Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Người Việt lên cơn tự sướng, thế giới phục lăn lóc!

Sự lạc quan của người Tràng An.

(Trái hay phải) – Hôm nay, không phụ lòng mong mỏi, tin tưởng tuyệt đối của gần 90 triệu dân Việt Nam, và cũng thật xứng đáng với danh hiệu hạnh phúc nhất nhì thế giới mà chúng ta vừa đạt được, ngành Giáo dục và Đào tạo hồ hởi tuyên bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 97,63%!

Một ngày trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang cho biết, THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) - nơi xảy ra tiêu cực thi cử đình đám - có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT thấp nhất tỉnh (78%). Còn tỷ lệ tốt nghiệp của toàn tỉnh đạt 99%, tương đương năm 2011.

Cánh nhà báo và một số độc giả hoặc do khó tính, hoặc do thiếu tinh thần xây dựng lập tức la ó ầm ỹ, cho rằng những con số này không phản ánh đúng thực tế. Tất nhiên, đó là lối suy nghĩ hết sức cố chấp và đi theo những lối mòn cũ kỹ, hệt như những bài văn mẫu mà chỉ ở Việt Nam mới có vậy. Hãy thử tư duy theo một cách khác hẳn, sẽ thấy con số nói trên đúng là chẳng sát tí tẹo nào với thực tiễn cả, và lòng ta sẽ nhẹ nhõm đi ít nhiều chứ không bí bách mãi thế, khổ kinh lên được!.

Này, bạn thử nghĩ mà xem, làm thế nào mà vẫn có tới hai phẩy ba mươi bảy phần trăm số thí sinh trên khắp cả nước trượt tốt nghiệp nhỉ, nếu bạn nhớ tới những bức ảnh phao thi phủ trắng các trường thi? Sự trái khoáy còn rõ hơn ở Đồi Ngô, khi không có thí sinh nào bị hủy bỏ bài thi, sau khi đã được phép quay cóp tự do như chốn không người và với sự trợ giúp nhiệt tình của giám thị, mà vẫn có tới 22% thí sinh trượt vỏ chuối. Lẽ ra, tỷ lệ đỗ phải đạt trăm phần trăm mới phản ánh đúng thực tế chứ nhỉ?

Liên tưởng xa thêm một chút nữa, người ta sẽ thấy, thật khó mà tưởng tượng nổi đâu mới là giới hạn cuối cùng cho công nghệ quay cop trong thi tốt nghiệp và Đồi Ngô dù sao cũng chỉ là đồi thôi, còn nhiều đỉnh cao chót vót hơn nhiều. Bởi vì, Đồi Ngô cũng chỉ có 78% thí sinh vượt nổi vũ môn, thì ở các nơi khác, thí sinh và các giám thị còn phải có những tuyệt chiêu nào để đẩy tỷ lệ đỗ lên xấp xỉ 100%?

Dĩ nhiên, bạn có nghĩ nát cả óc chắc cũng chưa chắc đã trả lời nổi câu hỏi đơn giản mà hóc búa nói trên đâu. Và sẽ còn khó trả lời hơn nữa nếu như bạn đặt câu hỏi tại sao ta cứ phải băn khoăn làm gì cho mệt về cái tỷ lệ đỗ tốt nghiệp nhỉ?

Nghĩ đi nghĩ lại thì không thấy ai bị thiệt hết cả trong sự vụ này, nói khác đi là ai cũng có lợi cả. Các thầy cô đáng kính, các nhà trường mô phạm, ngành Giáo dục gương mẫu dĩ nhiên là mừng rơn với thành tích này rồi, cứ cho là “bệnh” thành tích đi nữa thì vẫn có thể ăn mừng được. Các em học sinh suốt 12 năm miệt mài mài đũng quần trên ghế nhà trường và các bậc phụ huynh ngày đêm mong ngóng cá chép nhà mình hóa rồng chắc cũng mừng không kém. Còn xã hội thì thở phào, vì nếu chẳng may tỷ lệ đỗ, trượt đảo ngược lại, thì lấy đâu ra trường ra lớp cho gần 1 triệu con em học lại? Ấy là chưa kể, chúng nó trượt rồi sinh ra tiêu cực, chơi bời lêu lổng, quậy phá nghịch ngợm, ai mà chịu trách nhiệm cho được?

