Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Tepco rút lui khỏi kế hoạch xuất khẩu lò phản ứng nguyên tử sang Việt Nam

Trụ sở Tepco tạiTokyo

 Theo nhật báo Mainichi Shimbun ngày 28/06/2012, tập đoàn Nhật Tokyo Electric Power Co. tức Tepco, từ bỏ kế hoạch xuất khẩu hai lò phản ứng cho một nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam.

Tập đoàn Tepco dự kiến rút lui khỏi đề án cung ứng và vận hành hai lò phản ứng hạt nhân cho một nhà máy điện nguyên tử Việt Nam. Dự án này do International Nuclear Energy Development thực hiện. Đây là một tập đoàn có trụ sở tại Tokyo, được thành lập năm 2010 với nguồn vốn từ ngân sách, các nhà sản xuất thiết bị hạng nặng và công ty năng lượng, trong đó có Tepco, nhằm xúc tiến xuất khẩu kỹ nghệ nguyên tử.

Theo tờ Mainichi Shimbun, thì giám đốc Tepco, Naomi Hirose hôm qua nói rằng: “Các kỹ sư năng lượng nguyên tử của chúng tôi vẫn còn phải làm rất nhiều việc để ổn định và ngưng vận hành các lò phản ứng” tại nhà máy Fukushima Daiichi bị tai nạn. Theo ông Hirose, thì không thể từ bỏ nhiệm vụ trong nước mà vẫn xúc tiến xuất khẩu.

Hãng thông tấn Jiji Press cho biết, Tepco đã từng hy vọng gởi các kỹ sư sang nhà máy điện nguyên tử Việt Nam để vận hành và bảo trì, và nhận các kỹ sư Việt Nam vào làm việc tại các nhà máy của Tepco ở Nhật.

International Nuclear Energy Development nói rằng đã không được thông tin về bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch của Tepco. Một viên chức giấu tên cho biết: “Chúng tôi đã khẳng định với Tepco là sẽ tiếp tục hợp tác trong dự án với Việt Nam”. Còn tập đoàn Tepco trước mắt chưa đưa ra lời bình luận nào.

Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Fukushima ngày 11/03/2011 khiến nước Nhật vốn hãnh diện về công nghiệp hạt nhân của mình, đã rơi vào khủng hoảng. Tai nạn đã làm ô nhiễm một vùng đẩt rộng lớn, khiến hàng chục ngàn người phải đi sơ tán. Việc làm sạch phải mất nhiều thập kỷ, và các nhà khoa học cảnh báo một số ngôi làng sẽ phải bị bỏ hoang.

Tập đoàn Tepco hồi tháng Ba cho biết đã bị lỗ đến 781 tỉ yen trong năm tài chính vừa qua, do các chi phí phát sinh từ thảm họa Fukushima, và phải nhập khẩu dầu hỏa để sản xuất bù vào lượng điện bị thiếu hụt vì các nhà máy điện nguyên tử bị ngưng hoạt động. Được biết trong cuộc họp hôm qua, các cổ đông đã tranh cãi dữ dội, trước khi thông qua quyết định quốc hữu hóa tập đoàn này.

@ -Tepco rút lui khỏi kế hoạch xuất khẩu lò phản ứng nguyên tử sang Việt Nam

-- Cổ đông tập đoàn Nhật Tepco tán đồng khả năng quốc hữu hóa  —  (RFI). -  Lập cơ quan pháp quy cho điện hạt nhân (ĐV).- Đưa “côn đồ” lên nhà dân gây áp lực? (TT).

- “Vinalines là tiếng chuông cảnh báo với doanh nghiệp nhà nước” (Reuters/DT).

- Những “công trình nghìn năm Thăng Long” bây giờ ra sao? (Bài 2) (Petrotimes).
- Dự án ‘ma’, giám định ‘ma’ trong vụ án Vĩnh Yên (VNN).

56 nghìn tỷ nợ xấu BĐS đến cuối 2011, cao hơn 8 lần báo cáo của các ngân hàng
13:54 28/06/2012
Theo UBGSTCQG dư nợ BĐS thực tế là 348 nghìn tỷ, cao hơn 1,8 lần con số các ngân hàng báo cáo. Nợ xấu cũng tăng lên 56.770 tỷ đồng cao hơn 8,39 lần.


