Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Ngân hàng ơi xin đừng "bóp chết" DN để nền kinh tế ổn định hơn ?

-(Tamnhin.net) - Đó là nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội khóa XIII và tại các phiên thảo luận ở tổ cũng như các buổi chất vấn trực tiếp tại diễn đàn Quốc hội. Nếu tập hợp các ý kiến này có lẽ đã nổi lên dòng chữ "vì lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng" đã & đang bóp chết hệ thông doanh nghiệp Việt Nam đây cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu làm lũng đoạn nền kinh tế trong quãng thời gian dài không ai kiểm soát.
Các PV Báo chí đã ghi nhận trực tiếp tại các phiên thảo luận đều nhận định không thể dưới vài chục ý kiến lời phê và than của các đại biểu cho rằng  hiện nay Chính phủ đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng kiểu duy nhất và chỉ có ở Việt Nam làm cho nền kinh tế gặp quá nhiều bất ổn khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kinh tế suy giảm sâu vì Doanh nghiệp khát vốn "chết hàng loạt" còn ngân hàng thì thừa tiền ôm lãi "khủng". Một biểu hiện của chính sách "độc tài" về tiền tệ của ngành ngân hàng và biểu hiện của sự "độc quyền" trong kinh doanh mà không được có ở nền kinh tế  thị trường.

Bàn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã được đề cập đến từ những kỳ họp trước của QH khóa XIII, nhưng cho tới nay nhìn vào bảng tổng kết báo cáo của Chính phủ hôm khai mạc kỳ họp thì ý kiến ở tất cả 18 tổ thảo luận đều cho rằng báo cáo bổ sung của Chính phủ về năm 2011 chưa đánh giá được sự kiểm soát của Chính phủ đối với tín dụng của các ngân hàng, thị trường bất động sản, việc huy động và sử dụng vốn huy động của các ngân hàng thương mại. Như vậy cứ 6 tháng một lần QH họp, đưa ra bản thảo xong, kết luận đánh giá rồi "đóng gói" lại để 6 tháng sau sẽ thảo luận tiếp hoặc cùng lắm là tiếp tục "chất và vấn"  xong rồi đóng lại chờ thêm vài kỳ họp nữa theo kiểu hạ lãi suất tín dụng cho vay của hệ thống  ngân hàng hiện nay. 
Nhận định và đánh giá rất sát của các chuyên gia kinh tế các nhà khoa học nghiên cứu kinh tế và cả tầng lớp doanh nhân thực hiện kinh doanh thực tế đều có chung câu kết luận là thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại được thành lập, nhưng dòng vốn đưa vào nền kinh tế ở mức thấp, chủ yếu đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản và tăng trưởng ảo. Do vậy hiện tượng tín dụng đen xảy ra ở nhiều địa phương, kể cả các thành phố lớn. Hệ thống tín dụng cũng như vai trò của Ngân hàng nhà nước điều tiết không hiệu quả dẫn đến các ngân hàng đua nhau đẩy lãi suất lên cao.

Không nói quá nhưng có lẽ là mức lãi suất cho các doanh nghiệp, khách hàng vay mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam áp dụng được xếp hạng "cao kỷ lục" hay là "nhất thế giới" trong lịch sử phát triển của ngành tài chính thế giới! Và có lẽ Việt Nam cũng là môi trường kinh doanh tiền tệ "hấp dẫn" nhất thế giới trong quá khứ hiện tại hay cả tương lai không biết nữa? Vì chỉ có ở Việt Nam mới có mức lãi biên "khủng" như vậy có giai đoạn lên tới gần 18-20%, mức lãi này chỉ có thể đem ra so đọ với mức lãi siêu lợi nhuận của kẻ đi  buôn lậu, hoặc buôn hàng cấm mà thôi. 

Nhưng có điều rất lạ, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận, thủ tục rườm rà, phức tạp. Tình trạng ngân hàng chậm hạ lãi suất tín dụng và huy động vượt trần lãi suất vẫn còn xảy ra. Mặt khác lại còn có nhiều chiêu điều tiết kiểu phát sinh thêm thủ tục và quy chế xin cho như quy định về các nhóm ưu tiên, diện ưu tiên nhưng trần lãi cho vay lại không khống chế thế là lại thực hiện thêm một giải pháp kiểu "đánh bùn sang ao".

