-Vụ kiện Berezovsky-Abramovich phơi bày ‘bí mật động trời’
(ĐVO) Vụ kiện tụng giữa hai trùm tài phiệt Boris A. Berezovsky và Roman A. Abramovich đã vén lên những bức màn bí mật về một giai đoạn nhá nhem “tranh tối, tranh sáng” trong lịch sử nước Nga.
“Ông trùm Chelsea” Abramovich đã giành phần thắng trong vụ kiện đòi bồi thường 5,5 tỷ USD và kéo dài 4 năm với người bảo trợ cũ là “Bố già” Berezovsky, một vụ án dân sự lớn nhất trong lịch sử pháp lý Anh.
Vào lúc kết thúc phiên tòa tại London ngày 31/8, nữ thẩm phán Elizabeth Gloster tuyên bố bác bỏ cáo buộc của bên nguyên Berezovsky và coi đó là một phần “chiến dịch bôi nhọ” bên bị Abramovich. Bà Gloster cũng phán rằng ông Abramovich không hề đe dọa hoặc ngụ ý đe dọa ông Berezovsky trong vụ ông này bán cổ phần ở Sibneft.
Vì sao Berezovsky kiện Abramovich?
Berezovsky tuyên bố rằng Abramovich nợ ông khoảng 5,5 tỷ USD (theo thời giá hiện nay). Còn Abramovich thì nói ông chẳng nợ nần gì Berezovsky cả.
“Bố già” Berezovsky đã cáo buộc Abramovich dở thủ đoạn “bắt bí” ông bán cổ phần ở công ty dầu lửa Sibneft và ở tập đoàn sản xuất nhôm RusAl, đòi ông này phải “bồi thường” 5,5 tỷ USD (theo thời giá hiện nay). Về phần mình, “ông trùm” Abramovich lại cáo buộc Berezovsky dùng ảnh hưởng chính trị để “tống tiền” và nói rằng ông đã phải chi 1,3 tỷ USD để mua “tự do” cho “Bố già” khi ông này bị thất sủng và có nguy cơ bị cầm tù.
Theo lời khai trước tòa án, mọi chuyện bắt đầu với cuộc gặp gỡ của hai nhà tài phiệt vào năm 1994 trên một chiếc du thuyền tư nhân đến vùng Caribbe. Khi đó, Berezovsky là bạn thân của Tổng thống Nga lúc đó Boris Yeltsin, còn Abramovich đang bắt đầu mở rộng công việc kinh doanh sang lĩnh vực dầu mỏ. Abramovich đóng góp tiền bạc, đổi lại Berezovsky dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục chính phủ tư nhân hóa hai tập đoàn dầu khí Siberia để rồi sau đó bán cổ phần cho Sibneft - một công ty do Berezovsky, Abramovich và doanh nhân giàu có ở Georgia là Arkady Patarkatsishvili chung vốn làm ăn. Thỏa thuận này giúp Berezovsky nhận được một số tiền lớn từ Abramovich để tái đầu tư vào công ty truyền thông riêng ORT.
Ông Berezovsky nói thỏa thuận này kèm điều kiện ông sở hữu một phần công ty dầu mỏ Sibneft. Nhưng Abramovich sau đó đã đe dọa và ép Berozovsky bán cổ phần cho Abramovich vào năm 2001 với giá chỉ 1,3 tỷ USD, khi ông này bị thất sủng. Sau đó chính Abramovich lại bán số cổ phần đó với giá lên tới 11,9 tỷ USD vào năm 2005.
Phía Abramovich bác bỏ tất cả những cáo buộc trên. Abramovic khẳng định rằng Berezovsky không hề nắm giữ cổ phần trong công ty Sibneft. Vai trò Berezovsky trong các giao dịch đó là cung cấp một “cái ô” (một sự bảo trợ). “Ảnh hưởng chính trị của ông ấy rất cần thiết và tôi đã trả tiền cho ảnh hưởng đó”, Abramovich trình bày với tòa án.
Ấy thế mà hồi những năm 1990, Michael Chernoy, Boris Berezovsky, Romman Abramovich và Oleg Deripaska là “những chiến hữu thân thiết nhất” trong các phi vụ làm ăn ở xứ sở Bạch dương. Nhưng khi thời kỳ nhá nhem “tranh tối, tranh sáng” ở Nga kết thúc bằng sự kiện ông Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga năm 2000, thì bộ tứ kia chia làm hai phe. “Ông trùm” Abramovich và “Vua nhôm” Deripaska tiếp tục thân thiện với Điện Kremlin, còn “Bố già” Berezovsky và nhà tài phiệt Chernoy thì phải chạy sang London và Tel Aviv để tị nạn. Cũng từ đó, các chiến hữu cũ đã biến thành kẻ thù mới.
Berezovsky bắt tay Chernoy, còn Abramovich bắt tay với Deripaska. Bộ đôi này càng trở nên thân thiết sau tháng 10/2003, khi “ông trùm Chelsea” đồng ý bán toàn bộ 25% cổ phần RusAl với giá 2 tỉ USD cho Deripaska. Qua đó, cháu rể của cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin hiện thực hóa tham vọng “nhất thống RusAl” và trở thành “Vua nhôm” khét tiếng.
Theo báo chí Anh, sau “Thỏa thuận Tel Aviv”, Chernoy đã bơm cho “Bố già” 50 triệu USD “tiền vốn”. Lòng hảo tâm của Chernoy không xuất phát từ món lợi 5% từ số tiền thắng kiện (nếu thắng) của Berezovsky, mà chủ yếu do Chernoy cũng có những “ân oán giang hồ” với Abramovich và Deripaska.
Mâu thuẫn giữa “Vua nhôm” Oleg Deripaska và Michael Chernoy cũng tương tự như ân oán giữa “Bố già” Berezovsky và “Ông trùm” Abramovich. Chernoy cho rằng ông ta có 20% cổ phần trong công ty nhôm RusAl và số cổ phần này được ủy quyền cho “chiến hữu” Oleg Deripaska đứng tên. Nhưng đến năm 2001, khi Chernoy gặp nạn như Berezovsky, Deripaska đã cho Chernoy số tiền 250 triệu USD và… chấm hết, trong khi giá trị 20% cổ phần đó lên tới 4 tỷ USD.
Sau vụ Berezovsky-Abramovich, Tòa án London sẽ tiếp tục xử vụ Chernoy khởi kiện “Vua nhôm” Deripaska và chắc chắn sẽ còn nhiều bí mật động trời khác sẽ bị phanh phui qua vụ kiện này.
(ĐVO) Vụ kiện tụng giữa hai trùm tài phiệt Boris A. Berezovsky và Roman A. Abramovich đã vén lên những bức màn bí mật về một giai đoạn nhá nhem “tranh tối, tranh sáng” trong lịch sử nước Nga.
"Ông trùm” Abramovich đã giành phần thắng trong vụ kiện với “Bố già” Berezovsky. Ảnh REUTERS |
“Ông trùm Chelsea” Abramovich đã giành phần thắng trong vụ kiện đòi bồi thường 5,5 tỷ USD và kéo dài 4 năm với người bảo trợ cũ là “Bố già” Berezovsky, một vụ án dân sự lớn nhất trong lịch sử pháp lý Anh.
Vào lúc kết thúc phiên tòa tại London ngày 31/8, nữ thẩm phán Elizabeth Gloster tuyên bố bác bỏ cáo buộc của bên nguyên Berezovsky và coi đó là một phần “chiến dịch bôi nhọ” bên bị Abramovich. Bà Gloster cũng phán rằng ông Abramovich không hề đe dọa hoặc ngụ ý đe dọa ông Berezovsky trong vụ ông này bán cổ phần ở Sibneft.
