Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa

Theo tin từ Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 28/08/2012, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh vừa cho biết là quân đội nước này sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa. Đây là thành phố mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Phía Việt Nam đã cực lực phản đối Trung Quốc về việc thành lập thành phố này. Thông tin về việc quân đội Trung Quốc sẽ nghiên cứu việc đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa được đưa ra vào lúc quan hệ Việt-Trung đang căng thẳng trên vấn đề thăm dò dầu khí Biển Đông.
Hôm qua, 27/06/2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ( CNOOC ) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực mà Trung Quốc gọi thầu cũng là khu vực mà Việt Nam đã cấp phép thăm dò cho tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil và Nga Gazprom.

Trước đó, phát viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cũng đã lên tiếng phản đối hành động nói trên của Bắc Kinh, xem đây là một việc làm « sai trái », trái với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
Theo tờ Financial Times ngày 27/06/2012, các nhà phân tích và các nhà ngoại giao nhận định rằng hành động của CNOOC, mà chắc là đã có sự chấp thuận từ giới lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh, thể hiện một sự leo thang trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Điều này đặt các tập đoàn dầu khí quốc tế vào một tình thế khó khăn, vì họ thăm dò dầu khí tại một khu vực đụng tới quyền lợi của hai nước. Cả hai tập đoàn ExxonMobil và Gazprom đều làm ăn với hai nước Việt Nam, Trung Quốc.
Theo tiết lộ từ các bức điện ngoại giao của Mỹ, cũng như theo nguồn tin từ giới công nghiệp dầu khí, Bắc Kinh đã thúc giục các tập đoàn dầu khí quốc tế, kể cả BP và ExxonMobil rút ra khỏi các hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam.
Tập đoàn ExxonMobil thì đã tuyên bố « chủ quyền là một vấn đề mà chỉ có các chính phủ mới có thể giải quyết ». Còn Gazprom thì khẳng định là các dự án của họ trong vùng hải phận Việt Nam là không thuộc khu vực tranh chấp, đúng như quan điểm chính thức của Hà Nội.
Tờ Financial Times nhắc lại rằng hôm thứ ba vừa qua (26/06/2012), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố rằng việc làm của CNOOC là « hoạt động bình thường » và yêu cầu Hà Nội « ngưng ngay lập tức những hoạt động dầu khí xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại vùng biển liên quan ».
Cũng trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết là quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường để "phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển Nam Sa ( Trường Sa )". Ông Cảnh Nhạn Sinh còn khẳng định, mới đây, không quân Việt Nam đã cử máy bay tuần tra đến tiến hành tuần tra và trinh sát trên quần đảo Nam Sa ( Trường Sa ). Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng "hành vi đơn phương này của Việt Nam đã làm cho tình hình Nam Hải trở nên căng thẳng."

-Trung Quốc sử dụng tập đoàn dầu khí để cưỡng chiếm Biển Đông ?
- Hội Luật gia VN cực lực phản đối Trung Quốc mời thầu sai trái (NLĐ). – Việt – Trung thêm rạn nứt vì vụ CNOOC(BBC).
- Luật Biển – Vũ khí pháp lý của Việt Nam (Petrotimes). – Luật Biển Việt Nam: Hành lang cho phát triển kinh tế biển (TP). – Tổng Giám đốc VOV khảo sát sóng phát thanh ở Trường Sa (VOV).


