Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 9 tỷ USD

(Tamnhin.net) - Giải trình trước diễn đàn Quốc hội chiều nay 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã đưa ra nhiều dữ liệu quan trọng về chính sách tiền tệ cũng như cho biết sẽ hạ trần lãi suất huy động VND từ mức 11%/năm về mức 9%/năm, từ ngày 11/6 tới. 

 

Theo Thống đốc Bình, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”!

Cụ thể, cơ quan này đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 60.000 tỷ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Trước đó, cuối năm 2011 đưa ra 30.000 tỷ đồng để cứu trợ các ngân hàng mất khả năng thanh khoản.

“Tổng các gói tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như vậy có khối lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện rất đáng kể, từ chỗ cuối quý 4/2011 là các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nhưng đến nay thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể”, Thống đốc nói.

Và cuối năm 2011, hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng là trên 116%, đến nay còn 90%. Đã được cải thiện nhưng thanh khoản hiện vẫn chưa đảm bảo vững chắc, nên các ngân hàng chưa dám tăng trưởng tín dụng một cách mạnh mẽ.

Một thông tin khác cũng được Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói trước Quốc hội: “Nợ xấu của hệ thống, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tính chung trong toàn hệ thống thì tăng từ mức 6% toàn hệ thống đến mức 10% toàn hệ thống. Với nợ xấu lớn như vậy làm cho chi phí vốn của các ngân hàng thương mại phải gánh 10% cái nợ xấu này cho nên chi phí vốn thực tế vẫn còn rất cao. Do vậy, chiều hướng chung của lãi suất là có giảm nhưng chưa giảm được như mong muốn của các doanh nghiệp, cũng như của chúng ta”.

Trong thời gian tới, để kích thích tín dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, có được lãi suất thấp hơn, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra các giải pháp chính.

Trần lãi suất huy động giảm "siêu tốc" về 9%/năm

Cũng theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận tiếp tục hạ trần lãi suất huy động VND.

Cụ thể, từ ngày 11/6 tới, trần lãi suất huy động VND sẽ giảm từ mức 11%/năm hiện nay xuống còn 9%/năm.

Dự tính, mức trần 9%/năm sẽ áp cho các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên; còn các kỳ hạn dưới 1 tháng có thể sẽ chỉ còn 1%/năm, nếu tính theo bước giảm lần này.

Đón đầu đợt cắt giảm trần lãi suất huy động VND từ Ngân hàng Nhà nước, sáng nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã bất ngờ giảm mạnh lãi suất huy động VND ở hầu hết các kỳ hạn.

Còn theo thông báo từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng ưu tiên và cả nhóm khách hàng vay mua nhà ở mức 12%/năm.

Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 9 tỷ USD(Tamnhin.net) -


Thống đốc: Trần lãi suất huy động VND giảm về 9%/năm từ 11/6 (07/6/2012)
Thống đốc: Lượng cung tiền từ đầu năm là “khủng khiếp”! (07/6/2012)
Tỷ giá USD/VND lần đầu tiên tăng kịch trần (06/6/2012)


- Thống đốc nói về cung tiền 5 tháng đầu 2012 (VF).  Thống đốc: Lượng cung tiền từ đầu năm là “khủng khiếp”! (VnEconomy).  - Thống đốc đã “bỏ qua” câu hỏi quan trọng nhất (VnEconomy). “…câu hỏi quan trọng nhất là tại sao lãi suất hạ mà doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, theo nhiều vị đại biểu, Thống đốc đã “bỏ qua””.


- Doanh nghiệp và ngân hàng: “Vẫn chưa gặp nhau”! (SGTT).

Ai là người cuối cùng gánh nợ xấu?
(TBKTSG) -
(TBKTSG) - LTS: Nợ xấu đang gây ách tắc dòng vốn, làm cho các giải pháp về lãi suất mất tác dụng và đặc biệt có thể tác động làm phá sản những doanh nghiệp lớn. Đáng lo ngại là cho đến nay không có cơ quan quản lý nào công bố chính xác số liệu nợ xấu của doanh nghiệp. Và để giải quyết nợ xấu, dù bằng cách nào, rốt cuộc ngân sách cũng phải bỏ tiền ra. Vấn đề là ai được hưởng lợi nhiều nhất và liệu có ai phải chịu trách nhiệm về gánh nặng tăng thêm của ngân sách?

