Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Đã bắt được Dương Chí Dũng: Yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt Dương Chí Dũng

-
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải trình với ông Nguyễn Tấn Dũng về ông Dương Chí Dũng? Yêu cầu giải trình vụ bắt Dương Chí Dũng (BBC 11-9-12) -- Theo một nguồn tin (chưa kiểm chứng, nhưng thường đáng tin cậy) của THD thì Dương Chí Dũng bị bắt ở Hải Phòng, không phải ở Campuchia. Yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt Dương Chí Dũng (VNN 11-9-12) Tóm tắt: Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng đã "chỉ đạo sát sao" vụ bắt DCD thì ông Nguyễn Tấn Dũng phải giải trình với Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống Tham Nhũng, tức là ông Nguyễn Tấn Dũng. (Tôi rất lo ngại cho sức khoẻ của thủ tướng: Triệu chứng của bệnh tâm phần phân liệt(schizophrenia) là hay ngồi lẩm bẩm một mình)

Biểu tượng lãng phí Vinalines (LĐ 11-9-12) - Yêu cầu giải trình vụ bắt Dương Chí Dũng(BBC). – Việt Nam : Ban chỉ đạo chống tham nhũng yêu cầu cung cấp chi tiết vụ bắt Dương Chí Dũng (RFI). – Người làm biết rõ, người chỉđạo lại không biết gì (?!) (Bùi Văn Bồng). – Bài học đắt giá về CÔNG TÁC CÁN BỘ (Trần Đăng Khoa/ BVB). - Vinalines – Chuyện siêu hài và dối trá – Tập 4 (CDCTN).

--Yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt Dương Chí Dũng
TT - Ngày 10-9, theo tin từ văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, hiện có bảy vụ án nghiêm trọng, phức tạp có khó khăn, vướng mắc mà ban chỉ đạo nắm tình hình và đôn đốc xử lý. Ban chỉ đạo yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm báo cáo tình hình khởi tố, điều tra, truy tố... cũng như những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, các cơ quan tố tụng cũng báo cáo rõ thêm về một số nội dung trong các vụ án. Trong đó, về vụ án tham ô tài sản tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, các cơ quan tố tụng có liên quan báo cáo những hành vi phạm tội và người có liên quan trong vụ án cố ý làm trái do Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung ngày 17-5-2012, quá trình triển khai truy bắt bị can Dương Chí Dũng, dự kiến thời gian kết thúc điều tra vụ án chuyển truy tố.

Đối với vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm có hành vi tham nhũng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè (TP.HCM), các cơ quan tố tụng báo cáo về những cơ quan, tổ chức, đơn vị ngân hàng có liên quan trong vụ án; những hành vi phạm tội và người có liên quan dự kiến cần khởi tố điều tra, xử lý.
-VN: Biên độ của cuộc chiến phe phái (BBC 7-9-12) -- P/ Carl Thayer
Đội Kiên Giang phản công: PetroTimes 'tố' ông Đặng Thành Tâm (BBC 6-9-12) -- Bài này có một thông tin thú vị là những vụ lùm xùm (tố cáo, bắt bớ...) xung quanh ông Tâm xảy ra khi ông này đang đi Nga với ông Trương Tấn Sang! Ông Hồ Hùng Anh xuất hiện tại Phủ Chủ tịch sáng 9-8 (TP 8-9-12)

Báo PetroTimes nói bóng nói gió? Nhận diện cách thức lũng đoạn 'dòng chảy tiền' (PetroTimes 8-9-12)
Bóc trần sở hữu chéo và nợ xấu (LĐ 7-9-12)

Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Bí thư Đà Nẵng dọa 'ra đòn' với các ngân hàng (VNN 8-9-12) -- Đâu phải chỉ Kiên Giang & Long An?  Còn Đà Nẵng nữa chứ? -- Ồi giời ơi! Nâng bi ông Thanh đến mức này thì hết cỡ rồi Quan tốt - Dân được nhờ(PetroTimes 8-9-12) -- "Tới Đà Nẵng, tận mắt thấy thành phố nhộn nhịp, rộng rãi, sạch đẹp tràn đầy sức sống mà cảm khái. Người dân ai cũng có “chỉ số hạnh phúc rất cao”, niềm nở tiếp chuyện với khách phương xa"


-Ảnh trên: Ảnh ghép của trang mạng Koh Santepheap Daily 'mô tả' cảnh ông Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia 
Ảnh dưới: Ảnh gốc trên VoiceTW nói về sự kiện nghị sỹ đảng Dân chủ Thái Panich Vikitsreth bị cảnh sát Camphuchia áp giải đến tòa án Phnom Penh hôm 30/12/2010 
Link cho hình dưới: http://news.voicetv.co.th/in-english/1421.html- (Nguồn: vcfboard.com).


Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam vừa tuyên bố bắt được ông Dương Chí Dũng tại một nước ở khu vực Đông Nam Á.

Internet
Hình ảnh ông Dũng lúc bị bắt được phổ biến tên internet với chú thích như sau: Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt giữ tại nơi ẩn náu số 67 đường Oknha Chhun, Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, vào ngày 1/9/2012.Trích nguồn: kohsantepheapdaily.com.kh

-Campuchia không biết vụ bắt ông Dương Chí Dũng?
2012-09-07-Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam vừa tuyên bố bắt được ông Dương Chí Dũng tại một nước ở khu vực Đông Nam Á. Trong lúc nhiều trang mạng trong và ngoài nước loan tin ông này bị bắt tại Campuchia nhưng giới chức cao cấp xứ chùa Tháp lên tiếng từ chối.
Interpol ở Campuchia không được báo cáo?