Đại gia "rót" 500 tỷ giải cứu Bianfishco cũng đang vay nợ gần 900 tỷ đồng

-Huy động thành công 400 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lãi suất dưới 11%/năm
-Tiếp tục đấu thầu thất bại 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh
(Gafin) - Ngân hàng Chính sách Xã hội gọi thầu 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 3 năm và 5 năm không thành công.
Ngày 27/6, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành.

Ngân hàng này tổ chức đấu thầu 2.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 5 năm.

Đối với trái phiếu Chính phủ bảo lãnh kì hạn 3 năm, tổng khối lượng gọi thầu là 1.000 tỷ đồng, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu được phát hành ngày 29/6/2012; đáo hạn ngày 29/6/2015.

Có 2 đơn vị tham gia đấu thầu với tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ là 500 tỷ đồng, tuy nhiên không có đơn vị nào trúng thầu.

Đối với trái phiếu Chính phủ bảo lãnh kì hạn 5 năm, tổng khối lượng gọi thầu là 1.000 tỷ, phát hành ngày 29/6/2012, đáo hạn ngày 29/06/2017.

Lãi suất đăng ký cao nhất là 11,71%/năm, thấp nhất là 11,5%/năm. Tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ là 300 tỷ đồng tuy nhiên khối lượng trúng thầu cũng bằng 0.

Trước đó, ngày 22/06/2012  Ngân hàng Phát Triển Việt Nam đã tổ chức đấu thầu 5.000 tỷ đồng nhưng cũng không thành công.


- Áp lực lạm phát cho 2013 là rất lớn (VOV).- Giảm Phát Rồi Lạm Phát  —  (RFA).

-  WB khẳng định VN sử dụng vốn vay thành công (TT).
-  DN công nghệ “mỏi mòn”chờ ưu đãi (PLTP).

-Bổ nhiệm Dương Chí Dũng: Trách nhiệm của Thủ tướng? (RFA 27-6-12) -- P/v GS Tương Lai, Ngô Đức Thọ, Lê Hiếu Đằng, Tống Văn Công ◄
Bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm người đại diện pháp luật Viet Capital Bank
Ông Đỗ Duy Hưng, Tổng giám đốc ngân hàng sẽ thay thế bà Phượng đảm nhiệm vị trí này.

- Con gái Thủ tướng thôi đại diện ngân hàng  —  (BBC).
Kiều hối tại Việt Nam chiếm 5,1% GDP
Việt Nam là nước có tỷ lệ kiều hối tính trên GDP đứng thứ 3 tại khu vực Đông Á và châu Á Thái Bình Dương.

-Đừng vội lo giảm phát (VEF 27-6-12) -- Tổng Cục Trưởng Thống Kê khuyên.

Chi phí ăn uống chiếm gần hết thu nhập (NLĐ 27-6-12)-   – Giá thực phẩm: Lên nhưng chẳng xuống (NLĐ).

-  Bất động sản ế ẩm, khách hàng vẫn thất thế (VNEco).
-  Hơn 10 tỉ đồng giúp thanh niên khởi nghiệp (TN).
- Tiến bộ về đàm phán mậu dịch tự do với EU có thể giúp đầu tư Việt Nam  —  (VOA).
- Đặt cược lãi suất 7%: Người vay đang trả lời  (VNEco).  - Chuyện tiền xu:  Thiếu đồng bộ (TN).

  - Phỏng vấn ông Trần Du Lịch: ‘Đã đến lúc chuẩn bị cho giai đoạn kinh tế phục hồi’ (VNE).

VietNamNet – Dân cạn tiền: Giảm giá cũng khó bán hàng
(VEF.VN) – CPI cả nước lần đầu tiên đã giảm sau 3 năm. Trong đó nhóm hàng hàng ăn, dịch vụ ăn uống (chiếm gần 40%) là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ hàng hóa
S&P cảnh báo tín nhiệm của TKV
Theo tổ chức này, tỷ suất lợi nhuận suy giảm cùng hoạt động vay nợ để đầu tư là những nhân tố có khả năng làm giảm độ khả tin của TKV.