Trong cơn cao hứng, rất nhiều độc giả các báo điện tử vì nhiệt tình với nền giáo dục nước nhà, đã hiến một kế tuyệt vời cho ngành giáo dục. Căn cứ vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp mấy năm nay không bao giờ dưới 90%, ta có thể miễn cho 90% số học sinh cấp III không phải thi tốt nghiệp, đồng thời tổ chức một kỳ thi cho 10% học sinh kém nhất, được phép mở mọi loại tài liệu, sử dụng mọi sự trợ giúp. Tức là, thay vì mất công tìm những người xứng đáng đỗ (bố ai mà biết có xứng đáng thật không chứ), ta hãy điểm mặt chỉ tên những học sinh kém cỏi nhất, để đứa nào trượt cũng không ấm ức, so bì gì.

Riêng có một điều duy nhất mà chúng ta phải kém tự tin một tẹo, ấy là nếu đóng cửa bảo nhau thì cả nhà đều vui vẻ với kỳ thi tốt nghiệp, nhưng nếu đem so sánh với xứ người thì hình như ta hơi bị đuối. Khổ nỗi, bằng chứng cho thực trạng này lại hơi bị nhiều và chắc không ai trong chúng ta có thể biện minh nổi cho vị trí của Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới ngày nay, dù rằng cha ông ta cũng đã xưng nền văn hiến đã lâu.

Sự lạc quan của người Tràng An.
Sự lạc quan của người Tràng An.

Tuy thế, xin quý vị đừng vội tuyệt vọng mà buông những lời thiếu trách nhiệm với tương lai, vận mệnh đất nước. Cách đây mấy hôm, báo chí Việt Nam đã hồ hởi – không kém là mấy với ngành Giáo dục khi loan tin kết quả thi tốt nghiệp hôm nay – cho biết Việt Nam được đánh giá là nước xếp thứ hai trên địa cầu, tức là có khả năng xếp thứ hai trong toàn cõi vũ trụ cũng nên, về mức độ hạnh phúc.

Điều thú vị là nếu như tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của ngành giáo dục cũng tăng dần qua từng năm từ 2007 đến nay, thì cái chỉ số hạnh phúc đáng tôn vinh kia của Việt Nam cũng được nâng hạng dần, từ 12 năm 2006 lên thứ 5 năm 2009 và thứ 2 năm 2012.

Trước tiên, cứ phải nói rằng, nếu căn cứ vào tiêu chí hàng đầu để người ta đánh giá hạnh phúc là mức độ hài lòng với cuộc sống, thì bảng xếp hạng nói trên đã hoàn toàn chính xác. Không biết các bác chuyên gia quốc tế lấy số liệu ở đâu, nhưng xin mách nhỏ là từ lần sau, mời các bác cứ tìm đến ngành Giáo dục cho gọn ghẽ. Thiết nghĩ, cứ nhìn vào kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam thì các bác đủ biết chúng tôi đã là những bậc thầy về khả năng tự hài lòng, nói theo ngôn ngữ của các cháu tuổi teen, là “tự sướng” thế nào rồi.

Dĩ nhiên, hạnh phúc vốn là thứ hết sức trừu tượng, chẳng ai biết mặt mũi nó tròn méo ra làm sao và nhân loại không biết đã tốn bao nhiêu nước bọt cũng như giấy mực để tranh luận về nó. Đường tới hạnh phúc thì vô vàn và chẳng ai lựa chọn giống ai, nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng nhân vật AQ nổi danh với phép thắng lợi tinh thần là một trong những người hạnh phúc nhất trên đời không?

Câu trả lời là có thể, nếu ta nghĩ tới một trường hợp khác, cũng xuất xứ Tàu cho nó đồng bộ và dễ so sánh. Nhà thơ Tô Đông Pha từng viết một câu thơ – mà sau này cụ Nguyễn Trãi cũng trích dẫn – rằng “nhân sinh thức tự đa ưu hoạn”, tức là người đời mà biết chữ thì nhiều lo lắng ưu tư với xã hội, với quốc gia. Thử đặt câu thơ này cạnh anh chàng AQ, ta sẽ tức khắc có câu trả lời về một trong những con đường kỳ diệu nhất để đi tới hạnh phúc, tuyệt không phải lăn tăn tí nào cho mệt óc.