Nếu Doanh nghiệp, cá nhân muốn có tên trong danh sách "ưu tiên" xin hãy gặp các nhà ngoại giao được gọi tắt là phải có "quan hệ" hoặc không quan hệ thì hãy gặp "chú cò" thế là cuối cùng mức lãi biên gộp lại vẫn không dưới 10% bao giờ cả... Do vậy Doanh nghiệp vẫn không có khả năng vay, hay có vay được cũng lại không có khả năng trả lãi...vậy là nợ xấu chồng nợ xấu thế là các ngân hàng ôm tiền tính chuyện giao bán "con nợ" nợ xấu cho nhau...Cám cảnh tín hiệu suy yếu của nền tài chính quốc gia.
Các đại biểu đề nghị Chính phủ giải thích tại sao giảm trần lãi suất tiền gửi nhưng lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn quá chênh lệch so với lãi suất tiền gửi? Liệu đây có phải là giữ thế độc quyền không?

Phần giải pháp chủ yếu trong điều hành thời gian còn lại của năm nay, nhiều đại biểu đề nghị nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất, đưa dòng vốn vào doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng đề nghị là vậy, than phiền cũng nhiều là vậy ? hơn nữa thực tế doanh nghiệp đang gặp khó khăn cũng là vậy ? Nhưng những đề nghị và những câu hỏi cần thiết nhất phải có phương án thực hiện và giải pháp trả lời thì đều bị các nhà chức trách "bỏ quên".
Nếu  Ngân hàng nhà nước thay vì quy định trần lãi suất huy động, ngân hàng nhà nước nên quy định trần lãi suất cho vay và mức chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất huy động là 3% để kéo giảm lãi suất và khi đủ điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất theo thị trường thì bỏ biện pháp hành chính. Nhưng dường như vẫn có một "thế lực" vô hình nào đó ngăn cản sự điều tiết phù hợp cho nền tài chính quốc gia theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường là cạnh tranh phải bình đẳng và chống thế độc quyền.
Nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng nhà nước trong việc hạ lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, sớm hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng chính sách để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn.
Mặt khác Ngân hàng Nhà nước cần công khai dư nợ tín dụng theo lãi suất của từng ngân hàng để giúp Quốc hội đánh giá chính xác năng lực của các ngân hàng và ngân hàng nào đang thực sự giúp doanh nghiệp. Chứ trên thực tế một số ngân hàng thương mại đang lũng đoạn nền kinh tế, điều này ai cũng biết nhưng“không ai nói được vì lợi ích nhóm xuất hiện ở đây”.
Thực tế với chính sách  tài khóa hiện nay mà ngân hàng Nhà nước  đang áp dung thì hệ thông ngân hàng đã & đang "bóp chết" doanh nghiệp và có thể làm lũng đoạn nền tài chính quốc gia gây bất ổn cho nền kinh tế? Không hiểu lý do gì mà các vị đại biểu cũng là  doanh nhân cho rằng, chỉ có ngân hàng là ngành sướng nhất hiện nay vì được "đặc ân" trao cho quyền thu lãi khủng với mức lãi biên quá 10% năm, đúng là "ngồi mát ăn bát vàng" thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay ! Ai cho ngân hàng cái "đặc ân" ấy? Dấu hỏi này chắc cũng được các nhà chức trách lại "bỏ quên"! Nhưng các doanh nghiệp phải than rằng Ngân hàng ơi xin đừng "bóp chết " chúng tôi để nền kinh tế bớt khó khăn và đần ổn định rồi mới hồi phục và phát triển trong cái hồi phục ấy rất có thể cũng có phần của hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia.



Lan Hương TH&PT


@ tamnhin: --Ngân hàng ơi xin đừng "bóp chết" DN để nền kinh tế ổn định hơn ?

 Không thể lại trao cho ngân hàng một thứ quyền "không đáng có"


(Tamnhin.net) -Nếu chỉ có quyết định giảm lãi suất huy động VND xuống 9%/năm kể từ hôm nay 11/6,và chỉ áp mức trần cho vay 13%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên thì thật bất công và e rằng doanh nghiệp sẽ vẫn rất khó tiếp cận với mức lãi suất trần ở 4 lĩnh vực ưu tiên vì cho đến thời điểm này các Doanh nghiệp vẫn phải chịu mức lãi vay 17% đến 19% năm và tình trạng tiêu cực vẫn sẽ cứ tiếp tục diễn ra. Người thiệt vẫn là nhân dân gửi tiền và người đi vay tiền còn ngân hàng vẫn ung dung hưởng lợi và quyền "không đáng có". 