- Tránh vòng luẩn quẩn lạm phát “hai cao – một thấp” (VnEco).- Giảm phát: Không còn là cảnh báo (DV).
- Khó khăn nhất của kinh tế VN là nợ xấu  —  (BBC).
- Lãi suất thấp: Sự chia khó hay chiêu của ngân hàng? (VOV).
- Lãi suất tiền gửi dài hạn tăng nhẹ 0,5 – 1%/năm (DVT).
- Liệu pháp “bàn tay Nhà nước”: Chìa khóa vàng đưa nền kinh tế vượt cạn (Petrotimes).
- “Không nên để lợi ích nhóm chi phối công ty mua bán nợ quốc gia” (VnEco).
- “Thả nổi trần lãi suất thời điểm này là rất nguy hiểm” (TTXVN).  - Vay VND lãi suất 7%/năm cần biết các rủi ro (Bee).

“Tuyệt đối không phát hành 100 nghìn tỷ đồng mua nợ xấu” (VnEco).
Chờ đợi hiệu quả sau sáp nhập ngân hàng (Tin Tức).
Ngân hàng đang ế vốn (VOV).  - Có thể bỏ trần lãi suất huy động? (ĐĐK).
- Chưa được thu phí rút tiền ATM nội mạng (VnEco).
- ‘Tỷ giá cuối năm có thể lên 21.500 đồng’ (VNE).
- TPP với cải cách doanh nghiệp nhà nước: lực cản hay lực đẩy? (SGTT).
- Từ 11/7, giá nước sạch lên cao nhất tới 18.000 đồng/m3 (VnEco).

 


- Hun hút vòng xoáy chết người của tín dụng đen (VnMedia).


- Vàng chật vật tăng giá, USD “chợ đen” giảm nhanh (VnEco).
- Phát triển nhà ở xã hội: Nhà nước không thể đứng ngoài (HNM).
- Từ 1.7 thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh: Phá độc quyền kinh doanh điện (LĐ).

- Việt Nam-EU ký Hiệp định Hợp tác Đối tác PCA  —  (VOA).
- Justin Lâm Nghị Phu: PHÁT TRIỂN KINH TẾ THẾ HỆ THỨ BA  —  (BS Hồ Hải).
- Châu Âu sẽ kiện Trung Quốc tại WTO về hạn chế xuất khẩu đất hiếm   —  (RFI).

-  Thêm một dự án xử lý hạt nix thải tồn đọng (TT).


Con trai lớn của ông Trầm Bê đăng ký mua thêm 8 triệu cp STB

Ông Trầm Trọng Ngân – Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam– hiện đang nắm giữ 40 triệu cổ phiếu STB.

Theo thông báo của Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trầm Trọng Ngân hiện đang nắm giữ 40 triệu cổ phiếu STB, tương đương 4,11% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Sacombank.
Ông Trầm Trọng Ngân đăng ký mua thêm 8 triệu cổ phiếu nữa từ 29/6-29/7.
Ông Ngân là con trai lớn của ông Trầm Bê và hiện đang là Phó Chủ tịch của Ngân hàng Phương Nam – vị trí mà ông Trầm Bê đã từ nhiệm để tham gia vào ban lãnh đạo của Sacombank.
Ông Trầm Bê – Phó Chủ tịch của Sacombank – hiện đang nắm giữ 115.000 cổ phiếu STB. Một con trai khác của ông Trầm Bê là ông Trầm Khải Hòa cũng được bầu vào HĐQT của Sacombank.
Với 40 triệu cổ phiếu STB đang nắm giữ, trị giá gần 900 tỷ đồng theo thị giá hiện tại, ông Trầm Trọng Ngân hiện đã lọt vào top 20 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam.
Xem thêm: Trầm Bê -đại gia bí ẩn ngành ngân hàng

Cơ cấu cổ đông của Sacombank

Ông Trần Phát Minh và CTCP Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á châu

hiện nắm giữ dưới 5% cổ phần và không thuộc diện

phải công bố thông tin nên số liệu có thể không

còn chính xác ở thời điểm hiện tại


KAL

-[Hồ sơ] Hồ Hùng Anh- Chủ tịch Techcombank, Phó Chủ tịch Masan Group

Ông Hồ Hùng Anh - người giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán - hiện nắm giữ 3% cổ phần Masan Group và 3% cổ phần Techcombank.

