- (Quốc phòng)- Trong tình hình hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì và cũng không có hy vọng nào về vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì cũng chỉ hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó. Nhưng có thể Trung Quốc không bao giờ chấp nhận COC bởi họ không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm trọn Biển Đông của mình. Nhưng, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” nguy hiểm mà Trung Quốc chưa thể, chưa muốn vượt qua?
Tại sao Trung Quốc chưa hành động tiếp theo để hợp lý hóa khu tranh chấp đã chiếm được?
Hành động tranh chấp trực tiếp trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc từ lâu. Có thể nói, Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ khi Philippines đã rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực tranh chấp này trong khi 30 tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám, ung dung đánh bắt hải sản dù có lệnh cấm của chính họ ban ra và Philippines chấp nhận.
Với kết quả này, không những giới quân sự “diều hâu” mà các học giả Trung Quốc cũng hiếu chiến, hân hoan chẳng kém. Tất cả, theo họ đại loại là “Trung Quốc cần sớm phái tàu chiến ra bãi cạn Scarborough đồng thời xây dựng công trình quân sự và đóng quân tại khu vực này thì đó mới là “chiếm đóng thực tế”.
Sau đó, giới chức Trung Quốc sẽ ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cái gọi là “khu an toàn” có bán kính 500 đến 600 hải lý lấy tâm từ Scarborough làm “căn cứ” xử phạt tàu thuyền bất cứ nước nào “vi phạm”…
Xét về tình thế cuộc tranh chấp thì Philippines không còn gì để nói, nhưng tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”?
Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.
Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.
Trung Quốc không cần thử cũng quá rõ nội tình đoàn kết của ASEAN ra sao; Trung Quốc đã quá biết giới hạn trong Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippin ở đâu và Mỹ sẽ hành động ở mức độ nào …
Trước hết với ASEAN. Trung Quốc đã thành công khi dùng chính trị và kinh tế để chia rẽ ASEAN. Nguyên tắc “không can thiệp” khiến ASEAN trở nên trung lập, có lợi cho Trung Quốc trong vụ Scarborough. Nhưng nếu Trung Quốc dùng hành động quân sự tấn công Philippines đánh chiếm bãi cạn Scarborough hoặc có hành động xâm lược như phái “diều hâu” chủ trương ở trên thì chính Trung Quốc phá vỡ nguyên tắc “không can thiệp”, lập tức ASEAN là một phía chống lại Trung Quốc.
Việc các nước trong khối ASEAN ngả theo Mỹ, với Trung Quốc không đáng sợ bằng việc họ liên minh kinh tế, quân sự với nhau.
Đây là vạch đỏ nguy hiểm mà Bắc Kinh có đủ khôn ngoan không vượt qua khi chưa cần thiết.
Với Philippines, Trung Quốc thừa biết, hành động đến giới hạn nào thì Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ chỉ can thiệp khi lợi ích cốt lõi của Mỹ bị xâm hại, tức tự do hàng hải bị ngăn chặn. Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác thì đương nhiên Mỹ không dại gì nhúng tay vào.
Dù “kịch bản” Scarborough, Trung Quốc đã thu được những kết quả mong muốn, nhưng hậu quả cũng đem lại cho Trung Quốc ngoài ý muốn không ngờ. Philippines bỗng cứng rắn, mạnh mẽ hẳn lên.
Họ tăng cường sức mạnh quân sự, ngoài Mỹ ra lại được sự giúp đỡ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia khiến Philippines không còn là một mình, họ tự tin “chơi tới cùng” với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế bị động “tiến thoái lưỡng nan”.
Việc Mỹ đang nhăm nhe viện trợ cho Philippines hệ thống radar cảnh giới và máy bay chiến đấu hiện đại không ngoài mục đích là cảnh báo Trung Quốc chớ bước qua vạch đỏ nguy hiểm.
Nếu Trung Quốc dấn thêm bước nữa như chủ trương của thế lực “diều hâu”, lập tức Philippines sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại từ Mỹ, Nhật Bản… và họ sẽ không để yên cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm bãi cạn Scarborough.
Trong bối cảnh khu vực hiện nay, Trung Quốc có đủ khôn ngoan để không “đem xe đổi tốt”, làm khó cho mình khi bước qua vạch đỏ nguy hiểm đó.
