Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Việt Nam không có 'vùng cấm' báo chí?

-Ông Lê Doãn Hợp

Ông Lê Doãn Hợp có những phát biểu cấp tiến hơn so với khi ông còn tại chức

Một cựu bộ trưởng truyền thông vừa tuyên bố rằng Việt Nam không cấm báo chí đưa tin mà chỉ có báo chí 'sợ không dám vào' một số lĩnh vực.

Ông Lê Doãn Hợp, người là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2011, nói với trang tin VietnamNet của bộ này hôm 21/6:

"Tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào [đối với báo chí], chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm.

"Báo chí, nếu phản ánh đúng, bản thân cái đúng tự bảo vệ mình."

Ông Hợp được biết tới với tuyên bố mà người ta gọi là báo chí "lề phải", ý chỉ báo chí nhà nước và "lề trái", tức các báo chỉ trích chính quyền.

Tuy nhiên bản thân ông nói phóng viên đã trích dẫn sai lời nói của ông, vốn ông có ý nói rằng báo chí cần tuân thủ pháp luật cũng như các phương tiện giao thông trên đường phải đi phía bên phải.

Trong phỏng vấn đăng đúng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Hợp cũng nói:

"Hãy nhớ rằng tiêu cực luôn sợ báo chí.

"Một thiết chế chính trị mà báo chí đủ uy trước tiêu cực là thiết chế chính trị tuyệt vời.

"Mà để làm được điều đó, báo chí chỉ có cách làm tốt công tác phản biện."

Bản thân ông Hợp nói chính ông đã cùng các đồng nghiệp "đưa hai chữ "phản biện" vào Nghị quyết 11 [của Đảng Cộng sản]" và ông có cảm giác "lâng lâng " khi đạt được điều này.

Tuyên truyền đường lối

Những tuyên bố của ông Hợp có vẻ thẳng thắn và lý tưởng hơn so với thời ông còn làm bộ trưởng.

Người thay thế ông Hợp, ông Nguyễn Bắc Son, có những phát biểu nặng về đường lối chính sách hơn nhiều.

Hai phóng viên VOV từng bị hành hung tại Văn Giang khi đến đưa tin

Trong cuộc giao lưu trực tuyến hôm 12/6, ông Son nói trong phần phát biểu trước khi trả lời câu hỏi của người theo dõi:

"Có thể nói, báo chí cách mạng đã khẳng định vai trò, hoàn thành tốt nhiệm vụ là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước."

Ông Son không nhắc gì tới vai trò "phản biện" hay "giám định" mà ông Hợp đề cập tới trong phỏng vấn với VietnamNet.

Vị bộ trưởng đương quyền không nhắc gì tới chuyện người dân có thể làm gì với báo chí ngoại trừ khẳng định Việt Nam "không có báo tư nhân".

Phóng viên Nguyễn Hùng của BBC nói rằng chỉ có tại những nước đang phát triển người ta mới công khai tuyên bố truyền thông phục vụ chính quyền thay vì người dân.

Anh nói các nước tư bản phát triển có cách gây ảnh hưởng tới báo chí tinh vi và tế nhị hơn nhiều.

Họ cũng cho phép người dân sở hữu báo chí và coi đây là diễn đàn của công chúng chứ không phải của chính quyền, phóng viên BBC nói.

Việt Nam cũng bị cáo buộc tăng cường trấn áp báo chí và thế giới mạng trong vài năm gần đây.

Một tổ chức bảo vệ báo chí tây phương thậm chí liệt Việt Nam vào danh sách các nước mà họ gọi là "kẻ thù của internet".

 

-@ bbc.Việt Nam không có 'vùng cấm' báo chí?


Báo chí và quyết định khó khăn trong đời Bộ trưởng (VNN 21-6-12) -- P/v ông Lê Doãn Hợp

  - Nguyễn Văn Vĩnh và sự đối đầu với chính quyền đương thời  (NĐT).
- Báo chí phải giữ ‘định hướng chính trị’  —  (BBC). - Chống tiêu cực trong CSGT: Muốn “dấn thân” nhưng lại hồi hộp… !(PLXH). – Khi quyền tác nghiệp bị xâm phạm – Kỳ 3: Chuyện ở Tiên Lãng (TT).  – Quyền được tiếp cận thông tin (TT).  – Bảo vệ điều tử tế (TP).  – Làm báo thời Facebook (TTXVN).  – Bộ trưởng và Ngày Báo chí  (VnEco).   - Thường Sơn: Báo chí vs Quốc hội? (TCPT).   – TỰ DO BÁO CHÍ (NCTG).

-Các bộ trưởng phải báo cáo việc thực hiện lời hứa (VNN).

- Nguyễn Hưng Quốc: Cứ để mặc giới cầm bút (blog VOA).  -  Bênh vực những người “thấp cổ bé họng”  (NNVN).
- Ngày nào cho Blogger? (Phair Zios).- NHÀ BÁO ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM (Nguyễn Trọng Tạo).  - Giải Báo chí quốc gia lần thứ VI: Tôn vinh những người làm báo (Infonet). - Tác phẩm về chủ quyền biển đảo đứng đầu Giải báo chí Quốc gia 2011 (TN).  - Nỗi buồn phóng viên “tỉnh lẻ” (Bút lông).  - - “Say” báo…! (Bee).  - Lý Trực Dũng: Biếm họa, một chứng nhân lịch sử  (TS). - Một nhà sư có nghiệp làm báo (Bee). -


Trung tâm Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du - Hội Nhà văn Việt Nam Chuyện "ồn ào" do đâu? (CAND 18-6-12)
Vũ Trọng Phụng PR rẻ tiền? (TP 20-6-12)

 

Nhà vật lý, nhà truyền thông khoa học Đinh Ngọc Lân (VNN 21-6-12)
Nguyễn Văn Vĩnh và sự đối đầu với chính quyền đương thời (NĐT 21-6-12)
Nhà báo Hàm Châu: Quyết không để lỡ chuyến xe thời đại (NĐT 21-6-12)
Một ngày ở Paris (Bee.net 21-6-12)
Đi bộ phố tây, suy ngẫm phố ta (Phunuonline 21-6-12) --Về việc này, nhà văn John Baxter có một nhận xét thú vị:"Khi tôi đi bộ ở New York, tôi nhìn lên, ở London thì tôi nhìn chung quanh, còn ở Paris thì tôi nhìn... xuống chân!"(Bạn nào rảnh, nên đọc cuốn The Most Beautiful Walk in the World: A Pedestrian in Paris của ông này, khá hay)

 

 

Tổng số lượt xem trang