>>> Lập công ty mua bán nợ: Cần thận trọng

Gần đây, những khoản nợ mười mấy ngàn tỉ đồng của một ngân hàng nọ đang được không ít tổ chức tín dụng để ý và đánh tiếng. Họ muốn mua lại vì chúng được đảm bảo bằng tài sản thế chấp là một số khu đất “vàng”, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, căn hộ ở trung tâm một thành phố lớn. Quá trình thảo luận tập trung vào giá khi ngân hàng chủ nợ không muốn bán rẻ, còn bên mua thì yêu cầu chiết khấu càng nhiều càng tốt.

Mờ ảo khối nợ

Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc họp với nhóm 14 ngân hàng thương mại lớn (G-14) vào tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt lên bàn chủ trương thành lập công ty mua bán nợ quốc doanh với số nợ có thể giao dịch lên tới 100.000 tỉ đồng. Chưa rõ thời điểm hoạt động, ai góp vốn và cơ chế giao dịch như thế nào, nhưng chủ trương khai sinh một pháp nhân như vậy cho thấy sự bức thiết phải tháo gỡ ngay khối nợ xấu trong nền kinh tế. Nợ xấu đang gây ách tắc dòng vốn, làm cho các giải pháp về lãi suất mất tác dụng và đặc biệt có thể tác động làm phá sản những doanh nghiệp lớn.

Đáng lo ngại là cho đến nay không có cơ quan quản lý nào công bố chính xác số liệu nợ xấu của doanh nghiệp. Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính chỉ ra các tập đoàn, tổng công ty đang nợ ngân hàng khoảng 415.000 tỉ đồng. Tuy nhiên nợ và nợ quá hạn khác nhau. Tỷ lệ vay nợ cao, gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu là thực trạng chung của khối quốc doanh khi mà ngân sách không cấp đủ vốn cho doanh nghiệp, trong khi các tập đoàn “bành trướng” quá nhanh vào nhiều lĩnh vực.

Cơ quan có thể đánh giá tương đối chính xác về nợ và nợ xấu là NHNN. Tiếc rằng tỷ lệ nợ xấu mà NHNN công bố luôn khiến người ta phải hoài nghi. Tỷ lệ nợ xấu gần nhất được NHNN đưa ra là khoảng 3,2-3,6% tổng dư nợ, chênh lệch khá xa mức 13% mà Tổ chức định mức tín nhiệm Fitch công bố năm ngoái. Còn so với mức chừng 10% mà các chuyên gia tài chính khẳng định, nó thấp hơn ba lần.

Hiện tại dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng ước 2,5 triệu tỉ đồng. Giả sử tỷ lệ nợ xấu 10%, nó tương đương 250.000 tỉ đồng hay 12 tỉ đô la Mỹ. Số nợ xấu này hầu như đang nằm im, chỉ nhúc nhích trong một số trường hợp mua bán nợ thành công. Muốn giải quyết nó, trước hết phải làm nó chuyển động. Mặc dù NHNN vừa ban hành Văn bản 2871 ngày 16-5-2012 cho phép các tổ chức tín dụng mua bán nợ, nhưng sự khởi động tỏ ra chậm chạp vì thiếu người khởi xướng.

Cũ và mới

Trong lịch sử non trẻ của ngành ngân hàng, hẳn nhiều người chưa quên giai đoạn sóng gió các vụ án Tamexco, Minh Phụng - Epco. Ngày đó, số nợ xấu của ngân hàng cũng lớn so với tổng dư nợ, nhưng quy mô không thể so với bây giờ. Và cái khác căn bản là giá trị của tài sản thế chấp bất động sản chưa ở mức “bong bóng” như hiện tại.

Tài sản đảm bảo, chủ yếu là đất và quyền sử dụng đất, của Minh Phụng - Epco ở thời điểm thế chấp, đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ngân hàng 5-6 năm sau đó. “Cơn sốt” bất động sản khi ấy còn sơ khai. Nay thì khác. Giá đất đã tăng chóng mặt trong vòng năm năm qua và dường như thời kỳ đỉnh cao của nó đã qua. Những khu đất được định giá thấp hơn giá thị trường và chỉ được cho vay bằng 50-70% giá trị ở thời điểm vay 3-4 năm trước, hiện khó mà chuyển nhượng bằng với mức định giá của ngân hàng. Sự ì ạch của việc phát mãi tài sản nhằm thu hồi vốn của ngân hàng xuất phát từ đây. Đúng là thủ tục phát mãi phức tạp. Tuy vậy sự phức tạp đó không mang tính quyết định. Người ta e ngại chủ yếu giá chuyển nhượng các tài sản thấp hơn giá trị khoản vay.