Sau khi được Việt Nam yêu cầu, Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol đã ra quyết định truy nã quốc tế đối với ông Dương Chí Dũng, 55 tuổi, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), do ông này cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật hình sự.
Các trang mạng điện tử trong và ngoài nước loan tin ông này bị bắt vào ngày 1/9 tại Campuchia, rồi bị áp giải về Việt Nam vào ngày 4/9. Sau đó một ngày, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tuyên bố tại cuộc họp báo rằng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng đã trực tiếp nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bộ tập trung chỉ đạo bắt bằng được ông Dương Chí Dũng.
Mặc dù thông tin chính thức Bộ Công an cho biết ông Dương Chí Dũng đã bị bắt nhưng chi tiết về việc bắt giữ, cũng như nơi mà ông Dũng ẩn trốn trong suốt thời gian qua không được đề cập. Tuy nhiên thông tin trên nhiều trang báo điện tử và trang blog của Việt Nam cho rằng ông Dương Chí Dũng bị bắt ở Campuchia.
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng tại Hội nghị kết nối ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN ngày 07/09/2012. Photo: Quốc Việt/RFA
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng tại Hội nghị kết nối ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN ngày 07/09/2012. Photo: Quốc Việt/RFA
Nhiều trang mạng còn nói Việt Nam – Campuchia trước sau là một, hợp tác đôi bên có lợi. Có lẽ vì quá gấp gáp nên ông Dũng quên đi nước láng giềng Campuchia không phải là nơi an toàn cho riêng ông và những người bất đồng chính kiến đào thóat từ Việt Nam.
Mặc dù thông tin cả trong và ngoài Việt Nam đều nói ông Dũng bị bắt tại Campuchia nhưng chính Phnom Penh lên tiếng với RFA rằng những thông tin ông Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia thiếu cơ sở và không chính xác.
Ông Keo Vanthan, Giám đốc Văn phòng Interpol Campuchia; ông Sok Phal, Phó trưởng cơ quan Cảnh sát Hoàng gia Campuchia; ông Kirth Chantharith, Phát ngôn viên của lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Campuchia; ông Khiev Sopheak, Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Hoàng gia Campuchia và ông Touch Narath, Cảnh sát trưởng Phnom Penh đều lên tiếng không xác nhận tin tức về việc Campuchia bắt được ông Dũng đưa về Việt Nam.
Ông Kirth Chantharith, người phát ngôn của lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Campuchia nói bình thường vụ án xảy ra ở xứ này ông đều nhận được báo cáo nhưng đối với thông tin ông Dương Chí Dũng bị bắt thì không biết. Ông nói:
“Trường hợp bị truy nã quốc tế là phải có hồ sơ đề nghị truy nã, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Interpol. Trong đó phải chứng minh nghi phạm có tội gì, thuộc loại hồ sơ nào. Sau khi bị bắt, Interpol sẽ thực thi đúng theo Luật pháp của nước đề nghị và quốc tế. Riêng vấn đề ông Dương Chí Dũng bị bắt ở đây, tôi không nhận được báo cáo, và cũng không biết.”
Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol là một tổ chức thi hành luật quốc tế được thành lập vào năm 1923. Tổ chức này bao gồm 187 thành viên, tất cả là lực lượng cảnh sát của các quốc gia thành viên, nhằm phối hợp các nước lại với nhau để giải quyết những khó khăn, trở ngại trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm người nước ngoài.
Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện các tội phạm như rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, vũ khí, chống tội phạm công nghệ cao, chống tội phạm có tổ chức, chống khủng bố…
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia chỉ biết tin qua internet?
Đến nay, giới trí thức và nhà quan sát Campuchia vẫn coi Chính phủ xứ chùa Tháp chịu ảnh hưởng lớn từ Việt Nam. Có rất nhiều trường hợp người tỵ nạn chính trị Việt Nam bị bắt đưa về nước.
Tháng 4 năm 2002, Thượng Tọa Thích Trí Lực trốn sang Campuchia và được Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cấp giấy công nhận quyền tỵ nạn chính trị. Tháng 7 năm 2002, Thượng Tọa Thích Trí Lực bị công an Việt Nam hợp lực với cảnh sát Campuchia bắt cóc từ Phnom Penh đưa về nứơc xét xử và bị kêu án 18 tháng tù trong một phiên tòa xử kín năm 2003.
Ông Nguyễn Nam nhận xét: “Chúng ta đều biết, ông Dũng ăn hối lộ bao nhiêu nhưng cuối cùng ông ấy vẫn ra đi được. Luật pháp Việt Nam rất gắt gao trước khi bắt một tội phạm nào, đối với trường hợp không phải như ông Dương Chí Dũng ấy thì người ta giữ lại rồi. Còn ở đây, không biết lý do nào mà có thể trốn đi. Theo tôi nghĩ chắc phải bị bắt ở Campuchia.”
Quay lại chuyện ông Dương Chí Dũng, có thông tin Cảnh sát Hoàng gia Campuchia đã làm thủ tục bàn giao ông Dũng để di lý về Việt Nam vào ngày 4/9/2012.
Tuy nhiên thông tin trên đã bị Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia bác bỏ. Đại sứ Việt Nam Ngô Anh Dũng trả lời phóng viên RFA vào sáng ngày 7/9 rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia không nhận được thông tin liên quan vụ án ông Dương Chí Dũng.
Bên cạnh có tin Campuchia và Việt Nam làm thủ tục bàn giao ông Dũng về nước nhưng phía Sứ quán Việt Nam nói không biết chuyện này.
Còn người phát ngôn Lê Minh Ngọc cho biết: “Hiện nay, thông tin thì tôi chỉ đọc trên mạng công khai nhưng không có thông tin gì từ Bộ Nội vụ cả. Họ chỉ nói lực lượng chức năng đã bắt được ông Dương Chí Dũng nhưng không nói cụ thể là bắt ở đâu và bắt được ông Dương Chí Dũng như thế nào. Đến thời điểm này vẫn chưa nhận được thông tin liên quan…có thể thông tin này đến chậm?”
Ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải vào tháng 2 năm 2002 nhưng cảnh sát điều cho rằng ông này có sai phạm lúc làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Trước khi cơ quan điều tra tiến hành lệnh bắt giam vào ngày 17/5/2012, ông Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và người ta nghi ngờ rằng chính cơ quan công quyền Việt Nam giúp cho Dũng trốn để tránh liên lụy tới nhiều người khác trong bộ máy.
Sau khi bắt được ông Dương Chí Dũng, công an Việt Nam đã khuyến khích những ai đã bao che cho ông Dũng chạy trốn hãy ra đầu thú để đựơc nhà nước khoan hồng.

