(Dân trí) - Ngoài Công ty mẹ hiện nắm tới hơn 36 triệu cổ phần của Sudico, hàng loạt công ty con của Tập đoàn Sông Đà cũng đua nhau tăng vốn vào công ty này đưa tổng số vốn của tập đoàn vào Sudico lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Các công ty con thuộc Sông Đà cũng lần lượt là các cổ đông lớn tại Sudico. Đơn cử, Công ty Cổ phần Sông Đà 5 có hơn 2,1 triệu cổ phần, Sông Đà 6 có 1,5 triệu cổ phần, Sông Đà 10 có 1,25 triệu cổ phần, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý có 2 triệu cổ phần.
Theo tính toán sơ bộ, tổng số cổ phần của Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên hiện sở hữu tại Sudico đã không ngừng tăng từ 36,3% lên 38,3% (theo danh sách chốt cổ đông trước ĐHĐCĐ bất thường ngày 16/4/2012) và 43% (theo danh sách chốt trước ĐHĐCĐ thường niên dự kiến tổ chức ngày 30/6 tới).
Điều này không khỏi khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi, nhất là trong điều kiện các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đang được tái cấu trúc mạnh mẽ theo chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, cụ thể nhất là việc thoái vốn ngoài ngành để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Thứ nhất, việc làm của Tập đoàn Sông Đà có dấu hiệu làm trái với chỉ đạo của Thủ tướng tại thông báo kết luận của Thủ tướng sau thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại tập đoàn này. Theo văn bản này, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng và Tập đoàn Sông Đà rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành; đánh giá hiệu quả đầu tư và tập trung vào ngành nghề chính; tính toán, xây dựng lộ trình thoái vốn hợp lý, tránh thiệt hại, lãng phí.
Trước đó, theo quyết định của Thủ tướng về việc chuyển đổi Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà thành Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thì ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn này là tổng thầu xây lắp và thi công xây lắp các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng; sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm... Trong danh mục ngành nghề chính này không có việc đầu tư và phát triển kinh doanh khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, kinh doanh bất động sản…
Rõ ràng, trong bối cảnh xu thế tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đang được đặt ra và thực hiện ráo riết như là cơ sở sống còn của nền kinh tế, việc Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên tăng vốn đầu tư vào Sudico và lĩnh vực phát triển khu đô thị, bất động sản... là khá khó hiểu.
Khó hiểu hơn, chưa rõ Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên lấy tiền ở đâu ra, khi mà mới đây, Tập đoàn này đã phải "cầu cứu" các bộ, ngành chức năng về việc xin vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để hỗ trợ trả nợ ngân hàng cho Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long, công ty do Sông Đà nắm 59% cổ phần.
Theo đó, Xi măng Hạ Long đang nợ đầm đìa với lãi suất tăng cao và liên tục lỗ trên dưới 500 tỷ đồng mỗi năm trong năm 2011 và dự kiến năm 2012. Sau khi đã rót hơn 1.200 tỷ đồng hỗ trợ Xi măng Hạ Long trả nợ, Tập đoàn Sông Đà đã phải xin vay vốn với lý do giá trị khối lượng thi công dở dang và công nợ phải thu của Tập đoàn này lên tới hơn 10.000 tỷ đồng. Cũng theo đó, Sông Đà cho biết họ đang phải cân đối để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.
Hồng Kỹ
>> Tập đoàn Sông Đà xin vay tiền nhà nước trả nợ ngân hàng ngoại
@ -Những dấu hỏi phía sau việc Sông Đà "đổ" vốn vào Sudico
Reuters: Vinalines dấy lên hồi chuông cảnh báo tình trạng nợ của Việt Nam (27/06)
Theo Reuters, đây là bài toán kiểm tra liệu Việt Nam có thể lấy lại vị thế ngôi sao trong các thị trường mới nổi hay sẽ chìm sâu vào rắc rối.
@--BIDV sẽ là “lối thoát” của STL?
Vừa qua, thị trường xôn xao thông tin STL đã được một ngân hàng cho vay một lượng tiền lớn để tiếp tục triển khai các dự án.
CTCP Sông Đà Thăng Long (STL) đang lao đao với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới gần 170 lần, trong khi thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài. Tuy nhiên, mới đâySTL đã tìm được tiếng nói hỗ trợ từ phía các ngân hàng, chủ nợ khác.
