Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Mỹ quan ngại về Dự thảo Nghị định quản lý Internet của Việt Nam

-- Liệu có phải gần đây những tin rò rỉ chuyện cung đình quanlambao đưa ra để dọn đường quản lý các bloggers . Mà cả những tin gửi cho danlambaovn từ nguồn nặc danh Chuyện gắp lửa bỏ tay người là nghề của họ.

Dự thảo Nghị định về Quản lý, Cung cấp, và Sử dụng các dịch vụ Internet và thông tin trên mạng của Việt Nam gây ra các quan ngại về mặt tác động thương mại và rộng hơn là về quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân. 

Đó là nhận xét của đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam trong bản đóng góp ý kiến của chính phủ Hoa Kỳ gửi chính phủ Việt Nam đầu tháng này.
 
Văn kiện này nêu rõ dù Hoa Kỳ đánh giá cao mục tiêu của nghị định nhằm thúc đẩy việc sử dụng Internet tại Việt Nam, nhưng chính phủ Mỹ quan ngại rằng nhiều khía cạnh của nghị định được đề ra không khả thi và tạo ra các rào cản lớn cho việc cung cấp các dịch vụ Internet xuyên quốc gia và cản trở sự phát triển thương mại của lĩnh vực Internet tại Việt Nam.
 
Hoa Kỳ cho rằng thực thi Dự thảo Nghị định này sẽ đẩy lùi mục tiêu của Việt Nam muốn đi đầu trong trong lĩnh vực công nghệ thông tin - viễn thông, gây tổn hại cho cả người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ, và là một vấn đề đặc biệt phiền toái trong lúc Việt Nam đang tham gia đàm phán Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương với mục tiêu chung là mở cửa hơn nữa các dịch vụ.
 
Chính phủ Mỹ kêu gọi Việt Nam xem lại tổng thể các vấn đề này và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam giúp tìm ra phương pháp khả dĩ hơn.
 
Hoa Kỳ cũng nêu rõ một số điều khoản trong nghị định có tính bao quát và mơ hồ bao gồm các quy định về những hành vi bị cấm, có thể tác động tiêu cực đến quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân Việt Nam trong khi quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và Việt Nam có cam kết với quốc tế đảm bảo quyền này.
 
Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam cụ thể hóa và xem xét loại bỏ một số điều khoản chưa rõ ràng hoặc chưa hợp lý để tránh việc nghị định này có thể bị lạm dụng để hạn chế hoạt động thương mại hợp pháp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet cũng như giới hạn quyền tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm của công dân.
 
Nghị định mới về việc quản lý dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng dự kiến được ban hành trong tháng 6 bị cộng đồng cư dân mạng chỉ trích và phản đối vì các khoản tăng cường kiểm soát thông tin trên mạng.
 
Chia sẻ cảm nghĩ về nghị định sắp ban hành, một blogger trong nước được nhiều người biết đến qua bút hiệu Người Buôn Gió phát biểu với VOA Việt ngữ:
 
“Tôi phản đối nghị định như thế. Nhà nước Việt Nam dùng một nghị định như thế này để siết chặt quản lý Internet nhằm cản trở quyền tự do ngôn luận. Rất nhiều trang web và các trang blog viết về chính trị-xã hội bị chặn tường lửa. Luật hay nghị định đưa ra bảo rằng để làm cho trong sạch, để có căn cứ để người sử dụng Internet yên tâm các thứ, tôi cho rằng đó là những lý do ngụy tạo thôi. Bản thân tôi ở trong nước, bản thân tôi là người viết blog, bản thân tôi từng bị triệu tập nhiều lần vì viết blog, tôi không tin nghị định này giúp đỡ cho người sử dụng internet được hiệu quả hơn. Trái lại, nó có thể là căn cứ để (nhà nước) xử lý họ, gây cản trở cho họ trong việc sử dụng Internet và quyền tự do ngôn luận.” 

Việt Nam là một trong những quốc gia bị tổ chức Phóng viên Không Biên giới liệt kê vào danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ liên tiếp trong những năm gần đây.

@ voa 

Mỹ quan ngại về Dự thảo Nghị định quản lý Internet của Việt Nam

-.-Trung Quốc tăng các biện pháp kiểm soát internet (VOA).

- Báo chí Việt Nam liên tục đả kích bà Lê Hiền Đức (RFI).   - «Nguyễn Xuân Diện» Tây ? Chuyện viễn tưởng! (Thụy My RFI).
 
- Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không? (Đầu gối). Nhà báo Dương Đức Quảng, cựu Vụ trưởng-Giám đốc Trung tâm thông tin báo chí, Văn phòng Chính phủ, sau khi về hưu làm Trưởng ban Thông tin Truyền thông của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam,
11 bài trên BĐTĐCSVN về cụ Lê Hiền Đức

- Phỏng vấn Nóng: Nông dân tại hiện trường tái cưỡng chế đất ở Văn Giang 6/6/2012 (TTXVA). – CÁC ĐỒNGCHÍ ƠI, HÃY MẠNH TAY HƠN NỮA! (Đào Hiếu).
Xa dân là Đảng tự tiêu (Bùi Văn Bồng).
- Phỏng vấn TS Trần Du Lịch: SAU LOẠT BÀI NÔNG DÂN SAU BỨC MÀN PHÁT TRIỂN: Không thể chấp nhận kiểu tiền trao cháo múc (PLTP).
- Khỏa thân để giữ đất (phần I) (RFA).

 

Tổng số lượt xem trang