Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

'Không nên cứ gây sự với với nhân dân' – Kẻ thù của nhà nước

Phạm Thị Hoài dịch

Ảnh: Hồ Phạm Huy ĐônHọ ngồi lặng lẽ trong một quán cà phê giữa Sài Gòn ồn ào. Họ chờ tin về một người bạn, Bùi Chát. Anh lại vừa bị bắt. Đại sứ quán Thụy Điển đã mời anh ra Hà Nội dự một buổi lễ. Đó chỉ là một chuyến bay nội địa, nhưng Bùi Chát không đến được Hà Nội. Công an bắt anh ngay tại sân bay TP Hồ Chí Minh[i]. Anh bị giữ từ lúc đó. Đây là lần thứ hai anh bị bắt, trong vòng vài tháng[ii].

“Bây giờ là tròn 24 tiếng Bùi Chát bị giữ”, Lý Đợi nói vào không gian im lìm. Ngoài họ không có khách nào trong quán. Nhạc không mở. Với hàng ria mép và áo thể thao tân cổ, Lý Đợi, 33 tuổi, bạn chí cốt của Bùi Chát, 32 tuổi, trông không khác những thanh niên ở Berlin-Mitte[iii]. Hai người sống chung nhà tại TP Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế Việt Nam. Họ viết thơ về tình yêu, tình bạn và về tự do, ước mơ của họ. Những bài thơ khi tục, khi thô, khi đau đớn và buồn da diết. Ở Việt Nam, họ thuộc giới tiên phong của một thế hệ trẻ không muốn dính dáng gì đến nền văn học cộng sản với những phấn khởi chào mừng vô tận.

Tôi trò chuyện với những người cộng sản

Những người anh em

Những người muốn chăn dắt chúng tôi

Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp

Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn[iv] 

Chế độ cộng sản thống trị tại Việt Nam kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông. Các mạng xã hội như Facebook và Twitter đều bị chặn. Chỉ Trung Quốc mới vượt qua Việt Nam trong kỉ lục tống blogger vào tù mà không cần một phiên tòa tử tế. Không hiếm khi họ bị giam giữ nhiều năm ròng, tuyệt đối không được liên lạc với thế giới bên ngoài. Thậm chí ở nơi công cộng, tụ tập từ bốn người trở lên mà không xin phép cũng bị cấm. Trong con mắt của chính quyền, hai chàng trai làm thơ này là một cái gì nguy hiểm cho trật tự chính trị. Nhà nước theo dõi và đe dọa họ, các tác phẩm của Lý Đợi và Bùi Chát không được bày trong các cửa hàng sách. Đối với Bùi Chát, tên thật là Bùi Quang Viễn, chính quyền tỏ ra đặc biệt lưu ý. Mười năm trước, anh sáng lập nhóm Mở Miệng và Nhà Xuất bản Giấy Vụn. Cho đến nay, NXB Giấy Vụn đã phát hành khoảng 40 đầu sách, trong đó có những tác phẩm như Trại  súc vật của George Orwell mà ở Việt Nam bị cấm và 5 tác phẩm của Bùi Chát. Sách được làm từ những bản photocopy thông thường và sau đó phân phát tại những buổi đọc văn tự phát, thông tin qua tờ rơi hay tin nhắn bằng điện thoại di động.

Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc

Không phải để cân nhắc

Im lặng

Rồi quay đầu

Trong ánh sáng đục ở quán cà phê, bạn bè Bùi Chát kể cho tôi nghe về cuộc sống của họ, các văn nghệ sĩ, tại một đất nước không có tự do tư tưởng. Người trẻ nhất mới ngoài hai mươi, sinh viên báo chí; người nhiều tuổi nhất đã trên bảy mươi, là một tác giả từng sống nhiều năm tại Canada. Họ đều ủng hộ nhóm Mở Miệng. Họ bảo, tất cả đều vô ích: học báo chí cũng vô ích, viết thơ cũng vô ích, dịch sách cấm cũng vô ích. Nhưng biết đâu. Biết đâu một ngày nào đó chế độ này tận số, như ở nhiều nước khác.

