Với lý lịch doanh nhân thành đạt nhưng công chúng chỉ biết đến ông Kiên qua sự kiện ầm ĩ liên quan đến phát biểu tại lễ tổng kết năm 2011 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Lựa chọn bóng đá để bước ra công luận, đó là vì tình yêu, vì tiền bạc hay vì mục đích gì?
Xét về mặt kinh doanh, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch VPF là một doanh nhân thật sự có chiến lược và tầm vóc. Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là ông Kiên chưa bao giờ nổi tiếng nhờ lĩnh vực hoạt động chính của mình.
Năm 30 tuổi, tức năm 1994, ông đã trở thành Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á châu - ACB. Hiện ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á… và ông Kiên cũng có thể có cổ phần tại các ngân hàng này.
Sẽ là xứng đáng nếu đánh giá Nguyễn Đức Kiên như một kiểu “khủng long” trong hệ thống tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, vị Chủ tịch của Hà Nội ACB còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam. Đồng thời ông Kiên là thành viên Hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và CTCP Du lịch Thiên Minh.
Với lý lịch doanh nhân thành đạt như vậy mà công chúng chỉ biết đến ông Kiên qua sự kiện ầm ĩ liên quan đến phát biểu tại lễ tổng kết năm 2011 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Lựa chọn bóng đá để bước ra công luận, đó là vì tình yêu, vì tiền bạc hay vì mục đích gì?
Cho dù là một trong những doanh nhân đầu tiên góp mặt ở V-League nhưng trong suốt gần 10 năm thật khó có thể tìm thấy những biểu hiện của tình yêu bóng đá thể hiện qua hành động của ông Kiên. Triết lý bóng đá lớn nhất của ông Kiên chỉ là “cứ vào sân đá hết sức, thắng hay thua cũng không phải ân hận”. Có lẽ triết lý đó sẽ thích hợp với những giải bóng đá thiếu nhi hơn là một sân chơi chuyên nghiệp. Thế nên không ngạc nhiên khi dưới bàn tay ông, đội bóng Hà Nội ACB, đội bóng giàu “chất” Hà Nội nhất và là đội có nhiều CĐV nhất của bóng đá Hà thành đã đánh mất chính mình. Vị trí thứ 5 ở V-League 2004 là thành tích cao nhất của Hà Nội ACB. Các mùa bóng còn lại, đội bóng được xem là “truyền nhân” của Công an Hà Nội phải vất vả lắm mới trụ được hạng. Năm 2008, đội này chỉ có 19 điểm sau 26 vòng đấu, phải xuống hạng Nhất.
Mất hai năm, Hà Nội ACB mới tái ngộ V-League sau khi vô địch hạng Nhất năm 2010. Nhưng chỉ được một mùa, tới V-League 2011, đội bóng của bầu Kiên cùng Đồng Tâm Long An phải xuống hạng Nhất. Ngày Hà Nội ACB bị Sông Lam Nghệ An đánh bại 3-2 ở Mỹ Đình, chính thức về lại hạng Nhất, ông Kiên chẳng biểu lộ cảm xúc ngoài câu nói: có buồn nhưng chẳng thất vọng bởi đội đã chơi hết mình.
Với tất cả những gắn bó như vậy với bóng đá Việt Nam trong suốt 10 năm qua không khó để thấy rằng tình yêu bóng đá hình như là một thứ quá “xa xỉ” đối với ông Kiên. Xét cho cùng thói quen của một doanh nhân vẫn là yếu tố cốt lõi để tạo nên phong cách của con người này. Gần 10 năm làm bóng đá, ông Kiên chưa từng mua cầu thủ nào có giá tiền tỷ. Đồng thời ông Kiên cũng chẳng tốn kém đầu tư cho công tác đào tạo lớp trẻ. Hà Nội ACB vì thế chỉ là tập thể của những cầu thủ vô danh hoặc đã hết thời.
