Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Phòng khám Trung Quốc biết trước việc bị thanh tra đột xuất

Sợ thật người TQ sang VN nuôi cá ở Cam Ranh, có chuyện thì mất tăm. Bây giờ thản nhiên giam lỏng người Việt trên đất Việt, hàng hóa TQ thì toàn chất độc ... Sang thu mua xong rồi bỏ trốn, vậy mà vẫn chưa có dấu hiệu phá hoại kinh tế, an ninh. 
- Ai cho phép phòng khám Trung Quốc “lộng ngôn”? (TT). TT - Thật bất ngờ, những kiểu quảng cáo “đao to búa lớn”, “quảng cáo nghe là mê” từ các phòng khám Trung Quốc đều được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cho phép! Bộ Y tế dễ dãi song Sở Y tế còn dễ dãi hơn trong việc này.
>> Chưa rõ người chịu trách nhiệm!
>> Không thể tránh né trách nhiệm


Một phòng khám Trung Quốc trên đường Thành Thái, Q.10, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Theo ghi nhận của PV Tuổi Trẻ, hầu như tất cả phòng khám (PK) Trung Quốc (bao gồm PK đa khoa, PK y học cổ truyền) đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM đều quảng cáo theo kiểu “đao to búa lớn” như “tiên tiến nhất”, “hiện đại nhất”, “hiệu quả nhất” hoặc điều trị cái gì cũng “chỉ một lần duy nhất”, “không tái phát”, “không nằm viện” hoặc “không đau, không sưng, không chảy máu, không phẫu thuật”...

Tất cả PK Trung Quốc này chỉ tập trung quảng cáo thu hút người bệnh bị mắc những bệnh mãn tính, bệnh khó nói, khó chữa như bệnh trĩ, hiếm muộn, bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa... Những bệnh mà ngay cả những giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước còn chưa dám chắc 100% chữa khỏi, không tái phát, không biến chứng cho người bệnh.
Bộ Y tế dễ dãi
Thanh tra giấy phép lao động các bác sĩ Trung Quốc
Ngày 26-6, ông Nguyễn Văn Hiệp, phó chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho biết đang lập kế hoạch thanh tra các phòng khám Trung Quốc sử dụng bác sĩ Trung Quốc có giấy phép lao động hay không. Ông Hiệp cho biết từ trước đến nay chưa thanh tra đối tượng thuộc lĩnh vực này.
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP, từ năm 2004 đến nay đã cấp giấy phép lao động cho 116 bác sĩ Trung Quốc của bảy phòng khám Trung Quốc, hiện chỉ còn 22 người còn thời hạn làm việc. Điều kiện để cấp giấy phép lao động là đối tượng phải có giấy phép hành nghề do cơ quan y tế cấp.
TRUNG CƯỜNG
Theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ, trong công văn ngày 28-7-2011 (do phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền Nguyễn Hoàng Sơn ký), Bộ Y tế đồng ý cho Công ty TNHH y học cổ truyền Huê Hạ (199 Nguyễn Chí Thanh, Q.5) được quảng cáo với nội dung: “PK bệnh y học cổ truyền Huê Hạ có bác sĩ y học cổ truyền có kinh nghiệm kết hợp kỹ thuật hiện đại để xác định nguyên nhân, đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả các bệnh thuộc về trĩ... Không phẫu thuật, chữa trị chuyên nghiệp các bệnh trĩ...”. Trong khi theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế TP.HCM cấp cho người đứng tên phòng khám này thì phạm vi hành nghề chỉ là “bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc thang”.

Trong một văn bản khác ký ngày 13-3-2012, Bộ Y tế cho phép PK Huê Hạ được quảng cáo “đau lưng, đau bả vai, sưng đau các khớp, tê tay chân, các chứng bệnh phong thấp luôn hành hạ bạn... Để sớm giúp bệnh nhân thoát khỏi sự đau khổ này, PK Huê Hạ vận dụng phương pháp điều trị kết hợp, trong thời gian ngắn, nhanh chóng giải quyết các chứng bệnh đau nhức...”.

Đối với PK bệnh y học Trung Quốc (87 Thành Thái, Q.10 và chi nhánh ở 141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận), Bộ Y tế cũng có công văn ngày 7-11-2011 cho phép quảng cáo rất “kêu”: “Khám, điều trị bệnh trĩ hãy đến PK bệnh y học Trung Quốc. Chuyên nghiệp điều trị trĩ, hiệu quả nhanh. Do các bác sĩ Trung Quốc trực tiếp chữa trị bằng phương pháp Trung - Tây y kết hợp, không phải phẫu thuật, không chảy máu, không đau. Điều trị về ngay trong ngày...”. Kèm theo công văn này, Bộ Y tế còn có một tờ giấy khác cho phép quảng cáo với nhiều nội dung trên truyền hình và đài phát thanh nhưng chỉ có chữ ký của vụ phó Vụ Y dược cổ truyền, không có dấu mộc. Nội dung quảng cáo Bộ Y tế cho phép là: “...PK bệnh y học Trung Quốc chuyên khoa trĩ xin đảm bảo với quý bệnh nhân bất kể bệnh tình nặng hay nhẹ - chữa trị với liệu trình một lần. Nếu có tái phát xin hoàn trả toàn bộ chi phí điều trị. Chuyên khoa bệnh trĩ. Chuyên nghiệp chữa trị”!

