Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Thông qua Luật Biển là hoạt động lập pháp bình thường

picture
Luật Biển Việt Nam khẳng định rõ nhiều quyền hạn, chủ quyền và lãnh hải đối với Việt Nam.
-Thông qua Luật Biển là hoạt động lập pháp bình thường
SGTT.VN - Đây là tuyên bố được người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra ngày 21.6 để đáp lại phản ứng của Trung Quốc sau khi Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua Luật Biển.



Cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc

Ngày 21.6.2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Trung Quốc phản đối dữ dội:







- Bản đồ lực lượng hải quân Hoa Kỳ: 20-6-2012 (VF).


Trung Quốc phản đối Luật Biển Việt Nam vừa thông qua
VOA Tiếng Việt
Trung Quốc ngày 21/6 cực lực phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam thông qua cùng ngày khẳng định chủ quyền ở các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trên Biển Đông.

Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.

Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố phản đối chính thức, nói rằng bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa đều là hành động bất hợp pháp và vô căn cứ.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Luật Biển của Việt Nam vô giá trị, không có hiệu lực và Trung Quốc mạnh mẽ phản đối, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình.

Vẫn theo lời ông Trương Chí Quân, hành động đơn phương của Việt Nam làm leo thang và phức tạp thêm tình hình, vi phạm sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước cũng như tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Bắc Kinh đồng thời yêu cầu Hà Nội không gây phương hại cho mối quan hệ giữa hai nước hay nền hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Cùng lúc đó, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, cũng lên tiếng với báo giới rằng Luật Biển Việt Nam bao gồm quy định về quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa là phi pháp và Hà Nội cần phải sửa chữa sai lầm này.

Theo Luật Biển được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6 với trên 99% phiếu thuận, Trường Sa-Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và tất cả các tàu hải quân nước ngoài đi qua khu vực này phải thông báo cho chính quyền Việt Nam.

Nguồn: AP, Reuters, Xinhua...




- Việt-Mỹ cam kết tăng cường hợp tác (VOA).
--Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển
Sáng 21/6, với 99,2% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam, sau khi đã thảo luận, cho ý kiến vào giữa kỳ họp vừa qua.

Trong báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội Phan Trung lý trình bày trước khi thông qua, cho thấy đa số các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành luật này và nhiều nội dung của dự thảo luật. 



Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Quốc hội đã tán thành với đề xuất của dự thảo, trong đó có quy định rõ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại điều 1 của Luật. 

Đặc biệt, sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu, ban soạn thảo đã cho bổ sung thêm nội dung về phạm vì điều chỉnh gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, Luật Biển Việt Nam nói rõ “giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc, Hiến chương ASEAN”.

Khoản 1, điều 4 của Luật Biển quy định rõ nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với chính sách quản lý và bảo vệ biển  và quản lý nhà nước về biển, Luật chỉ rõ: “Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982. 

Luật Biển cũng tiếp tục quy định "đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam" là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của nước ta đối với các đảo, quần đảo. 

Với vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, Luật Biển có quy định về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta. 

Về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, Luật Biển quy định, gồm: các lực lượng có thẩm quyền thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

Ngoài dự thảo Luật Biển Việt Nam, trước đó, trong phiên họp sáng 21/6, Quốc hội cũng đã thông qua một số dự thảo luật, nghị quyết khác như: Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Quảng cáo, nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010, nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn... VnEconomy-Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển





Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam





Xem thêm: 1 ảnh
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý.
NDĐT – Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua. Đây là luật có tỷ lệ số đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21-6.

Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, ngày 15-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.

Một số đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "toàn vẹn và đầy đủ" khi quy định về chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh hải, vùng trời, vùng nước và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (khoản 1 Điều 12).

Tiếp thu ý kiến này, khoản 1 điều 12 đã thể hiện như sau: "Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982." Điều này cũng phù hợp với tinh thần Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 1977”.

Nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị cần quy định trong Luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, vị trí của các đảo, quần đảo đã được thể hiện trên hải đồ của Việt Nam và được sử dụng chính thức trong các hoạt động quản lý biển, đảo, quy hoạch phát triển kinh tế biển, an toàn hàng hải... Vì vậy, khoản 3 Điều 20 đã được bổ sung như sau: "Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê tọa độ địa lý do Chính phủ công bố".

Các đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật về việc công nhận đường cơ sở đã được Chính phủ công bố năm 1982. Đồng thời đề nghị, ở những nơi chưa có đường cơ sở cần giao Chính phủ xác định và công bố sau khi được sự đồng ý của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, đường cơ sở là căn cứ quan trọng cho việc xác định ranh giới tiếp theo của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và kể cả thềm lục địa. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chủ quyền đối với biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Vì vậy, việc Quốc hội phê chuẩn hoặc giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội, hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp Quốc hội, thực hiện việc phê chuẩn đường cơ sở do Chính phủ xác định đối với những nơi chưa có đường cơ sở trước khi Chính phủ công bố là phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.

Luật phải dựa trên Công ước về Luật biển


Dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, nhiều đại biểu đề nghị sử dụng thuật ngữ "tranh chấp" thay cho "bất đồng" trong điều 4 về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thay cụm từ "giải quyết các bất đồng" bằng "giải quyết các tranh chấp" tại khoản 3 điều 4.

Tuy nhiên, cũng có một số đề nghị của các đại biểu không được tiếp thu vì liên quan các quy định chung trong Công ước này.

Cụ thể, về vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam (tại khoản 2 điều 12). Có ý kiến đề nghị quy định tàu quân sự nước ngoài phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi thực hiện quyền đi qua không gây hại. Một số ý kiến khác đề nghị cần quy định cụ thể về thời hạn báo trước hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này.

Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Quốc gia ven biển không được cản trở việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài, bao gồm cả tàu quân sự, trong lãnh hải của mình, ngoài những trường hợp mà Công ước đã quy định. Hiện tại, các quốc gia trên thế giới quy định về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền trong lãnh hải theo nhiều cách khác nhau.

Do đó, khoản 2 điều 12 của Luật Biển Việt Nam được thông qua sáng nay được đưa theo như phương án 1, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Mục đích của việc thông báo chủ yếu là nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta. Quy định việc thông báo trước cũng đã được một số quốc gia khác áp dụng.

Tuy nhiên, điều khoản này không quy định cụ thể về thời hạn thông báo như ý kiến đại biểu đề nghị, vì dễ gây hiểu lầm là Việt Nam đặt thêm điều kiện hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

Biển được quản lý theo cơ chế đa ngành


Về quản lý nhà nước về biển (điều 7), có ý kiến đại biểu đề nghị Luật cần quy định một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biển và kinh tế biển làm đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Nhưng do đây là một lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, vừa thực hiện bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, vừa liên quan đến phát triển kinh tế; các nội dung quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển hiện đang thuộc phạm vi chức năng của nhiều bộ, ngành khác nhau. Nên điều luật này đã được giữ nguyên và quy định trách nhiệm quản lý thống nhất, điều hành chung trong lĩnh vực này là của Chính phủ mà không chỉ cụ thể bộ, ngành nào, nhằm bảo đảm sự điều hành linh hoạt của Chính phủ trong trường hợp có thay đổi đối với yêu cầu quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển trong từng thời kỳ cũng như khi có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ.

Trên thực tế, đa phần các quốc gia có biển cũng tổ chức việc quản lý các vấn đề liên quan đến biển theo cơ chế đa ngành.

Những nội dung chính của Luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam gồm có bảy chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013.
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
Chương 4 của Luật Biển Việt Nam dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chương 5 của Luật quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Luật Biển Việt Nam cũng dành một chương (chương 6) để quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
Chương cuối cùng của luật Biển Việt Nam quy định về điều khoản thi hành.


-Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam(VOV) - Sáng 21/6, với 495/496 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt 99,2%), Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam.

Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật biển Việt Nam.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Quảng cáo với 484 đại biểu tán thành (chiếm 97,39%) trong tổng số 487 đại biểu tham gia biểu quyết.
Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) có 483 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó 478 đại biểu tán thành thông qua (95,79%).
Về Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 có 479 đại biểu tham gia biểu quyết, 473 đại biểu tán thành (94,79%).
Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn vối 484/485 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 97,19%./.
Ngọc Thành/VOV online
VOV

- Phỏng vấn TS Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông: ‘Tránh bất lợi cho luật biển Việt Nam’  —  (BBC).   – VN sửa luật biển ra sao để tránh bất lợi?  —  (BBC).
- Đưa “biên giới, bầu trời, hải đảo” vào… tự học (QĐND). --  Đóng tàu có sân đỗ trực thăng cho Cảnh sát biển VN (TN).  - Vi phạm về biển đảo, tiền tệ bị phạt tới 1 tỷ đồng (VNE). Việt Nam mua tiêm kích đồ cũ? vietnamdefence Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K đã qua sử dụng của Nga.  - Việt Nam lại mua thêm 18 máy bay Su-30K của Nga? (PNTD).  – Đóng tàu có sân đỗ trực thăng đầu tiên cho Cảnh sát biển VN (NLĐ).
Không gây sức ép hay sử dụng vũ lực ở Biển Đông (VOV).  – Vì sao Trung Quốc chưa dám bước qua vạch đỏ Biển Đông? (PNTD).  – Toàn cảnh sân bay Mỹ thuê để bao quát Biển Đông(PNTD).
Phụ tá ngoại trưởng Mỹ tới Hà Nội đối thoại tăng cường hợp tác  —  (NV).  -- Một địa chỉ thông tin tin cậy, hấp dẫn bạn đọc tiếng Trung (QĐND). - Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói,Trung Quốc không hài lòng về việc máy bay chiến đấu của Việt Nam tuần tra khu vực đảo Trường Sa:  China dissatisfied over Vietnam’s island patrols: spokesman(Xinhua).
- Những nội dung cơ bản trong tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (ĐĐK).  - Lằn ranh đỏ tại biển Đông (ĐCV).  - Biển Đông “lặng sóng” nhờ… bão (DT).   - TQ lên án máy bay VN tuần tiễu Trường Sa  —  (BBC).   - Trung Quốc chơi trò đánh tiếng dọa người yếu bóng vía (ĐCV).
- Philippines sẽ điều tàu trở lại bãi đá ngầm tranh chấp (TTXVN).  - TQ đầu tư 6 tỷ USD để xây cảng biển ở Indonesia. - Trung Quốc phản đối Việt Nam đưa máy bay tuần tiễu Trường Sa  —  (VOA). - Philippines có thể điều tàu trở lại bãi cạn tranh chấp (VNE). - Trung Quốc mập mờ về việc rút tàu khỏi Scarborough (LĐ). - Thái Lan chơi bài 2 mặt với Trung Quốc để làm gì? (PnToday).
China tests troubled waters with $1 billion rig for South China Sea
HONG KONG (Reuters) - China has spent nearly $1 billion on an ultra-deepwater rig that appears intended to explore disputed areas of the South China Sea, one of Asia's most volatile hotspots and where the United States is strengthening ties with Beijing's rival claimants.
Mỹ sắp trở lại Cam Ranh?!!!: The Looming U.S. Return to Cam Ranh Bay (National Interest 18-6-12)
- Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng Việt – Mỹ (TN).  - Không dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông (VNN).  - Mỹ – Việt cam kết về an ninh khu vực   —  (BBC).
- Việt-Mỹ khẳng định lợi ích chung nâng tầm quan hệ đối tác  (ĐV). ASEAN và Mỹ tăng cường quan hệ đối tác chiến lược (TTXVN).

Tổng số lượt xem trang