Yếu về lực, không có mục tiêu, đã có lúc người ta gọi Hà Nội ACB là đội bóng ba không: không định hướng, không khát vọng, không tương lai. Với ước muốn một thứ bóng đá đúng nghĩa hơn, cổ động viên của đội nhiều lần trưng biểu ngữ đề nghị ông “bầu” này bán đội. Thế nhưng ông Kiên vẫn đều đặn ra sân. Ông “bầu” đầu bạc này thậm chí còn kiêm cả huấn luyện viên khi sẵn sàng giành lấy sa bàn chỉ đạo và hò hét thúc giục cầu thủ tấn công. Hầu như bóng đá chỉ đơn thuần là một trò chơi, một cuộc thử nghiệm nho nhỏ mà mục đích chính chẳng hơn gì một sự giải trí của một người đã có thừa tiền bạc…
Cùng một thứ tình yêu bóng đá nhưng nếu ở cấp câu lạc bộ chẳng để lại một dấu ấn tích cực nào thì ở cấp độ quốc gia ông Nguyễn Đức Kiên lại tạo nên một cuộc “địa chấn”. Với những phát biểu công khai về thực trạng của nền bóng đá bấy lâu nay cộng sự đói đề tài của giới truyền thông, bỗng tên tuổi “bầu” Kiên vụt sáng.
Trong mắt công chúng, người đàn ông với mái đầu bạc đã thoắt mang dáng dấp của một vị “anh hùng” đấu tranh cho công lý. Sau khi giành chiến thắng ngoạn mục với VFF, “bầu” Kiên tiếp đà khơi mào cuộc chiến về bản quyền truyền hình với AVG. Tất cả đều nhân danh những điều tử tế và tốt đẹp: vì một nền bóng đá trong sạch và chuyên nghiệp, vì quyền lợi của hàng triệu khán giả.
Thế nhưng sự tử tế và tốt đẹp đó đã ở đâu trong suốt gần 10 năm ông Kiên gắn bó với Hà Nội ACB và nền bóng đá Việt Nam?
Thậm chí ngay cả hiện tại, VPF, đứa con gắn bó với hình ảnh của “bầu” Kiên cùng vô số những hứa hẹn mỹ miều và sắt đá về một tương lai của một nền bóng đá chuyên nghiệp vẫn đang tỏ ra bất lực trước “tính chất” của bóng đá Việt Nam. Vòng đấu đầu tiên của Cúp QG và Super League, sân cỏ xuất hiện vô số những tình huống bạo lực. Một số vua sân cỏ kêu ca mình bị nợ lương, về tình trạng náo loạn khán đài một số sân bóng đã được đẩy lên tới mức pháo sáng được ném thẳng vào Ban huấn luyện đối phương.
Trước những vấn đề thuộc về “chuyên môn giải đấu” như thế, VPF đã làm gì? Họ đã phạt cái sân náo loạn kia 20 triệu đồng, một cái án mà chỉ vừa xuất hiện lập tức đã được người ta nhận định là “xử như không”. Họ đã treo một cầu thủ mắc tội “oánh nhau” nọ 2 trận đấu, nhưng lại treo ở trận địa Cup QG, cái cúp “vô thưởng vô phạt”. Trong khi về lý, đáng ra cầu thủ ấy phải bị treo ở sân chơi Super League.
Nếu thật sự muốn tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bóng đá và công chúng, có lẽ VPF đã phải hành xử khác?
Ngày 8/12/2010, VFF đã ký Hợp đồng số 08/HĐ/2010/VFF-AVG, theo đó cho phép AVG độc quyền khai thác bản quyền truyền hình các giải bóng đá tại Việt Nam từ 2010-2030. Thời điểm đó, ông Kiên đã gắn bó với bóng đá Việt Nam được khoảng 7 năm. Thế nhưng ông không hề lên tiếng hay đưa ra bất kỳ ý kiến nào với bản hợp đồng này. Hình như quyền lợi khán giả đã bị ông tạm thời lãng quên. Chỉ sau chiến thắng với VFF và VPF được thành lập mà “bầu” Kiên là một thành viên chủ chốt, “bầu” Kiên mới khởi động cuộc chiến với AVG để giành lại bản quyền truyền hình. Tổ chức nào được lợi nhiều nhất nếu AVG thua cuộc? Không khó để trả lời đó chính là VPF. Thậm chí để thể hiện quyền hành của mình, VPF đã gửi Công văn số 20/CV/VPF/2011 cho phép ghi hình và phát sóng các trận bóng khi cuộc tranh luận với AVG chưa ngã ngũ và không hề có bất kỳ phán quyết pháp luật nào.