Cũng Bộ Y tế, trong công văn ngày 23-12-2011 còn cho phép PK bệnh y học Trung Quốc quảng cáo với nội dung: “Phụ nữ như hoa, vẻ đẹp mềm mại nhưng rất dễ chịu sự tổn thương huyết trắng nhiều, có mùi hôi hãy đến PK bệnh y học Trung Quốc... Phòng khám hội tụ các chuyên gia phụ khoa với kinh nghiệm phong phú, sử dụng các thiết bị tân tiến để kiểm tra và chữa trị các chứng bệnh: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vô sinh ở nữ giới, kế hoạch hóa gia đình. Có hiệu quả rõ rệt...”. Bộ Y tế nghĩ sao khi cho PK này quảng cáo làm cả kế hoạch hóa gia đình (tức cho phép cả nạo, phá thai, đặt vòng... - PV) trong khi giấy chứng nhận hành nghề do Sở Y tế cấp chỉ cho phép PK này được “khám chữa bệnh ngoại trú bằng phương pháp y học cổ truyền”?

Ngày 19-9-2011, Bộ Y tế đã duyệt hồ sơ quảng cáo của Công ty TNHH y học cổ truyền Ánh Sáng (928 Lạc Long Quân, Q.Tân Bình) với những nội dung quảng cáo vượt quá chuyên môn hoạt động của PK này chỉ là bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc thang: “PK có các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán như máy siêu âm, xét nghiệm...”.

Sở Y tế TP.HCM còn dễ dãi hơn


Phòng khám bệnh y học Trung Quốc trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM tạm ngưng hoạt động (ảnh chụp ngày 26-6) - Ảnh: T.T.D.

Ngày 26-12-2011, Sở Y tế TP.HCM cho phép PK đông y Tâm Đức (945-947 Trần Hưng Đạo, Q.5) được quảng cáo “bệnh nam khoa” trên truyền hình, báo, tờ rơi với nội dung: “...Bệnh nam khoa, bệnh khó nói? PK đông y Tâm Đức chúng tôi thấu hiểu được điều đó. Bằng tấm lòng nhiệt huyết, đồng cảm với bạn, không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi các phương thuốc trên hàng trăm loại dược thảo quý hiếm, nhằm mang lại hạnh phúc, niềm vui trong cuộc sống cho bạn, cho mọi nhà. Chuyên tâm, chuyên khoa, chuyên trị về nam khoa...”.

Phòng chẩn trị y học cổ truyền Trường An (786 Hồng Bàng, Q.11) có phạm vi chuyên môn hành nghề là “bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc thang, châm cứu”, thế nhưng hồ sơ quảng cáo ngày 3-4-2012 Sở Y tế TP cho phép quảng cáo: “Khắc tinh siêu cường của bệnh trĩ, tin lành của bệnh nhân tại TP.HCM. Chuyên khoa hậu môn đường ruột phòng chẩn trị y học cổ truyền Trường An TP.HCM... Đầu tư lớn để nhập thiết bị kỹ thuật mới điều trị bệnh trĩ không đau tiên tiến nhất trên thế giới...”.

Chi tiền tỉ cho quảng cáo


Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 26-6, chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết sở có hội đồng duyệt nội dung quảng cáo của các PK Trung Quốc, bao gồm cả duyệt kịch bản và spot quảng cáo hoàn chỉnh. Tuy nhiên, theo một đại diện công ty quảng cáo từng môi giới quảng cáo cho PK Trung Quốc M, nội dung quảng cáo đã được duyệt chỉ dùng để phát trong vài ngày đầu vì sợ thanh tra y tế còn “soi”, sau đó PK sẽ cung cấp spot quảng cáo mới có chỉnh sửa từ ngữ, ví dụ như “tuyến cuối điều trị bệnh trĩ”, trong khi thực tế PK chỉ được phép điều trị trĩ độ 1-2, điều trị trĩ độ 3-4 là trái phép. Để làm được việc này, tất nhiên có sự hỗ trợ của đài truyền hình. Thời gian qua, các kênh H2, TV shopping, kênh VOV giao thông... có nhiều quảng cáo cho PK Trung Quốc hơn cả.

Theo đại diện công ty quảng cáo này, Hà Nội đang có ba PK Trung Quốc chi tiền quảng cáo rất mạnh tay. Trung bình một năm, một PK trong số này chi đến 6-7 tỉ đồng quảng cáo riêng trên radio, còn quảng cáo trên truyền hình mức giá trung bình 3-3,5 triệu đồng/spot, mỗi PK phát ít nhất 10 spot ở nhiều khung giờ khác nhau/ngày/kênh, chi phí riêng cho quảng cáo truyền hình ít nhất cũng nhiều chục triệu đồng/ngày, chưa tính các quảng cáo biển bảng, quảng cáo trên báo mạng và báo giấy.
Theo ông Nguyễn Hoàng Sơn, cách đây vài năm Vụ Y dược cổ truyền có tiến hành một điều tra trên diện rộng về trình độ chuyên môn của các thầy thuốc nước ngoài. Kết quả cuộc điều tra cho thấy tỉ lệ thầy thuốc dùng bằng cấp giả đến khám chữa bệnh tại VN rất lớn. Từ kết quả này, Bộ Y tế đã quy định bằng cấp của thầy thuốc nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp cho cơ quan chức năng VN. Trong 10 năm qua, dù chỉ có 50-60 thầy thuốc nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc) hành nghề tại VN, tổng số PK có yếu tố nước ngoài chưa bao giờ vượt con số 40, nhưng sai phạm luôn nối tiếp sai phạm, gây bức xúc rất lớn cho người dân.