Người Việt Nam ta có lẽ đã tiếp thu triệt để phép thắng lợi tinh thần nọ, hoặc giả đây là phẩm chất lạc quan vui tính bẩm sinh của dân ta. Chẳng cần phải nói đến những chuyện kinh tế vĩ mô chẳng mấy ai hiểu rõ, như lạm phát của Việt Nam trong năm 2011 từng cao nhất châu Á, nhì thế giới, chỉ cần nhìn cơn mưa nhẹ nhàng chiều 19/6 biến Hà Nội đài các xinh đẹp thành… Hà Lội chân lấm tay bùn thì đủ biết. Bà con ta, với khiếu hài hước được trui rèn qua bao trận ngập, vừa bơi trong nước vừa khen trận mưa tuyệt vời đã giải cơn nóng ghê người trước đó cho Thủ đô yêu dấu.

Chắc chỉ riêng cụ Nguyễn Trãi là phải thở dài khi nhìn đám con cháu hơn 600 năm sau xứng đáng với câu “hậu sinh khả úy”. Người biết chữ trong thời cụ thì nhiều lo lắng hoạn nạn, nhưng ngày nay, với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lúc nào cũng xấp xỉ 100%, không thấy ai gàn dở đi “ưu hoạn” với đời cả.

Người Việt Nam ta lạc quan và hạnh phúc hàng đầu thế giới mà!

  • Tam Thái

 

@ (Phunutoday) –Người Việt lên cơn tự sướng, thế giới phục lăn lóc!

Vu Hai

Bài viết hay, vậy là từ trước đến giờ, hàng năm chúng ta chi ra rất nhiều tiền tổ chức thi tôt nghiệp chỉ để loại ra 2-3% thí sinh không có khả năng. Lãng phí, lãng phí!

Thanh Hà

" Viễn viễn nhất cái chuông , Cận cận nhất cái chuông ... "
Ôi ! Có ai ngu hơn tôi thì tôi chết . Đã đến lúc mua thêm 1 cỗ quan tài .

 

- Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai thế giới (Tin tức).- Thận trọng với chỉ số hạnh phúc (TT). - Biết đúng về mình có khó? (DT). - Phiếm:  Sướng nhì (SGTT).   -3 lý do Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới 
Việt Nam “hạnh phúc” như thế nào? 
- Năm 2013 lương đáp ứng mức sống tối thiểu (TT).


Người Việt sống lâu nhưng không khỏe 
- Nhìn cô “bán hoa” ra anh “bán tàu” (TVN). 

- Vụ bài toán rợn người: Không thừa nhận (TT).

 - Bình Dương: Họp khẩn về vụ xúc xích có giòi (Bee).  - Cần sớm quản lý thực phẩm từ gốc đến ngọn (PLTP). - Người tiêu dùng Việt phát sợ táo Trung Quốc (DV).
- Hãi hùng cảnh người Việt phanh thây khỉ  (Bee/ĐV) - Tây hãi hùng với cảnh phanh thây khỉ của người VN (Der Spiegel/ ĐV).  - Giết khỉ một cách dã man (Der Spiegel/ Phan Ba)..- Những kỷ lục về môi trường và biển, đảo tại Việt Nam - (RFA).

Tổ chức Sinh nhật ở nước ngoài: Một thú chơi ngông

Kiều nữ chơi ngông và mối tình đồng giới
Đại gia Việt mua liền 10 máy bay: "đọ giàu", chơi ngông hay chiêu PR?
Chợ đồ cũ hút hồn giới trẻ (NĐT 17-6-12) 

 

- @ (GDVN) - -Nhìn lại hành trình gian nan chống tiêu cực của NĐT Đỗ Việt Khoa (GDVN) - Báo Giáo dục Việt Nam điểm lại hành trình chống tiêu cực thi cử của người đương thời Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Thường Tín, Hà Nội.