Vì sao Berezovsky kiện Abramovich?
Berezovsky tuyên bố rằng Abramovich nợ ông khoảng 5,5 tỷ USD (theo thời giá hiện nay). Còn Abramovich thì nói ông chẳng nợ nần gì Berezovsky cả.
"Bố già" Berezovsky. Ảnh telegraph.co.uk |
“Bố già” Berezovsky đã cáo buộc Abramovich dở thủ đoạn “bắt bí” ông bán cổ phần ở công ty dầu lửa Sibneft và ở tập đoàn sản xuất nhôm RusAl, đòi ông này phải “bồi thường” 5,5 tỷ USD (theo thời giá hiện nay). Về phần mình, “ông trùm” Abramovich lại cáo buộc Berezovsky dùng ảnh hưởng chính trị để “tống tiền” và nói rằng ông đã phải chi 1,3 tỷ USD để mua “tự do” cho “Bố già” khi ông này bị thất sủng và có nguy cơ bị cầm tù.
Theo lời khai trước tòa án, mọi chuyện bắt đầu với cuộc gặp gỡ của hai nhà tài phiệt vào năm 1994 trên một chiếc du thuyền tư nhân đến vùng Caribbe. Khi đó, Berezovsky là bạn thân của Tổng thống Nga lúc đó Boris Yeltsin, còn Abramovich đang bắt đầu mở rộng công việc kinh doanh sang lĩnh vực dầu mỏ. Abramovich đóng góp tiền bạc, đổi lại Berezovsky dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục chính phủ tư nhân hóa hai tập đoàn dầu khí Siberia để rồi sau đó bán cổ phần cho Sibneft - một công ty do Berezovsky, Abramovich và doanh nhân giàu có ở Georgia là Arkady Patarkatsishvili chung vốn làm ăn. Thỏa thuận này giúp Berezovsky nhận được một số tiền lớn từ Abramovich để tái đầu tư vào công ty truyền thông riêng ORT.
Ông Berezovsky nói thỏa thuận này kèm điều kiện ông sở hữu một phần công ty dầu mỏ Sibneft. Nhưng Abramovich sau đó đã đe dọa và ép Berozovsky bán cổ phần cho Abramovich vào năm 2001 với giá chỉ 1,3 tỷ USD, khi ông này bị thất sủng. Sau đó chính Abramovich lại bán số cổ phần đó với giá lên tới 11,9 tỷ USD vào năm 2005.
Abramovich đã phải "trả tiền để mua ảnh hưởng". Ảnh metro.co.uk |
Phía Abramovich bác bỏ tất cả những cáo buộc trên. Abramovic khẳng định rằng Berezovsky không hề nắm giữ cổ phần trong công ty Sibneft. Vai trò Berezovsky trong các giao dịch đó là cung cấp một “cái ô” (một sự bảo trợ). “Ảnh hưởng chính trị của ông ấy rất cần thiết và tôi đã trả tiền cho ảnh hưởng đó”, Abramovich trình bày với tòa án.
Ở đời, mấy ai biết được chữ ngờ…
Hồi những năm 1990, Boris Beresovsky là một nhà tài phiệt hùng mạnh và một “Bố già” trên chính trường Nga, một người từng leo lên chức Phó Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin.
Beresovsky sở hữu cổ phần của Đài truyền hình ORT (hiện thời là 1.Kanal) và đã khéo léo sử dụng công cụ truyền thông hữu hiệu này để giúp Tổng thống Nga Boris Jelzin tái đắc cử trong năm 1996. Ông ta có quan hệ rất mật thiết với gia đình Yeltsin và có tin nói, đã góp phần giúp Vladimir Putin lên nắm quyền lực.
Chỉ có điều, Beresovsky đã đánh giá thấp chính khách Putin. Ngay sau khi ông Putin trở thành Tổng thống Liên bang Nga, “Bố già” Beresovsky đã bị thất sủng vì Đài truyền hình ORT đã chỉ trích ông chủ mới của Điện Kremlin là độc đoán và chỉ trích cung cách xử lý của ông liên quan đến vụ đắm tàu ngầm hạt nhân "Kursk" năm 2000.
Đó chính là sự khởi đầu quá trình xuống dốc của Beresovsky. Nhiều đối tác làm ăn của Berezovsky bị bắt giữ, nhiều công ty của ông này bị lục soát và bản thân “Bố già” cũng đứng trước nguy cơ bị cầm tù. Berezovsky đã buộc phải chạy trốn khỏi nước Nga và buộc phải “bán tống, bán tháo” đế chế kinh tế của ông ta ở nước Nga.
Beresovsky cáo buộc rằng Abramovich đã tham gia “tống tiền” ông, khi mua lại cổ phần của “Bố già” tại Đài truyền hình ORT và tập đoàn dầu lửa Sibneft với giá vô cùng rẻ mạt.
Abramovich, người ước tính hiện có khoảng 12,1 tỷ USD tài sản, lại kể ra một câu chuyện khác. Beresowski không bao giờ là bạn của Abramovich mà chính là một “Bố già”, một người bảo trợ chính trị. Theo ông, dưới thời Tổng thống Yeltsin, không một doanh nghiệp lớn nào có thể tồn tại nếu không chịu duy trì “quan hệ tốt” với chính giới đương quyền và… các tổ chức tội phạm. Và bản thân Abramovich cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Beresowski kể lại rằng chính Abramovich đã thỏa thuận miệng chia cho ông ta 25% cổ phần của Sibneft và vào thời điểm đó, Abramovich không bao giờ dám bội ước. Nhưng ông ta không thể nào ngờ rằng mình lại bị “thất sủng” nhanh chóng dưới thời Tổng thống Putin.
Hồi những năm 1990, Boris Beresovsky là một nhà tài phiệt hùng mạnh và một “Bố già” trên chính trường Nga, một người từng leo lên chức Phó Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin.
Beresovsky sở hữu cổ phần của Đài truyền hình ORT (hiện thời là 1.Kanal) và đã khéo léo sử dụng công cụ truyền thông hữu hiệu này để giúp Tổng thống Nga Boris Jelzin tái đắc cử trong năm 1996. Ông ta có quan hệ rất mật thiết với gia đình Yeltsin và có tin nói, đã góp phần giúp Vladimir Putin lên nắm quyền lực.
Chỉ có điều, Beresovsky đã đánh giá thấp chính khách Putin. Ngay sau khi ông Putin trở thành Tổng thống Liên bang Nga, “Bố già” Beresovsky đã bị thất sủng vì Đài truyền hình ORT đã chỉ trích ông chủ mới của Điện Kremlin là độc đoán và chỉ trích cung cách xử lý của ông liên quan đến vụ đắm tàu ngầm hạt nhân "Kursk" năm 2000.
Đó chính là sự khởi đầu quá trình xuống dốc của Beresovsky. Nhiều đối tác làm ăn của Berezovsky bị bắt giữ, nhiều công ty của ông này bị lục soát và bản thân “Bố già” cũng đứng trước nguy cơ bị cầm tù. Berezovsky đã buộc phải chạy trốn khỏi nước Nga và buộc phải “bán tống, bán tháo” đế chế kinh tế của ông ta ở nước Nga.
Beresovsky cáo buộc rằng Abramovich đã tham gia “tống tiền” ông, khi mua lại cổ phần của “Bố già” tại Đài truyền hình ORT và tập đoàn dầu lửa Sibneft với giá vô cùng rẻ mạt.