- - Việt Nam bị ghi vào sổ đen của tổ chức chống rửa tiền FATF(VOA).
- Chồng của sản phụ Trung Quốc bị buộc phá thai 7 tháng tuổi bỗng dưng mất tích(RFI).
- Nội tạng, chân giò thối Trung Quốc tuồn vào Việt Nam (VNE).
- Ăn chè tự chọn vỉa hè: Thượng đế đang tự đầu độc mình! (VTC).
-Tẩy thực phẩm bằng oxy già: lừa đảo + đầu độc
SGTT.VN - Cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản, kinh doanh thực phẩm dùng oxy già tẩy trắng mực, chân gà, da heo.. Theo quy định của bộ Y tế, oxy già không được phép cho vào thực phẩm.

Quảng cáo “tiếp tay” các phòng khám Trung Quốc: Chưa rõ người chịu trách nhiệm!
Gần như 100% người bệnh tìm đến các phòng khám có “bác sĩ Trung Quốc” khám chữa bệnh là do xem quảng cáo ra rả suốt ngày trên các đài truyền hình. Nhà đài có chịu trách nhiệm về việc “tiếp tay” cho các phòng khám Trung Quốc lừa gạt người bệnh hay không?

-Phòng khám Trung Quốc: mưu mẹo và gian trá
08:06 ngày 22.06.2012
SGTT.VN - Trước những sai phạm kéo dài của các phòng khám y học Trung Quốc trên địa bàn TP.HCM, giới truyền thông đang đặt vấn đề liệu chăng có sự “chống lưng” và “bảo kê” của cơ quan chức năng.

SGTT.VN - Sau những sai phạm trong hoạt động của phòng khám y học Trung Quốc 141 Phan Đăng Lưu được phanh phui trên báo chí vừa qua, chiều ngày 21.6, thanh tra sở Y tế TP.HCM đã bất ngờ kiểm tra phòng khám y học cổ truyền Đông Phương, 762 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình. Tại đây, hàng loạt sai phạm đã được phơi bày.