Trước đó, chỉ với khoảng 30 phút “vạch tội” VFF, “bầu” Kiên đã quá khôn khéo khi chọn đối thủ là VFF vào thời điểm bóng đá Việt Nam thất bại trên mọi mặt trận. VFF là một đối thủ quá nhiều những điểm yếu chí tử để có thể ra đòn quyết định. Không cần đến “bầu” Kiên mà bất kỳ người Việt Nam quan tâm đến bóng đá nào cũng có thể chỉ ra những điều dở và rất dở của VFF. Chỉ có điều “bầu” Kiên thì có tiền và vì thế có tiếng nói, có vị thế.
Có thể cuộc chiến với AVG cũng chỉ là một cách thức để “bầu” Kiên duy trì mạch thắng của mình.
Trong thế giới bóng đá, hẳn ai cũng biết đến Berlusconi, nguyên Thủ tướng Italia cũng là người với lượng tài sản khổng lồ và cũng có một cuộc chơi bóng đá. Nhiều thời điểm trong cuộc đời chính trị của mình, câu lạc bộ với màu áo truyền thống đỏ đen thành Milan đã gắn chặt với sự thăng trầm của Berlusconi. Những người hâm mộ túc cầu ấy cũng có thể là người sẽ bỏ phiếu để bầu ai làm Tổng thống. Nếu có điều gì khác biệt lớn lao giữa Berlusconi và “bầu” Kiên thì chỉ là “bầu” Kiên chưa bao giờ có quyền lực chính trị. Tuy nhiên, một người với lượng tài sản lớn và giành được tình cảm của công chúng thì điều đó chỉ là thích hay không thích và đến sớm hay đến muộn.
Năm 1994, khi “bầu” Kiên thành lập Ngân hàng ACB thì đó đã là một tầm nhìn cho một tương lai rất dài. Giờ đây khi thực hiện một chiến lược với bóng đá và trái tim người hâm mộ, hẳn “bầu” Kiên cũng có một tầm nhìn cho riêng mình. Tình yêu là điều không thể thẩm định, tài chính không còn là điều quan trọng thì chắc hẳn những toan tính quyền lực là chuyện không thể tránh khỏi. Và thói quen của một doanh nhân vẫn là kinh doanh. Chỉ có điều đôi khi họ kinh doanh những thứ mà chúng ta không ngờ tới hoặc không đoán được…
@ cand: -Trò chơi bóng đá và câu hỏi quyền lực
AVG chính thức chuyển nhượng thương quyền truyền hình cho VPF
- Sự nhất quán của AVG qua vụ bản quyền truyền hình
Sau hơn 10 năm trong sân chơi chuyên nghiệp bóng đá Việt Nam (BĐVN), với những đối tượng giàu học thức, giàu quyền lực hẳn hoi, vẫn diễn ra hành động “lấy cái sai để chữa cho cái hớ”. Nó diễn ra trong vấn đề bản quyền truyền hình, và diễn ra trong mối quan hệ phức tạp giữa VFF – VPF – AVG.
>> AVG sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
>> AVG sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
-VPF đã xuyên tạc ý kiến chỉ đạo của Chính phủ
Dương Tùng Anh
Các Đài truyền hình có thể vào sân ghi hình các trận đấu cấp CLB của BĐVN, mà không cần thông qua AVG - đấy là thông tin được nhiều tờ báo loan tải trong 2 ngày hôm nay. Và những thông tin này trích dẫn lời của những nhân vật quyền lực trong HĐQT VPF nói rõ, đấy là chỉ đạo của Chính phủ. Sự thực, Chính phủ có chỉ đạo như thế hay không?
Như Báo CAND đã phản ánh, buổi chiều ngày 12/1/2012, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 268/VPCP-KGVX, thông báo ý kiến của Thủ tướng quanh vấn đề truyền hình các giải Bóng đá Quốc gia. Đây là ý kiến chỉ đạo rõ ràng, minh bạch hợp lòng dân. Văn bản này đã đề cập rõ hai điểm như sau: 1- Bộ trưởng bộ VH-TT&DL chỉ đạo thanh tra hợp đồng bản quyền truyền hình rồi sớm báo cáo kết quả với Thủ tướng, 2- “Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL chỉ đạo giải quyết các vướng mắc để bảo đảm giải Bóng đá Quốc gia được các Đài truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân”.