Rộ thông tin STL được “cứu”
Vừa qua, thị trường xôn xao thông tin STL đã được một ngân hàng cho vay thêm một lượng tiền lớn để tiếp tục triển khai các dự án. Theo các tin đồn khác nhau, số tiền giải ngân dao động từ 100 - 500 tỷ đồng, thậm chí là hàng nghìn tỷ đồng.
Lãnh đạo một DN sở hữu trái phiếu STL cho biết, theo nguồn tin mà ông tìm hiểu được, STL hiện đã tìm được sự đồng thuận của nhiều chủ nợ lớn, cho phép tái, hoãn các khoản vay đến hạn, quá hạn. Trước mắt, một ngân hàng lớn trong nước sẽ đứng ra bảo lãnh một số khoản vay tới hạn và quá hạn để giúp STL cải thiện tình hình tài chính, đồng thời có vốn triển khai tiếp một số dự án có khả năng bán được. Song song với việc này, một công ty kiểm toán thuộc Big 4 sẽ đứng ra làm tư vấn để STL có thể chào bán trái phiếu ra nước ngoài.
“STL nợ trái tức của chúng tôi từ tháng 10/2011. Tình hình thanh khoản rất khó khăn, nhưng nếu đánh giá tài chính của công ty này thì có thể báo cáo tài chính sẽ không thấy hết được bản chất tài sản của STL. Đây là cơ hội để STL thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại”, vị lãnh đạo trên nói.
BIDV có thể là “lối thoát”
Những diễn biến xung quanh STL trong thời gian vừa qua khiến các tin đồn nói trên đang tỏ ra “có lý”.
Thống kê của ĐTCK cho thấy, trong quý I/2012, dù nợ của STL tăng lên 3.103 tỷ đồng ở thời điểm cuối quý, nhưng chi phí lãi vay phát sinh chỉ là 81,153 tỷ đồng, xấp xỉ 1/3 so với chi phí lãi vay quý IV/2011 là 230 tỷ đồng, với dư nợ 3.028 tỷ đồng. Công ty không đưa ra giải thích liên quan đến sự thay đổi lãi vay này, nhưng nó cho thấy, ẩn sau câu chuyện này có thể là một sự thỏa hiệp từ phía các chủ nợ.
Điểm thứ hai đáng chú ý là, đầu năm 2012, thị trường rộ lên thông tin hệ thống đánh giá của Thomson Reuters StarMine định giá cổ phiếu STL có giá trị nội tại hơn 115.000 đồng/CP, giữa lúc nhiều NĐT trong nước e ngại STL có thể rơi vào bước đường phá sản.
Quá lớn để phá sản hoặc STL còn những tài sản có giá trị thu hồi cao nếu được đầu tư tiếp… có thể là những lý do giúp công ty này nhận được sự tiếp tục hỗ trợ tài chính của các chủ nợ, ngân hàng.
Trao đổi với ĐTCK về những tin đồn xuất hiện một ngân hàng lớn hỗ trợ vốn cho Công ty, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch HĐQT STL cho biết, hiện tại, STL đang làm thủ tục với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để tiếp tục huy động vốn. Tuy nhiên, ông Dũng từ chối đưa ra các thông tin chi tiết hơn.
“Cứu” kèm “điều kiện”?
Nếu thực sự BIDV hoặc đối tác ẩn danh nào đó hỗ trợ STL về vấn đề thanh khoản trong lúc này, thì câu chuyện dễ thấy nhất chính là STL sẽ tránh khỏi nguy cơ phá sản trong ngắn hạn. Các dự án sẽ được triển khai, từ đó cải thiện được tình trạng khó khăn thanh khoản, đội chi phí vốn các dự án…
Tuy nhiên, với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới gần 170 lần như hiện tại, việc tiếp tục vay vốn sẽ làm hệ số này của STL tiếp tục tăng cao. Do đó, không ngoại trừ khả năng các dòng tiền giải ngân mới sẽ đi kèm với việc… bao tiêu sản phẩm, một dạng khác của việc bán các dự án mà STL đang triển khai. Khi đó, câu chuyện giải quyết nợ nần của STL nhiều khả năng chỉ là giải quyết bài toán lợi ích của chủ nợ. Kịch bản tốt cho cả chủ nợ và cổ đông STL chính là diễn biến tích cực của thị trường bất động sản.