Ở nước ngoài, hoạt động của Bùi Chát cũng đã có tiếng vang. Vì sự can đảm đương đầu với chính sách kiểm duyệt của nhà nước, Trung tâm Văn bút Thụy Điển đã chọn anh làm thành viên danh dự. Năm ngoái, anh được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế IPA trao Giải thưởng Tự do Xuất bản. Lễ trao giải diễn ra tại Hội chợ sách Buenos Aires. IPA đã giữ kín thông tin này, trước khi anh rời khỏi Việt Nam. Nhưng khi về nước, anh bị công an bắt và tạm giam 48 tiếng đồng hồ. Các tập thơ anh mang theo, giải thưởng và bằng chứng nhận đều bị tịch thu. Như thể bằng cách đó thì coi như xóa được sự vinh danh ấy.

Lý Đợi bật dậy khi điện thoại di động của anh reo và cầm máy chạy ra ngoài. Ngay sau đó anh quay vào, như trút được gánh nặng: “Bùi Chát được thả rồi!”

Hôm sau, Bùi Chát đợi tôi trong căn phòng khuất ở một quán cà phê nhỏ ở khu phố Tây ba lô Phạm Ngũ Lão, từ ngoài nhìn vào không thấy. Quần bò, áo phông, trông anh cũng như mọi người ở khu Phạm Ngũ Lão này. Anh chỉ nói được một chút tiếng Anh, nên có hai người bạn đến phiên dịch giúp. Tuy còn mệt vì vụ bắt giữ hôm qua, Bùi Chát rất nhã nhặn, gần như rụt rè. Anh cân nhắc trước khi nói, và rất lựa lời.

“Họ nhắc đi nhắc lại các biên bản từ những cuộc thẩm vấn trước đây và lặp lại toàn các câu hỏi giống nhau”, Bùi Chát kể. “Ai đứng đằng sau các anh, ai tài trợ? Mở Miệng có quan hệ với những nước nào? Có liên lạc với những văn nghệ sĩ, trí thức, luật sư nào?” Rồi họ cho anh xem những văn bản luật pháp và bảo rằng in sách không có giấy phép của nhà nước là bị nghiêm cấm. Bùi Chát cho biết, anh đã quen với những vụ “làm việc” như vậy với công an ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nỗi sợ vẫn thường xuyên rình rập.

Cách đó không lâu, anh về thăm gia đình, cách Sài Gòn 40 cây số. Hai giờ đêm, cha mẹ gọi anh dậy, thì thào: Có mấy người sục vào nhà. Bùi Chát lẻn cửa sau qua nhà hàng xóm, trốn ở đó đến sáng hôm sau. Cha mẹ anh bị thẩm vấn suốt đêm. Hai ông bà chối là con trai không về thăm nhà. “Cả nhà rất sợ. Công an ở địa phương ác lắm”, Bùi Chát kể.

Những người anh em

Vẫn lừa lọc chúng tôi

Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói của chúng tôi

Vẫn dọa dẫm chúng tôi

Bằng súng và thực phẩm

Ở Việt Nam, kẻ thù của nhà nước là các nhà văn nhà thơ trẻ tuổi viết thật tư tưởng của mình. Việc có những tác giả vượt qua hàng rào kiểm duyệt của nhà nước bằng cách tự in sách khiến chính quyền lo ngại. “Họ cũng không muốn tôi được thế giới biết đến nhiều hơn”, Bùi Chát nói, “vì họ sợ những người Việt Nam khác sẽ làm theo tôi và phát biểu thật quan điểm của mình. Chế độ sợ một phong trào.”

Bùi Chát đang học luật, anh hi vọng kiến thức luật pháp có thể sẽ giúp anh tự vệ trước các cơ quan quyền lực. Anh hi vọng Việt Nam sẽ thay đổi, ý thức về pháp luật và công bằng xã hội sẽ hình thành. Hiện giờ thì điều đó còn rất mỏng manh. “Tôi muốn những người cầm quyền hành xử hợp pháp và tôn trọng luật pháp. Họ không được quyền tùy tiện làm theo ý họ. Nhưng muốn được như thế thì người dân phải biết rõ quyền của mình.”

Nhưng học luật để làm gì, khi nhà nước kiểm soát tất cả? “Ở đây cũng vẫn có tự do”, Bùi Chát nói, “vấn đề chỉ là phải biết giành lấy nó. Phải đi tìm những nguồn độc lập. Internet là một phương tiện đặc biệt quan trọng.” Vì chính quyền không cho họ một lựa chọn nào khác. “Ngay ở trường đại học cũng vậy, cả ngày sinh viên bị nhồi nhét toàn thông tin sai sự thật và lừa mị. Chẳng qua chỉ để duy trì chế độ.”