-@-  Trung Quốc phủ sóng phát thanh-phát hình ở Tam Sa-
Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc dự tính mở rộng phủ sóng phát thanh, phát hình tại thành phố mới thành lập Tam Sa, trong nỗ lực củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông bằng việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tờ Hoàn Cầu thời báo của nhà nước Trung Quốc ngày 27/6 nói dự án này nhằm làm phong phú thêm đời sống văn hóa của cư dân khu vực, chủ yếu là ngư dân và các binh sĩ của Trung Quốc trú đóng tại đây.
Trước đó một ngày, giới hữu trách Hải Nam xác nhận rằng tới cuối tháng 8 này, tất cả các hộ gia đình cư ngụ trên các đảo nhỏ thuộc quần đảo Tây Sa (mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa) sẽ xem được 48 kênh truyền hình cáp và một số kênh radio hoàn toàn miễn phí.
Nguồn tin này cho biết dự án được tài trợ chính thức nằm trong khuôn khổ sáng kiến của chính quyền trung ương từ năm 1998 muốn phủ sóng các kênh phát thanh, phát hình tới tất cả làng mạc hoặc các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh trên khắp cả nước Trung Quốc.
Bài báo nói rằng chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện rộng trên các quần đảo tại Biển Đông sẽ giúp Trung Quốc chống lại các tranh chấp chủ quyền từ Việt Nam và Philippines tại Tây Sa-Nam Sa, tức Hoàng Sa-Trường Sa, theo cách gọi Việt Nam.
Nguồn: Morningwhistle.com, Global Times
@-  Trung Quốc phủ sóng phát thanh-phát hình ở Tam Sa

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy kế hoạch lập thành phố Tam Sa

Trung Quốc phủ sóng phát thanh-phát hình ở Tam Sa  —  (VOA).   - Trung Quốc mở thầu nhiều lô dầu khí ngay trong thềm lục địa Việt Nam  —  (RFA).
- Dự án chiếu sáng Trường Sa đoạt giải thưởng quốc tế (VNN). - Trường Sa – mãi mãi một niềm tin (Khánh Hòa).  - Thêm mạch nguồn cảm xúc về Trường Sa.  - Hồn đảo thiêng liêng (Lâm đồng).

Việt Nam: Hành động mời thầu dầu khí của Trung Quốc là phi pháp

Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc loan báo mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí mà Việt Nam khẳng định hoàn toàn nằm trong khu vực chủ quyền của Việt Nam

Việt Nam bác bỏ phản đối của Trung Quốc về Luật Biển VN
-TQ phải hủy ngay việc mời thầu tại thềm lục địa VN (TVN 27-6-12) --  PVN phản đối việc chào thầu dầu khí phi pháp của Trung Quốc (VnEx 27-6-12) -- Vietnam Oil Firm Protests Chinese Plans (WSJ 27-6-12) -- Vietnam Calls on Cnooc Parent to Scrap Oil Exploration Bids (Bloomberg 27-6-12)
Trung Quốc chơi là bài dâu hỏa: The South China Sea Oil Card (Diplomat 27-6-12) -- Bài của Taylor Fravel.  China-Vietnam row hits energy groups (FT 27-6-12)Vietnam accuses China of acting ‘illegally’ after it invites foreign companies to tender for exploration rights in an area licensed by Hanoi
Biển Đông: Konfliktzone im Südchinesischen Meer (IMI 9/12) -- Lần đầu tiên viet-studies link bài tiếng Đức! ◄◄


- Bộ Ngoại giao trao công hàm phản đối Trung Quốc (TTXVN). - Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Thành Đô (TN).
- Việt Nam tiếp tục tố cáo Trung Quốc mời thầu các lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam  —  (RFI).  -   Việt Nam: Hành động mời thầu dầu khí của Trung Quốc là phi pháp  —  (VOA).  Việc Trung Quốc mở thầu quốc tế chín lô dầu khí: “Việc làm sai trái, không có giá trị” (PLTP).  – Trung Quốc sử dụng tập đoàn dầu khí để cưỡng chiếm Biển Đông ?  —  (RFI).  – Chiến thuật “Bia ngư dân” của TQ và phản ứng của VN(ĐCV).
- Quân đội Philippines : Trung Quốc chưa rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough  —  (RFI).  – Tranh chấp bãi cạn Scarborough: Quả bom nổ chậm đang chờ Trung Quốc (NCBĐ).  - Hải quân Philippines chờ lệnh(NLĐ).
-  Hội nghị biển Đông tại Washington (TN).
- “Bản đồng ca châu Á” hay “chiến tranh không-biển”  (TVN/NATIONALINTEREST).

Tổng số lượt xem trang