Abramovich, người ước tính hiện có khoảng 12,1 tỷ USD tài sản, lại kể ra một câu chuyện khác. Beresowski không bao giờ là bạn của Abramovich mà chính là một “Bố già”, một người bảo trợ chính trị. Theo ông, dưới thời Tổng thống Yeltsin, không một doanh nghiệp lớn nào có thể tồn tại nếu không chịu duy trì “quan hệ tốt” với chính giới đương quyền và… các tổ chức tội phạm. Và bản thân Abramovich cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Beresowski kể lại rằng chính Abramovich đã thỏa thuận miệng chia cho ông ta 25% cổ phần của Sibneft và vào thời điểm đó, Abramovich không bao giờ dám bội ước. Nhưng ông ta không thể nào ngờ rằng mình lại bị “thất sủng” nhanh chóng dưới thời Tổng thống Putin.
Bộ mặt thật của quá trình “tư nhân hóa” nước Nga
Những gì mà bên nguyên, bên bị và các nhân chứng trình bày trước Tòa thượng thẩm London trong suốt 4 năm qua đều được công khai hóa. Lần đầu tiên, các nhà tài phiệt Nga nói trên đã trình bày về việc làm thế nào mà họ kiếm được hàng tỷ USD trong những năm 1990, cho thấy rõ bộ mặt thật của quá trình tư nhân hóa ở Nga và hé lộ mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” giữa chính trị và kinh tế.
Trước Tòa án thượng thẩm London, các bên không ngần ngại nói rằng họ đã bỏ hàng triệu USD để có được sự “đỡ đầu chính trị” dưới thời Tổng thống Yeltsin và nói đến những vụ thanh toán lẫn nhau, tống tiền, rửa tiền… trong cái thời buổi nhá nhem “tranh tối, tranh sáng” đó.
Tại tòa án, Abramovich kể lại việc ông ta mua tập đoàn dầu khí Sibneft lớn nhất nước Nga trong năm 1995. Với thế lực của mình, Boris Beresowski đã dàn xếp trước kết quả đấu thầu và Abramovich chỉ cần bỏ thêm 300.000 USD so với giá 100 triệu USD mời thầu… là thắng cuộc. Các cuộc bỏ thầu tư nhân hóa các tập đoàn lớn của nước Nga dưới thời Yeltsin cũng diễn ra một cách tương tự.
Với tội danh móc nối tương tự, cựu tỷ phú Mikhail Chodorkovsky đã bị phạt 13 năm tù giam. Chỉ có điều khác với Chodorkovsky đầy tham vọng chính trị, Abramovich đã nhanh chóng bán cổ phần ở Đài truyền hình ORT cho Yuri Kovalchuk, một đồng minh thân cận của Tổng thống Putin và sau đó lại bán Sibneft cho tập đoàn dầu khí nhà nước khổng lồ Gazprom.
Khác với Chodorkovsky và Berezovsky, Abramovich luôn tỏ ra trung thành với điện Kremlin. Khi còn làm tỉnh trưởng, Abramovich đã đầu tư gần 1 tỉ USD vào Khu tự trị Chukotka để nâng cao đời sống nhân dân.
Những gì mà bên nguyên, bên bị và các nhân chứng trình bày trước Tòa thượng thẩm London trong suốt 4 năm qua đều được công khai hóa. Lần đầu tiên, các nhà tài phiệt Nga nói trên đã trình bày về việc làm thế nào mà họ kiếm được hàng tỷ USD trong những năm 1990, cho thấy rõ bộ mặt thật của quá trình tư nhân hóa ở Nga và hé lộ mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” giữa chính trị và kinh tế.
Trước Tòa án thượng thẩm London, các bên không ngần ngại nói rằng họ đã bỏ hàng triệu USD để có được sự “đỡ đầu chính trị” dưới thời Tổng thống Yeltsin và nói đến những vụ thanh toán lẫn nhau, tống tiền, rửa tiền… trong cái thời buổi nhá nhem “tranh tối, tranh sáng” đó.
Tại tòa án, Abramovich kể lại việc ông ta mua tập đoàn dầu khí Sibneft lớn nhất nước Nga trong năm 1995. Với thế lực của mình, Boris Beresowski đã dàn xếp trước kết quả đấu thầu và Abramovich chỉ cần bỏ thêm 300.000 USD so với giá 100 triệu USD mời thầu… là thắng cuộc. Các cuộc bỏ thầu tư nhân hóa các tập đoàn lớn của nước Nga dưới thời Yeltsin cũng diễn ra một cách tương tự.
Với tội danh móc nối tương tự, cựu tỷ phú Mikhail Chodorkovsky đã bị phạt 13 năm tù giam. Chỉ có điều khác với Chodorkovsky đầy tham vọng chính trị, Abramovich đã nhanh chóng bán cổ phần ở Đài truyền hình ORT cho Yuri Kovalchuk, một đồng minh thân cận của Tổng thống Putin và sau đó lại bán Sibneft cho tập đoàn dầu khí nhà nước khổng lồ Gazprom.
Khác với Chodorkovsky và Berezovsky, Abramovich luôn tỏ ra trung thành với điện Kremlin. Khi còn làm tỉnh trưởng, Abramovich đã đầu tư gần 1 tỉ USD vào Khu tự trị Chukotka để nâng cao đời sống nhân dân.
“Chiến hữu thân thiết ” biến thành “kẻ thù không đội trời chung”
Cuộc chiến pháp lý giữa Berezovsky và Abramovich diễn ra dữ dội. “Phản bội”, “đểu cáng”, “vô nhân tính”, “bịp bợm”, “ăn cướp”, “rửa tiền”, “gangster”… là những từ cửa miệng để hai người chửi bới, buộc tội nhau lẫn nhau.
Cuộc chiến pháp lý giữa Berezovsky và Abramovich diễn ra dữ dội. “Phản bội”, “đểu cáng”, “vô nhân tính”, “bịp bợm”, “ăn cướp”, “rửa tiền”, “gangster”… là những từ cửa miệng để hai người chửi bới, buộc tội nhau lẫn nhau.
Nhà tài phiệt Michael Chernoy. Ảnh ITAR-TASS |
Ấy thế mà hồi những năm 1990, Michael Chernoy, Boris Berezovsky, Romman Abramovich và Oleg Deripaska là “những chiến hữu thân thiết nhất” trong các phi vụ làm ăn ở xứ sở Bạch dương. Nhưng khi thời kỳ nhá nhem “tranh tối, tranh sáng” ở Nga kết thúc bằng sự kiện ông Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga năm 2000, thì bộ tứ kia chia làm hai phe. “Ông trùm” Abramovich và “Vua nhôm” Deripaska tiếp tục thân thiện với Điện Kremlin, còn “Bố già” Berezovsky và nhà tài phiệt Chernoy thì phải chạy sang London và Tel Aviv để tị nạn. Cũng từ đó, các chiến hữu cũ đã biến thành kẻ thù mới.
Berezovsky bắt tay Chernoy, còn Abramovich bắt tay với Deripaska. Bộ đôi này càng trở nên thân thiết sau tháng 10/2003, khi “ông trùm Chelsea” đồng ý bán toàn bộ 25% cổ phần RusAl với giá 2 tỉ USD cho Deripaska. Qua đó, cháu rể của cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin hiện thực hóa tham vọng “nhất thống RusAl” và trở thành “Vua nhôm” khét tiếng.
Theo báo chí Anh, sau “Thỏa thuận Tel Aviv”, Chernoy đã bơm cho “Bố già” 50 triệu USD “tiền vốn”. Lòng hảo tâm của Chernoy không xuất phát từ món lợi 5% từ số tiền thắng kiện (nếu thắng) của Berezovsky, mà chủ yếu do Chernoy cũng có những “ân oán giang hồ” với Abramovich và Deripaska.