Thanh tra sở Y tế thu giữ các loại thuốc sai phạm trong đợt kiểm tra đột xuất phòng khám Đông Phương chiều 21.6.2012.Ảnh: Thanh Hảo
Giấu đầu, hở đuôi
Mặc dù chỉ được cấp phép đăng ký trong phạm vi hành nghề là chẩn trị y học cổ truyền với các hoạt động bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc thang nhưng phòng khám Đông Phương vẫn quảng cáo thực hiện được các kỹ thuật nội soi tai mũi họng, nội soi bụng, phẫu thuật trĩ, siêu âm, xét nghiệm.
Tại thời điểm đoàn thanh tra xuất hiện, phòng khám không có bất kỳ bệnh nhân nào, tiếp đoàn là lương y Phan Xưng, tự nhận là người quản lý phòng khám. Ông Xưng cho biết, cơ sở hoạt động từ năm 2010, chỉ chẩn trị y học cổ truyền, và do không có nhiều bệnh nhân nên nơi này có ý định triển khai thêm một số hoạt động tây y. Để chứng minh lý lẽ của mình, ông Xưng chỉ cho đoàn thanh tra thấy toàn bộ phòng trên hai tầng lầu đều khoá cửa và dán nhãn “đang sửa chữa”.
Nhưng trái với điều này, khi vào các phòng để tìm hiểu thực tế, thanh tra viên đã phát hiện các thiết bị phẫu thuật, siêu âm, xét nghiệm và rất nhiều thuốc chích Lidocaine (gây tê), Diazepam (an thần) dùng trong phẫu thuật. Bất ngờ hơn, đoàn còn thu giữ được phiếu xét nghiệm cho hai bệnh nhân khác nhau với chẩn đoán trĩ vào các ngày 18 và 20.6. Một thanh tra viên cho biết: “Với những bằng chứng này, phòng khám khó lòng chối bỏ sai phạm hoạt động quá chức năng cho phép”.
Bên cạnh phát hiện trên, đoàn thanh tra còn thu giữ được rất nhiều loại thuốc tây y và hoá chất xét nghiệm mang nhãn hiệu Trung Quốc còn hạn và hết hạn sử dụng. Trên lầu hai, phòng khám cũng có một số phòng nhỏ dùng để truyền dịch, lưu bệnh, khám nam khoa.
Có được “chống lưng” hay không?
Lương y Phan Xưng cho biết mình chỉ được thuê đứng tên phòng khám, không biết gì về những hoạt động khác. Tuy vậy, trong quá trình làm việc, đoàn thanh tra đã thu giữ được bảng đeo tên của hai bác sĩ Nguỵ Bồi và Trịnh Chí Quyền, chưa kể trên các phiếu xét nghiệm, trong mục bác sĩ điều trị và bác sĩ xét nghiệm đều có tên người Trung Quốc.
Trước những sai phạm kéo dài của các phòng khám y học Trung Quốc trên địa bàn TP.HCM, giới truyền thông đang đặt vấn đề liệu chăng có sự “chống lưng” và “bảo kê” của cơ quan chức năng. Hôm qua (21.6), trả lời báo Sài Gòn Tiếp Thị về dư luận này, một bác sĩ – thanh tra viên sở Y tế thành phố, người đang bị “dị nghị” – nói: “Tôi nghĩ có người đang “tấn công” nhằm làm hạ thấp uy tín của tôi. Trước đây tôi có giúp phòng khám đa khoa Đầm Sen về một số hoạt động pháp lý, ngoài ra không có gì khác”.
Cần nhắc lại, trong cuộc kiểm tra phòng khám đa khoa Đầm Sen, 46 Hoà Bình, phường 5, quận 11, trước đó một ngày, khi đoàn thanh tra có mặt thì cơ sở đã ở trong tình trạng “vườn không nhà trống” và dán giấy… tạm ngưng hoạt động. Hôm qua, song song với việc thanh tra hoạt động phòng khám Đông Phương, một đoàn thanh tra khác cũng đã thanh tra phòng khám y học Trung Quốc 87 Thành Thái, phường 14, quận 10. Tại đây, đoàn này ghi nhận phòng khám đang trong giai đoạn sửa chữa và không phát hiện bất kỳ sai sót nào, ngoại trừ bảng tên của một nhân viên không đúng quy định. Ở phòng khám cũng có một số máy xét nghiệm, nhưng được phủ kín và để trong phòng có dòng chữ phía trước… “chưa hoạt động”!
PHAN SƠN
“Bác sĩ lạ” bỏ trốn về nước
Hôm qua, theo lịch hẹn, đại diện phòng khám 141 Phan Đăng Lưu đã có mặt tại sở Y tế thành phố để làm việc với thanh tra về những sai phạm trong hoạt động bị phát hiện trước đó (đọc thêm: Bị kiểm tra đột xuất, “bác sĩ” Trung Quốc cởi áo blouse và tháo chạy, Sài Gòn Tiếp Thị Online ngày 18.6). Trong buổi làm việc này, người đại diện đã thừa nhận toàn bộ các sai phạm, đặc biệt là các “bác sĩ” ở đây chưa có bằng cấp. Người đại diện này cũng cho biết số “bác sĩ” trên đã bỏ về Trung Quốc ngay ngày hôm sau. Theo một thanh tra viên, căn cứ nghị định 96/2011/NĐ-CP về quy định xử phạt về vi phạm hành chính về khám, chữa bệnh do Chính phủ ban hành trong năm qua, cơ quan chức năng đã đề xuất mức phạt tổng cộng hơn 50 triệu đồng và tước giấy phép hành nghề của phòng khám. Tuy nhiên, đề xuất này còn phải được ban giám đốc sở Y tế thông qua trước khi có hiệu lực chính thức.



- Sai phạm tại phòng khám Trung Quốc: “Bác sĩ chui” vẫn vô tư khám bệnh (LĐ). - Phòng khám Trung Quốc biết trước việc bị thanh tra đột xuất (Infonet). - Xử lý 537 cơ sở vi phạm thực phẩm, dược, khám chữa bệnh không phép. - “Bác sĩ” Trung Quốc hoạt động chui? (NLĐ).
Phòng khám có yếu tố người Trung Quốc: Càng kiểm tra, càng sai phạm
Thanh Niên
(TNO) Hôm nay 21.6, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã có buổi làm việc với đại diện phòng khám (PK) bệnh y học cổ truyền Trung Quốc (số 141 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) - nơi bị thanh tra phát hiện có quá nhiều sai phạm hôm 18.6.
Hàng loạt phòng khám, bác sỹ nước ngoài hành nghề “chui”cand.com
Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: Thêm nhiều sai phạmTuổi Trẻ
Xử phạt các phòng khám Trung Quốc sai phạmĐài Tiếng Nói Việt Nam
Dân Trí -Zing News -VietNamNet
Người Trung Quốc ‘tuyển’ vợ tại khách sạn (VNE). - Tống Văn Công: Con voi thương lái Trung Quốc chui lọt lỗ kim! (Viet-studies).

Thương lái Trung Quốc lùng gỗ quý ở miền Trung (22/06)


- Bị kiểm tra đột xuất, ”bác sĩ” Trung Quốc cởi áo blouse và tháo chạy (SGTT). 
SGTT.VN - Sáng 18.6, đoàn thanh tra sở Y tế TP.HCM đã bất ngờ kiểm tra phòng khám y học Trung Quốc 141 Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận, nơi cuối tuần qua “giam lỏng” một bệnh nhân do người này không đủ tiền thanh toán chi phí điều trị. Sau gần ba giờ thanh tra, đoàn phát hiện rất nhiều sai phạm của cơ sở này.
Thuốc quá đát, bác sĩ không bằng cấp
Tại thời điểm thanh tra, phòng khám vẫn mở cửa hoạt động và có khoảng chục bệnh nhân đang được khám hoặc ngồi chờ khám. Tuy nhiên, ngay sau khi đoàn xuất hiện và đọc quyết định thanh tra, toàn bộ "bác sĩ" người Trung Quốc lần lượt cởi bỏ áo blouse và tháo chạy.

