý mọi vấn để phát sinh.
Cần phải quy định rõ ràng hơn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước…. Nhấn mạnh là đã nhận thức rõ ràng hơn và quy định rành mạch hơn sự khác nhau giữa quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, quyền và trách nhiệm của Nhà nước với quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất…. Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu.
Một là đã giải quyết một quan điểm sai lầm đã mắc phải qua việc tách và làm rõ là quyền sử dụng là một loại hàng hóa và quyền sử dụng không đồng nhất với quyền sở hữu.
Hai là làm rõ Nhà nước không phải là người chủ sở hữu và, khi xác định Nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu thì cần có một sự quy định rõ hơn là trong cơ cấu của Nhà nước, Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, mới là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Ba là Chính phủ không phải là đại diện chủ sở hữu mà là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân (theo điều 112, khoản 4 của Hiến pháp hiện hành). Đây là một sự phát triển tư duy, nhận thức về mặt lý luận gắn với việc vận dụng vào thực tiễn. Trong chừng mực nhất định, có thể đây là một thành công lớn của lãnh đạo trên mặt trận tư tưởng quan điểm, gắn với nhiệm vụ đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Việc thành lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc BCT, lập lại Ban Nội chính TƯ vừa thực hiện chức năng của một ban đảng (chức năng tham nưu), đồng thời là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng là một quyết định tích cực, vừa thể hiện quyết tâm đấu tranh có hiệu quả và hiệu lực hơn trên lĩnh vực này, vừa thể hiện tinh thần tiếp thu ý kiến của đông đảo đảng viên về việc không thể giao cho những quan chức có thể vướng váo tham nhũng lại đứng ra chống tham nhũng.
Về vấn đề tiền lương, khẳng định “… quan điểm chi tiền lương là chi cho đầu tư phát triển”. Đây là một quan điểm đã có từ lâu trong hệ thống tư duy kinh tế nhưng không được chú ý đúng mức, bị chi phối coi tiền lương là khoản chi cho tiêu dùng. Nay HN TƯ 5 xác định như thế này là một biểu hiện tích cực, đáng mừng. Trong thực tế hạch toán kinh doanh, tiền lương là một khoản cấu thành của vốn lưu động được xác định là “vốn lưu động được coi là tự có, là một khoản nợ định mức”.
Nhận định : Bên cạnh những biểu hiện tích cực đáng mừng đó, vẫn còn một số khía cạnh vướng mắc chủ yếu:
I-Trong phần về chế độ kinh tế, khi đề cấp đến các thành phần kinh tế, có đề cập đến “… bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Cách nhân thức đó vẫn chưa thực sự quán triệt là trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, các thành phần kinh tế của nước ta phải hợp tác với nhau nhằm phát huy truyền thống sức mạnh đoàn kết toàn dân từ mặt trận quân sự sang mặt trận kinh tế để có thể cạnh tranh bình đẳng với các nền kinh tế khác, không để xa vào cảnh bị “cá lớn nuốt cá bé”.
II- Đối chiếu với Thông báo của Hội nghị TW 5 thì có vấn đề là thông báo tuy có đề cập đến vấn đề sở hữu toàn dân, vấn đề tổ chức Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng nhưng Thông báo lại không đề cặp đến quan điểm chi tiền lương là chi cho đầu tư phát triển. Sơ sót này thể hiện việc tình hình là trong thực tế, dường như người ta, kể cả các chuyên gia và nhà khoa học kinh tế, đã không chú ý đúng mức đến một thực tế là tiền lương không phải chỉ là để chi tiêu dùng
N Lang (UVBTVMTTQ)