“Vua nhôm” Oleg Deripaska, cháu rể cố Tổng thống Yeltsin. Ảnh guardian.co.uk |
Mâu thuẫn giữa “Vua nhôm” Oleg Deripaska và Michael Chernoy cũng tương tự như ân oán giữa “Bố già” Berezovsky và “Ông trùm” Abramovich. Chernoy cho rằng ông ta có 20% cổ phần trong công ty nhôm RusAl và số cổ phần này được ủy quyền cho “chiến hữu” Oleg Deripaska đứng tên. Nhưng đến năm 2001, khi Chernoy gặp nạn như Berezovsky, Deripaska đã cho Chernoy số tiền 250 triệu USD và… chấm hết, trong khi giá trị 20% cổ phần đó lên tới 4 tỷ USD.
Sau vụ Berezovsky-Abramovich, Tòa án London sẽ tiếp tục xử vụ Chernoy khởi kiện “Vua nhôm” Deripaska và chắc chắn sẽ còn nhiều bí mật động trời khác sẽ bị phanh phui qua vụ kiện này.
************
-Chân dung tài phiệt thời loạn ở Nga
Ông ta là một trong những người trở nên cực giàu trong thời gian cực nhanh bằng cách mua rẻ tài sản quốc gia, nhờ vào các mối quan hệ trong chính trường vào thời mà nước Nga bất ổn cả về kinh tế và chính trị. Hai gã khổng lồ Nga trong vụ kiện lớn nhất thế giới
Kết thúc cuộc chiến giữa hai tỷ phú
Tỷ phú Nga Boris Berezovsky vừa bị tòa án Anh tuyên thua trong một vụ kiệnkếch xù đòi 5, 6 tỷ USD chống người đồng hương, tỷ phú Roman Abramovich. Phiên tòa kéo dài nhiều chục tháng kết thúc với tuyên bố của thẩm phán rằng bà không tin những lời của Berezovsky.
Berezovsky cũng như đối thủ Roman Abramovich đều là những nhà tài phiệt rất nổi tiếng, được báo chí phương Tây xếp vào nhóm các oligarch, đầu sỏ chính trị, đầy thế lực cả về kinh tế lẫn chính trị ở Nga. Trong những năm 1990, Berezovsky từ một nhà khoa học đã trở thành trùm tài chính, nghị sĩ, thân thiết với cố tổng thống Yeltsin, ủng hộ rồi quay ra chỉ trích Putin.
Berezovsky từng bị kết án vắng mặt vì các tội phạm kinh tế. Hiện ông này sống lâu dài tại Anh - nơi được cho là có "câu lạc bộ các tỷ phú lưu vong" của Nga. Moscow đã yêu cầu Anh dẫn độ nhưng không thành.
Năm 1997, tạo chí Forbes ước tính tài sản của Berezovsky là 3 tỷ USD. Ông ta đã khởi tạo khối tài sản khổng lồ của mình như thế nào?
Trùm tài phiệt Boris Berezovsky. Ảnh: AFP
Năm 1983, ở tuổi 37, Berezovsky lần lượt có được bằng phó tiến sĩ rồi tiếp đó là tiến sĩ ở một đại học danh giá bậc nhất Liên Xô bấy giờ. Ông ta làm việc 25 năm cho Viện khoa học Liên Xô và trong ngành tự động hóa. Rồi sau đó, Berezovsky quyết định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh bằng một hành trình độc nhất vô nhị.
Theo một nghiên cứu của giáo sư Thayer Watkin, đại học San Jose, Mỹ, trong thời gian còn làm việc tại Viện Khoa học, Berezovsky đã tạo dựng được mối quan hệ khá tốt với Avtovaz, một doanh nghiệp quốc doanh chuyên sản xuất ôtô cho thị trường nội địa Liên Xô. Dưới sự hỗ trợ của chính phủ, công ty này đã liên kết với hãng xe Fiat của Italy để xây dựng một nhà máy sản xuất xe hơi, nằm cách thủ đô Moscow 700 dặm về phía đông.
Để thể hiện tình hữu nghị giữa hai đất nước, thành phố nơi nhà máy được xây dựng sau đó còn được đặt theo tên của Togliatti, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Italy.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng và bóng bẩy, nhà máy này thực chất lại là một sản phẩm thất bại bởi nó chứa đầy những máy móc thiết bị lỗi thời và lạc hậu. Nhà máy có quá nhiều công nhân, năng suất sản xuất tại đây chỉ bằng 1/30 so với những nhà máy chế tạo ôtô cùng thời ở Mỹ và Nhật Bản.
Bằng vốn kiến thức sâu rộng, Berezovsky đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng làm giàu từ Avtovaz. Ông đề xuất với ban lãnh đạo công ty này về chương trình hiện đại hóa nhà máy thông qua hệ thống điều khiển tự động. Ý đồ của Berezovsky là thành lập một công ty có trụ sở ở Thụy Sĩ nhằm liên doanh với Avtovaz.
Bản thân chính phủ Liên bang Xô Viết khi đó cũng đang rất có nhu cầu trong việc thúc đẩy dòng đầu tư từ nước ngoài. Do đó, hành động này của Berezovsky đã đánh trúng tâm lý của lãnh đạo Avtovaz và khiến ông nhận được rất nhiều quyền lợi từ chính phủ Liên Xô. Một trong những điểm đặc biệt của liên doanh là đối tác nước ngoài có thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Khi cơ chế pháp lý cho đối tác nước ngoài Italy là Logovaz đã dựng xong xuôi, Berezovsky tham gia điều hành một đại lý xe hơi, bán các xe Lada do Autovaz sản xuất. Đại lý xe hơi là một nghề kiếm bẫm, và cũng là mục tiêu của các tay xã hội đen muốn nhảy vào kiếm tiền bảo kê. Berezovsky không chi cho bảo kê, mà tự thành lập đội bảo an của riêng mình bằng các tay súng người Chechnya. Một cuộc chiến ngầm nổ ra.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 7/6/1994, Berezovsky đã trở thành mục tiêu cho một âm mưu đánh bom ám sát, khi chiếc Mercedes chở nhà tài phiệt đột ngột phát nổ, khiến viên tài xế mất đầu và tay vệ sĩ bị thương nặng. Bản thân Berezovsky, dù may mắn thoát chết, nhưng đã bị bỏng nghiêm trọng và phải trải qua thời gian điều trị kéo dài. Việc liên kết với những doanh nghiệp nhà nước giúp các đại lý xe hơi Logovaz kiếm được không ít món hời, một phần nhờ vào quá trình mà Berezovsky vẫn gọi là "tư nhân hóa lợi nhuận" của các công ty quốc doanh. Avtovaz sản xuất dòng xe Lada với chi phí trung bình khoảng 4.800 USD một chiếc, nhưng bán chúng cho các đại lý của Berezovsky với giá thực tế chỉ khoảng 3.500 USD. Phần định dưới giá thành đó được cho là chi phí quản lý.
Logovaz sau đó lại bán chúng ra thị trường với giá gấp đôi, 7.000 USD. Như vậy Berezovsky đã chuyển lợi nhuận tiềm năng của công ty quốc doanh ra ngoài và đưa sang túi của doang nghiệp tư nhân - chính là hãng đại lý ôtô.
Khi một công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ và mất giá trên thị trường, điều đó đồng nghĩa với việc nó sẽ nhanh chóng được nhượng quyền sở hữu với mức giá rẻ và rơi vào tay những tài phiệt giàu có như Berezovsky.