Năm 1994, người đương thời Đỗ Việt Khoa bắt đầu bước vào nghề giáo. Ông dạy học tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ. Năm1999, thầy giáo Đỗ Việt Khoa chuyển công tác và tham gia giảng dạy tại Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngày 1-1-2011 đến nay, ông chuyển công tác về Trường THPT Thường Tín, Hà Nội. 
Từ sai phạm ở Phú Xuyên A đến phong trào “Hai không” của Bộ Giáo dục

Năm 2005, ông lên tiếng đề nghị xử lý vụ giáo viên thể dục NVT của trường THPT Vân Tảo có hành vi xâm phạm tình dục học sinh rất nghiêm trọng và trù dập học sinh. Kết quả ông Thầm bị xử lý kỷ luật và điều chuyển công tác về trường THPT Thường Tín A.

Người đương thời Đỗ Việt Khoa

Ngày 2-6-2006, Ông Đỗ Việt Khoa đã một mình đứng ra quay video làm bằng chứng tố cáo hiện tượng tiêu cực thi cử tại trường THPT Phú Xuyên A. Trong video là cảnh giáo viên bỏ vị trí coi thi, nhân viên phục vụ thi vào tận phòng thi phân phát bài giải sẵn cho thí sinh.


Ngoài ra, ông còn tố cáo việc mỗi giám thị coi thi đã được lãnh đạo nhà trường đút lót số tiền là 700.000 đồng để đổi lại sự làm ngơ cho tiêu cực thi cử. Sự việc trên được Sở GD & ĐT Hà Tây (cũ) bao che và định cho "chìm xuồng".

Ngày 22-6-2006, trước nguy cơ vụ việc bị "chìm xuồng", thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã công khai danh tính. Báo chí đồng loạt vào cuộc đưa tin về sự việc.

Trước sức ép của dư luận, tháng 7-2006, Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo Nguyễn Minh Hiển xin từ chức. Ông Nguyễn Thiên Nhân lên làm Bộ Trưởng Bộ giáo dục – Đào tạo và thúc đẩy việc xử lý tiêu cực thi cử. Thanh tra liên ngành tỉnh Hà Tây cũ vào cuộc và kết luận tố cáo của thầy giáo Đỗ Việt Khoa hoàn toàn đúng sự thật.

Giữa tháng 7-2006, thầy giáo Đỗ Việt Khoa được mời lên chương trình “Người Đương Thời” của Đài Truyền Hình Việt Nam. Tại đó, ông nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về thành tích dũng cảm chống tiêu cực thi cử.

Từ vụ việc của Người đương thời Đỗ Việt Khoa, ngày 31-7-2006 Bộ GD & ĐT phát động phong trào “Hai không”: Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. 

Bị trù dập, xã hội đen hành hung… và bôi nhọ một cách có hệ thống

Tháng 12-2007, Người đương thời Đỗ Việt Khoa tiếp tục tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo trường THPT Vân Tảo. Sở Giáo dục Hà Tây (cũ) bao che và không xử lý. Ngay sau đó, người đương thời Đỗ Việt Khoa bị hiệu trưởng Trường THPT Vân Tảo, Lê Xuân Trung tổ chức trù dập và bôi nhọ một cách có hệ thống như: bị vu cáo là thần kinh, là phản động, là chống đối... 

22 giờ ngày 14-11-2008, thầy giáo Đỗ Việt Khoa bị 2 xã hội đen là Phạm Văn Tuấn (biệt danh Tuấn Cháo) và Nguyễn Văn Út ở thị trấn Thường Tín cùng với 2 nhân viên bảo vệ của Trường THPT Vân Tảo là Nguyễn Văn Đông và Trần Văn Xường đến tận nhà riêng đánh dằn mặt và cướp tài sản, cảnh cáo ông không được can thiệp vào các sai phạm của nhà trường.

11h30 ngày 20-11-2008, Đài Tiếng nói Việt Nam phát bản tin có lời tường thật của Tuấn Cháo nói rằng đã được Hiệu trưởng Trường THPT Vân Tảo là Lê Xuân Trung thuê tới dằn mặt thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Những người tham gia vụ cướp sau đó đã bị Tòa án kết án tù. Vụ việc này đã gây ra làn sóng giận dữ trong dư luận nhiều ngày liền.

Tháng 5-2010, thầy giáo Đỗ Việt Khoa làm đơn xin thôi việc tại Trường THPT Vân Tảo vì lý do không thể chịu đựng được sự trù dập của lãnh đạo các cấp. 