Nói ngắn gọn, để thanh lý nợ xấu, phải có ai đó gánh phần lỗ lã, hoặc ngân hàng, hoặc người vay. Tốc độ xử lý nợ phụ thuộc vào mức độ chiết khấu so với giá thị trường. Có những tổ chức “kền kền” sẵn sàng vào cuộc, bởi nghề của họ là đánh hơi các dấu hiệu của “xác chết”.

Có hai cách để thanh lý nợ xấu: thứ nhất là mua đứt bán đoạn trên cơ sở thương lượng giữa các tổ chức “kền kền” và các ngân hàng chủ nợ. Cách này cho kết quả nhanh và dứt điểm. Nó sẽ buộc những ngân hàng bán nợ hạch toán ngay một/nhiều khoản lỗ và dĩ nhiên ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Để “cứu” những ngân hàng lỗ, Nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức tài chính khác phải vào cuộc. Sẽ lại xuất hiện những biện pháp cũ: tái cấp vốn, góp vốn của những ngân hàng khỏe để hỗ trợ, ưu đãi thuế...

Cách thứ hai là Nhà nước bỏ vốn thông qua NHNN vào công ty mua bán nợ và công ty này thông qua mua nợ, trở thành cổ đông của các ngân hàng bán nợ. Khi ngân hàng bán nợ lấy lại phong độ, Nhà nước có thể bán cổ phần của mình, thu hồi vốn. Đây là cách mà nhiều quốc gia đã thực hiện.

Rốt cuộc áp dụng cách nào, Nhà nước, mà ở đây là ngân sách, cũng phải bỏ tiền ra. Từ trường hợp xử lý nợ Vinashin ở Habubank dễ dàng nhận ra ngân sách đã phải bỏ tiền ra thông qua ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ba năm cho SHB; cho trích lập dự phòng nợ Vinashin dần từng năm thay vì tiến hành ngay một lúc theo thông lệ quốc tế; cho phép Vinashin phát hành trái phiếu với sự bảo lãnh của Chính phủ để trả một phần nợ.

Khi Nhà nước phải bỏ tiền, câu hỏi đi kèm sẽ là ai được hưởng lợi nhiều nhất và liệu có ai phải chịu trách nhiệm về gánh nặng tăng thêm của ngân sách đó không?

Ai sẽ được mua lại nợ xấu?

Về kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ của Ngân hàng Nhà nước, nếu xét về động cơ và mục đích, sẽ thấy đây là giải pháp nhằm cứu ngân hàng. Khi một khoản nợ xấu được xử lý, ngân hàng sẽ được lợi nhiều mặt: giảm trích lập dự phòng, bảng cân đối trở nên sạch sẽ, có thêm khoản tiền từ bán nợ... Khi đó, vốn có thể sẽ chảy mạnh hơn ra nền kinh tế, nhưng chảy đi đâu, có chảy vào các dự án “sân sau”, có tiếp tục phát sinh nợ xấu hay không là chuyện của thì tương lai. Vì vậy, nói rằng cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế thông qua việc mua nợ xấu cho các ngân hàng là chuyện... ảo tưởng.

Một vấn đề cũng đáng quan tâm, đó là những ngân hàng nào sẽ nằm trong danh sách được mua lại nợ xấu. Mâu thuẫn là nợ xấu cao chủ yếu ở các ngân hàng nhỏ, năng lực quản lý kém. Hiện nay có khoảng hơn 10 ngân hàng ngưng cho vay mới đều là những ngân hàng nhỏ và yếu, trong khi các ngân hàng lớn đang thừa vốn và sẵn sàng cho vay song lại khó tìm được khách hàng tốt. Do đó, nếu mua nợ xấu của các ngân hàng nhỏ thì thực tế phần giải ngân mới của họ lại không được bao nhiêu. Trong khi đó, đối với các ngân hàng lớn, mạnh thì nợ xấu không phải là rào cản để họ bơm vốn ra thị trường. Vì vậy, mua bán nợ xấu có thể là dịp cho nhóm lợi ích trỗi dậy, tiêu cực sẽ phát sinh.