Hồi năm 1996, Berezovsky nói với nhà báo Paul Klebnikov, tác giả cuốn sách "Bố già ở Điện Kremlin", rằng "quá trình tư nhân hóa ở Nga sẽ phải đi qua ba giai đoạn". Giai đoạn đầu tiên là tư nhân hóa lợi nhuận. Giai đoạn thứ hai là tư nhân hóa tài sản. Và giai đoạn cuối cùng chính là tư nhân hóa các khoản nợ.
Ông ta bỏ qua giai đoạn số không cực kỳ quan trọng, đó là giành quyền kiểm soát. Có hoành thành giai đoạn này mới thực hiện được phần tiếp theo. Như ở trường hợp Autovaz, việc định giá bán cho đại lý dưới giá thành giúp ông ta chuyển lợi nhuận ra ngoài công ty quốc doanh. Lợi nhuận cũng có thể trôi khỏi tay doanh nghiệp thông qua việc gia tăng giá vật tư đầu vào.
Trong giai đoạn từ năm 1995 tới 1997, thông qua việc bán các khoản cho vay cá nhân gây tranh cãi, Berezovsky cùng với hai đối tác là Patarkatsishvili và Roman Abramovich đã giành được quyền kiểm soát Sibneft, công ty dầu mỏ lớn thứ 6 của Nga.
Mặc dù đã có được quyền sở hữu Avtovaz và Sibneft nhờ những mánh khóe làm ăn khéo léo, Berezovsky vẫn bị hấp dẫn bởi rất nhiều doanh nghiệp khác, trong đó có Aeroflot, hãng hàng không phục vụ cho Liên Xô rộng lớn và từng là công ty hàng không quốc tế lớn nhất thời bấy giờ.
Aeroflot hồi những năm 90 được hoạt động dưới sự điều hành của Vladimir Tikhonov. Tikhonov là một nhà quản lý tài năng, đã góp phần cải thiện Aeroflot thông qua việc nhập mới trang thiết bị từ Mỹ và châu Âu. Từ năm 1994, Aeroflot được đăng ký lại thành công ty cổ phần và chính phủ Nga đã bán 49% cổ phần của họ cho các nhân viên, nhà nước nắm giữ 51%.
Bản thân Berezovsky không quan tâm tới việc thu mua cổ phiếu, thay vào đó, ông ta muốn kiểm soát hoạt động của công ty để tư nhân hóa các khoản lợi nhuận. Bằng sức ảnh hưởng tới giới chính trị, nhà tài phiệt đã buộc Vladimir Tikhonov phải rời khỏi vị trí lãnh đạo và lấp chỗ trống của ông bằng một thống soái Không quân Xô Viết.
Vị Thống soái này, mặc dù từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực không quân, không hề có hiểu biết và kiến thức về việc điều hành một hãng hàng không thương mại. Với những người điều hành Aeroflot, điều này báo trước một tương lai mà toàn bộ lợi nhuận của Aeroflot sẽ rơi vào tay nhà tài phiệt nổi tiếng hung hăng và vẫn được giới mafia ở Nga mệnh danh là "Bố già", .
Berezovsky đưa người của Logovaz vào làm trong ban quản lý Aeroflot. Ông thống soái kia không thể địch lại người của Logovaz. Khi họ nắm quyền quản lý, chẳng bao lâu sau lợi nhuận của Aeroflot lại tìm đường chảy vào túi của Berezovsky.
Trong những năm 1995 đến 1997, thông qua cơ chế cho vay để đổi lấy cổ phần, Berezovsky được cho là đã hỗ trợ Abramovich mua được quyền kiểm soát công ty Sibnef, hãng dầu mỏ lớn thứ sáu của Nga. Thương vụ này giúp làm khối tài sản của ông ta phình ra đáng kể.
Năm 2006, sau nhiều thăng trầm trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, Berezovky bán toàn bộ tài sản ở Nga và cư trú chính trị ở Anh. Tài sản khổng lồ của tài phiệt được cho là bị bốc hơi khá nhiều do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008. Danh sách những người giàu có do Sunday Times công bố năm 2011 cho hay Berezovsky khi đó chỉ còn khoảng 900 triệu USD.
Quỳnh Hoa (tổng hợp)-- TN: “Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga
11/06/2012 1:27
Vladimir Potanin, kiến trúc sư của kế hoạch đột phá tạo ra các oligarch Nga - Ảnh: Forbes
Nước Nga thời tranh tối tranh sáng đầu thập niên 1990 chứng kiến những pha thâu tóm ngoạn mục để tạo ra một thế hệ tỉ phú đầy tranh cãi.
Ngày nay, trên thế giới không ai không biết đến những cái tên như Boris Berezovsky, Mikhail Khodorkovsky, Mikhail Prokhorov hay Roman Abramovic. Có người xem họ là những nhà tiên phong trong nền kinh tế Nga hậu Xô viết, người khác lại cáo buộc họ gây bao hậu quả nặng nề cho đất nước. Đến nay thì số phận những “người giàu đầu tiên” của LB Nga rất khác nhau: người vẫn tiếp tục giàu, kẻ phải lưu vong hoặc ngồi sau song sắt. Dù thế nào thì cách làm giàu của các tỉ phú này khiến họ phù hợp với hỗn danh oligarch - từ gốc Hy Lạp nghĩa là “nhóm thiểu số thao túng”.
>> Bí ẩn gia đình ông Putin
TN: “Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga
“Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120611/nhom-thieu-so-thao-tung-cua-nen-kinh-te-nga.aspx
----------
- Các “bố già” Nga một thời lũng đoạn chính trường (TT).
Ông ta là một trong những người trở nên cực giàu trong thời gian cực nhanh bằng cách mua rẻ tài sản quốc gia, nhờ vào các mối quan hệ trong chính trường vào thời mà nước Nga bất ổn cả về kinh tế và chính trị. Hai gã khổng lồ Nga trong vụ kiện lớn nhất thế giới
Kết thúc cuộc chiến giữa hai tỷ phú
Tỷ phú Nga Boris Berezovsky vừa bị tòa án Anh tuyên thua trong một vụ kiệnkếch xù đòi 5, 6 tỷ USD chống người đồng hương, tỷ phú Roman Abramovich. Phiên tòa kéo dài nhiều chục tháng kết thúc với tuyên bố của thẩm phán rằng bà không tin những lời của Berezovsky.
Berezovsky cũng như đối thủ Roman Abramovich đều là những nhà tài phiệt rất nổi tiếng, được báo chí phương Tây xếp vào nhóm các oligarch, đầu sỏ chính trị, đầy thế lực cả về kinh tế lẫn chính trị ở Nga. Trong những năm 1990, Berezovsky từ một nhà khoa học đã trở thành trùm tài chính, nghị sĩ, thân thiết với cố tổng thống Yeltsin, ủng hộ rồi quay ra chỉ trích Putin.
Berezovsky từng bị kết án vắng mặt vì các tội phạm kinh tế. Hiện ông này sống lâu dài tại Anh - nơi được cho là có "câu lạc bộ các tỷ phú lưu vong" của Nga. Moscow đã yêu cầu Anh dẫn độ nhưng không thành.
Năm 1997, tạo chí Forbes ước tính tài sản của Berezovsky là 3 tỷ USD. Ông ta đã khởi tạo khối tài sản khổng lồ của mình như thế nào?