Atropin, loại thuốc quan trọng trong cấp cứu chống sốc, quá "đát" (date) từ tháng 5.2012.


Khi đoàn đề nghị người quản lý cơ sở, ông Li Jian Hua, xuất trình bằng cấp và giấy chứng nhận hành nghề của các bác sĩ, ông không trưng ra được bất kỳ giấy tờ nào.

Không chỉ vậy, ông Li cũng không xuất trình được bất kỳ hợp đồng lao động nào của toàn bộ nhân viên đang hoạt động, từ điều dưỡng, nhân viên xét nghiệm, người bán thuốc cho đến người phiên dịch.

Tại cơ sở có hai phòng cấp phát thuốc và dịch truyền, nhưng đoàn ghi nhận gần như toàn bộ số thuốc và dịch truyền này đều có xuất xứ nước ngoài, trên nhãn ghi tiếng Trung Quốc, nhưng lại không có giấy phép lưu hành.

Đáng nói hơn là có đến ba loại thuốc hết hạn sử dụng, hai loại xuất xứ từ Trung Quốc và một loại là Atropin, thuốc rất cần thiết trong cấp cứu chống sốc! Bên cạnh đó, còn có nhiều loại thuốc viên nang, hoàn không có nhãn mác và không rõ nguồn gốc. Đoàn đã thu giữ ba bao thuốc để kiểm tra.
Quá nhiều tai tiếng
Cuối tuần qua, theo phản ánh của người nhà bệnh nhân N.T.M.H, ngụ tại Thủ Đức, một số tờ báo ở TP.HCM đã vào cuộc và nhờ công an địa phương “giải cứu” chị H. khi chị bị “giam lỏng” ở một khách sạn gần phòng khám vì không đủ tiền trả chi phí khám chữa bệnh.
Hầu như các loại thuốc ở phòng khám đều xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại không có giấy phép lưu hành.


Tiếp xúc với anh B., chồng chị H., chúng tôi được biết vợ chồng anh phòng khám đến chữa vô sinh, và mặc dù chọn mức giá 17 triệu đồng/lần chữa, nhưng sau đó phòng khám tính chi phí lên đến… 39 triệu đồng. Do không đủ tiền trả, phòng khám giữ chị H. ở lại và buộc người nhà phải đến thanh toán tiền sòng phẳng mới cho về.

Đây không phải lần đầu tiên phòng khám Trung Quốc 141 Phan Đăng Lưu áp dụng “chiêu trò” này. Cách đây ba tháng, báo Sài Gòn Tiếp Thị từng phản ánh vụ việc tương tự. Chỉ sau khi phóng viên báo có mặt tại chỗ để làm việc, phòng khám mới chịu cho bệnh nhân ra về (đọc “Phòng khám bệnh y học Trung Quốc: “chặt chém” và bất minh, 27.3.2012).

Chiêu trò thường dùng của cơ sở này là không công khai rõ ràng mọi chi phí khám chữa bệnh, khi bệnh nhân vào tròng, nhân viên mới hét giá trên trời và lúc đó bệnh nhân chỉ còn bấm bụng trả tiền.
Ông Li Jian Hu (giữa), đại diện phòng khám, giải trình sự việc với cơ quan chức năng.


Sáng ngày 18.6, ghi nhận của đoàn thanh tra cho thấy phòng khám có niêm yết giá 20.000 đồng/lượt khám và 100.000 – 200.000 đồng/thang thuốc, nhưng các dịch vụ khác lại không có giá.

Tại thời điểm đó, đoàn cũng gặp một số người dân chờ khám hoặc tái khám. Chẳng hạn, anh V.V.T, 28 tuổi, ngụ tại TP.HCM, vừa được mổ cắt trĩ vào ngày 17.6 với giá 12.300.000 đồng. Sau khi mổ xong, bệnh nhân cũng được lưu lại ở khách sạn kế cận.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là mặc dù phòng khám này chỉ được cấp giấy chứng nhận hành nghề với loại hình hành nghề là “phòng chẩn trị y học cổ truyền”, nhưng phòng khám đã tự tiện mở rộng sang lĩnh vực tây y như truyền dịch, phẫu thuật trĩ, siêu âm, xét nghiệm.

Năm qua, báo Sài Gòn Tiếp Thị từng phản ánh các hoạt động chữa bệnh ở đây ngoài y học cổ truyền. Ngoài ra nơi đây cũng từng bị giới truyền thông phản ánh chuyện hù dọa bệnh nhân như bệnh nhân được “bác sĩ Trung Quốc” chẩn đoán là tử cung bị loét, ung thư, nhưng khi đến bệnh viện Việt Nam chữa thì bác sĩ lại không phát hiện gì bất thường.

Vì sao một phòng khám Trung Quốc có quá nhiều tai tiếng trong những năm qua vẫn tồn tại và ngang nhiên móc túi người dân Việt Nam? Câu trả lời hoàn toàn nằm ở cơ quan chức năng!
BÀI VÀ ẢNH: PHAN SƠN
Ngưng ngay các hoạt động không phép
Sau khi ghi nhận toàn bộ hoạt động của phòng khám Trung Quốc 141 Phan Đăng Lưu và thu giữ các mẫu thuốc, dịch truyền có sai phạm, đại diện sở Y tế buộc phòng khám phải ngưng ngay các hoạt động khám chữa bệnh không được cấp phép (như truyền dịch, siêu âm, phẫu thuật, xét nghiệm), ngưng các hoạt động quảng cáo không đúng nội dung cấp phép và có mặt tại cơ quan chức năng vào ngày 21.6 để cung cấp mọi giấy tờ liên quan.
 – Bác sĩ Trung Quốc cắt trĩ ‘chui’ cho người Việt (VNE).
Phát hiện nhiều sai phạm tại phòng khám có yếu tố người Trung Quốc
Thanh Niên
Khi đoàn thanh tra vừa đến phòng khám (PK) trên thì một số người Trung Quốc đang khám bệnh, vội cởi áo blouse bỏ lại PK rồi đi ra khỏi PK rất nhanh. Một thành viên đoàn thanh tra phát hiện có một người chạy lên lầu lẩn trốn, vội chạy theo tìm nhưng ...


Bác sĩ Trung Quốc cắt trĩ 'chui' cho người ViệtVNExpress


@ tt :Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân TT - Ngày 15-6, chồng một bệnh nhân đã gọi đến báo Tuổi Trẻ nhờ “giải cứu” vợ anh bị phòng khám bệnh y học TQ (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) “giam lỏng” từ ngày 10-6 vì không có tiền đóng.
Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận - Ảnh: Đức Thanh

Sáng 16-6, theo chỉ dẫn qua điện thoại của anh Nguyễn Thái Bảo - chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (34 tuổi, ở Q.Thủ Đức, TP.HCM), chúng tôi đến khách sạn Sơn Lâm (139/2 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận) - nơi anh Bảo cho biết chị Hạnh đang bị “giam lỏng” - hỏi thuê phòng. Một bảo vệ khách sạn nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét và trả lời nhát gừng: “Hết phòng rồi”.
Báo giá vài trăm ngàn, thu hàng chục triệu
Kế hoạch xâm nhập khu “giam lỏng” bệnh nhân không thành, chúng tôi vào vai người nhà của chị Hạnh đi thẳng vào phòng khám hỏi xem chị Hạnh còn phải đóng bao nhiêu tiền mới được cho về. Một nhân viên mặc áo hồng lấy bệnh án của chị Hạnh ra cho chúng tôi cùng xem.
Trong hồ sơ có “đơn xin gia hạn thanh toán viện phí”, trong đó điền tên, tuổi chị Hạnh. Đơn này in sẵn chữ “do bệnh tình nghiêm trọng cần phải tiến hành điều trị ngay, nhưng tạm thời chưa mang đủ tiền, nay xin văn phòng khám bệnh y học Trung Quốc cho phép gia hạn thanh toán phí điều trị. Kính mong phòng khám xem xét và chấp nhận”.
Trong đơn ghi những khoản tiền mà chị Hạnh phải trả: điều trị viêm loét cổ tử cung 19.800.000 đồng, trị liệu u nang cổ tử cung 8.800.000 đồng, kiểm tra thông ống dẫn trứng không đau 6.800.000 đồng, truyền thuốc 1.560.000 đồng, soi máy CT 30 phút 2 triệu đồng.
Tổng cộng là 38.960.000 đồng.
Chúng tôi đề nghị được lên thăm chị Hạnh thì được một nhân viên dẫn đi cổng sau của phòng khám để sang khách sạn Sơn Lâm và lên phòng 401. Gương mặt chị Hạnh còn thất thần sau nhiều ngày bị “giam lỏng” tại đây. Chị Hạnh kể luôn có nhân viên theo dõi chị. Chị không thể ra ngoài được vì xuống tầng trệt đã có người chặn ngay ở cổng, không cho ra. Không có tiền nên nhiều ngày chị chỉ được phòng khám cho ăn một bữa cơm. Chị lo lắng, khóc suốt, năn nỉ mãi nhưng cũng không ai cho về.
Theo chị Hạnh, vợ chồng chị chung sống sáu năm nay nhưng chưa có con. Gần đây, xem trên truyền hình thấy quảng cáo phòng khám này có thể chữa được bệnh vô sinh nên chị đã tìm đến điều trị. Hai vợ chồng chị đều làm công nhân, phải thuê nhà ở, thu nhập mỗi tháng được khoảng 5 triệu đồng.