Bùi Sưởng
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
@--BIDV sẽ là “lối thoát” của STL?
- “Minh bạch nợ xấu là vấn đề rất khó” (VnEco).
- Lãi suất liên ngân hàng lại tăng (TBKTSG). - Lợi nhuận ở đâu? (VEF). - Cần bơm tiền cho quỹ bảo lãnh tín dụng (PLTP). - Lãi suất hạ, tín dụng “đen” ế ẩm (VnMedia).
Sự thật phũ phàng (về kinh tế Việt Nam)ddkt
Economist, Diagnosing depression, 30/12/2008, http://www.economist.com/node/12852043?story_id=12852043
Vef, Hết lạm phát đến giảm phát: DN liên tiếp dính đòn, 26/06/2012, http://www.vef.vn/2012-06-26-het-lam-phat-den-giam-phat-dn-lien-tiep-dinh-don-
- Lại kiến nghị “giải cứu” bất động sản (TN). . - Đại gia thâu tóm đất vàng để …bỏ hoang! (VNMedia). - Đà Nẵng: Xây dựng đô thị vệ tinh hiện đại bậc nhất (TTXVN).
- Vàng phi SJC bị ép giá (NLĐ).
- Để không bị tái diễn điệp khúc “bảo hành… bị “củ hành”” (Nguoiduatin).
- Dịch heo tai xanh: Người chăn nuôi “hấp hối” (TN). - Quyết liệt khống chế dịch bệnh trên tôm và dịch lợn tai xanh (CP). - Dịch lợn tai xanh lây lan trên diện rộng (VOV). - Giá giảm, nhưng nông sản xuất khẩu vẫn đạt 13,6 tỷ USD (SGGP).
- Khẩn cấp cứu người nuôi cá tra (TT). - Nhờ Chính phủ cứu cá tra (PLTP). - Cứu nguy cho cá tra (NLĐ).
- Vẫn chưa thể xuất khẩu 5 loại rau vào EU (TT). - Lộn xộn hoạt động khai thác than ở Vàng Danh (ND). - Lãng phí thương mại (TN).
- Lỗ hổng logistics (TN).
- Dự án cảng Lạch Huyện chưa khả thi (SGGP). - Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xuất 4.300m³ ethanol (SGGP).
- Trần chi phí quảng cáo: Không nên một mình một luật chơi (VnEco).
- Cty Đài Loan New Shopping bị phạt, tịch thu hơn 9 tỉ đồng (TN).
- Vốn ngoại sụt giảm (VNE). “Tổng mức giải ngân FDI 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,4 tỷ USD, so với gần 6,4 tỷ USD mà các doanh nghiệp đăng ký. Tuy vậy, số liệu cũng cho thấy dòng vốn thực đổ vào nền kinh tế đã liên tục giảm trong 4 tháng gần đây”.
- Liên Hiệp Châu Âu khởi động đàm phán Tự do Mậu dịch với Việt Nam — (RFI). - Tiến bộ về đàm phán mậu dịch tự do với EU có thể giúp đầu tư Việt Nam — (VOA). - Việt Nam, EU chính thức khởi động đàm phán FTA (TTXVN).
- Hàn Quốc trồng rau sạch ở VN (TT).
- Bia, rượu, thuốc lá nộp thuế nhiều nhất (PLTP).
- Những “công trình nghìn năm Thăng Long” bây giờ ra sao? (Petrotimes). - Vướng mắc từ đề án bảo tồn khu phố cổ Chợ Lớn (Infonet).- Về thư Kiến nghị ngưng tài trợ dự án xây Nhà máy điện nguyên tử gởi Lưỡng viện Quốc Hội Nhật Bản (boxitvn).
-Theo “đại ca” vùng biên đột nhập “điểm đen" buôn lậu (NĐT 21-6-12)
- Hà Nội: Vỡ ống nước, xuất hiện ‘hố tử thần’ (VNN).
- NHỮNG “CHẢO LỬA” VÙNG BIÊN (NLĐ). – Chống buôn lậu than, khoáng sản: Đấu trí trên vùng biển Đông Bắc (QĐND).
Joe Stiglitz buồn cho nước Mỹ: America is no longer a land of opportunity (FT 25-6-12)