Trùm tài phiệt Boris Berezovsky. Ảnh: AFP
Năm 1983, ở tuổi 37, Berezovsky lần lượt có được bằng phó tiến sĩ rồi tiếp đó là tiến sĩ ở một đại học danh giá bậc nhất Liên Xô bấy giờ. Ông ta làm việc 25 năm cho Viện khoa học Liên Xô và trong ngành tự động hóa. Rồi sau đó, Berezovsky quyết định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh bằng một hành trình độc nhất vô nhị.
Theo một nghiên cứu của giáo sư Thayer Watkin, đại học San Jose, Mỹ, trong thời gian còn làm việc tại Viện Khoa học, Berezovsky đã tạo dựng được mối quan hệ khá tốt với Avtovaz, một doanh nghiệp quốc doanh chuyên sản xuất ôtô cho thị trường nội địa Liên Xô. Dưới sự hỗ trợ của chính phủ, công ty này đã liên kết với hãng xe Fiat của Italy để xây dựng một nhà máy sản xuất xe hơi, nằm cách thủ đô Moscow 700 dặm về phía đông.
Để thể hiện tình hữu nghị giữa hai đất nước, thành phố nơi nhà máy được xây dựng sau đó còn được đặt theo tên của Togliatti, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Italy.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng và bóng bẩy, nhà máy này thực chất lại là một sản phẩm thất bại bởi nó chứa đầy những máy móc thiết bị lỗi thời và lạc hậu. Nhà máy có quá nhiều công nhân, năng suất sản xuất tại đây chỉ bằng 1/30 so với những nhà máy chế tạo ôtô cùng thời ở Mỹ và Nhật Bản.
Bằng vốn kiến thức sâu rộng, Berezovsky đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng làm giàu từ Avtovaz. Ông đề xuất với ban lãnh đạo công ty này về chương trình hiện đại hóa nhà máy thông qua hệ thống điều khiển tự động. Ý đồ của Berezovsky là thành lập một công ty có trụ sở ở Thụy Sĩ nhằm liên doanh với Avtovaz.
Bản thân chính phủ Liên bang Xô Viết khi đó cũng đang rất có nhu cầu trong việc thúc đẩy dòng đầu tư từ nước ngoài. Do đó, hành động này của Berezovsky đã đánh trúng tâm lý của lãnh đạo Avtovaz và khiến ông nhận được rất nhiều quyền lợi từ chính phủ Liên Xô. Một trong những điểm đặc biệt của liên doanh là đối tác nước ngoài có thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Khi cơ chế pháp lý cho đối tác nước ngoài Italy là Logovaz đã dựng xong xuôi, Berezovsky tham gia điều hành một đại lý xe hơi, bán các xe Lada do Autovaz sản xuất. Đại lý xe hơi là một nghề kiếm bẫm, và cũng là mục tiêu của các tay xã hội đen muốn nhảy vào kiếm tiền bảo kê. Berezovsky không chi cho bảo kê, mà tự thành lập đội bảo an của riêng mình bằng các tay súng người Chechnya. Một cuộc chiến ngầm nổ ra.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 7/6/1994, Berezovsky đã trở thành mục tiêu cho một âm mưu đánh bom ám sát, khi chiếc Mercedes chở nhà tài phiệt đột ngột phát nổ, khiến viên tài xế mất đầu và tay vệ sĩ bị thương nặng. Bản thân Berezovsky, dù may mắn thoát chết, nhưng đã bị bỏng nghiêm trọng và phải trải qua thời gian điều trị kéo dài. Việc liên kết với những doanh nghiệp nhà nước giúp các đại lý xe hơi Logovaz kiếm được không ít món hời, một phần nhờ vào quá trình mà Berezovsky vẫn gọi là "tư nhân hóa lợi nhuận" của các công ty quốc doanh. Avtovaz sản xuất dòng xe Lada với chi phí trung bình khoảng 4.800 USD một chiếc, nhưng bán chúng cho các đại lý của Berezovsky với giá thực tế chỉ khoảng 3.500 USD. Phần định dưới giá thành đó được cho là chi phí quản lý.
Logovaz sau đó lại bán chúng ra thị trường với giá gấp đôi, 7.000 USD. Như vậy Berezovsky đã chuyển lợi nhuận tiềm năng của công ty quốc doanh ra ngoài và đưa sang túi của doang nghiệp tư nhân - chính là hãng đại lý ôtô.
Khi một công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ và mất giá trên thị trường, điều đó đồng nghĩa với việc nó sẽ nhanh chóng được nhượng quyền sở hữu với mức giá rẻ và rơi vào tay những tài phiệt giàu có như Berezovsky.
Hồi năm 1996, Berezovsky nói với nhà báo Paul Klebnikov, tác giả cuốn sách "Bố già ở Điện Kremlin", rằng "quá trình tư nhân hóa ở Nga sẽ phải đi qua ba giai đoạn". Giai đoạn đầu tiên là tư nhân hóa lợi nhuận. Giai đoạn thứ hai là tư nhân hóa tài sản. Và giai đoạn cuối cùng chính là tư nhân hóa các khoản nợ.
Ông ta bỏ qua giai đoạn số không cực kỳ quan trọng, đó là giành quyền kiểm soát. Có hoành thành giai đoạn này mới thực hiện được phần tiếp theo. Như ở trường hợp Autovaz, việc định giá bán cho đại lý dưới giá thành giúp ông ta chuyển lợi nhuận ra ngoài công ty quốc doanh. Lợi nhuận cũng có thể trôi khỏi tay doanh nghiệp thông qua việc gia tăng giá vật tư đầu vào.
Trong giai đoạn từ năm 1995 tới 1997, thông qua việc bán các khoản cho vay cá nhân gây tranh cãi, Berezovsky cùng với hai đối tác là Patarkatsishvili và Roman Abramovich đã giành được quyền kiểm soát Sibneft, công ty dầu mỏ lớn thứ 6 của Nga.
Mặc dù đã có được quyền sở hữu Avtovaz và Sibneft nhờ những mánh khóe làm ăn khéo léo, Berezovsky vẫn bị hấp dẫn bởi rất nhiều doanh nghiệp khác, trong đó có Aeroflot, hãng hàng không phục vụ cho Liên Xô rộng lớn và từng là công ty hàng không quốc tế lớn nhất thời bấy giờ.
Aeroflot hồi những năm 90 được hoạt động dưới sự điều hành của Vladimir Tikhonov. Tikhonov là một nhà quản lý tài năng, đã góp phần cải thiện Aeroflot thông qua việc nhập mới trang thiết bị từ Mỹ và châu Âu. Từ năm 1994, Aeroflot được đăng ký lại thành công ty cổ phần và chính phủ Nga đã bán 49% cổ phần của họ cho các nhân viên, nhà nước nắm giữ 51%.
Bản thân Berezovsky không quan tâm tới việc thu mua cổ phiếu, thay vào đó, ông ta muốn kiểm soát hoạt động của công ty để tư nhân hóa các khoản lợi nhuận. Bằng sức ảnh hưởng tới giới chính trị, nhà tài phiệt đã buộc Vladimir Tikhonov phải rời khỏi vị trí lãnh đạo và lấp chỗ trống của ông bằng một thống soái Không quân Xô Viết.
Vị Thống soái này, mặc dù từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực không quân, không hề có hiểu biết và kiến thức về việc điều hành một hãng hàng không thương mại. Với những người điều hành Aeroflot, điều này báo trước một tương lai mà toàn bộ lợi nhuận của Aeroflot sẽ rơi vào tay nhà tài phiệt nổi tiếng hung hăng và vẫn được giới mafia ở Nga mệnh danh là "Bố già", .