Lúc đi cầu thang bộ lên lầu 4, nơi chị Hạnh đang bị ”giam lỏng” ở phòng 401 khách sạn Sơn Lâm, chúng tôi thấy nhiều phòng mở cửa và có nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ngồi, nằm trên giường. Bệnh nhân tên Tân cho biết anh được chuyển sang đây để điều trị bệnh trĩ từ ngày 15-6. Phòng khám nói phải đóng mười mấy triệu đồng nhưng anh mới đóng được 6 triệu đồng. Anh Tân thở dài, phàn nàn: “Điều trị gì mà mắc thế không biết!”.
Trước khi điều trị, chị Hạnh đã cẩn thận gọi điện trước hỏi bệnh của chị điều trị tốn bao nhiêu tiền. Nghe nhân viên phòng khám trả lời tùy từng loại bệnh, nhưng chỉ tốn khoảng vài trăm ngàn đồng nên sáng 10-6 chị mới tìm đến đây chữa bệnh. Sau đó, khi khám xong bác sĩ đưa ra bốn mức giá để điều trị bệnh cho chị. Chị Hạnh chỉ dám chọn mức thấp nhất là hơn 17 triệu đồng vì cao hơn sẽ không có khả năng trả.
Nhưng bác sĩ nói bệnh của chị phải chọn ở giá cao nhất là hơn 35 triệu đồng mới tốt. Khi chị Hạnh nói không có tiền điều trị giá cao thì bác sĩ lại nói cứ yên tâm điều trị, mai mốt về lấy tiền trả sau. Thế nhưng, thực tế phòng khám tính tiền lên đến gần 39 triệu đồng. Chồng chị xoay xở đủ cách, tháo cả chiếc nhẫn đang đeo ở tay nhờ người bà con bán giùm mới đóng được cho phòng khám này gần 12 triệu đồng.
Sau đó, bác sĩ chích thuốc loại gì chị Hạnh không nhớ (giá 2 triệu đồng/mũi). Bác sĩ chích thuốc cho chị được hai ngày, thấy chị hết tiền nên không chích gì nữa. Những ngày sau, chị Hạnh bị “giam lỏng” chứ không được điều trị gì thêm. Nhiều lần chị Hạnh năn nỉ xin được về nhà để chạy tiền đóng nhưng bác sĩ nhất quyết không cho. Sau nhiều ngày thấy chị Hạnh khóc lóc, thậm chí không có tiền để ăn cơm, phòng khám mới giảm một nửa viện phí cho chị, còn 20 triệu đồng.
Ngày 15-6, gia đình chị Hạnh có báo công an về vụ việc này nên giám đốc phòng khám đã đến gặp chị Hạnh và nói sẽ giảm một nửa viện phí, tức là nộp 6 triệu đồng nữa sẽ được về. Tuy nhiên, nhân viên phòng khám nói với chúng tôi rằng “coi như phòng khám đã điều trị miễn phí” cho chị Hạnh.
Giấy phép: “sẽ cung cấp sau”
Hơn 13g ngày 16-6, chị Hạnh được phòng khám cho về. Khoảng 15g cùng ngày, chị Hạnh đến Công an P.2, Q.Phú Nhuận viết đơn tường trình sự việc. Công an P.2 sau khi lấy lời khai của chị Hạnh đã cử hai cán bộ công an cùng vợ chồng chị Hạnh đến làm việc với người có trách nhiệm của phòng khám.
Tại đây, ngoài người thư ký kiêm phiên dịch Lý Mỹ Trúc còn có người quản lý chi nhánh phòng khám bệnh y học Trung Quốc (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận) tên Hoa và bác sĩ Dương Diễm Hồng - người điều trị trực tiếp cho chị Hạnh. Hỏi tên họ đầy đủ của ông Hoa là gì thì phiên dịch không trả lời.
Khi đề nghị ông Hoa cho xem giấy phép phòng khám thì được trả lời sẽ cung cấp sau. Khi hỏi bác sĩ Dương Diễm Hồng có giấy phép hành nghề tại phòng khám này không thì cũng được trả lời sẽ cung cấp sau. Vì sao phòng khám không có giường điều trị nội trú nhưng lại giữ bệnh nhân ở lại điều trị? Bà Diễm Hồng cho rằng do bệnh nhân mới điều trị không nên đi lại nhiều nên phòng khám có thuê khách sạn cho bệnh nhân ở để hằng ngày qua phòng khám điều trị cho tốt!
Theo Công an P.2, Q.Phú Nhuận, đây không phải là lần đầu tiên công an phường tiếp nhận đơn thư phản ảnh của bệnh nhân về phòng khám này mà đã có 4-5 trường hợp tương tự. Đây là vấn đề mà các cơ quan có trách nhiệm là Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM phải kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh.
L.T.HÀ - T.DƯƠNG - Đ.THANH


Phòng khám bệnh y học Trung Quốc, số 141 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận - nơi chị Hạnh điều trị - Ảnh: Đức Thanh