Lãi suất đang giảm mạnh

Tại sao lại nói là quyền "không đáng có "? 

Thứ nhất : Tại sao  Lại chỉ quy định trần lãi tiền gửi là  một mức  từ 14%,13% % ,rồi 11% năm và từ  11/6, trần lãi suất huy động VND chính thức được cácngân hàng điều chỉnh về mức 9%/năm nhưng chỉ quy định trần lãi suất tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng, còn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do các tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Đây có phải lại là một biện pháp can thiệp thị trường tiền tệ bằng giải pháp hành chính không và vẫn có yếu tố của sự độc quyền về tài chính của ngành ngân hàng không ?

Theo đó các ngân hàng tự nhiên được quyền cho khách hàng vay với lãi suất nào tùy thuộc vào khả năng và "quan hệ " của khách hàng còn tiêu chí đưa ra 4  lĩnh vực ưu tiên có thể chỉ tồn tại trên giấy hoặc đối với các khách hàng có "khả năng quan hệ ngầm " thôi còn thực tế để được diệt vào 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên này  doanh nghiệp đã phải qua "cò" từ 3-4 % năm theo như lời phát biểu của Đại biểu QH An tại diễn đàn QH  nhưng  đã bị Thống đốc "bỏ qua " câu hỏi này ! 