Có lẽ Bùi Chát sẽ chẳng bao giờ được làm nghề luật sư, vì sinh viên đã tốt nghiệp khoa luật còn phải qua một khóa đào tạo của Bộ Tư pháp mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Bùi Chát quen một số luật gia không hề được cấp chứng chỉ, dù đã tốt nghiệp xuất sắc và qua khóa đào tạo đó. Một số người trong đó thậm chí đang ngồi tù không án. Tuy nhiên, Bùi Chát vẫn hi vọng được hành nghề luật sư sau khi tốt nghiệp. Anh muốn lấy đó làm nghề nuôi hoạt động văn chương và xuất bản độc lập của mình. “Không phản kháng thì chẳng bao giờ có tự do”, anh nói và rời khỏi quán cà phê. Ra đường, đội mũ bảo hiểm, và lên xe phóng đi. Có thể chiếc mũ bảo hiểm ấy sẽ cứu mạng anh đêm nay.

Anh đến ăn mừng với bạn bè vì anh vừa được thả. Trên đường về nhà, có bốn người đàn ông đi xe máy bám theo anh. Anh dừng xe, hỏi vì sao. Không một lời đáp, họ đánh anh vào ngực, vào lưng và rất nhiều lần vào đầu. Vài ngày sau, Bùi Chát gửi email cho tôi, thông báo. Một trong số những người đó bảo: “Mày còn thò mặt đến con hẻm này thì chúng tao giết.”

Bùi Chát sống ở chính con hẻm đó.

Nguồn: Meike Fries: “Der Staatsfeind”, tạp chí Zeit Campus số 2 (tháng 3&4 2012) của tuần báo Zeit, trang 70-73

Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra

Ảnh: Bùi Chát trong buổi đọc văn tại Literaturwerkstatt, Berlin tháng 11.2010 (Ảnh của Hồ Phạm Huy Đôn)

[i] Bùi Chát bị bắt giữ tối ngày 05.6.2011 tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi anh chuẩn bị lên máy bay ra Hà Nội dự lễ kỉ niệm Quốc khánh Thụy Điển ngày 06.6.2011 theo lời mời của Tòa Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội. (Các chú thích trong bài đều của người dịch.)

[ii] Bùi Chát bị bắt giữ lần thứ nhất ngày 30.4.2011 tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi anh vừa nhận Giải thưởng Tự do Xuất bản của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế IPA ở Buenos Aires trở về.

[iii] Berlin Mitte: Quận ở trung tâm phía Đông Berlin, với nhiều văn nghệ sĩ, người nước ngoài, khách du lịch.

[iv] Các đoạn thơ dẫn trong bài đều trích từ tập Bài thơ một vần của Bùi Chát, NXB Giấy Vụn, 2009

 - Meike Fries – Kẻ thù của nhà nước (Pro&Contra).

 

-'Không nên cứ gây sự với với nhân dân'

Cập nhật: 00:21 GMT - thứ bảy, 2 tháng 6, 2012

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chủ nghĩa xã hội khi đến thăm Cuba hồi tháng 4/2012

Đảng Cộng sản Việt nam có cách ‘gây sự’ rất độc đáo: ông Tổng bí thư đảng quyết tâm làm hỏng chuyến đi thăm Brazil bằng việc truyền bá trở lại học thuyết Mác-Lênin cho Phương Tây, ‘gây sự’ với trí thức học giả Phương Tây về lý luận, học thuật, tầm nhìn, bản lãnh chính trị. 

Có suy luận vui nói ông Tổng bí thư Việt nam truyền bá chủ nghĩa xã hội Mác-Lênin là cách bày tỏ sự phản kháng ngầm với đảng Trung Quốc vì lãnh đạo Trung Quốc đã dặn dò ông là không nên làm theo Phương Tây.

'Gây sự' với nông dân về đất:

Đảng nói ruộng đất là nguồn sống của nhân dân nhưng lại quyết liệt cưỡng chế, thu hồi đất.

Quyết móc túi dân bằng các loại phí, thuế, giá, quyết làm khốn quẩn dân bằng các thứ quy định ngớ ngẩn như nhà ở chỉ để ở - một cách làm khó kế mưu sinh của người dân, quyết chi tiêu ‘hoành tráng’ không cần thiết khi “liên minh công nông” còn đói nghèo.