Đó là lý do tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn chưa biến vụ Scarborough “thành việc đã rồi” mà luôn tồn tại sự căng thẳng, nếu như không nói là đang leo thang vì Philippines không chịu khuất phục. Họ vừa tìm sự hỗ trợ sức mạnh từ bên ngoài, vừa kiên quyết đưa vụ tranh chấp ra quốc tế phán xét…Đây là điều mà Trung Quốc không muốn và bế tắc trong giải quyết.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ngoài việc phải kiểm soát được tình hình, tránh “lau súng bị cướp cò” hoặc dồn ép Philippines đến đường cùng còn phải bằng mọi cách như đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế…nhằm ngăn chặn, làm tê liệt sự phản kháng của Philippines, ít nhất làm cho Philippines không sử dụng biện pháp quân sự để có lợi thế khi đàm phán.
Đoạn cuối cho “kịch bản” Scarborough
Trên khu vực tranh chấp, hiện nay Philippines chỉ để lại 1 tàu canh chừng Trung Quốc (có thực hiện chủ trương như thế lực hiếu chiến đề xuất không), trong khi Trung Quốc vẫn còn 2 tàu Hải giám canh chừng cho khoảng 30 tàu cá của họ khai thác.
Trung Quốc không bao giờ rút lui bởi bất kỳ lý do nào từ Philippines vì Trung Quốc là nước lớn trong khi Philippines chỉ là “con muỗi”. Trung Quốc chỉ rút hết lực lượng khi mùa bão đến gần vì sợ Trời chứ không phải Philippines.
Đây là vụ tranh chấp song phương và trong thời gian này, bằng con đường ngoại giao Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết bằng hòa bình.
Gác tranh chấp cùng khai thác là chủ trương có thể được cả đôi bên chấp nhận?
Lê Ngọc ThốngĐối với các lực lượng vũ trang Trung Quốc, hiện đang là thời điểm có vấn đề. Ngày 2/6 tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng 60% tàu chiến của Mỹ sẽ được huy động tới châu Á vào năm 2020, tăng gấp đôi hiện nay. Các tướng lĩnh Trung Quốc thấy nước họ đang là mục tiêu và lo ngại rằng các nước châu Á khác sẽ bắt tay với Mỹ. Nhưng tình hình chính trị trong nước dường như đặt ra mối lo ngại còn lớn hơn.
Tuyên bố của Mỹ cuối tháng 11 về sự "tái cân bằng" chính sách ngoại giao hướng tới châu Á khiến các nhân vật diều hâu ở Trung Quốc tức giận. Họ đồn thổi trên báo chí rằng Mỹ đang tìm cách "kiềm chế" Trung Quốc và kìm hãm sức mạnh đang nổi lên của Trung Quốc.
Ông Panetta bác bỏ những cáo buộc này. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, một hội nghị thường niên các Bộ trưởng Quốc phòng và chuyên gia an ninh trong khu vực, ông nói: "Nỗ lực của chúng tôi nhằm làm mới lại và tăng cường sự can dự vào châu Á là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc".
Nhưng nhìn vào các động thái gần đây của Mỹ như việc huy động thủy quân lục chiến tới miền Bắc Australia hồi tháng 4 và một thỏa thuận với Singapore chuyển giao các tàu chiến ven bờ, giới chức Trung Quốc tỏ ra nghi ngại.
Quyết định của ông Panetta bay từ cảng Cam Ranh sang Singapore đã không hề làm giảm bớt những hoài nghi trên. Bộ trưởng Quốc phòng Panetta là quan chức Mỹ cấp cao nhất thăm cảng này từ sau chiến tranh Việt Nam, khi đây còn là một căn cứ không quân lớn của Mỹ. Lầu Năm Góc muốn sử dụng đây như một cảng để các tàu hải quân của họ dừng chân mỗi khi đi qua biển Đông.