Báo chí nước ngoài nhận định về vụ bắt giữ Dương Chí Dũng
Liên tiếp 3 vụ bắt giữ trong 1 thời gian ngắn khẳng định Việt Nam đang kiên quyết bài trừ nạn tham nhũng trong bối cảnh..
Vụ Dương Chí Dũng: Tiết lộ về ông cựu Chủ tịch Vinalines (TP 6-9-12)

TP - Thông tin bắt ông Dương Chí Dũng phát ra đúng ngày các bên liên quan bàn kế hoạch khai thác ụ nổi No83M tại trụ sở Bộ GTVT. Tuy nhiên, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, vẫn chưa có phương án nào khả dĩ nào được đưa ra trong cuộc họp sáng 5-9.

Ụ nổi 83M .

Chiều cùng ngày, trao đổi với người phụ trách Cục Hàng hải Việt Nam Đỗ Hồng Thái về thông tin bắt nguyên lãnh đạo cao nhất Cục này, ông Thái nói: “Phần việc còn lại là của cơ quan chức năng. Trong ngày hôm nay, Cục chưa được cơ quan chức năng thông báo gì cả. Việc uý lạo các cán bộ, nhân viên trong ngành hàng hải, chúng tôi đã làm từ mấy tháng trước”.

Trước đó, trước khi bị bắt tạm giam mấy tiếng, nguyên Tổng GĐ Vinalines Mai Văn Phúc từng tiết lộ cho Tiền Phong về việc điều hành của cựu Chủ tịch HĐQT (sau này là Hội đồng thành viên) Dương Chí Dũng giai đoạn mua ụ nổi No83M: “Có đợt một tháng ông Dũng vắng 20 ngày mà không biết đi đâu. Nhiều khi muốn lấy ý kiến HĐQT, các thành viên phải gửi fax để chủ tịch lấy làm cơ sở ký quyết định. Toàn phải gọi điện thoại đi tìm, có khi phải đến nhà hàng nào đó để chủ tịch ký” – ông Phúc nói.

Thời điểm đó, ông Phúc cũng lý giải việc mua ụ nổi: “Việt Nam hiện đang có trên 8.000 tàu to, nhỏ. Mỗi một năm phải mang đi sửa chữa ở nước ngoài tốn bao nhiêu tỷ USD. Tại sao không sử dụng những đồng tiền ấy bằng cách sửa chữa, bảo dưỡng ở trong nước, trong khi năng lực sửa chữa của Vinalines rất cao. Mua ụ nổi về là để làm việc này. Không hiểu sao, sau này Vinalines không muốn đưa ụ nổi - một dự án chiến lược và hiệu quả vào sử dụng. Nếu tôi còn điều hành thì nó hoạt động từ lâu và sinh lời rồi”.

Trong cuộc trao đổi, PV Tiền Phong đặt vấn đề các cán bộ lãnh đạo Vinalines nhận “phết, phẩy” bao nhiêu qua thương vụ ụ nổi, ông Phúc phân trần: “Làm gì có chuyện đó. Tất cả các khâu phê duyệt đều đúng nguyên tắc, ban bệ xét đàng hoàng”.

Trong năm 2010, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Vinalines Dương Chí Dũng (có giai đoạn kiêm nhiệm 2 chức vụ này) từng tuyên bố khát vọng với báo chí là phát triển đội tàu biển hùng mạnh vượt đại dương tới Hoa Kỳ.

Trước đó, năm 2007, Vinalines từng đề xuất với Bộ GTVT tham gia dự án đường tàu điện trên cao Hà Nội-Hà Đông. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn muốn phối hợp với Tổng Cty Xây dựng Công trình Giao thông 4 và Cty Thương mại - Du lịch Nam Cường thực hiện dự án đầu tư xây dựng và khai thác tuyến đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng...
Đình Thắng


- - Bắt được Dương Chí Dũng – Ai mừng, ai lo? (DT).
- “Tiền sử thua lỗ” và con đường quan lộ của Dương Chí Dũng (NĐT). - Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt! (ĐĐK). - Những vụ bắt giữ gây chấn động trong tháng ngâu (Zing). - Báo chí nước ngoài nhận định về vụ bắt giữ Dương Chí Dũng (CafeF).
Tướng Thước đặt nghi vấn về việc Dương Chí Dũng trốn thoát

(GDVN) - “Một con người như Dương Chí Dũng mà được đưa vào vị trí lãnh đạo cao thì hoàn toàn không đúng quy trình về công tác cán bộ”, tướng Thước nói.


Dương Chí Dũng bỏ trốn là có vấn đề ở “mắt xích” nào đó

PV: Trước khi bắt được Dương Chí Dũng có nhiều thông tin cho rằng ông Dương Chí Dũng đã bị sát hại. Theo ông, tại sao lại xuất hiện những thông tin kiểu như thế này?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Đối với những tin “hỏa mù” kiểu như vậy thì mình phải theo dõi xem đối tượng tung tin đó nhằm mục đích gì. Tôi không muốn nói về vấn đề này và cũng không dự đoán một khía cạnh nào cả vì chưa có cơ sở mà phải căn cứ vào thực tế: Tại sao Dương Chí Dũng lại trốn được? Quan trọng nhất là phải làm rõ vấn đề này.