Tiếp tục để mặc ngư dân ‘gặp nạn’ trên vùng biển chủ quyền, thiếu năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm, tầm nhìn lại muốn làm những dự án lớn như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc, thủy điện hoành tráng, cầu đường hoành tráng mà mau hư.

‘Gây sự’ với trí thức về học thuật:

Quyết không thèm nghe trí thức khi liên tục triệt hạ tiếng nói phản biện, khác chính kiến từ IDS cho đến Cù Huy Hà Vũ, từ Câu lạc bộ nhà báo tự do cho đến vụ thương binh ngang tàng vào cơ quan nhà nước tấn công Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện do ông phản đối Nhật Nga viện trợ Việt nam xây nhà máy điện nguyên tử.

‘Gây sự’ đình đám, miệt thị nhất với trí thức và tri thức nhân loại bằng việc trang bị cho đảng viên, cán bộ bằng cắp tiến sĩ, chức danh giáo sư để bố trí làm lãnh đạo đất nước.

‘Gây sự’ với quốc tế về chuẩn mực:

Tước đoạt quyền được mở miệng của người dân bằng các qui định pháp lý phi lý, vô vọng nhằm bịt miệng dân mạng internet (giới blogger)- là nơi cuối cùng người dân và trí thức được mở miệng, bày tỏ chính kiến khi đảng nhà nước đã độc quyền báo chí, cả báo giấy, báo nói, báo mạng.

Đỉnh điểm của quyết tâm gây sự này là Hội nghị Tung ương 5 với việc tái khẳng định ‘không tam quyền phân lập’ và ‘đất đai là của đảng’ - sở hữu toàn dân dưới sự lãnh đạo của đảng.

Tôi tin rất nhiều đảng viên trong số hơn 3 triệu lại muốn có sở hữu tư nhân và cơ chế kiểm soát hành vi lạm quyền. Chủ trương gây sự với dân là chủ trương rất phi chính trị, bất cận nhân tình chỉ của một số nào đó trong đảng, nhất định thế.

Đảng Cộng sản Việt Nam bác bỏ nguyên tắc 'tam quyền phân lập'

Nhằm mục đích gì?

Nếu chỉ mỗi vụ Tiên Lãng không thôi và đảng Cộng sản Việt nam lập tức ra nghị quyết xem xét quyền sở hữu ruộng đất của nông dân thì chẳng có chuyện để bàn.

Nhưng đảng lại cho làm tiếp Văn Giang, Vụ Bản và cho báo chí nhắc lại vụ việc cưởng chế ở huyện Bù Đăng.

Phải chăng đảng muốn gửi một thông điệp cho dân: Đừng cố công giành quyền làm chủ đất đai nữa, chẳng nên cơm cháo gì, chỉ thiệt thân thôi?

Ông thủ tướng ra lệnh không dùng quân đội để cướng chế đất đai.

Chỉ tay đấm chân đá, dùi cui, ma trắc của công an và xã hội đen cũng đủ làm thương vong được dân thì cần gì đến quân đội.

Nếu vì toàn vẹn lãnh thổ, vì hạnh phúc của nhân dân, theo suy nghĩ nông cạn của một dân thường thì đảng đã không gây sự với dân từ vụ Tiên Lãng, không tiếp tục gây sự với dân khi tái tam tái tứ khẳng định ruộng đất là của đảng, không gây sự với giới trí thức với việc cho ‘thương binh’ tấn công trái phép vào viện Hán Nôm.

Và khi Trung quốc do khó khăn nội bộ lại đưa chiến tranh ra bên ngoài đe dọa Philippines thì đảng cai trị nên cùng các nước ASEAN ra một kháng thư bày tỏ sự quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, vận động nhân dân lên tiếng chống bá quyền, xâm lược.

Không lẽ đảng không thấy do gây sự với dân về các quyền cơ bản đã hình thành quan hệ đối kháng giữa cai trị bị trị? Đã làm suy yếu nội lực của quốc gia?

Như vậy chủ trương tiếp tục gây sự, cà khịa với nhân dân nhất định không phải là vì mục đích dân giàu nước mạnh.

Định hướng nào đúng?

Nông dân Việt Nam chỉ có quyền sử dụng đất, còn quyền sở hữu do chính quyền định đoạt

Định hướng xã hội chủ nghĩa chính là định hướng vô chính phủ chủ nghĩa vì định hướng đó đã hình thành quan hệ đối kháng giữa cai trị - bị trị, nhà nước – nhân dân trên những lợi ích cốt lõi mà đối kháng nhất định sẽ sinh ra rối loạn.