Berezovsky đưa người của Logovaz vào làm trong ban quản lý Aeroflot. Ông thống soái kia không thể địch lại người của Logovaz. Khi họ nắm quyền quản lý, chẳng bao lâu sau lợi nhuận của Aeroflot lại tìm đường chảy vào túi của Berezovsky.
Trong những năm 1995 đến 1997, thông qua cơ chế cho vay để đổi lấy cổ phần, Berezovsky được cho là đã hỗ trợ Abramovich mua được quyền kiểm soát công ty Sibnef, hãng dầu mỏ lớn thứ sáu của Nga. Thương vụ này giúp làm khối tài sản của ông ta phình ra đáng kể.
Năm 2006, sau nhiều thăng trầm trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, Berezovky bán toàn bộ tài sản ở Nga và cư trú chính trị ở Anh. Tài sản khổng lồ của tài phiệt được cho là bị bốc hơi khá nhiều do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008. Danh sách những người giàu có do Sunday Times công bố năm 2011 cho hay Berezovsky khi đó chỉ còn khoảng 900 triệu USD.
Quỳnh Hoa (tổng hợp)-- TN: “Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga
11/06/2012 1:27
Vladimir Potanin, kiến trúc sư của kế hoạch đột phá tạo ra các oligarch Nga - Ảnh: Forbes
Nước Nga thời tranh tối tranh sáng đầu thập niên 1990 chứng kiến những pha thâu tóm ngoạn mục để tạo ra một thế hệ tỉ phú đầy tranh cãi.
Ngày nay, trên thế giới không ai không biết đến những cái tên như Boris Berezovsky, Mikhail Khodorkovsky, Mikhail Prokhorov hay Roman Abramovic. Có người xem họ là những nhà tiên phong trong nền kinh tế Nga hậu Xô viết, người khác lại cáo buộc họ gây bao hậu quả nặng nề cho đất nước. Đến nay thì số phận những “người giàu đầu tiên” của LB Nga rất khác nhau: người vẫn tiếp tục giàu, kẻ phải lưu vong hoặc ngồi sau song sắt. Dù thế nào thì cách làm giàu của các tỉ phú này khiến họ phù hợp với hỗn danh oligarch - từ gốc Hy Lạp nghĩa là “nhóm thiểu số thao túng”.
Từ buôn lậu đến lập ngân hàng
Theo báo cáo Oligarchs: The First Russian Capitalists (tạm dịch: Oligarchs: Những nhà tư bản đầu tiên ở Nga) của Công ty phân tích tài chính Thomas White International, thế hệ người giàu mới có cơ hội manh nha từ cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990. Khi đó, chính quyền Liên Xô dưới sự lãnh đạo của ông Mikhail Gorbachev thực hiện các chính sách cải tổ và mở cửa, bước đầu hình thành nền kinh tế thị trường nhưng lại thiếu các công cụ quản lý hiệu quả. Đặc quyền kinh tế - tài chính vẫn thuộc về những nhân vật cấp cao của đảng Cộng sản, KGB, Đoàn thanh niên và những ai biết bắt tay với họ. Trong khi đó, chợ đen mọc lên như nấm, buôn bán các mặt hàng nhập lậu từ phương Tây như máy tính và quần jeans. Theo trang Leadership Biographies, tỉ phú Abramovic bị cho là từng bán đồ chơi nhập lậu ở Moscow. Berezovsky và một số người khác thì bắt đầu làm giàu bằng cách dùng quan hệ với chính quyền để mua sản phẩm với giá bao cấp cực rẻ để bán lại với giá Thị trường.
Một số người khác còn táo bạo hơn khi thành lập những ngân hàng tư nhân đầu tiên, huy động vốn trong nhân dân để cho các tay buôn lậu, vốn rất cần tiền tươi, vay với lãi suất cao. Khodorkovsky, từng là Phó bí thư Đoàn thanh niên của Viện Khoa học kỹ thuật Mendeleev, cùng đồng sự lập Ngân hàng Menatep năm 1989. Vladimir Potanin rời chức vụ tại Bộ Ngoại thương để cùng Mikhail Prokhorov lập Ngân hàng Uneximbank và Công ty tài chính Interros trong khi Ngân hàng Alfa Bank ra đời năm 1990 dưới tay Mikhail Fridman. Theo một số cáo buộc, các ngân hàng này còn là nơi “rửa tiền” của các quan chức đang ra sức vơ vét tài sản nhà nước trong thời kỳ mà mọi thứ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, bằng tầm nhìn nhạy bén, những nhà tư bản mới này mau chóng tạo lập quan hệ với nhóm của ông Boris Yeltsin trong bối cảnh hỗn loạn của chính trị Nga đầu thập niên 1990. Theo BBC, Khodorkovsky đã xuất hiện hết sức “đúng lúc đúng chỗ” khi có mặt tại tòa nhà quốc hội cùng ông Yeltsin để đương đầu với cuộc đảo chính hụt năm 1991. Vladimir Gusinsky thì xây dựng được tình bạn với Yury Luzhkov, người sau này trở thành Thị trưởng Moscow.
Dùng ngân hàng và lũng đoạn chính sách để “nuốt” các tập đoàn nhà nước
Cơ hội lại tiếp tục đến trong làn sóng tư nhân hóa ồ ạt ngay sau khi ông Yeltsin trở thành Tổng thống Nga, theo bài Lược sử Oligarch Nga của nhà nghiên cứu Xavier Moreau đăng trên trang RealPolitik.tv năm 2010. Tài sản nhà nước lọt vào tay một thiểu số với giá rẻ mạt. Kinh tế kiệt quệ, ngân quỹ cạn kiệt và ông Yeltsin có nguy cơ thất cử trong cuộc bầu tổng thống năm 1996. Khi đó, Vladimir Potanin đề ra một kế hoạch táo bạo, còn gây ý kiến trái chiều đến tận ngày nay.
Dưới đề xuất của Potanin và sự vận động của Berezovsky, chính quyền quyết định cho thuê cổ phần và tài sản của một số tập đoàn nhà nước trong ngành dầu mỏ, khoáng sản và luyện kim để kiếm tiền hoạt động. Hoạt động này được thực hiện trong giai đoạn 1995-1996 bằng hình thức đấu giá thông qua một số ngân hàng được lựa chọn. Dĩ nhiên là các ngân hàng này là những Menatep, Uneximbank hay Alfa Bank... và người tham gia đấu giá không ai khác hơn mà chính là chủ của các ngân hàng trên và đối tác. Họ thành lập nhiều công ty “mặt tiền” để đứng tên đấu giá thay.
Theo thỏa thuận, nếu chính quyền không thể trả lại tiền vào thời điểm 9.1996 thì các tài sản trên coi như thuộc về người đấu giá. Chuyện trả tiền đã không xảy ra và một nhóm nhỏ nhà tư bản nghiễm nhiên thâu tóm cổ phần, tài sản của các tập đoàn chủ chốt với giá “rẻ như cho”. Khodorkovsky “nuốt trọn” Tập đoàn dầu khí Yukos, Abramovic hợp tác với Berezovsky thu mua Công ty dầu Sibneft với giá thấp hơn giá trị thực 25 lần, đồng thời thâu tóm một số nhà máy luyện nhôm. Trong khi đó, liên danh Potanin - Prokhorov lấy được Norilsk Nickel, một trong những tập đoàn luyện kim lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Như vậy là chỉ trong thời gian ngắn ngủi, tài sản của những người này tăng hàng triệu đến chục triệu USD (theo tỷ giá thời đó).