Lâu nay, dư luận đặt câu hỏi làm cách gì mà Dương Chí Dũng trốn được ngay trước khi cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt. Có lẽ vấn đề đó để sau này khi sự việc được làm sáng tỏ thì các nhà chức trách liên quan sẽ trả lời thỏa đáng với dư luận. Tôi nghĩ rằng có vấn đề ở mắt xích nào đấy cần phải được làm rõ. Áp lực bây giờ là buộc các nhà chức trách phải tìm cho được mắt xích ấy như thế nào. 



-Thủ tướng yêu cầu làm rõ những người bao che, tiếp tayTiền Phong Online TP - Trả lời báo chí liên quan việc bắt giữ ông Dương Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Việc thanh tra, tiến hành điều tra, khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đặc biệt đối với ông Dương Chí Dũng đều được chỉ đạo theo đúng pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo rất sát ngay từ đầu.


Khi quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt đối với ông Dương Chí Dũng cũng được Thủ tướng chỉ đạo theo đúng pháp luật.

Tuy nhiên, do việc thực hiện kế hoạch của Bộ Công an chưa chặt chẽ nên ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan công an đã kêu gọi ông này ra đầu thú nhưng không được nên đã phát lệnh truy nã và đã bắt được.

Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, ngay sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu Bộ Công an tập trung chỉ đạo để bắt bằng được ông Dũng.

Suốt quá trình đó cho đến nay, Thủ tướng chỉ đạo rất sát theo đúng quy định pháp luật với tinh thần mọi người đều công bằng trước pháp luật; không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào. Những cá nhân nào vi phạm pháp luật sẽ tiếp tục bị xử lý nghiêm.

Trả lời câu hỏi về việc làm rõ những người tiếp tay cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: “Ngay khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng đã chỉ đạo làm rõ những người đã bao che, tiếp tay cho việc bỏ trốn của ông Dương Chí Dũng. Lực lượng công an cũng kêu gọi những ai đã tham gia tiếp tay, bao che cho ông Dương Chí Dũng trong quá trình vừa qua thì tốt nhất nên tự thú để được hưởng khoan hồng”.

Làm rõ người bao che cho Dương Chí Dũng bỏ trốnVNMedia
Ai đứng sau Dương Chí Dũng phá đất nước? (Cầu Nhật Tân). Chuyện Vinalines đã be bét như vậy mà gần đây Thủ tướng vẫn chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông Vận tải nghe cơ quan này trình bày đề án đầu tư thêm 100.000 tỉ đồng cho Vinalines. Sau đó, Thủ tướng lại rêu rao là “quyết bắt bằng được Dương Chí Dũng”. Thực tế, việc bắt họ Dương vừa qua lại do lực lượng đối lập với Thủ tướng thực hiện. Cần nhắc lại một sự thật không thể chối bỏ là dưới sự lãnh đạo, quản lý và trong phạm vi trách nhiệm của Thủ tướng, hai cái Vina (Vinalines + Vinashin) đã xơi của đất nước ta gần 7 tỉ USD.