Khu vực này đầy những căng thẳng giữa các nước có yêu sách chồng lấn nhau về đáy biển giàu tài nguyên. Trung Quốc là một trong số này, và họ tỏ ra bực tức trước việc mà họ cho là sự can dự của Mỹ. Ngày 4/6, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả các ý định của Mỹ tăng cường đối tác quân sự tại châu Á là "không đúng lúc". Nhưng không hề nao núng, ông Panetta đã bay sang Niu Delhi để đàm phán với một quốc gia châu Á khác cũng đang đề phòng Trung Quốc.
Tuy nhiên, có vẻ kỳ cục khi giới lãnh đạo Trung Quốc bỏ qua một cơ hội để đấu với Mỹ. Khác với năm ngoái, khi Trung Quốc cử Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tới Đối thoại Shangri-La, năm nay cấp cao nhất của Trung Quốc là một viện sĩ quân sự, Trung tướng Ren Haiquan. Việc này cho thấy sự giảm cam kết của Trung Quốc tại diễn đàn này, nơi đã trở thành một sân khấu cho các cuộc tiếp xúc không chính thức giữa các lãnh đạo quân sự châu Á - Thái Bình Dương (cũng như một số nước châu Âu) từ khi được khởi động vào năm 2002.
John Chipman, Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), cơ quan có trụ sở tại London (Anh) và tổ chức sự kiện này, đã nói với những người tham dự rằng giới chức Trung Quốc đã thông báo với ông hồi tháng 3 rằng "các kế hoạch công du và ưu tiên đối nội" khiến Trung Quốc gặp một số khó khăn trong việc cử Bộ trưởng tham dự sự kiện năm nay.
Các nhân tố trong nước là cách giải thích thuyết phục hơn. Vào tháng ngay trước khi diễn ra Đối thoại Shangri-La, Tướng Lương đã thăm Washington, (Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Trung Quốc làm như vậy trong 9 năm qua) và tham dự một cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á tại Phnom Penh (Campuchia). Nhưng các sự kiện này dễ xoay sở hơn diễn đàn Singapore, nơi năm ngoái ông đã hỏi dồn với những câu hỏi về các lực lượng vũ trang Trung Quốc.
Với sự kiện thay đổi lãnh đạo quân sự và dân sự mùa Thu tới ở Trung Quốc, không ngạc nhiên khi Tướng Lương tỏ ra e ngại hơn bình thường (IISS phải mất 10 năm để có được sự hiện diện của một Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, dù quân hàm trong phân cấp thứ bậc của quân đội Trung Quốc còn tương đối thấp so với các nước khác). Sự chuyển giao lãnh đạo đã gặp trục trặc bất ngờ với chuyến thăm của một quan chức cấp tỉnh tới trú ngụ tại Lãnh sự quán Mỹ hồi tháng Hai. Sự kiện này đã dẫn tới việc bắt giữ vợ của một lãnh đạo cấp tỉnh hùng mạnh, Bạc Hy Lai, vì bị tình nghi giết người, và việc ông Bạc bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị.
Ngón tay ai đặt trên cò súng?
Giới lãnh đạo Đảng dường như lo ngại rằng vụ bê bối liên quan đến ông Bạc và sự bất chắc xung quanh cuộc chuyển giao lãnh đạo có thể khiến các lực lượng vũ trang hiểu nhầm về chính trị. Có tin đồn rằng ông Bạc có quan hệ mật thiết với các lãnh đạo quân sự (cha ông từng là một đồng chí của Mao Trạch Đông).
Trong những tuần qua, nhiều bài báo đã được đăng trên các phương tiện truyền thông chính thống trong đó công kích khái niệm đặt các lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát của nhà nước, chứ không phải của Đảng. Một số nhà trí thức tự do cho rằng một sự thay đổi như thế sẽ tránh được việc quân đội bị Đảng sử dụng để phục vụ mục đích của mình. Loạt bài trên báo cho thấy mối lo ngại của các lãnh đạo Đảng rằng truyền thông có thể đã nhận sự ủng hộ của các lực lượng vũ trang.
Tin tức mà các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa về việc phát hiện một điệp viên làm việc cho Mỹ ngay trong lòng Bộ Công an đã càng làm gia tăng lo ngại của giới lãnh đạo Đảng. Người này được cho là đang làm việc cho một Thứ trưởng. Trong một diễn biến liên quan, chính quyền đã siết chặt quy định hạn chế các học giả Học viện Quan hệ Quốc tế Đương thời tiếp xúc với người nước ngoài. Học viện này là một nhóm chuyên gia cố vấn trực thuộc Bộ Công an. Các chuyên gia nghiên cứu của học viện này thường tham gia các hội thảo quốc tế.
Giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc sẽ không quá quan tâm tới việc bỏ lỡ một cuộc họp quốc tế nào một thời điểm nhạy cảm như thế. Theo lời một cựu quan chức cấp cao Lầu Năm Góc: khi Trung Quốc làm việc với thế giới bên ngoài, họ không hiểu làm thế nào để được "an tâm"./.
- Triệu chứng Trung Quốc (Economist/ TVN). – Trung Quốc đã tạo thế mới cho QUAN HỆ VIỆT-MỸ – (Bùi Văn Bồng). Toàn cảnh sân bay Mỹ thuê để bao quát Biển Đông
(Phunutoday)-Sân bay U-Tapao chính là một lựa chọn cực kỳ nhạy cảm của người Mỹ để “nắn gân” cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ trên tuyến hàng hải quan trọng nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, và từ đây Mỹ sẽ dễ bao quát được trọn Biển Đông
Toàn cảnh buổi hội đàm giữa Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey về việc Mỹ muốn thuê lại sân bay U-Tapao của Thái Lan
Sân bay quân sự U-Tapao nằm tại tỉnh Rayong, miền Trung của Thái Lan, cách thủ đô Bangkok gần 200 km.
Vào những năm 1960, đây là địa điểm tập kết chính máy bay ném bom B52 của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam với 27.000 quân và hơn 300 máy bay quân sự, cho đến tận năm 1976, quân đội Mỹ mới rút quân hoàn khỏi khu vực này.
Việc Mỹ lựa chọn U-Tapao theo nhiều chuyên gia quân sự đó chính là cách để nắn gân cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ
U-Tapao nằm chắn ngang tuyến đường thông thương hàng đầu thế giới giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Một đài quan sát dã chiến tại sân bay U-Tapao
Hiện tại, Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ một lời bình luận nào về việc làm trên của Thái Lan, nhưng rõ ràng mối quan hệ được cho là bền chặt giữa Trung Quốc và Thái Lan thời gian qua đang dần bị rạn vỡ...
--Hoa Kỳ, Luật Chơi và Luật Biển
-Biển Đông: Beijing to Withdraw Fishing Boats From Disputed Shoal (WSJ 18-6-12) - Trung Quốc sẽ thiết lập Trạm giám sát biển ở Phú Lâm – Hoàng Sa (GDVN).- Nhiều tranh chấp về biển đã được xử tại Tòa án quốc tế (VNE). - Các cơ chế giải quyết tranh chấp về biển hiện nay (LĐ).
- TQ điều thêm tàu cứu hộ đến đảo tranh chấp (TT). – Hồng Lỗi: Philippines nên cẩn trọng trong phát ngôn, hành động (GDVN). - “Trung Quốc vẫn duy trì tàu ở Hoàng Nham/Scarborough” (VTC).
- Đài Loan gỡ các bãi mìn trên đảo gần Trung Quốc (GDVN).
- Trợ lý quân sự của Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam (DT).
Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
-Ảnh độc chiến hạm Made in Việt Nam trang bị Kh-35 Uran
-China slams Vietnam's island patrols. The China Daily, 20 June 2012
-TQ lên án VN tuần tiễu Trường Sa
Trung Quốc nói Việt Nam 'xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền' khiđưa máy bay chiến đấu ra tuần tiễu tại quần đảo Trường Sa.
-@ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm trả tàu cá Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá VN hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 24-5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua Trung Quốc bắt giữ 2 tàu cá cùng 14 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang hoạt động nghề cá tại vùng biển Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết:
“Ngày 21-5-2012, phía Trung Quốc thông báo ngày 16-5-2012 cơ quan ngư chính nước này đã bắt giữ 2 tàu cá QNg50003TS và QNg55003TS cùng 14 ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Lúc 13g ngày 21-5-2012, phía Trung Quốc đã thả tàu QNg50003TS và 14 ngư dân, tịch thu tàu QNg55003TS, toàn bộ hải sản và ngư cụ của hai tàu trên.