Lê Duy Khánh

 

Còn cân nhắc

Theo ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank, tình hình nợ xấu hiện nay của các ngân hàng thương mại đã khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải đưa ra các liệu pháp điều trị. Thực tế hoạt động mua bán nợ đã có từ trước năm 2000 nhưng do tình hình kinh tế diễn biến tốt, các khoản nợ của ngân hàng cũng trong mức độ cho phép nên vai trò của công ty mua bán nợ chưa được coi trọng. Vì vậy, đa phần các ngân hàng đều có công ty quản lý tài sản có chức năng mua bán nợ nhưng không hoạt động hiệu quả. Còn trong tình hình hiện nay khi nợ xấu đã lên hơn 4% tổng dư nợ trong toàn hệ thống thì các ngân hàng có công ty quản lý tài sản (AMC) với vốn điều lệ chỉ vài trăm tỉ đồng trở lại không thể thực hiện được công việc này đối với ngân hàng mẹ, vì vậy để giải quyết vấn đề nợ của cả ngành ngân hàng thì cần có một công ty chung do NHNN thành lập.

Về việc tham gia vào hoạt động mua bán nợ, ông Phước cho rằng các ngân hàng thương mại cũng sẽ cân nhắc, đàm phán nếu có lợi thì sẽ thực hiện. Với nguồn tiền cho hoạt động này, ông Phước cho rằng NHNN có thể tính toán, nhưng khả năng phát hành trái phiếu là rất lớn, sẽ khó có khả năng NHNN in tiền để thực hiện việc này.

Vấn đề chính là giá

Liên quan đến ý tưởng lập công ty mua bán nợ của NHNN, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông, cho rằng với việc mua bán nợ, vấn đề chính là giá và cũng chưa rõ NHNN sẽ mua nợ nhóm nào, tiêu chí ra sao. Tuy vậy, ông cho rằng khả năng ngân hàng thương mại tham gia vào nhóm đi mua nợ là khó vì hiện nay họ còn phải chống chọi lại các khoản nợ xấu của chính mình.

Không trực tiếp gây ra lạm phát

Ở góc độ một chuyên gia độc lập, ông Vũ Đình Ánh cho rằng việc thành lập công ty mua bán nợ cũng như việc các ngân hàng thương mại chuyển vị trí chủ nợ sang cho NHNN là nhằm làm sạch bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, qua đó góp một phần vào việc khơi thông dòng chảy tín dụng. Tuy vậy, ông Ánh đặt vấn đề là có nên thành lập một công ty hay chỉ là một chương trình nằm trong đề án cơ cấu lại nợ của NHNN vì đây chỉ là một biện pháp tình thế. Việc bỏ ra 100.000 tỉ cho công ty mua bán nợ để giải quyết nợ xấu, theo ông Ánh, sẽ không trực tiếp gây ra lạm phát, nhưng việc tăng dòng chảy tín dụng trở lại có thể ảnh hưởng đến lạm phát.

Thanh Thương ghi

 

---1 tháng, 7 sự cố lớn Vietnam Airlines
Theo nguồn tổng hợp của Cục Hàng không Việt Nam, tháng 5/2012 xảy ra 32 sự cố hàng không, trong đó 23 vụ liên quan đến hãng bay Vietnam Airlines.
 
- Bức tranh điện hạt nhân toàn cầu hậu Fukushima (VNN). - GS Phạm Duy Hiển:Quyết làm điện hạt nhân theo dự báo sai? (PnToday).
 
 
- ODA và sáu năm lặng tắt (TVN). - Xem xét cho tư nhân sử dụng vốn ODA (TBKTSG).
- VỤ TRANH CHẤP KHỐI TÀI SẢN 1.000 TỈ ĐỒNG: Sacombank làm đúng hay sai? (NLĐ).

 
- Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương – Những Trở Ngại (RFA/ Dainamax). –– S&P đánh giá triển vọng tín nhiệm của Việt Nam ổn định (VOA). – Tái cấu trúc: Cần hành động, đừng hứa hẹn (PLTP). – “Ông lớn” đón đầu hạ lãi suất cho vay (VnEconomy).
 