Dương Chí Dũng từng kinh qua các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, Cục trưởng Cục hàng hải đã bị bắt ngày 3/9/2012 tại Campuchia. Việc ông này trốn thoát ngay trước khi cơ quan chức năng tống đạt quyết định bắt giam đang đặt ra câu hỏi lớn đối với lãnh đạo Bộ Công an.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ (caravat đỏ), Thứ trưởng Bộ CA “thăm” Vinalines dịp Tết vừa qua: 
.
.
Đảng viên ưu tú và những cú “ảo thuật” nghìn tỉ
Năm 2011, ông Dương Chí Dũng được trên gắn mác Đảng viên ưu tú, đại diện cho ngành GTVT đi dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Chỉ trong thời gian ngắn từ 2007, bằng nhiều thủ đoạn và được hệ thống quan trên đỡ đầu, quan tham này đã tham ô và phá khoảng gần 50.000 tỉ đồng (tương đương gần 2,5 tỉ USD). Giữa năm 2011, Tổng thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định thành lập đoàn Thanh tra 5 tập đoàn nhà nước trong đó có Vinalines. Trong thời gian thanh tra, Đoàn Thanh tra CP phát hiện nhiều sai phạm ở Vinalines và đã kịp thời báo cáo bằng văn bản lên Tổng thanh tra CP, Bộ  quản lý ngành (Bộ GTVT), Thủ tướng.
Lúc này, ông Dương Chí Dũng vẫn đang tại chức (Chủ tịch HĐQT Vinalines).
Theo Thanh tra Chính phủ, ngoài những sai phạm trong phát triển đội tàu, công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines giai đoạn 2007 – 2010 còn xuất hiện những lỗ hổng lớn, đặc biệt là trong quá trình đầu tư xây dựng cảng, nhà máy sửa chữa tàu biển.
Đặc biệt, vào tháng 6/2007, Vinalines phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có hạng mục mua và lắp đặt 1 ụ nổi cũ No83M có sức nâng 25.000 tấn. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự kiến cho ụ nổi này là hơn 14 triệu USD, bao gồm chi phí sửa chữa tại nước ngoài và chi phí vận chuyển về VN. Nhưng sau đó, Vinalines quyết định tự đưa về VN và giao cho Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines sửa chữa. Tuy nhiên, giá đưa ụ nổi này về VN đã là 13,5 triệu USD, quá trình sửa chữa tiêu tốn thêm hàng trăm tỉ đồng. Chưa hết, ụ nổi này được xác định là đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định.
Trước đó, khi có mặt tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ đầu tháng 8/2010, thời điểm cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị cơ quan công an khởi tố, ông Dương Chí Dũng được giao nhiệm vụ làm rõ hơn về quá trình tiếp nhận các đơn vị được chuyển giao khi Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy tiến hành tái cơ cấu. Trả lời báo chí, ông Dũng từng khẳng định: “Chúng tôi sẽ có cách làm bài bản hơn”, “chỉ nhận nợ sau khi đã kiểm toán”… Tuy nhiên sự việc sau đó xảy ra thì ai cũng đã biết. Như vậy, vụ mua ụ nổi No 83M là một cố ý sai phạm rõ ràng.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đánh tháo cho Dương Chí Dũng
Tháng 8/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhậm chức. Tháng 9/2011, Bộ trưởng Thăng làm việc với Vinalines và nhận thấy sự nghiêm trọng trong các nội dung mà Thanh tra Chính phủ đang làm rõ. Đinh Bộ trưởng, lấy cớ Tổng Công ty này đang mất đoàn kết, đã ký tờ trình lên Thủ tướng, các Bộ liên quan đề xuất đưa ông Dũng về làm Cục trưởng Hàng hải, thủ trưởng của đơn vị có chức năng quản lý nhà nước trong chính lĩnh vực mà ông Dũng đang phá. Sau đó, Bộ GTVT và Bộ Nội vụ có văn bản trình Ban cán sự Đảng Chính phủ và đã được chấp thuận.
Các quan cần biết rằng Tổng công ty 91 (trong đó có Vinalines) do Thủ tướng trực tiếp quản lý và điều hành. Về chức vụ Đảng, sau khi được bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải, ông Dũng chỉ được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy Cục (đảng bộ cấp cơ sở), còn trước đó ông Dũng đang là Ủy viên Thường vụ đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương (tương đương với cấp tỉnh) và làm Bí thư Đảng ủy Vinalines (đảng bộ cấp trên cơ sở). Việc chuyển ông Dũng đi làm Cục trưởng như vậy thực chất là hạ cấp. Nếu lấy cớ là mất đoàn kết, ông Thăng có dám công khai ông Dũng đã mất đoàn kết với ai không? Trên cơ sở nào, dựa vào đâu mà ông Thăng đưa ra cái cớ này (trong khi cả dàn lãnh đạo Vinalines đều bị bắt).
Ngoài ông Đinh La Thăng, còn những ai khác bảo kê cho Dương Chí Dũng
Ngày 23/12/2011, Bộ GTVT có Tờ trình số 8794/TTr-BGTVT gửi Ban cán sự Đảng Chính phủ. Ngày 26/12/2011 Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương có Văn bản số 429-CV/ĐUK về công tác cán bộ của Vinalines, trong đó nêu rõ Ban Thường vụ Đảng uỷ thống nhất với chủ trương của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc điều động và bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.
Một người được bổ nhiệm bao giờ cũng phải có trong quy hoạch, kể cả ngày mai làm quy trình thì hôm nay anh ta cũng phải có trong quy hoạch, trước khi đưa ra làm lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thể trong trường hợp này, Ban cán sự Đảng Bộ GTVT phải đưa ông Dũng vào quy hoạch rồi mới triển khai lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc (Vinalines), sau đó mới đến Cục Hàng hải. Đối với các Tổng công ty 91 như Vinalines, Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định. Trách nhiệm của Bộ này thể hiện rõ trong Tờ trình số 07/TTr-BNV mà  Bộ  Nội vụ đồng ý với đề xuất đánh tháo cho Dương Chí Dũng.
Sau khi Bộ Nội vụ có Tờ trình số 07/TTr-BNV về công tác nhân sự tại Vinalines, ngày 06/02/2012, Thủ tướng có Quyết định số 142/QĐ-TTg về việc ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch HĐTV Vinalines để Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm Cục trưởng Cục HHVN. Cũng trong ngày này, Bộ trưởng Bộ GTVT có Quyết định số 221/QĐ-BGTVT về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục HHVN. Mọi quyết định đều nhanh đến mức trẻ con cũng buộc phải nghĩ rằng các quyết định trên đã được soạn sẵn cùng thời gian (nhất là trong nền hành chính trì trệ như ở Việt Nam).
Thủ tướng nói gì đây?
Theo Nghị định 42/CP về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quyết định mua sắm có trị giá 200 tỉ đồng trở lên (như dự án mua tàu) thuộc dự án nhóm A, phải được sự chấp thuận của Chính phủ. Thêm nữa, trong số 73 tàu cũ mà Vinalines mua lại để kinh doanh với tổng vốn đầu tư lên đến gần 23.000 tỉ đồng, ba dự án sửa chữa tàu biển mà Vinalines góp vốn đầu tư ở Công ty TNHH Vinalines – Đông Đô (Hải Phòng), Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam (Vũng Tàu) và Công ty cổ phần Sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines (Quảng Ninh) đều là những dự án không có trong kế hoạch phát triển đã phê duyệt của Vinalines và càng không có trong quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy.
Không còn gì để nói thêm
Chuyện Vinalines đã be bét như vậy mà gần đây Thủ tướng vẫn chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải nghe cơ quan này trình bày đề án đến năm 2020 đầu tư thêm 100.000 tỉ đồng cho Vinalines. Sau đó, Thủ tướng lại rêu rao là “quyết bắt bằng được Dương Chí Dũng”. Thực tế, việc bắt họ Dương vừa qua lại do lực lượng đối lập với Thủ tướng thực hiện. Một sự thật không thể chối bỏ cần nhắc lại là dưới sự lãnh đạo, quản lý và trong phạm vi trách nhiệm của Thủ tướng, hai cái Vina (Vinalines + Vinashin) đã xơi của đất nước ta gần 7 tỉ USD.
.


. - ‘Có lãnh đạo suy thoái’ (BBC). – Lược sử về Dương Chí Dũng (Bùi Văn Bồng). -  Bộ trưởng Công an trả lời chất vấn vụ Dương Chí Dũng (VTC).

--DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐÃ BỊ BẮT TẠI CAMPUCHIA HÔM 3/9/2012

Tiếp theo tuyên bố mạnh mẽ nhất của ông Nguyễn Phú Trọng sáng hôm qua: cần phải loại bớt một số cán bộ, ngay sáng nay 5/9/2012, được sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ CA, lãnh đạo Tổng cục 6 vừa công bố tin đã bắt được Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Cục Hàng hải, sếp cũ của Vinalines). Được biết Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia ngày 3/9/2012 (theo tin riêng của chúng tôi) và đang được Interpol làm thủ tục di lý về Việt Nam. Hồi tháng 5/2012, Dương Chí Dũng bị truy nã và đã trốn sang Campuchia bằng đường bộ. Bị can này có mối quan hệ đặc biệt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Để hoàn tất mọi thủ tục và đảm bảo di lý an toàn tuyệt đối bị can này về đến Việt Nam, hiện Bộ CA vẫn phải đề phòng các thế lực ngầm giở quẻ nên tạm thời chưa công khai tên quốc gia mà Dũng bị bắt. Rồi đây sẽ có nhiều chuyện để bàn xung quanh ai đã giúp Dũng chạy trốn, xung quanh Tờ trình số 8794/TTr-BGTVT của Bộ GTVT, Tờ trình số 07/TTr-BNV của Bộ Nội vụ và xung quanh Quyết định số 143/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó ngày 19-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng.
Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan công an các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện.
Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà.
Ngày 18-5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan công an các địa phương để truy bắt.
Cùng bị khởi tố với ông Dương Chí Dũng còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội – phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa – phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).
Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM – tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa – phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa – giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.
Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, các bị can này còn nâng khống khối lượng sắt hàn trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản của Nhà nước.
Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút tiền và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.

- Xử lý tội phạm thâu tóm ngân hàng: Không có vùng cấm (VnEco). – ‘Chính phủ đã lường tác động khi bắt bầu Kiên’ (VNE). – Chính phủ: Nếu có cá nhân hay tổ chức nào bị bắt giữ sẽ không để ảnh hưởng như ở ACB (CafeF).
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng lệnh bắt bằng được Dương Chí Dũng"-(GDVN) - “Việc bắt được Dương Chí Dũng là một bước tiến lớn trong quá trình điều tra chứ chưa phải là đã kết thúc”, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Tôi nhận được tin qua một nhà báo nhưng lúc đó tôi đang họp nên sau đó tôi đã xem lại trên một báo điện tử. Không chỉ tôi mà rất nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề ông Dương Chí Dũng bỏ trốn”.

Nói về những lo ngại trước đây về việc không bắt được Dương Chí Dũng thì sẽ khó khăn trong việc điều tra các sai phạm tại Vinalines, ông Đỗ Mạnh Hùng cho biết: “Việc bắt được Dương Chí Dũng là một bước tiến lớn trong quá trình điều tra chứ chưa phải là đã kết thúc. Còn rất nhiều quy trình khác trong quá trình điều tra để xác định và xử lý sao cho đúng với mức độ vi phạm”.

“Việc Bộ Công an bắt được Dương Chí Dũng, tôi đánh giá đó là một sự cố gắng lớn của các cơ quan chức năng”

“Việc Bộ Công an bắt được Dương Chí Dũng, tôi đánh giá đó là một sự cố gắng lớn của các cơ quan chức năng”, ông Hùng cho biết.

Đánh giá về việc bắt được bị can Dương Chí Dũng, GS, TS. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Tôi cũng như nhiều người dân đánh giá cao lực lượng công an đã bắt được bị can Dương Chí Dũng, đưa về phục vụ công tác điều tra. Có nhân vật này chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho quá trình điều tra”.

Ông Thuyết cho rằng: “Cơ quan công an chắc chắn đã nắm rõ được các chứng cứ của vụ án và những lời khai của Dương Chí Dũng. Tuy nhiên tôi cho rằng cho đến thời điểm trước khi bị can này bỏ trốn, ông ta chưa phải là tội phạm. 

Lúc đó ông ta vẫn còn là lãnh đạo của Vinalines, sau đó là Cục trưởng Cục Hàng hải nên việc trả lời những câu hỏi về Vinalines chắc chỉ đáp ứng được một phần nào yêu cầu của công tác điều tra. Như vậy khó có thể nói là đã có đầy đủ lời khai của ông này.

Có thể nói việc bắt được Dương Chí Dũng sẽ góp phần đắc lực vào quá trình điều tra làm rõ những sai phạm tại Tổng công ty nhà nước này dưới thời ông ta còn làm lãnh đạo. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cách đây không lâu, Thủ tướng đã chỉ đạo là phải bắt bằng được Dương Chí Dũng. Nếu Dương Chí Dũng không quan trọng thì sao phải chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng?

Khi đã bắt được và có thêm lời khai của Dương Chí Dũng thì vấn đề trách nhiệm của những người liên quan đến việc bổ nhiệm cũng như tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn sẽ được các cơ quan chức năng phán xét sau”.


"Những người liên quan đến việc bổ nhiệm cũng như tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn sẽ được các cơ quan chức năng phán xét sau”

Trước đó, sáng 22/5, tại buổi họp báo, nói về quyết định truy nã ông Dương Chí Dũng, Đại tá Trần Duy Thanh - Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng cho biết: “Chiều 17/5, sau khi ra quyết định khởi tố mà không có mặt anh Dũng ở nơi cư trú và nơi làm việc, chúng tôi xác định bị can đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã. Nếu bị can trốn ra nước ngoài, chúng tôi sẽ phối hợp với Interpol để ra lệnh truy nã quốc tế”. 

“Nếu không bắt được ông Dũng, việc điều tra sẽ gặp khó khăn song không ảnh hưởng nhiều tới việc điều tra vụ án vì còn căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, bằng chứng khác… Còn với CQĐT, ngoài hành vi mua tàu, nếu trong quá trình điều tra, có những sai phạm khác đủ căn cứ khởi tố, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra mở rộng”, Đại tá Thanh nói.

Đến chiều 14/6 vừa qua, trong phiên chất vấn Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Trần Đại Quang, Đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng chính là người đã chất vấn lý do ông Dương Chí Dũng bỏ trốn. 