Có một sự thật là, chỉ vài tiếng sau khi văn bản có dấu “hỏa tốc” này được chuyển đến bộ VH-TT&DL, một tờ báo điện tử có uy tín và có lượng truy cập đông đảo đã lập tức diễn giải vấn đề theo hướng: Thủ tướng Chính phủ cho phép VTV, VTC được tự do vào sân tác nghiệp, mà không cần thông qua sự đồng ý của AVG – đơn vị đã ký hợp đồng truyền hình kéo dài 20 năm với VFF. Những ngày gần đây, các nhân vật quyền lực trong Hội đồng Quản trị VPF, đặc biệt là ông Phó Chủ Tịch Nguyễn Đức Kiên cũng không ngừng tuyên bố trên các mặt báo những điều tương tự. Chẳng hạn như ngày thứ Sáu, 13/1/2012, khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức Kiên đã nói:“Kết luận của thanh tra Bộ VH-TT&DL chỉ để xác định đúng, sai của hợp đồng, còn các đài vẫn được vào sân tự do để ghi hình theo chỉ đạo của Thủ tướng”.
Cách hiểu, cách nói, cách trả lời, cách tuyên bố như thế là sự xuyên tạc trắng trợn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong văn bản mà chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết. Bởi thứ nhất, trong văn bản này, người ta không thể tìm thấy một dòng, một câu, thậm chí là một chữ nào về cái gọi là “các đài vẫn được vào sân tự do” như ông Kiên tuyên bố. Thứ hai, ngay cả khi không căn cứ vào mặt câu chữ, mà chỉ căn cứ vào tinh thần của văn bản, người ta cũng khó có thể suy diễn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng theo kiểu “các đài vẫn được vào sân tự do” (ám chỉ tới việc không cần tôn trọng hợp đồng truyền hình giữa VFF với AVG) như thế. Văn bản này viết rõ: ““Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL chỉ đạo giải quyết các vướng mắc để bảo đảm giải Bóng đá Quốc gia được các Đài truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân”.
Ở đây, có một cụm từ rất đáng chú ý, đó là GIẢI QUYẾT CÁC VƯỚNG MẮC. Đáng chú ý ở chỗ, khi CÁC VƯỚNG MẮC chưa được giải quyết, và câu chuyện chưa thể có lời kết luận cuối cùng thì người ta tuyệt đối không thể tự ý, tùy tiện lái vấn đề theo cách mà mình muốn. Vậy lúc đó, phải lái vấn đề như thế nào? Câu hỏi này đã được trả lời một cách rõ ràng, cụ thể trong một công văn của Bộ VH-TT&DL gửi cho tất cả các bên liên quan, đó là khi thanh tra Bộ chưa đưa ra kết luận thì hợp đồng truyền hình mà VFF ký với AVG trước đây cần phải được tuyệt đối tôn trọng. Tiếc là VPF với những người như ông Nguyễn Đức Kiên đã không tôn trọng cái mà lẽ ra họ phải tôn trọng. Và như thế, ở một góc độ nào đó, dường như họ cũng không chấp hành nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, mà lại cố tình suy diễn, xuyên tạc sự chỉ đạo ấy theo cách có lợi cho mình(?)
Trong công văn của Văn phòng Chính phủ, thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng người ta thấy toát lên rất rõ một tinh thần, đó là các bên phải phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân. Nhưng có phải cứ nhất nhất cho VTV, VTC vào sân, không cần thông qua ý kiến của AVG là “tôn trọng lợi ích của nhân dân” như VPF đang hiểu và đang áp dụng hay không? Thực tế là kể từ khi AVG “nhảy” vào BĐVN thì số lượng các trận đấu V.League (giờ gọi là Super League) và giải Hạng nhất QG (giờ gọi là giải Hạng nhất) được truyền hình trực tiếp đã tăng lên đột biến mà phía AVG không thu một đồng lệ phí nào. Cụ thể là năm 2011, đã có tổng cộng 345 các trận đấu được truyền hình trực tiếp, tăng 133% so với năm 2010. Với con số thể hiện sự tăng vọt này, người ta có thể dễ dàng thấy rốt cuộc thì AVG có tôn trọng lợi ích của nhân dân, và có góp phần vào việc phục vụ lợi ích của nhân dân đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hay không?