Theo lý giải từ NHNN, quy định như vậy tạo thuận lợi cho các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn theo kỳ hạn theo hướng tốt lên. Đây cũng là một bước đi để tiến tới dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi tối đa đối với VND trong thời gian tới. Nhưng vấn đề thực tế việc không  khống chế trần lãi suất cho vay ở các lĩnh vực khác là một quyết định quá phi lí vì đa số các khoản nợ cũ mà các doanh nghiệp đang phải chịu trả một mức lãi suất vẫn rất cao có ngân hàng vẫn đang thu lãi suất cho tới ngày hôm nay vay tiêu dùng như mua ô tô đến 22.3% năm. Và các món vay khác mặc dù thực tế là vay cho hoạt động đầu tư kinh doanh thì đã được các cán bộ ngân hàng "tư vấn" để làm thủ tục cho vay đơn giản thì cứ vay mua Bất động sản (nhà, đất) và phải chịu lãi vay vẫn rất cao 16,8% năm.
Nếu tính lãi biên ở các trường hợp này thì vẫn là mức "khủng" trên dưới 10% năm một sự quá bất hợp lý này  đã gây quá nhiều khó khăn và thiệt thòi cho các doanh nghiệp đi vay trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước cần quy định rõ mức lãi biên tối thiểu và tối đa cho các ngân hàng thực hiện về nguyên tắc thì chỉ được từ 2,5 đến 3% năm mà ngay hiện tại đã chênh là 4% năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, còn nếu không phải là lĩnh vực ưu tiên thì sẽ cộng thêm gấp đôi quy định sẽ ở mức 7-8% năm do vậy nói cho cùng ngân hàng vẫn lợi và có thêm các quyền "không đáng có" đó là quyền cho ai, cho doanh nghiệp nào vào diện 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên ? Đây chính là khoảng chông pháp lý để các ngân hàng trục lợi hoặc là sân,đất  cho sự nảy sinh tiêu cực "kiểu xin cho" chứ mất hết tính bình đẳng mà mang đặc điểm của sự độc quyền.
 Mặt khác  nếu NHNN khẳng định việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này phù hợp với xu hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào,thị trường tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định. Trongkhi đó, mức lãi suất tiền gửi tối đa theo quy định hiện nay (11%/năm) ởmức khá cao, khoảng 3% so với lạm phát dự báo của tháng 6/2012 so vớicùng kỳ năm 2011 (khoảng 7,4 - 7,5%) và lạm phát kỳ vọng cả năm 2012(khoảng 7 - 8%). Mức lãi suất trên cũng chênh lệch cao so với lãi suấttiền gửi huy động USD (khoảng 2%/năm) và mức tăng tỷ giá kỳ vọng (khoảng2 - 3%/năm). Thì việc không quy định trần lãi suất cho vay tối đa là vô lý. 
Cùng với quyết định giảm lãi suất huy động VND xuống 9%/năm kể từ hôm nay, NHNN cũng áp mức trần cho vay 13%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiênlà: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nhưng như phân tích ở trên nếu không vào diện ưu tiên trên thì doanh nghiệp sẽ phải vay ở mức nào? Do vậy sẽ lại có cuộc "chạy" đua tiêu chuẩn để vào 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên thế là thị trường tài chính lại xáo trộn và rất nhiều tiêu cực và bất cập khác nảy sinh.
Giải thích cho quyết định này, NHNN nói: Nếu áp dụng một mức trần lãi suất cho vay chung sẽ dẫn đến tình trạng cào bằng lãi suất cho vay đối với tất cả các đối tượng khách hàng, không phân biệt được các đối tượng cần khuyến khích và đối tượng không khuyến khích. Các lĩnh vực ưu tiên cần có một mức lãi suất thấp hơn; trong khi đó, đối với các lĩnh vực không khuyến khích, là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phải kiểm soát chặt chẽ theo chủ trương của Chính phủ, thì lãi suất cho vay có thể cao hơn. Nhưng cao hơn là bao nhiêu thì Ngân hàng nhà nước không quy định như vây chẳng khác nào hạ lãi suất để ngân hàng  lại cứ cầm đằng chuôi cho người gửi và doanh nghiệp đi vay cầm đằng lưỡi "kiểu gì thì cũng chết" ?
NHNN cho biết thêm, nếu chỉ quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (không quy định trần lãi suất huy động và cho vay) thì chưa đủ để đạt được mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Nguyên nhân là vì các TCTD yếu kém, đang gặp khó khăn về thanh khoản có thể tăng lãi suất huy động lên cao để mở rộng huy động vốn, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn, từ đó kéo lãi suất cho vay tăng theo. Xin thưa rằng chúng ta không thể biện luận mãi việc "độc quyền " như thế này mà cần hơn hết là phải nghĩ đến điều phải cứu các doanh nghiệp thoát chết , dỡ bỏ khó khăn vì nợ vay quá lớn với mức lãi  vay quá cao từ cũng quá lâu rồi ?
Đừng cứ biện luận để giành thế thắng trên sự khó khăn và "thoi thóp" của các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác mình. Ngành ngân hàng suy cho cùng thì cũng chỉ là doanh nghiệp vì vậy nếu hệ thống ngân hàng không chịu tháo dỡ thế độc quyền và lợi ích nhóm đẩy khách hàng của mình đến chỗ chết thì cũng đến lượt mình hết thị phần thì lúc đó thực sự rủi ro cho cá nền kinh tế ? Như phát biểu của một đại biểu quốc hội hôm vừa qua được VTV1 truyền tải trực tiếp đã khuyến cáo Chính phủ rằng nếu để "nhóm lợi ích " chi phối nền tài chính quốc gia thực sự là nguy hiểm cho nền kinh tế và có thể nó sẽ len lỏi vào cuộc điều phối cả lĩnh vực tái cơ cấu nền kinh tế trong tương lai dài.
Cụ thể lúc này đối với lãi suất cho vay, NHNN  cần ban hành quy định về mức  lãi biên để áp dụng cho tất cả các khoản vay và các đối tượng vay cụ thể 4 lĩnh vực ưu tiên tạm thời là 13% năm thì các lĩnh vực khác chỉ được phép là 14% năm thôi như vậy mực lãi biên cũng đã là 4-5% năm cao gấp đôi  quy định của ngân hàng thế giới .Nếu có biện pháp khống chế lãi vay như vậy thì sẽ bỏ được rất nhiều tiêu cực và chắc chắn cũng không còn đất cho các kiểu "cò" hoạt động mà lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của ngân hàng và lợi ích ổn định nền tài chính quốc gia đều được cải thiện và ổn định. 
Suy cho cùng nếu mức lãi suất cho vay quá cao doanh nghiệp sẽ thà chết chứ không thể vay thêm để mắc nợ hoài ? Mặt khác ngân hàng cũng sẽ không thể điều tiết được dòng tiền dự nợ tín dụng âm sẽ còn diễn ra và lợi ích  của ngân hàng cũng sẽ phần nào suy giảm và thêm nhiều rủi ro với gánh nợ xấu gia tăng. Đất để cho các kiểu "cò " hoạt động thì ngân hàng cũng không thu được về mà là "cò" ở giữa thu lợi của các bên một sự bất ổn không đáng có trên thị trường kinh tế cạnh tranh bình đẳng.
Chúng ta hãy nhìn ra thế giới như ông Megumu Motohisha, Phó TGĐ phụ trách tài chính vi mô của TienPhongBank cho biết:  Ở Nhật Bản lãi suất huy động gần như bằng 0, lãi suất cho vay chỉ ở mức 2% và các nước trong khu vực thì lãi xuất huy động cũng chỉ  ở mức 3 -4% năm còn lãi cho vay chỉ ở mức 5-6% năm vậy mà ở Việt Nam áp dụng mức lãi suất cao như vậy có phải là nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài? Nhưng thực tế không biết có thu hút được bao nhiêu nguồn vốn đầu tư của nước ngoài mà Doanh nghiệp Việt Nam đã chết trận đến quá nửa rồi ? 
Ở mỗi quốc gia đều có một  chính sách tài chính tài khóa  khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế riêng, Nhưng dù ở hoàn cảnh và điều kiện nào thì vấn đề quy định giữa lãi huy động và lãi vay chỉ ở mức bình quân từ 2 đến 2,5% năm thôi còn ở ta nhưng năm tháng qua  đã tồn tại đến mức lãi biên không tưởng lãi hơn cả kinh doanh "hàng cấm" hay "buôn lậu " thì mới có mức lãi biên từ 12 đến 18% như những ngày qua vì vậy nếu lãi suất cho vay cao sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Thì sẽ làm sụp đổ nền kinh tế vì vậy đối với nền kinh tế Việt Nam, lãi suất đang cần được trở lại mức hợp lý” và vấn đề không quy định lãi suất cho vay tối đa là một sự bất công và không bình thường. Cần có quy định ngay về lãi suât cho vay đối đa không vượt quá lãi suất huy động tối đa 3-4% năm. 
                                                                                                                     Mai Phương 
--Càng lỗ lớn, càng lên chức, vì sao ? (06/6/2012)