Ngày 1-1-2011 đến nay, người đương thời Đỗ Việt Khoa chuyển công tác về Trường THPT Thường Tín, Hà Nội. 

Tiếp tục cung cấp hàng loạt clip, hình ảnh gian lận, sai phạm của Trường Đồi Ngô, Bắc Giang

Năm 2012, Người đương thời Đỗ Việt Khoa tiếp tục lên tiếng tố cáo những sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bằng hàng loạt những clip, hình ảnh gian lận tại Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang. 

Cuối tháng 5 – 2012, thầy giáo Đỗ Việt Khoa lên kế hoạch, phối hợp với thầy giáo NDN, nguyên giáo viên thể dục của Trường THPT DL Đồi Ngô quay lại những hình ảnh gian lận, tiêu cực tại hội đồng thi này. 

Sau khi bàn tính kỹ kế hoạch, Người đương thời Đỗ Việt Khoa đã hướng dẫn cách xử dụng và cung cấp cho thầy giáo NDN một chiếc bút camera bí mật. Thầy giáo NDN cũng bỏ tiền mua thêm một chiếc bút camera bí mật. Hai chiếc bút quay được giao cho hai học sinh của Trường THPT Đồi Ngô.

Hai học sinh này đã quay lại toàn bộ những hình ảnh gian lận, sai phạm tại phòng thi số 4 và phòng thi số 8 trong cả 6 môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. 

Hình ảnh gian lận, sai phạm thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 tại trường Đồi Ngô, Bắc Giang Ngày 5/6, Người đương thời Đỗ Việt Khoa bắt đầu cung cấp những clip, hình ảnh gian lận, sai phạm đầu tiên của Đồi Ngô cho báo chí.

Sau khi báo chí vào cuộc đưa tin rầm rộ, tỉnh Bắc Giang đã thừa nhận sai phạm và các cơ quan chức năng có liên quan trực tiếp đã vào cuộc điều tra, xử lí sự việc.

Những hình ảnh gian lận tại Đồi Ngô, Bắc Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 một lần nữa làm rúng động dư luận bởi mức độ sai phạm có hệ thống, móc nối và lên kế hoạch từ trước…

Người đương thời Đỗ việt Khoa từng nhấn mạnh khi trả lời Báo Giáo dục Việt Nam: “Tôi hy vọng, clip môn tiếng Anh sẽ là clip cuối cùng tôi phải cung cấp cho báo chí. Tỉnh Bắc Giang cần xử lí nghiêm khắc những sai phạm ở Đồi Ngô. Chỉ có xử lý nghiêm khắc mới đủ sức răn đe, để không có điều kiện tái phạm ở những năm sau ở các hội đồng khác, và phong trào “Hai không” mới vực lại được.

Nếu Bắc Giang không có động thái nghiêm túc trong việc xử lí những sai phạm có hệ thống và tổ chức nói trên, tôi buộc phải tiếp tục cung cấp những clip gian lận các môn còn lại và tại những hội đồng thi khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang…”.

Người chống gian lận thi cử ở Bắc Giang bị xỉ vả: "Mày ác quá"!

 


--Quay cóp ở Bắc Giang: “Chỉ là động cơ cá nhân”
TT - Dù ít nhất sáu clip hình ảnh tiêu cực ở 6 môn thi nhưng kết luận thanh tra chỉ khẳng định vi phạm quy chế thi trong 2 buổi thi toán và hóa. Cùng với đó, chỉ kỷ luật 2 giáo viên giải bài thi 2 môn này.
--Có dấu hiệu vi phạm có tổ chức tại trường Đồi Ngô?(TNO) Sau khi Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang công bố kết luận thanh tra khẳng định không có sai phạm có tổ chức trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô, nhiều người không khỏi nghi vấn kết luận này.

6 giáo viên trường Đồi Ngô bị sa thải, có đáng không?
(GDVN) - Thế là 6 cuộc đời, vì tình thương dành cho học sinh mà có thể mất tất cả sự nghiệp. Tôi nghĩ rằng lợi lộc có chăng từ sự gian lận này cũng chẳng đến lượt họ.