Trả lời cho câu hỏi chất vấn này, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết: "Lực lượng công an đã triển khai rất khẩn trương những biện pháp truy bắt, truy nã đối tượng này.
Thông qua công tác nghiệp vụ, cơ quan CSĐT của Bộ công an đã phát hiện ông Dương Chí Dũng cùng một số cá nhân khác có những dấu hiệu vi phạm tội cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng. Ông Dương Chí Dũng cũng đã thừa nhận sai phạm này với cơ quan điều tra.
Căn cứ vào những tài liệu chứng cứ thu được và quy định của Đảng và nhà nước về quản lý cán bộ và những quy định của pháp luật, cơ quan CSĐT đã báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép khởi tố bắt khám xét ông Dương Chí Dũng và cá nhân có liên quan để điều tra làm rõ.
Sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, ngay trong buổi chiều ngày hôm đó (ngày 17/5 - PV), rất nhanh, chỉ trong vài chục phút, cơ quan cảnh sát điều tra đã triển khai các tổ công tác đến để thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Dương Chí Dũng và các đối tượng liên quan".
Tuy nhiên “bị can Dương Chí Dũng không có ở cơ quan và không có ở nhà, cơ quan cảnh sát điều tra đã yêu cầu gia đình mời ông Dũng về để làm việc nhưng sau khi xác minh thấy ông này đã bỏ trốn, đã động viên gia đình vận động ông Dương Chí Dũng ra đầu thú làm việc với cơ quan điều tra, nhưng không có kết quả.
Ngay sau đó cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc đồng thời phối hợp với các tổ chức cảnh sát quốc tế, cơ quan phòng chống tội phạm các nước có liên quan để truy bắt ông Dương Chí Dũng nếu như ông này đã trốn ra nước ngoài”, Bộ trưởng nói.
“Chúng tôi cũng đã chỉ đạo cơ quan CSĐT làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, xem có lộ, lọt thông tin hay không? Nếu có thì phải điều tra xử  lý theo pháp luật. Đồng thời chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc về các biện pháp công tác nghiệp vụ, mặt dù theo quy định của pháp luật trước khi khởi tố bị can có lệnh bắt và khám xét đối với ông Dương Chí Dũng thì chưa  được áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật".
Tại đây, Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng kiến nghị Quốc hội và các cơ quan có chức năng khi nghiên cứu và sửa đổi Luật tố tụng hình sự và Luật phòng chống tham nhũng cho phép cơ quan điều tra được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết và được tiến hành điều tra bí mật đối với những cá nhân đã có những chứng cứ, có những dấu hiệu phạm tội tham nhũng để tránh tình trạng có những đối tượng tìm cách bỏ trốn…
(GDVN)"Chẳng phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng lệnh bắt bằng được Dương Chí Dũng"
*******************

Bình luận về vụ bắt Dương Chí Dũng (BBC 5-9-12)Bình luận về vụ bắt Dương Chí Dũng

Vụ bắt cựu cục trưởng hàng hải và cựu chủ tịch Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines Phạm / Dương  Chí Dũng đặt câu hỏi liệu việc xử lý tình huống này báo hiệu điều gì trong thời gian tới đây.
Ông Dương Chí Dũng
Vụ bắt ông Dũng được cho là cách 'kiểm soát thiệt hại' của thủ tướng
Trong vụ Vinashin trước đó, một nguyên trưởng phòng và một nguyên tổng giám đốc thuộc hai công ty con khác nhau hiện vẫn còn đang bỏ trốn.
Ông Dũng bị bắt chỉ hai tuần sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong một phiên họp về tham nhũng rằng phải "bắt bằng được" vị cựu lãnh đạo Vinalines.
Vị thủ tướng cũng được báo chí dẫn lời nói ông Dương Chí Dũng "từng nắm giữ nhiều chức vụ, được bầu làm đại biểu dự Đại hội Đảng XI" và nói thêm:
"Tất cả chức danh, vị trí công tác ấy đã được các cấp có thẩm quyền về cán bộ thẩm tra với thủ tục dày đặc, thế mà vẫn lọt sai phạm."
'Sức ép lên thủ tướng'
Mặc dù Việt Nam luôn bác bỏ sự liên quan của các vụ án lớn tới chính trị, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện quốc phòng Úc nói đây là điều "không tránh khỏi".
Ông nói các nước phát triển như Úc có hệ thống tư pháp độc lập và người đứng đầu ngành tư pháp có thể đưa ra các quyết định mà không cần phải nhìn ngó tới các chính trị gia.
Nhưng điều này chưa xảy ra tại Việt Nam và cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay cũng nhuốm màu chính trị.
Giáo sư Thayer xem việc bắt ông Dũng là động thái "kiểm soát tác hại" của chính thủ tướng Việt Nam và khó có khả năng việc chống tham nhũng sẽ đi xa hơn so với trước đây.
"Những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.
"Các nhà lãnh đạo Đảng ở Việt Nam luôn nói, mặc dù chỉ nói suông, họ sẽ truy cứu những người tham nhũng bất kể họ giữ chức vụ cao tới đâu.
"Nhưng họ luôn dừng ở các cấp thấp hơn nhiều so với ủy viên bộ chính trị, có thể là đến cấp thứ trưởng hoặc ủy viên trung ương nhưng không bao giờ lên mức cao hơn thế."
Mặc dù vậy, ông Thayer nói Thủ tướng Dũng đang chịu "sức ép rất lớn" vì đã để tồn tại một môi trường kinh doanh lỏng lẻo cho dù ở các tổng công ty hay trong ngành ngân hàng.