Để thủ tiêu quan hệ đối kháng giữa đảng cai trị và nhân dân, cần phải thủ tiêu quan hệ chủ tớ giữa đảng (nhà nước) và nhân dân (chủ đất – tá điền).

Phải sửa lại định hướng: vì nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập và sở hữu tư nhân về của cải (ruộng đất).

Đảng không nên lấy việc chống tham nhũng hay chỉnh đốn đảng để che lấp hành vi tham nhũng được bảo kê vì công hữu chính là ‘dĩ tư hữu vi công hữu’ - lấy của dân làm của đảng.

Nếu đảng thực tâm chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng thì hay nhất là xác lập quyền tư hữu đất đai của người dân, quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập.

Việc làm đó là cách hòa giải với dân, thủ tiêu tính đối kháng trong quan hệ nhà nước và đảng với nhân dân.

Định hướng dân chủ pháp quyền với hai đặc điểm tư hữu tài sản - ruộng đất của nông dân - và nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập là định hướng ổn định và phát triển bền vững, đúng với mục tiêu đảng đề ra: xã hội dân chủ, công bằng văn minh, phát triển bền vững, giử được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Vì thế, câu hỏi là nên tiếp tục gây sự hay nên dũng cảm hòa giải với dân?

Bài viết thê ̉hiện quan điểm riêng của tác giả, người hiện sống tại TP HCM.

 

Martianmobile - Nước Mỹ: Nhân quyền hay mơ mộng (tiếp theo)
x-cafevn.org - Nhưng nhân quyền đã bị sói mòn, ăn cắp, lợi dụng bởi các chính trị gia của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa chỉ vì mang nợ nhiều quá, họ trở nên lệ thuộc vào kẻ cho vay Trung Quốc và dùng nhân quyền để bao vây Trung Quốc. Họ dùng ông Trần cũng như Ðiếu Cày để trả giá cho những chi tiêu của họ hay những bàn cờ "có qua có lại" (Quid pro quo) trong ván cờ chính trị, quân sự hay ngoại giao. Ngày nào con cờ Trần Quang Thành, Nguyễn Quốc Quân hay Ðiếu Cày còn có giá thì sẽ có những cuộc trả giá về "nhân quyền."

Về việc so sánh cải cách chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc

"Trung Cộng" không còn tin Cộng Sản! Chinese Communists No Longer Put Much Stock in Communism(Reason 24-5-12)

 


 Từ chuyện xây dựng tiêu chí “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” nghĩ về một nền văn hóa bị cưỡng bức (boxitvn). “Rõ ràng, một chủ thuyết phản tiến bộ kèm theo một thể chế chính trị lệch lạc, “bà đỡ” cho một rừng luật lệ tréo ngoe, phi nhân và bất công, cho những “chỉ đạo”, “chỉ thị” ngẫu hứng và duy ý chí, đã góp phần quyết định trong việc phá vỡ những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, đồng thời nhào nặn nên một nền “văn hoá” mới – “nền văn hoá đậm đà bản sắc chính trị” với những dối trá, bịp bợm và suy đồi, …”

Quản báo chí: Không ngại sức ép, không né tránh (VNN 2-6-12) -- Ông Lê Doãn Hợp kể công (1) Quản lý phóng viên, (2) Quản lý nội dung, (3) Quản lý tài chính.
Thời của báo 'lá cải'? (VNN 2-5-12) -- Một xã hội "lá cải", những lãnh đạo "lá cải", thì báo phải "lá cải" là đương nhiên.

'Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm hết trách nhiệm'
 
 - Đặc quyền và trách nhiệm (TN).