Xin được nói rất rõ là trong câu chuyện tranh chấp bản quyền truyền hình rất phức tạp hiện nay, chúng tôi không đứng về phía VPF, cũng không đứng về phía AVG, mà chỉ đứng về lẽ phải. Và với một tin thần như thế, chúng tôi muốn lưu ý rằng các nhân vật quyền lực trong HĐQT VPF đang cố tình đánh đồng việc các bên phải “tôn trọng lợi ích của nhân dân” theo chỉ đạo của Thủ tướng với việc loại bỏ AVG khỏi cuộc chơi, trong khi thực tế không như vậy. Việc đánh đồng này khiến cho một bộ phận dư luận có suy nghĩ rằng “lợi ích của nhân dân” chỉ được “tôn trọng” khi AVG bị loại bỏ càng xa, càng tốt. Ở đây, rõ ràng là người ta đã cố tình hiểu sai, diễn giải sai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng sau đó lại sử dụng rất nhiều những thủ thuật khác nhau từ tư duy cho đến hành động để lái dư luận theo cách mà mình muốn
---@ Kinh tế bóng đá và cuộc đại phẫu mang tên VPF-Các "ông bầu" chụp ảnh kỷ niệm cùng lãnh đạo VFF sau cuộc hội nghị "lịch sử" - Ảnh: VSI.
Trên phương diện kinh tế, có thể thấy các câu lạc bộ lâu nay giống như các doanh nghiệp và VFF giống như một “cơ quan chủ quản”. Việc thành lập VPF có thể được ví như việc thành lập một “hiệp hội” để đối trọng với “cơ quan chủ quản” đó, và về lý thuyết thì điều này sẽ tốt cho tổng thể.Khi ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB đứng lên phát biểu một cách đầy bức xúc tại lễ tổng kết mùa giải V-League cách đây gần một tháng, nhiều người vẫn còn coi đó là những phát biểu bột phát, chẳng đi đến đâu, và không phải không có những băn khoăn cho “tiền đồ bóng đá” của ông bầu giàu có và đầy đam mê này. Nhưng, khi đại diện 28 đội bóng dự giải hạng Nhất và V-League 2012 cùng “nhất trí” với bản đề án thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), được đề xuất bởi chính ông Nguyễn Đức Kiên cùng đại diện của 5 câu lạc bộ khác, rồi sau đó được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) nhanh chóng thông qua tại hội nghị giữa các bên hôm 29/9, thì bức tranh toàn cảnh về giải V-League nói riêng, và về bóng đá Việt Nam nói chung, đã chính thức thay đổi. Bóng đá trong một nền kinh tế thị trường đương nhiên cũng là một ngành kinh tế, vì tự thân nó là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của nhiều người, và nó có thể mang lại doanh thu, lợi nhuận. Sau 10 năm áp dụng mô hình chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam đã kịp định hình cho mình cái tính chất “ngành kinh tế” ấy nếu căn cứ trên hai phương diện. Thứ nhất, cho đến nay, hầu hết các câu lạc bộ đã và đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, hoặc được bảo trợ bởi các doanh nghiệp mà trên thực tế, hoàn toàn có thể coi đó là những khoản đầu tư. Thứ hai, trên thực tế nhiều câu lạc bộ đã và đang có nguồn thu rất “đàng hoàng” từ hoạt động của mình, từ tiền bán vé, chuyển nhượng cầu thủ, quảng cáo… Điều đó cho thấy, nếu nhìn từ góc độ kinh tế, không nên ngạc nhiên khi bản đề án thành lập VPF được hình thành, cho dù trên thực tế, đây dường như là hệ quả của hàng loạt bức xúc mà các câu lạc bộ đang phải hứng chịu lâu nay. Trên phương diện kinh tế, có thể thấy các câu lạc bộ lâu nay giống như các doanh nghiệp và VFF giống như một “cơ quan chủ quản”. Việc thành lập VPF có thể được ví như việc thành lập một “hiệp hội” để đối trọng với “cơ quan chủ quản” đó, và về lý thuyết thì điều này sẽ tốt cho tổng thể. Thực tế đã chứng minh, ở nhiều nền bóng đá phát triển, mô hình công ty cổ phần điều hành giải vô địch quốc gia đã được thực hiện thành công. Từ nguyện vọng và nhu cầu của các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam, từ thực tiễn phát triển của nền bóng đá thế giới, VPF quả là lựa chọn phù hợp trong thời điểm này. Trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác, lợi ích là vấn đề then chốt và không loại trừ việc trong làng bóng đá cũng đang có những “nhóm lợi ích” khác nhau. Chính vì vậy, điều đáng ngạc nhiên không phải là sự ra đời của VPF mà chính là… sự chấp thuận nó của VFF. Ngạc nhiên khi mà chính Chủ tịch VFF, ông Nguyễn Trọng Hỷ đã đánh giá cao đề án này và cho biết bản thân ông có thể quyết định và chịu trách nhiệm về vấn đề này. “Đôi khi có những cơ hội lịch sử xuất hiện, phải nắm bắt ngay không để nó trôi qua được. Nhiệm kỳ 6 của VFF sắp kết thúc, nếu đề án này thành công sẽ giúp các nhiệm kỳ sau hoạt động dễ hơn”, ông Hỷ nói. Còn đó hàng núi công việc để những người tâm huyết với VPF phải giải quyết trước khi mùa giải mới bắt đầu. Không có cuộc đại phẫu nào là không có khó khăn! Nhưng, câu hỏi ở thời điểm này là bức tranh giải V-League sẽ ra sao trong thời gian tới và trên phương diện kinh tế, ai sẽ là người có lợi nhất? Câu trả lời chắc chắn nằm ở chất lượng giải đấu được điều hành theo mô hình mới và thị trường (khán giả) sẽ tiếp nhận nó như thế nào. Một trong những lý do khiến “thị trường” chưa thật mặn mà với bóng đá Việt Nam chính là những lình xình xung quanh các giải đấu, tức là “sản phẩm” thường xuyên “kém chất lượng”, thậm chí là “hàng giả”. Nếu V-League thật sự trong sạch và lành mạnh, không có lý do gì không chinh phục được “thị trường”. Nhiều dịch vụ “ăn theo” bóng đá chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ một nền bóng đá như vậy, và có thể thấy những động thái đón đầu sự phát triển của V-League, như câu chuyện mua bản quyền giải đấu này tới 20 năm của công ty AVG, quả là nhìn xa trông rộng hơn cả! -@ Kinh tế bóng đá và cuộc đại phẫu mang tên VPF - -“Doanh nghiệp nhà nước phải được xã hội giám sát!”
Lưu ý đây là bài của TTXVN, bao giờ toàn dân giận dữ như vậy !
Trong buổi lễ Tổng kết V-League 2011, Chủ tịch câu lạc bộ Hà Nội ACB, Nguyễn Đức Kiên đã đưa ra những phát biểu gây sốc nhằm vào VFF và hội đồng trọng tài V-League 2011. Bài phát biểu của bầu Kiên đã thực sự khiến không ít người phải cảm thấy ngỡ ngàng, khi đề cập đến Bản báo cáo của VFF, bản quyền truyền hình cũng như hội đồng trong tài, đặc biệt ông nói về việc đề xuất ra một giải đấu mới. Bức xúc sau bản báo cáo mà bầu Kiên cho là năm nào cũng như năm nào trong 10 năm gần đây của VFF và chỉ gói gọn trong khoảng vài chục phút của Lễ tổng kết, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng đó là sự thiếu trách nhiệm của ban tổ chức giải và là sự thụt lùi với thời cuộc của giải bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Chủ tịch Hà Nội ACB cũng đưa ra dẫn chứng cụ thể khi một số người tiếp xúc với câu lạc bộ Hòa Phát “gạ” 500 triệu đưa cho trọng tài trước trận gặp Đồng Tâm Long An để chắc chắn có 3 điểm trong trận này. Cùng với đó, ông cũng nêu ra một số ví dụ điển hình về trọng tài Trần Công Trọng và Nguyễn Văn Quyết. Ông cũng cho rằng VFF cần đãi ngộ trọng tài tốt hơn để các trọng tài công tâm cầm còi theo đúng nghĩa là vị vua sân cỏ. Bầu Kiên cũng yêu cầu VFF xem xét lại một cách khách quan nhằm thay đổi và cải thiện thực trạng đáng buồn của giải đấu bóng đá cao nhất Việt Nam qua đó giúp bóng đá Việt Nam phát triển lành mạnh, trong sạch và bắt kịp thời cuộc. Tuy nhiên, phát ngôn gây sốc nhất của bầu Kiên đó là việc ông cho biết, hiện có ít nhất 7 câu lạc bộ sẵn sàng bỏ V-League, cùng nhau đứng ra tổ chức một giải đấu Super League thay cho V-League đang tồn tại nhưng có quá nhiều vấn đề.