- Đừng để “lờn” thuốc (TN).
- Mua bán sáp nhập tại Việt Nam năm nay sẽ tăng mạnh (VNE). - Vụ Bianfishco, Cty mua bán nợ: Sẽ mua lại số nợ của nông dân (LĐ). - Bianfishco đề xuất phương án xử lý nợ (TN).
- Thêm 4.100 doanh nghiệp đóng cửa trong tháng 5 (VnEconomy). - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Trên 17,7 nghìn DN giải thể là sự chọn lọc tự nhiên (TTXVN).
- Đại gia và nỗi đau bị siết nợ (VEF). - Thua lỗ chứng khoán: Nếu lộ ra còn nhiều CEO mang tội? (VEF). - Quốc Cường Gia Lai xin giãn nợ, giảm lãi vay (TT).
- Doanh nghiệp vận tải chưa muốn giảm giá cước (VTC).
- Rối mù giá xăng dầu (NLĐ). - Giá xăng giảm 800 đồng/lít, chuyên gia nói gì? (DV).
- Vịnh Hạ Long sẽ được đấu thầu quyền kinh doanh (TN).
 
 
- Đến kim khâu cũng còn phải nhập khẩu! (PLTP).

 
Vì sao ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay? (05/6/2012)
Suy kiệt tín dụng? (05/6/2012)

Nợ xấu ngân hàng: “Cục máu đông” của nền kinh tế
VNMedia
(VnMedia - "Hệ thống dòng vốn của nền kinh tế giống như hệ tuần hoàn có cục máu đông nằm trong động mạch, tĩnh mạch. Cục máu đông đó là nợ xấu ngân hàng… Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch nói. Ngày 7/6/2012, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ ...
Lãi suất về 9%/năm tác động thế nào tới chứng khoán?VnEconomy
Hà Nội dành 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệpVietnam Plus
Tìm giải pháp hợp lý giải quyết nợ xấu ngân hàngBáo điện tử Chính phủ

- “Ông lớn” bất ngờ giảm mạnh lãi suất huy động VND (VnEconomy).
- Nợ của doanh nghiệp nhà nước sẽ được quản như thế nào? (SGTT).  - Xử lý nợ xấu: Làm sao để doanh nghiệp không còn “nuốt nước bọt”? (VnEconomy).  - Thúc giục Quốc hội giảm thuế cứu doanh nghiệp (VNE).
- “Quốc nạn có nguy cơ hạ đo ván quốc sách” (VnEconomy).

- Quốc hội tìm cách giải bài toán lạm phát và tăng trưởng (ND).
- Kinh tế suy giảm, tham nhũng thách đố (SGTT). - Quốc hội tổng công kích tham nhũng (ĐV). - Tham nhũng vẫn rất đáng sợ (NLĐ).  – Chống tham nhũng: Phải dám hy sinh tính mạng, chức tước (PLTP).  –Trước quá dàn trải, giờ khó cắt (VNN). – Bộ trưởng Tài nguyên: ‘Đau xót vì tham nhũng đất đai’ (VNE).   - 5 “ông lớn” vi phạm trên 30.000 tỉ đồng (NLĐ).  - Hà Nội: Kiểm tra đảng viên ở lĩnh vực dễ có tiêu cực(TTXVN). - Kinh tế-xã hội làm “nóng rực” nghị trường (TQ). - Bộ trưởng TN&MT ‘đau xót’ vì tham nhũng đất đai (VTC). - Mặt trận lòng dân chống tham nhũng (TN).
.Xăng giảm, cước vận tải chưa thay đổi

Quốc hội tìm cách giải bài toán lạm phát và tăng trưởng (ND 7-6-12) -- Quốc hội?  Is this a joke? (Nên thử giải bài toán này trước: 1+1 = ?)
 
 
Kinh tế suy giảm, tham nhũng thách đố (SGTT 7-6-12)
'Nhà nước quá nuông chiều các công tử Vinalines, Vinashin' (VnEx 7-6-12) -Xử lý doanh nghiệp nhà nước thế nào?
Thống đốc: Lượng cung tiền từ đầu năm là “khủng khiếp”! (VnE 7-6-12)
Khám phá “nghệ thuật kinh doanh” “tiền bẩn” của giới cá độ (NĐT 7-6-12)
Tại sao công ty của Cường đô la phải xin cơ cấu nợ ngân hàng? (ĐV 7-6-12) - Oa Oa Oa!  Mẹ ơi, mẹ ơi!

- Kiến nghị sửa Luật Đất đai để bảo vệ nông nghiệp (TBKTSG).- Tham nhũng từ đất đai khá phổ biến (TN).  - “Trị bệnh tham nhũng – không thể xoa bóp ngoài da” (VOV). Vốn đi vay chiếm 60% tổng tài sản các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước 
Theo Bộ trưởng Huệ, tổng tài sản đến cuối năm 2010 của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là 1.799 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm 60%.
 