- AI ĐƯA ĐƯA DƯƠNG CHÍ DŨNG LÊN? (Huỳnh Ngọc Chênh). Trong vụ này, có một thứ logic đơn giản vô cùng. Đó là Dương Chí Dũng là một “chủ doanh nghiệp” dưới quyền quản lý trực tiếp của ông thủ tướng. Việc có một cơ quan đề nghị “xin” y, thì đương nhiên “ông chủ lớn” của “ông chủ con” này phải được giải trình rất kỹ lưỡng lý do, phải nắm rất rõ năng lực, tư cách đạo đức của hắn, thế rồi “ông chủ lớn” mới quyết chứ. Vậy mà giờ thì “ông chủ lớn” lại ra lệnh “báo cáo” việc thực hiện quy trình bổ nhiệm mà chính ông là mấu chốt quyết định hầu như toàn bộ trong cái quy trình đó, để tìm cho ra kẻ nào phải chịu trách nhiệm vụ này ư?  - Tài gây tai họa  —  (Nguyễn Quang Lập). “Hóa ra việc bổ nhiệm cán bộ chỉ cần đúng qui trình, không cần quan tâm ông cán bộ này làm ăn ra sao, bị thanh tra thế nào. Bỏ qua phẩm chất ông cán bộ được cân nhắc, chỉ cần làm đúng qui trình, làm thật nhanh, nhanh đến nỗi trong vòng một tháng mọi việc đã êm như nhíp. Tài này quả có một không hai.”
-Thành lập Hội doanh nhân Việt Nam trốn truy nã ở nước ngoài (Mạnh Quân). - Chỉ tại cái quy trình! (PLTP).
- Vì sao đại lộ 13.400 tỷ vừa “xài” đã hỏng ? (VNN 24-5-12)

Đề xuất động trời của ông Dương Chí Dũng: Đổ bùn lấp biển Cát Bà (DV 24-5-12)
Lại chuyện: “Dự án nghìn tỷ” “một phút huy hoàng rồi…bỏ hoang” (Tamnhin 24-5-12)

- ‘Nói Bộ Tài chính ở ngoài cuộc sống dân là không thấu đáo’ (VNE).
- HẬU SỰ TỜ BÁO LÁ CẢI SỐ 1 THẾ GIỚI: NOTW đã chết như thế nào?(NLĐ).  - Tờ tạp chí có bốn Tổng biên tập đoạt giải thưởng Nhà nước (TP).
- Làm rõ vụ nhà báo bị tấn công (TN).  - Hai đối tượng hành hung PV là vệ sĩ? (PLTP).
- Công an, bảo vệ dân phố, đánh dân vỡ sọ (NV).


Tại sao không thể thuần hóa mọi động vật? Sau hàng thiên niên kỷ, con người đã thuần hóa được số lượng lớn loài vật, đáng kể nhất là trâu, bò, dê, cừu, gà, ngựa, lợn, chó và mèo. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao các động vật khác như hổ, báo, sư tử hay tê giác không thể trở thành vật nuôi cho con người?

Sau hàng thiên niên kỷ, con người đã thuần hóa được số lượng lớn loài vật, đáng kể nhất là trâu, bò, dê, cừu, gà, ngựa, lợn, chó và mèo. Ảnh: Animal World.

Theo cuốn "Guns, Germs and Steel" được ca ngợi của nhà địa lý kiêm sinh lý học tiến hóa Jared Diamond, động vật cần hội đủ 6 tiêu chuẩn sau đây mới có thể thuần hóa được:

Thứ nhất, chúng phải là những động vật ăn tạp. Điều này giúp chúng có thể kiếm đủ thức ăn ở trong cũng như quanh nơi cư trú của con người để duy trì sự sống. Các động vật ăn cỏ như trâu bò và cừu đáp ứng được tiêu chuẩn này vì chúng có khả năng nhấm nháp cỏ và những ngũ cốc dư thừa của chúng ta. Các động vật ăn thịt như chó và mèo cũng thỏa mãn điều kiện này vì chúng sẵn sàng ngốn sạch cả chất thải, đồ vứt bỏ của con người cũng như sâu bọ đeo bám chúng.

Thứ hai, chỉ những động vật đạt tới mức trưởng thành nhanh chóng, tương xứng với vòng đời của con người mới được xem xét thuần hóa. Con người không thể lãng phí quá nhiều thời gian để chăm sóc và nuôi dưỡng một động vật cho tới khi nó phát triển đủ lớn để cung cấp sức lao động hoặc trở thành thực phẩm cho chúng ta. Vì không thỏa mãn tiêu chuẩn này nên voi đã không trở thành loài được thuần dưỡng rộng rãi. Lí do là, đối với con người, voi có thể dạy bảo được và lao động tốt nhưng phải mất tới 15 năm, chúng mới đạt tới kích cỡ trưởng thành.