- - TẠI SAO THỐNG ĐỐC QUÊN CÂU HỎI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI? (Quan làm báo).
-Đáy bất động sản sắp bị phá? (VEF 12-6-12) -- Địa ngục của Dante có 9 tầng lận!
Cần đảo ngược những gì đã làm sai ! (DNSG 12-6-12) -- P/v Vũ Thành Tự Anh
Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai? (NĐT 12-6-12) -- Hỏi "cậu y tá" thì biết ngay! Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực (TVN 11-6-12)
Còn bao nhiêu Vinashin nữa? (SGTT 11-6-12)
Việt Nam có rơi vào bẫy thanh khoản? (SGTT 11-6-12)
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Giảm lãi suất sẽ có độ trễ nhất định (ĐĐK 11-6-12)
Nhà nước cứ “bơm“ tiền, dễ “đục nước béo cò“? (PLVN 11-6-12) -- Ông Trần Du Lịch
Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc (VEF 11-6-12) -- Khóc ròng vì thương lái ngoại (SKĐS 11-6-12)

Doanh nghiệp Trung Quốc “chiếm lĩnh” truyền hình cáp Quy Nhơn (NLĐ).
- Thương hiệu Việt xuất xứ từ … Trung Quốc (ĐĐK). - Nhiều công ty du lịch Trung Quốc ép giá (TBKTSG). – Khó quản thương lái Trung Quốc (NLĐ). Kinh tế Trung Quốc: Selling Abroad, China Eases Slump at Home (NYT 10-6-12) -- Ba paragraph cuối bài có nói đến Việt Nam - Ì ạch quảng cáo trực tuyến (NLĐ).
- Thượng viện Mỹ sắp bỏ chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu từ VN (VOA). - Đầu tư giữa Việt Nam và Indonesia cần tăng gấp đôi vào năm 2015 (RFA).

- Khủng hoảng kinh tế Việt Nam (DĐKTVN). “Nay dân nghèo tới mức không mua nổi NƯỚC MẮM, thì đó là tàn mạt thê thảm tận cùng, không còn đường nào rút lui nữa. Giảm mua BĐS đã đành, giảm mua xe thì còn ok, nhưng giảm tới TIÊU THỤ NƯỚC MẮM thì rõ ràng nền KT đang bị KHỦNG HOẢNG nặng nề”. – Tiền Nhà nước, tiền nhà nghèo – (;Bùi Văn Bồng
).