----- “Đừng nghĩ chúng tôi là trẻ con lớp 1, lớp 2!” “10 năm qua bản báo cáo vẫn không có nhiều thay đổi, các anh nghĩ chúng tôi là trẻ con lớp 1, lớp 2 hay sao mà đưa ra bản tổng kết như vậy?” – hầu như tất cả các trang báo thể thao, các chương trình bình luận bóng đá hôm qua đều dẫn lại lời phát biểu khá “sốc” nhưng rất thẳng thắn của Chủ tịch CLB Hà Nội ACB, ông Nguyễn Đức Kiên, về nội dung tổng kết mùa giải 2011 của ban tổ chức. Ý kiến nói trên của ông Kiên không chỉ đại diện cho CLB của ông, mà đó còn là sự ủy quyền của “ít nhất 7 CLB thuộc các doanh nghiệp gọi điện cho tôi bày tỏ muốn từ bỏ giải V-League sau mùa giải 2011” và “chính vì lý do này mà tôi có mặt ở đây để nói thay nỗi bức xúc mà nhiều đội bóng phải hứng chịu”. Đáng lưu ý ở chỗ, ý kiến thẳng thắn đó đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của độc giả trên các diễn đàn, báo trực tuyến và là đề tài rôm rả ở các quan café, thể hiện một khía cạnh khác: khán giả quá chán với các trận đấu “cuội”, trong khi “ban tổ chức giải không làm tốt nhiệm vụ, có biểu hiện bao che sai phạm”; “biểu hiện tiêu cực của trọng tài thì ngày càng nghiêm trọng và tinh vi hơn...”. Như nhận định của ông Kiên, vấn đề còn nghiêm trọng ở chỗ: “Các nhà điều hành thừa khả năng nhận biết ra các trận đấu có biểu hiện tiêu cực. Vấn đề là có dám mở mắt nhìn thẳng và xử lý mạnh hay không?” và đến khi thấy bản báo cáo do ban tổ chức phát ra chẳng có nhiều thay đổi so với trước đây: vẫn là những thông tin báo cáo chung chung, với phần gam màu sáng là chủ đạo... thì ông đã quyết định lên tiếng! Thật ra những điều ông Kiên nói chỉ là một hiện tượng xã hội diễn ra ở một lĩnh vực cụ thể là bóng đá, trong khi xã hội có hàng ngàn sự kiện khác cùng song song vận hành. Chính bầu Kiên, như thừa nhận, biết rõ hiện tượng “làm láo, báo cáo hay” của nhà điều hành bóng đá từ lâu nhưng như nhiều “bầu” khác, ông đã im lặng và nín nhịn “sống chung với lũ”. Đến nay, như bỗng có một sức mạnh tiềm tàng, họ cùng vụt lên tiếng chỉ vì họ nhìn thấy một cơ hội mới: Đó chính là việc bầu Kiên đã nhận được yêu cầu của ít nhất 6 CLB đề nghị rời bỏ V-League, tất cả đều sẵn sàng tổ chức một giải vô địch mang tên Super Liga! Sốc mà hay, bóng đá thật dân chủ và sòng phẳng như ước mơ lớn của nhiều người không muốn mãi là “trẻ con lớp 1, lớp 2”, vì họ hiểu rõ “nếu tất cả cùng rút lui, các anh (VFF) sẽ thi đấu với ai?”.
- Nếu cán bộ… quen nghe chửi? (Petrotimes)”Ông nhắc đi nhắc lại với tôi câu nói: “Không giành lại dân, giành lấy niềm tin của dân là mất hết đấy anh ạ!”.“