Thứ ba, các động vật phải sẵn sàng sinh sản trong trong điều kiện nuôi nhốt. Đây là lí do tại sao trong danh sách “xét duyệt” thuần hóa của con người không có tên những động vật đòi hỏi không gian thoáng rộng, không đóng kín để sinh sản như linh dương. Và mặc dù những người Ai Cập cổ đại từng nuôi nhốt báo cheetah như thú cưng nhưng loài mèo khổng lồ này không thể sinh sản nếu thiếu các nghi thức giao phối cầu kỳ, kể cả việc chạy sóng đôi với nhau một quãng dài. Do đó, con người không có ý định thuần hóa rộng rãi báo cheetah.

 

Do khá hung dữ, không đáp ứng tiêu chuẩn thứ 4, nên sư tử và hổ bị loại khỏi danh sách vật nuôi của con người. Ảnh: Discovery

 

Thứ tư, các động vật phải có bản chất “dễ bảo”. Ví dụ như, trâu bò và cừu nhìn chung khá dễ tính nên trở thành gia súc của con người. Trong khi đó, bò mộng châu Phi và bò rừng châu Mỹ lại hung dữ và vô cùng nguy hiểm đối với con người nên chúng không thuộc nhóm được thuần hóa. Tương tự, ngựa vằn, dù có họ hàng gần gũi với ngựa nhà, nhưng do bản tính hiếu chiến hơn nên hiếm khi trở thành vật nuôi nhốt. Một điều cần lưu ý ở đây là: tiêu chuẩn thứ tư này còn gây tranh cãi vì một số nhà sinh vật học tiến hóa không coi tính dễ sai khiến là một tiêu chuẩn chọn động vật thuần hóa. Họ lý giải rằng, không ít vật nuôi trong nhà từng xuất thân từ các loài hung dữ như chó nhà trước khi bị tách khỏi chó sói.

Thứ năm, các động vật thuần hóa không có xu hướng hoảng hốt và bỏ chạy khi bị giật mình. Tiêu chuẩn này đã loại bỏ hầu hết các loài hươu, nai và linh dương gazen do chúng “yếu bóng vía” và sẵn sàng nhảy qua các tường rào cao để tẩu thoát khi có động. Loài cừu, mặc dù cũng chẳng dũng cảm gì hơn hươu nai, nhưng lại có bản năng bầy đàn, khiến chúng luôn “túm 5, tụm 3” lại với nhau khi hoảng sợ. Đặc điểm này khiến con người dễ dàng chăn giữ cừu theo bầy đàn.

Cuối cùng, ngoại trừ mèo, mọi động vật thuần hóa phải tuân thủ một tôn ti, trật tự xã hội do “kẻ mạnh” làm chủ. Điều này cho phép con người dễ dàng thay đổi các động vật, khiến chúng thừa nhận chúng ta – những người chăm lo cho chúng là thủ lĩnh của cả nhóm.

Tuấn Anh

 

@ vnn: Tại sao không thể thuần hóa mọi động vật?

“Trường nhà giàu” và những suất ăn “siêu bẩn” (PetroTimes 2--5-12) -- Ngày xưa, bên Mỹ, những người da đen nô lệ thường dọn cho chủ da trắng những món ăn ... dở nhất, để lại dưới nhà bếp những món ngon nhất (giò heo, phao câu, cánh gà...) cho họ!  Chủ không bịết gì ráo!
Giật mình về học vấn của người mẫu (VnMedia 2-6-12)
Nhà văn Hải Miên: Sắc đẹp hay trí thông minh đều là tài sản (TTVH 2-6-12)
Phương Trinh:-’Có đại gia sẵn sàng bỏ 20.000USD để được gặp tôi’ (Bee.net 2-6-12) -- Nhiều người khác, khôn hơn, sẳn sàng bỏ ra 5 USD để khỏi gặp cô.


Nhân “Đêm hội chân dài”: Thử luận về… chân dài (CAND 25-5-12) -- Tuy đăng trên báo CAND, nhưng bài này rất khá! (Nhận xét khá tinh tế về sự khác biệt giữa "hot girl" và "chân dài", giữa "ma cô" và "người quản lý") [ mô tả của t/g cho thấy thực tế buôn bán xác thịt / danh hiệu (không thể gọi là buôn người vì có sự thỏa thuận chấp nhận của 2 bên)]

- Bùi Tín: Thủ Tiêu: cuốn sách gây kinh hoàng  (VOA’s blog).   –

Tổng số lượt xem trang