- Không thể lại trao cho ngân hàng một thứ quyền “không đáng có” (Tầm nhìn). – Lãi suất huy động ngân hàng nào cao nhất? (VnEco). – Ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi dài hạn (TBKTSG). – Vì sao ngân hàng tăng USD lên kịch trần?(PLTP).

- Người dân loanh quanh tìm cách giữ tiền (VEF).

- Thị trường bất động sản cần cơ cấu lại nợ (Thanh Tra).
VietNamNet – Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm
(VEF.VN) – Hàng tồn kho đang là mối đe dọa lớn nhất đến các DN. Vấn nạn lan tràn từ các ngành công nghiệp lớn …
Không ai chịu trách nhiệm, sẽ còn Vinalines khác
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo)
Nếu không ai chịu trách nhiệm, không có câu trả lời thỏa đáng xung quanh việc bổ nhiệm cán bộ hay những sai phạm tài chính của Vinalines thì việc này sẽ còn lặp lại - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cảnh báo. Trao đổi với Báo bên hành lang Quốc hội ...
Tại sao không chờ kết luận thanh tra đã đề bạt ông Dũng?VnEconomy

- Đầu tư công và cuộc “cách mạng” trong cấp vốn (VnEco). - Các chuyên gia lo ngại về đầu tư ở Việt Nam (DNSG).
- “Mỗi tháng bơm ra 50 ngàn tỷ rất dễ gây lạm phát” (Cafef). - Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai? (NĐT). – Có DN muốn chết mà không chôn được! (PLTP). - Ân hạn nộp thuế phải có bảo lãnh gây khó cho doanh nghiệp (SGGP). - Cơ hội cho doanh nghiệp hồi sinh? (VOV).
- Doanh nghiệp FDI co cụm (TN). - Rất ít các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được vốn ưu đãi (DĐDN).
- “Cổ đông phải bù đắp đầy đủ tổn thất vốn tại ngân hàng yếu kém”(VnEco).
- M&A: Phòng thủ trước áp lực bị thâu tóm (DNSG). - Vụ mua gom cổ phiếu Sacombank: Ngâm cho “thiu” mới phạt(PLTP/TT). Mời xem: www.cgi/http://quanlambao.blogspot.com/2012/06/samcombank-bi-thau-tom-ba-nghi..."SAMCOMBANK BỊ THÂU TÓM: BA NGHI VẤN 
(Quan làm báo).

- Lãi suất vay vốn chỉ giảm có chọn lọc (VNE). - Lãi suất giảm: Vẫn khó tìm vốn mua nhà (VEF).

- Dầu thô ì ạch tăng giá, xăng vẫn giảm (VnEco).

- Tái cấu trúc VNPT: “Đang chờ Thủ tướng Chính phủ…” (VnEco).

- Hàng không ép nhau, du lịch hưởng lợi (VEF). - Giảm giá vé máy bay cho du khách nội địa (TN).

- Công viên nước Hồ Tây Hà Nội Lời giải từ chất lượng dịch vụ (ĐTCK).

- Taxi rục rịch giảm giá (SGTT).

- “Lén” thu phí ATM nội mạng, tăng ngoại mạng (Bee).

- Thách thức cả… thông tư (DNSG).

- Cảnh báo nguy cơ thiếu thịt heo, gà (SGTT).

- Các thị trường tài chính thế giới đồng loạt khởi sắc (PLTP).

- Tại sao điện nhập từ Trung Quốc có giá cao hơn mua trong nước? (VnEco).

- Mất quyền mặc cả (TP).

- IFC cấp 18 triệu đôla cho công ty Cafe Ngon (VOA).

- Đại biểu Quốc hội chê gói 29.000 tỷ ‘chậm, chưa đủ liều’ (VNE).
- Tán thành việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TT).
- Thu ngân sách vượt cao – thu nhập người dân không tăng (VTC).
- Sửa ngay cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu (TP).
- ‘Lén’ thu phí ATM nội mạng, tăng ngoại mạng (ĐV).
- Giá vàng và USD đồng loạt rớt mạnh (VnEco).
- Hiện tượng công ty nước ngoài “thâu tóm” doanh nghiệp Việt Nam (RFA).
- Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2012 (RFA).
- Nhà mạng bớt doanh thu từ cước tin nhắn nhân đạo (VNE).