-Tham nhũng từ đất đai khá phổ biến 
(TNO) Một cơ quan định giá độc lập trong quá trình thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân, hay Nhà nước đứng ra thu hồi đất rồi thực hiện đấu giá quỹ đất đó đối với doanh nghiệp (DN) được coi là những giải pháp chính để ngăn ngừa tiêu ...
Hà Nội yêu cầu “xử” hơn 500 công trình không giấy sử dụng đấtXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Có tùy tiện trong thu hồi đấtTuổi Trẻ
Bất cập đất đai khiến nhiều người không dám đầu tư sản xuấtĐài Tiếng Nói Việt Nam

Họp báo làm rõ vụ khoả thân giữ đất ở Cần Thơ (VTV).
- Bộ trưởng TN-MT: Sẽ giao đất 50 năm cho dân (VNN).  – “Chúng tôi thấy đau xót trước thực trạng tiêu cực về đất đai” (VOV).
- Tổng Thanh tra Chính phủ nói về Vinalines;   – ĐBQH Lê Như Tiến: Tập đoàn – những ‘quả đấm thép’ tan chảy (VNN).
- Hối lộ qua quý bà, quý cô…;  – Nhóm lợi ích chen chân vào chính sách: Nguy hiểm;  – “Ai cũng biết chỉ tờ trình không biết” (VNN).   – Nhiều bất cập từ một “rừng” văn bản (VOV).
- Vụ ODA: ‘Kiểm toán có thể đã nhầm’ (BBC).  – Thứ trưởng KH-CN: Nghi vấn sai phạm ODA cần thời gian thẩm định (VNN).

- Sau Vinashin, Vinalines, còn Vina nào nữa? (VNN).  - ‘Nhà nước quá nuông chiều các công tử Vinalines, Vinashin’ (VNE).
- Vụ Đan Mạch dừng viện trợ: Kiểm toán hiểu lầm? (DV).

- Dầm bị ngấm nước, cầu Thăng Long rung lắc (TP).-  Vụ ODA: ‘Kiểm toán có thể đã nhầm’ (BBC).- Đối tác Việt Nam nói về dự án Đan Mạch: ‘Tiền không vào túi ai cả’ (BBC).  - Càng học Bác càng suy thoái, tham nhũng hơn (DLB)
- Quốc hội muốn chất vấn trực tiếp về sai phạm của Vinalines (VnEconomy).
- Con gà tập đoàn, con gà nhân dân (Đào Tuấn). - Chính phủ bị phê là “lạc quan” trong điều hành (TBKTSG).

- Giá vàng, USD tự do cùng “đuối sức” (VnEconomy).
- 14 giờ chiều nay, giá xăng giảm tiếp 800 đồng/lít (TN). - “Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu theo thế giới” (SGTT).  - Tăng thuế hay giảm giá xăng dầu? (TP).  - Giá xăng có thể giảm tối đa 800 đồng một lít  (VNE). - Lãi chục tỷ đồng/ngày, DN vẫn chưa chịu giảm giá xăng (VTC).
- Người chăn nuôi cần “phao” hỗ trợ (DV).
- Việt Nam được lên hạng tín dụng (BBC).

- Thống đốc: Lượng cung tiền từ đầu năm là “khủng khiếp”! (VnEconomy).
- Lạm phát giảm nhưng tiềm ẩn nguy cơ suy thoái (TN).
- Trần lãi suất huy động giảm “siêu tốc” về 9%/năm (DT).
- Từ 14 giờ, xăng giảm tiếp 800 đồng/lít (SGTT).  – Dân ‘dài cổ’ đợi cây xăng đủng đỉnh niêm yết giá mới (VTC).  – Giá xăng giảm chưa đủ “ngưỡng” hạ cước vận tải (TTXVN).
- Nợ xấu (ĐĐK).  – Thành lập công ty mua bán nợ thuộc ngành ngân hàng: Tôi đi mua tôi (ĐĐK).  – Tín dụng và nợ xấu: “Ai buộc chuông thì người đó cởi” (VnEconomy). – Bộ Tài chính mua nợ nông dân cho Bianfishco (VNN).

Vĩnh Phúc phớt lờ quyết định của Thủ tướng (TT).  - UBND không chịu thi hành án, pháp luật bó tay? (PLTP).


- Vì sao Trung Quốc hoãn, hủy nhiều vụ mua nguyên liệu? (VnEco).

Tổng số lượt xem trang