Trong cuộc bầu cử tổng thống 1996, dưới sự dẫn dắt của Berezovsky và Gusinsky, những người đã nắm luôn các kênh truyền thông lớn, nhóm tỉ phú tung mọi nguồn lực để bảo đảm ông Yeltsin tái đắc cử. Một mặt là bảo vệ quan hệ với chính quyền, mặt khác là nếu ứng viên Cộng sản Gennady Zyuganov mà chiến thắng thì thỏa thuận đấu giá nói trên sẽ bị hủy bỏ và mọi đầu tư coi như đổ sông đổ biển, theo BBC. Kết quả là ông Yeltsin làm chủ Điện Kremlin thêm 4 năm và một thế hệ tài phiệt giàu không thể tưởng tượng về cả tiền bạc lẫn ảnh hưởng chính trị chính thức ra đời. Sau đó, vai trò và vị thế của họ bắt đầu suy giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng năm 1998 và sự xuất hiện của ông Vladimir Putin. Đến nay, thì các oligarch thế hệ đầu không còn mấy người trừ những ai “kịp” xây dựng quan hệ với các lãnh đạo mới, mà điển hình nhất là Roman Abramovic hay Vladimir Potanin.
Trọng Kha
TN: “Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga
“Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120611/nhom-thieu-so-thao-tung-cua-nen-kinh-te-nga.aspx
*****************
----------
Con đường đi đến siêu giàu của oligarchs Nga: Những bố già chính trị
Trong những năm đầu thời hậu Liên Xô, các oligarch đình đám tại Nga đều có ảnh hưởng to lớn đến chính phủ nước này.
Không chỉ có mối quan hệ sâu sắc với giới lãnh đạo Nga, các oligarch của nước này còn từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy nhà nước.
Kề vai sát cánh
Theo BBC, tỉ phú Mikhail Khodorkovsky đã xuất hiện tại tòa nhà quốc hội cùng Tổng thống Nga Boris Yeltsin, người đã qua đời vào tháng 4.2007, để đối đầu với cuộc đảo chính hụt hồi năm 1991. Kể từ đây, ông từng bước có được mối quan hệ vô cùng khắng khít với ông Yeltsin. Thời điểm trên, ông Khodorkovsky còn giữ chức cố vấn kinh tế cho chính phủ. Nhờ đó, Ngân hàng Menatep của tỉ phú này luôn dồi dào vốn để cung cấp cho các doanh nghiệp trong khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Tất nhiên, chi phí để được Menatep cấp vốn không hề nhỏ nên tỉ phú Khodorkovsky thu về lợi nhuận khổng lồ.
Tỉ phú Mikhail Khodorkovsky (trái) từng thân cận với ông Boris Yeltsin - Ảnh: Eg.ru |
Năm 1992, oligarch Khodorkovsky trở thành Chủ tịch Quỹ thúc đẩy đầu tư dầu mỏ và năng lượng. Tháng 3.1993, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Chất đốt và dầu mỏ Nga, theo BBC. Một tháng sau đó, Chính phủ Nga quyết định thành lập Công ty dầu khí Yukos bằng cách sáp nhập một số doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chỉ hơn 2 năm sau thì Công ty Yukos đứng trước nguy cơ phá sản khi khoản nợ vượt quá 3,5 tỉ USD. Ngay lập tức, Tập đoàn Menatep của ông Khodorkovsky đứng ra thâu tóm Công ty dầu khí Yukos. Mặc dù công ty dầu khí này đang nợ nần chồng chất nhưng nó lại đang sở hữu quyền khai thác không ít nguồn nhiên liệu khổng lồ nên hứa hẹn tiềm năng vô cùng lớn. Vì thế, sau khi về với Menatep, Yukos liên tục lớn mạnh và ông Khodorkovsky ngày càng giàu có, tài sản tăng lên nhiều tỉ USD.
Thao túng
Chẳng hề thua kém tỉ phú Khodorkovsky, ông Boris Berezovsky trở thành Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga vào năm 1996, theo The New York Times. Cùng khoảng thời gian này, ông Berezovsky sử dụng ảnh hưởng trong chính phủ để chuyển một vị tướng của không quân sang điều hành hãng hàng không Aeroflot. Vì vị tướng trên không hề có kinh nghiệm điều hành nên mọi hoạt động của hãng Aeroflot đều bị kiểm soát bởi các tay chân thân cận với ông Berezovsky. Vì thế, hầu hết những khoản lợi nhuận của Aeroflot đều chạy về Công ty Logovaz do Berezovsky sáng lập.
Ngoài ra, tỉ phú Berezovsky còn bị cáo buộc đã tác động đến chiến tranh giữa Nga với Chechnya để thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Thực tế, sự kiện Nga cùng Chechnya ký hòa ước và việc ông Berezovsky bị cách chức Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga đều diễn ra trong năm 1997. Sau đó, tỉ phú Berezovsky công khai kế hoạch tái thiết nền kinh tế Chechnya, đặc biệt là đầu tư vào hệ thống đường ống dẫn dầu tại đây. Đến nay, nghi án về việc ông kiếm lợi từ xung đột Nga - Chechnya vẫn chưa được làm rõ. Bên cạnh đó, ông Berezovsky còn liên hệ khá mật thiết với nhiều người từng là sĩ quan cấp cao của Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB). Một trong số đó là sĩ quan Andrei Lugovoi, người mà sau này trở thành thân tín của tỉ phú Berezovsky.
Tương tự, ông Vladimir Gusinsky, một trong các trùm truyền thông Nga, cũng từng có mối giao hảo rất tốt với ông Yury Luzhkov, người sau này trở thành Thị trưởng Moscow. Theo một nghiên cứu của TS Thayer Watkins thuộc Khoa Kinh tế ở ĐH San Jose (Mỹ), ông Gusinsky từng thuê nhiều cựu điệp viên của KGB để hình thành lực lượng bảo vệ lên đến 1.000 người nhằm đảm bảo các quyền lợi cho mình.
Lũng đoạn truyền thông
Vào năm 1993, oligarch Vladimir Gusinsky thành lập kênh truyền hình NTV bắt đầu phát sóng trên kênh 5 tại thành phố St.Petersburg và không ngừng lớn mạnh sau đó. Đến năm 1999, kênh truyền hình này có được 102 triệu người xem, phủ sóng trên 70% lãnh thổ Nga và các nước như Belarus, Ukraine, Azerbaijan, Kazakhstan. Trong khi đó, vào đầu thập niên 1990, tỉ phú Boris Berezovsky từng bước thâu tóm kênh truyền hình ORT, còn gọi là kênh 1, vốn là kênh đầu tiên phát sóng dưới thời Xô Viết.
Thời điểm cao trào, ông Berezovsky sở hữu đến 49% cổ phần tại kênh truyền hình này. Trong đợt bầu cử Tổng thống Nga vào năm 1996, 2 kênh truyền hình trên ra sức phát những chương trình ủng hộ chiến dịch tranh cử của Yeltsin. Khi đó, 2 oligarch đều muốn ông Yeltsin tiếp tục tại vị để đảm bảo quyền lợi cho họ. Rõ ràng, việc sử dụng các kênh truyền hình lớn ngày đêm ca ngợi ứng viên Yeltsin góp phần không nhỏ vào việc ông đắc cử năm đó.
|
Ngô Minh Trí
>> >> Chủ tịch Hạ viện Nga thảo luận triển vọng ký hòa ước với Nhật
>> “Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga
>> Thú chơi của người giàu nhất nước Nga
>> Con tỉ phú Nga bớt giàu
>> “Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga
>> Thú chơi của người giàu nhất nước Nga
>> Con tỉ phú Nga bớt giàu
- Các “bố già” Nga một thời lũng đoạn chính trường (TT).