Ngày 10-12-2010, báo Tuổi Trẻ đã đăng bài “Phòng khám hù người bệnh” phản ánh phòng khám này đã hù nhiều bệnh nhân. Một số bệnh nhân khi đến đây khám bệnh được chẩn đoán bị bệnh rất nặng, tử cung bị loét, nếu không điều trị sẽ bị ung thư. Nhưng sau đó những bệnh nhân này đến bệnh viện khác khám lại thì không mắc bệnh gì.
@ tt :Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân
--Hoa Đà Lạt ngắc ngoải vì hoa... Trung Quốc
 - Những cố nông vẫn cần mẫn chăm sóc hoa ngoài vườn nhưng hầu như viêc ai nấy làm, tiếng cười đùa vắng tanh. Chủ buồn, người làm thuê cũng nào có vui, họ làm việc trong lặng lẽ…
Làng hoa ngày hoa ế
Rót nước mời tôi, ông Hồ Ngọc Dinh, chủ tịch Hội Nông dân phường 12 – nơi trồng nhiều hoa cúc nhất TP Đà Lạt chán nản, chép miệng: “Cả hai tháng nay rồi, hoa cúc từ 5.000 đồng/bó (5 cây), xuống 4.000, 3.000… Bây giờ thì chỉ còn 1.000 đồng/bó, không biết đến khi nào hoa mới tăng giá lại cho nhà vườn chúng tôi đỡ khổ”.
Mô tả ảnh.
Hàng chục hécta hoa cúc tại Đà Lạt đã "quá lứa lỡ thì"
Anh Nguyễn Văn Quốc, một người thu hoạch hoa thuê, chia sẻ với tôi sau khi nuốt vội chén cơm trưa được chủ nhà đem tới vườn: “Hoa rẻ, lại ế nên công làm một ngày cũng bị giảm xuống dưới 100.000 đồng. Nếu hoa đắt, giá không dưới 150.000 đồng, đó còn là chưa kể làm tích cực được chủ thưởng thêm”.
Vườn hoa cúc của gia đình anh Huỳnh Văn Minh, đường Bế Văn Đàn, phường 12 (TP Đà Lạt) đầu tư hết 25 triệu đồng, nay đã đến ngày thu hoạch, được mọi người đánh giá là đẹp nhất vùng nhưng vẫn chưa có người mua. Anh Minh đòi giá cao hơn giá của thị trường 200 đồng/bó 5 cây để kéo lại nguồn vốn, nhưng sau 1 tuần ra giá, bị nhiều thương lái lắc đầu chế đắt nên vừa qua anh đã phải bán với giá chung của thị trường là 1.000 đồng/bó 5 cây.
Cùng chung với số phận của hoa cúc là những bông lily xưa nay vốn được xem là thứ hoa quý phái, đắt đỏ, giá cũng đã xuống dưới 50.000 đống/bó 25 bông. Ảm đạm hơn, giá mỗi bó lily vàng hiện chỉ 20.000 đồng. Giá cả xuống thấp khiến nhà nông Lâm Văn Hoàng, phường 7, (TP Đà Lạt) nhìn vươn hoa lily rộng thênh thang, bông đều răm rắp mà lòng buồn rười rượi. Anh Hoàng nói rằng: “Hoa đã phụ công người ngày đêm chăm sóc, nâng niu, nhưng biết làm sao bây giờ, giá cả thị trường nó thế thì mình đành chấp nhận, chỉ mong đừng bao giờ lặp lại cảnh này”.
“Thủ phạm” là hoa Trung Quốc
Cũng chỉ cách đây hơn 1 tháng, những gia đình trồng hoa hồng ở Vạn Thành Đà Lạt mở mắt ra đã có tiền trăm, bạc triệu trong tay sau khi thu hoạch hoa.
Nhưng nay, nhiều vườn hoa hồng đơm bông đã già mà khổ chủ không buồn hái, bởi giá bán hoa không đủ thuê nhân công thu hoạch, đó là còn biết bao chi phí khác, như thuê người đóng gói, giá bao bì, công việc chuyển… mà mỗi bông hồng gửi xuống TP HCM bán chỉ được từ 200 – 500 đồng.
Mô tả ảnh.
Giá hoa hồng chỉ 200 đồng/cành
Theo ông Trần Huy Đường, chủ tịch Hiệp Hội hoa Đà Lạt, nguyên nhân khiến nhiều loại hoa tại Đà Lạt có giá xuống thấp như hiện nay là đang phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được nhập từ Trung Quốc vào nước ta bán với giá rất rẻ.
Hiện những loại hoa có xuất xứ từ Trung Quốc gần như đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường các tỉnh miền Bắc. Do được bán với giá rẻ nên hoa Đà Lạt rất khó chen vào thị trường này để cạnh tranh sòng phẳng với các loại hoa cùng loại của Trung Quốc.
“Có thể nói, hoa của chúng tạ bị thua thảm hại ngay trên sân nhà” – ông Trần Huy Đường chua chát.
Một nguyên nhân khác được ông Nguyễn Đức Cứ, phó Trưởng phòng Kinh tế TP Đà Lạt cho biết, thời gian gần đây cả nước không có lễ hội nào nên lượng tiêu thụ hoa đã giảm xuống đáng kể, trong khi thời tiết sau mùa xuân thuận lợi đã khiến nguồn cung khá dồi dào thì sức mua lại không tăng.
Khắc Lịch
-“Hô biến” táo độc thành trái cây Úc, Thái Lan...
 Chưa hết bàng hoàng về hàng loạt thực phẩm Trung Quốc độc hại thì mới đây, người tiêu dùng lại không khỏi lo lắng khi hay tin táo bọc trong túi tẩm thuốc trừ sâu bày bán ê hề ở nước ta.
Táo độc Trung Quốc nhan nhản các chợ
Nhiều người tiêu dùng đang lo ngại trước thông tin táo Fuji Trung Quốc được trồng theo công nghệ cực độc đang bày bán nhan nhản tại các sạp trái cây trong nước.
--
- Vụ người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh: Yêu cầu xử lý sai phạm tập thể và cá nhân liên quan (TN). -  Địa phương phải quản thương lái nước ngoài (VNN).

Tổng số lượt xem trang