Ngay sau khi nhận được thông báo của phía Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp và trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ:
Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng trả lại tàu cá QNg55003TS và toàn bộ tài sản mà Trung Quốc đã thu giữ ngày 16-5 và chấm dứt các hành động tương tự. Việt Nam cũng đã yêu cầu Trung Quốc trả lại tàu cá QNg66101TS mà Trung Quốc bắt giữ ngày 4-3-2012.
Chúng tôi được biết, sáng ngày 23-5-2012, 14 ngư dân cùng tàu cá QNg50003TS đã về đến đất liền an toàn”.
-@ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm trả tàu cá
(Phunutoday)-Sân bay U-Tapao chính là một lựa chọn cực kỳ nhạy cảm của người Mỹ để “nắn gân” cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ trên tuyến hàng hải quan trọng nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, và từ đây Mỹ sẽ dễ bao quát được trọn Biển Đông
Sân bay quân sự U-Tapao nằm tại tỉnh Rayong, miền Trung của Thái Lan, cách thủ đô Bangkok gần 200 km.
Vào những năm 1960, đây là địa điểm tập kết chính máy bay ném bom B52 của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam với 27.000 quân và hơn 300 máy bay quân sự, cho đến tận năm 1976, quân đội Mỹ mới rút quân hoàn khỏi khu vực này.
Việc Mỹ lựa chọn U-Tapao theo nhiều chuyên gia quân sự đó chính là cách để nắn gân cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ
U-Tapao nằm chắn ngang tuyến đường thông thương hàng đầu thế giới giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Một đài quan sát dã chiến tại sân bay U-Tapao
Hiện tại, Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ một lời bình luận nào về việc làm trên của Thái Lan, nhưng rõ ràng mối quan hệ được cho là bền chặt giữa Trung Quốc và Thái Lan thời gian qua đang dần bị rạn vỡ...
--Hoa Kỳ, Luật Chơi và Luật Biển
-Biển Đông: Beijing to Withdraw Fishing Boats From Disputed Shoal (WSJ 18-6-12) - Trung Quốc sẽ thiết lập Trạm giám sát biển ở Phú Lâm – Hoàng Sa (GDVN).- Nhiều tranh chấp về biển đã được xử tại Tòa án quốc tế (VNE). - Các cơ chế giải quyết tranh chấp về biển hiện nay (LĐ).
- TQ điều thêm tàu cứu hộ đến đảo tranh chấp (TT). – Hồng Lỗi: Philippines nên cẩn trọng trong phát ngôn, hành động (GDVN). - “Trung Quốc vẫn duy trì tàu ở Hoàng Nham/Scarborough” (VTC).
- Đài Loan gỡ các bãi mìn trên đảo gần Trung Quốc (GDVN).
- Trợ lý quân sự của Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam (DT).
Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
-Ảnh độc chiến hạm Made in Việt Nam trang bị Kh-35 Uran
-China slams Vietnam's island patrols. The China Daily, 20 June 2012
Trung Quốc nói Việt Nam 'xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền' khiđưa máy bay chiến đấu ra tuần tiễu tại quần đảo Trường Sa.
-@ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm trả tàu cá Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá VN hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị |
“Ngày 21-5-2012, phía Trung Quốc thông báo ngày 16-5-2012 cơ quan ngư chính nước này đã bắt giữ 2 tàu cá QNg50003TS và QNg55003TS cùng 14 ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Lúc 13g ngày 21-5-2012, phía Trung Quốc đã thả tàu QNg50003TS và 14 ngư dân, tịch thu tàu QNg55003TS, toàn bộ hải sản và ngư cụ của hai tàu trên.
Ngay sau khi nhận được thông báo của phía Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp và trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ:
Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng trả lại tàu cá QNg55003TS và toàn bộ tài sản mà Trung Quốc đã thu giữ ngày 16-5 và chấm dứt các hành động tương tự. Việt Nam cũng đã yêu cầu Trung Quốc trả lại tàu cá QNg66101TS mà Trung Quốc bắt giữ ngày 4-3-2012.
Chúng tôi được biết, sáng ngày 23-5-2012, 14 ngư dân cùng tàu cá QNg50003TS đã về đến đất liền an toàn”.
-@ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm trả tàu cá