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: "Bộ Giáo dục còn nợ một lời cảm ơn..."
(GDVN) - “Tôi chỉ đề nghị xử nghiêm khắc, đủ sức răn đe sai phạm, để làm trong sạch ngành giáo dục, giúp cho ngành giáo dục có một kỳ thi nghiêm túc. Còn những cá nhân ở đó, có nên cắt đường sống của họ không thì cũng nên bàn, bởi họ là những con người, họ cần phải sống…”.

- Lãng phí ở hội nghị, hội thảo…(NNVN)

Nền giáo dục đẩy học sinh tới chỗ phải vong thân (VNN 19-6-12) -- Bài Nguyễn Thị Từ Huy
Đại học tự chủ có lộ trình (VNN 18-6-12)

Trai Việt Nam sẵn sàng lấy vợ hư nhưng... xinh?
Phác thảo chân dung người Việt ở Mỹ

- Ký sự sởn da gà của cô giáo mầm non (VNN).

- Gian lận thi cử tại Bắc Giang chỉ là sai phạm cá nhân? (VTC).  – Có dấu hiệu vi phạm có tổ chức tại trường Đồi Ngô? (TN). – Kết luận vụ ném phao thi: Thầy Đỗ Việt Khoa phản pháo (VTC).  – Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: ‘Bắc Giang vẫn còn né tránh’ (Infonet).  – Giáo dục Việt Nam: Từ cánh cổng đổ đến vụ Đồi Ngô (VOV).
- 97,63% học sinh cả nước tốt nghiệp THPT 2012 (VNN).  – Kỳ tích của ngành giáo dục! (TT).  – 9 học sinh đạt điểm 10 môn Văn (TP).
- Thái Nguyên: Hàng loạt giáo viên sắp bị sa thải (ĐV).
- Ngành học chỉ có một sinh viên làm đồ án tốt nghiệp (TN).
- Tuyển sinh vào lớp 10: Nóng các nguyện vọng (ĐĐK). 


-"Tự tin" không đồng nghĩa với "tự tiện" (ND 18-6-12) -- Ý kiến TS Nguyễn Văn Dân về những "thảm hoạ" dịch thuật gần đây ◄
"Dịch loạn" chính là hậu quả của "tinh thần nhân đạo" kiểu Pháp (TV 18-6-12) -- Đọc bài này để biết... hệ thống giáo dục của Pháp! (Về cái "sự cố" dịch thuật gần đây trong nước, báo Tiền Vệ có rất nhiều bài, bạn nào muốn xem có thể qua bên ấy) ◄
Dự án Đại học hiện đại nhất Việt Nam bị “đắp chiếu” (GD 18-6-12)
Công nghệ văn mẫu, căn bệnh kéo dài (TT 18-6-12)
Quản lý chặt chẽ khâu phát hành sách là hợp lý (VnMedia 18-6-12) -- Có một ông ĐBND nói thế
Chưa đến 1% truyện tranh ở VN có xuất xứ Việt (VNN 18-6-12)
Tiếp nhận phân tâm học ở Việt Nam 1975 đến nay nhìn từ lý thuyết và ứng dụng (VHQN 18-6-12)
Ngôn ngữ - sự nở hoa của nhân cách (SH 18-6-12)
Nhà văn Lê Tri Kỷ: Một cuộc đời sôi động và đa sắc văn chương (CAND 18-6-12)
Một góc nghề Tổng biên tập (TP 18-6-12) -- Nhà báo Trần Hồng Cơ
Các kiểu làm khán giả điên của BLV bóng đá (ĐV 18-6-12)
Thu Minh thấy xấu hổ và hứa không mặc phản cảm (VnEx 18-5-12) -- Nghe sao thương lạ! Có lẽ Thu Minh là người duy nhất ở Việt Nam công khai thú nhận là mình "xấu hổ"? Đáng khen thay!
Sinh viên ngoại quốc cảm thấy không có bạn ở Mỹ: Many Foreign Students Are Friendless in the U.S., Study Finds (Chronicle of Higher Education 14-6-12) 
- Thủ tướng Romania bị nghi ngờ đạo văn (GDVN).
- NÓNG NẢY LÀ PHẢN ỨNG CÓ ĐIỀU KIỆN (Tâm sáng).

Tổng số lượt xem trang