- Lạm phát ở Việt Nam sẽ tới đâu? (ĐV).
- Đại biểu QH giục Chính phủ mạnh tay cứu doanh nghiệp (VNN). – Cứu DN: Miễn, giảm thuế ‘không phải giải pháp tối ưu’ (VTC). – Thuế thu nhập doanh nghiệp cần giảm về 20% (VOV). – Vẫn trái chiều quan điểm về miễn, giảm thuế cho doanh nghiêp (VnEconomy).
- Chuyển giá phải bị coi là trốn thuế (VNN).
- Giảm lãi suất: Tiền sẽ ‘chảy’ vào bất động sản? (VTC).
- Vì sao vàng kém hấp dẫn? (NLĐ).
- Sau ba lần giảm giá xăng dầu: Chưa doanh nghiệp vận tải nào giảm cước (TP).

- Đại biểu Quốc hội ủng hộ bổ sung vốn 5 dự án (TT). - Vốn ODA sẽ tham gia tái cơ cấu kinh tế? (VnEco).
- Hạ trần lãi suất huy động, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh (VnEco). - ‘Ngân hàng chẳng dại gì cho vay lãi suất cao’ (VNE). - NHNN: “Không cào bằng lãi suất cho vay” (DT). - Có niềm tin mới ‘xuống tiền’ (TP). - Việt Nam có rơi vào bẫy thanh khoản? (SGTT).
- HSBC dự báo Việt Nam sẽ hạ lãi suất thêm 2% (VnEco). - Giữ ổn định lãi suất 9% từ nay tới cuối năm (VNE).
- Bỏ trần chi phí quảng cáo, tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp (VNN).
- Tỷ giá tăng do Dung Quất ngừng sản xuất (VNE).
- Giá vàng trụ mốc 42 triệu đồng/lượng, USD ở mức 21.000 đồng (VnEco). - Giao dịch vàng “ảo” mà “thật” (VnEco).
- Sen nhập ngoại át sen Hưng Yên (DV).
- Người chăn nuôi Nam Bộ có xu hướng “treo chuồng” (TTXVN).
- Thương mại Việt Nam – Trung Quốc, bao giờ mới ngang sức? Kỳ 1: Xuất khẩu tăng, chưa thể mừng (SGTT).

- -- Các nhà đầu tư tư nhân lạc quan về kinh tế VN (TTXVN).
- Hơn 200.000 tỷ đồng chi ngân sách chưa thể quyết toán (VNE). – Thu, chi ngân sách còn sai lệch khá lớn so với Nghị quyết Quốc hội (VOV).
- Gốc rễ tín dụng âm (TP).
- Vì sao ngân hàng vẫn “chưa gặp” doanh nghiệp? (VnEco).
- 8 năm thăng trầm lãi suất (VnEco). – Tiền gửi 12 tháng chưa được thỏa thuận lãi suất (VNE). – Hạ trần lãi suất huy động, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh (VnEco).
- Làm rõ vụ khách hàng bị “mất cắp” 1,4 tỷ đồng trong tài khoản của Vietinbank – Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Phúc(Tầm nhìn).

-Hai đối tượng tàng trữ 400 triệu đồng tiền giả bị bắt
Lao động
Nguồn tin từ phòng CSĐT tội phạm kinh tế và chức vụ, công an tỉnh Nghệ An cho hay, cơ quan này đang tạm giữ hình sự hai đối tượng tàng trữ 400 triệu đồng tiền giả từ nước ngoài vào Việt Nam. Hai đối tượng bị bắt giữ. Ảnh CAND.
“Cõng” 400 triệu đồng tiền giả cùng một seri đi... tiêu thụXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Bắt hai đối tượng tàng trữ số lượng lớn tiền giảZing News
Tàng trữ 400 triệu đồng tiền polymer... cùng sêricand.com

Kinh tế Trung Quốc: Mô hình Trung Quốc không bền vững (TS 8-6-12) -- Một bài p/v Acemoglu
Mỹ và châu Á: About that Pivot to Asia (National Interest 11-6-12)
Phép lạ châu Á đã chấm dứt? The End of the Asian Miracle (FP 11-6-12)

 Nga: “Tân quan tân chính sách” với chương trình tư nhân hóa

Tổng số lượt xem trang