Họ tên Hồ Hùng Anh
Năm sinh 08/06/1970 tại Hà Nội | Số CMTND: 023762401
Quê quán Thừa Thiên Huế
Học vấn Kỹ sư điện tử
Chức vụ đang nắm giữ - Phó Chủ tịch CTCP Ma San (Masan Corp – công ty mẹ của Masan Group)
- Phó chủ tịch Tập đoàn Masan (Masan Group – MSN)
- Thành viên HĐQTMasan Consumer
- Chủ tịch HĐQT Techcombank
- Chủ tịch Techcom Capital, Chủ tịch Techcom Securites
Lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng - tài chính, Hàng tiêu dùng..
Gia đình + Vợ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
+ Mẹ: Nguyễn Thị Thanh Tâm
+ Em trai: Hồ Anh Ngọc
Tài sản Masan Corp, 3% cổ phần Masan Group, 3% cổ phần Techcombank
Là người giàu thứ 9 trên TTCK với lượng cổ phiếu trị giá gần 1.600 tỷ đồng.


Ông Hồ Hùng Anh được biết đến chủ yếu với vai trò là Chủ tịch của ngân hàng Techcombank, đồng thời là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn Masan.
Giống như các lãnh đạo khác của Masan, vị doanh nhân này khá kín tiếng, hầu như không xuất hiện trên báo chí.
Mới đây, ông Hồ Hùng Anh đã đảm nhận thêm Chức vụ Chủ tịch của Techcom Securities và Techcom Capital - hai công ty con của Techcombank.
-------------------------------------------------------
- Quá trình công tác
+ Từ 1997-2004: Phó Chủ Tịch CTCP Đầu Tư Masan, Tổng Giám Đốc Công Ty Masan - RUS TRADING tại Cộng Hòa Liên Bang Nga
+ Từ 2004 - 11/2008: Phó Chủ Tịch CTCP Đầu Tư Masan
+ Từ 12/2008- nay: Phó Chủ Tịch CTCP Tập đoàn Masan (tên cũ Công ty cổ phần Đầu tư Masan)
+ Từ 2004 - 2005: Thành viên HĐQT Techcombank
+ Từ 2005 - 8/2006: Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank
+ Từ 9/2006 - 4/2008: Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Techcombank
+ Từ 5/2008 - nay: Chủ tịch HĐQT Techcombank

+ Từ tháng 7/2012 đến nay: Chủ tịch Techcom Capital và Chủ tịch Techcom Securities

-------------------------------------------------------------------

Top 10 người giàu nhất trên TTCK

Trong năm 2011 và 2012, ông Hồ Hùng Anh đã bán ra 6 triệu cổ phiếu MSN (~ 600 tỷ đồng), qua đó đã rơi xuống vị trí thứ 6 xuống thứ 9 trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hiện ông Hùng Anh đang nắm giữ 15,77 triệu cổ phiếu MSN (3% cổ phần Masan Group), có trị giá gần 1.300 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cũng đang nắm giữ 3% cổ phần của Techcombank.


Biến động giá trị lượng cổ phiếu MSN ông Hồ Hùng Anh nắm giữ

(Cập nhật đến ngày 27/6)


Một số số liệu về Masan Group

Các doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất

(Số liệu tại ngày 28/6)

Kết quả kinh doanh hợp nhất của Masan Group từ 2008-2011


Các cổ đông chính của Masan Group

(Cập nhật đến ngày 25/6)


Các công ty thành viên của Masan Group

(Click để xem hình lớn)


Hồ sơ cổ phiếu MSN trên CafeF

Một số số liệu về ngân hàng Techcombank

Một số chỉ tiêu tài chính hợp nhất giai đoạn 2007-2011

(Theo báo cáo tài chính của TCB)



Các cổ đông chính của Techcombank

-

Tổng số lượt xem trang