'Tư duy sai lầm'

Trong khi đó bình luận từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói việc ông Dũng bị bắt là tín hiệu tốt nhưng nó không có ý nghĩa quá lớn trong việc chống tham nhũng nói riêng và các thay đổi tích cực trong xã hội nói chung:
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng việc bắt được ông Dũng là một dấu hiệu tốt cho việc trừng trị những kẻ tham nhũng và dư luận trong thời gian vừa qua cũng nêu lên rất nhiều có ai bao che, vẽ đường cho ông Dũng này chạy hay không.
Hình từ trang web của Vinalines
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói 'tư duy sai lầm' của Đảng Cộng sản đã 'đẻ ra' Vinashin và Vinalines
"Tôi nghĩ việc bắt được ông đó thì nó sẽ phanh phui ra đường dây vẽ đường cho ông Dũng như vậy nếu chuyện đó là thực.
"Và nếu làm được thế và làm được rạch ròi ra thì sẽ là điều tốt nói chung cho xã hội."
Mặc dù vậy, vị tiến sỹ cũng nói thêm: "Tuy nhiên để nói rằng một cái việc của ông Dũng mà giải quyết được một bước rất lớn để giải quyết vấn đề chống tham nhũng thì hơi quá vì đấy dẫu sao vẫn chỉ là một vụ việc, một trường hợp.
"Còn gốc rễ của vấn đề tham nhũng mà chưa đụng đến thì cũng chẳng giải quyết được nhiều lắm.
"Tôi nghĩ rằng nếu mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đường lối của mình về mặt kinh tế, vẫn coi rằng nhà nước phải trực tiếp làm kinh tế thông qua các tập đoàn, các tổng công ty và coi đó là sức mạnh vật chất của mình để điều khiển xã hội, dùng các tập đoàn, các tổng công ty như thế làm công cụ thì hết Vinashin và Vinalines thì lại đến Vinashin và Vinalines khác.
"…bản thân cái cơ chế đấy, bản thân tư duy sai lầm đấy nó đẻ ra những Vinashin và Vinalines và những ông Dũng như thế này."

'Sức ép xã hội'

Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng nói ông không hy vọng Đảng Cộng sản sẽ tự thay đổi mà cần phải có sức ép lên đảng từ phía xã hội, khối doanh nghiệp và người dân nói chung.
Vị tiến sỹ cho rằng việc thay đổi và cho phép cạnh tranh chính trị là vì lợi ích của chính đảng cầm quyền hiện nay.
Ông nói điều mà ông gọi là "tham nhũng đại trà và rộng khắp" ở Việt Nam chỉ có thể được giải quyết bằng việc minh bạch hóa trong đó có đòi hỏi phải có tự do báo chí.
Trong khi đó Giáo sư Carl Thayer lại có vẻ cho rằng khối doanh nghiệp nhà nước đang bao trùm khắp nền kinh tế là chỗ dựa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đối thủ chính trị của thủ tướng sẽ phải dè chừng sức mạnh của khối này khi tấn công ông.
Ông Thayer cũng nói các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn muốn giữ ổn định và sẽ không có chuyện các quan chức chóp bu hay các ủy viên bộ chính trị phải trả giá bằng chiếc ghế của họ.
Một trong các lý do là Việt Nam không muốn các nhà đầu tư phát hoảng gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Nhưng ông cũng nói chính các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ là nạn nhân sắp tới của chiến dịch thanh lọc kinh tế hiện nay khi những khoản lỗ lớn tại các liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài bị nhắm tới.
Ông nói đối tác Việt Nam trong những liên doanh như vậy có nhiều khả năng sẽ đẩy trách nhiệm sang phía nước ngoài.
Còn Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng không nên hình sự hóa việc quản lý kinh doanh vì các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân đều phải đối mặt với "rủi ro và lỗ lã".


  'Ai bao che ông Dương Chí Dũng nên sớm tự thú' (VnEx 5-9-12) --Vietnam arrests former chairman of giant state-owned shipping company (AP WP 5-9-12) -- Có tin là ông này bị bắt ở Campuchia Vietnam Arrests Former Shipping-Company Boss (WSJ 5-9-12) -
TBT Trọng: ‘Có lãnh đạo suy thoái’
Thủ tướng 'chỉ đạo' bắt Dương Chí Dũng
Dương Chí Dũng bị bắt 'ở nước ngoài'
Tiết lộ về ông cựu Chủ tịch Vinalines

Vợ ông Dương Chí Dũng: ’Buồn riêng tôi giữ một mình’...
Bắt Bầu Kiên và Dương Chí Dũng: "Không có bất kỳ vùng cấm nào"
Vụ Dương Chí Dũng bị bắt: Việc bỏ trốn có thêm nặng tội?

Đã bắt được Dương Chí Dũng
Thủ tướng: Phải bắt bằng được Dương Chí Dũng
Vụ Dương Chí Dũng: Truy "trách nhiệm im lặng" của Thanh tra Chính phủ
Bộ trưởng trả lời về vụ Dương Chí Dũng
Chưa có tài liệu cho thấy Dương Chí Dũng bỏ tiền để thoát thân
- Không có vùng cấm trong vụ bắt Dương Chí Dũng (TT).- Dương Chí Dũng bị bắt ‘ở nước ngoài’ (BBC). – Nguyên cục trưởng cục Hàng hải Dương Chí Dũng bị bắt ở nước ngoài (RFI). – Diễn tiến vụ bắt giữ nguyên Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng (DV). – Tin đồn ông Dương Chí Dũng bị bắn chết là bịa đặt (GDVN). – Phỏng vấn LS Nguyễn Huy Thiệp: Tội ‘cố ý làm trái’ của ông Dương Chí Dũng (BBC). – Bình luận về vụ bắt Dương Chí Dũng – Sau Dương Chí Dũng là gì? (BBC). – Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Tư duy sai lầm đẻ ra Dương Chí Dũng’ (BBC). - Vinalines đang nắm giữ cổ phần tại những doanh nghiệp niêm yết nào?CafeF). - Nhà riêng Dương Chí Dũng im lìm sau tin “ông chủ” bị bắt. - Thủ tướng ‘chỉ đạo’ bắt Dương Chí Dũng (BBC). – Interpol vẫn chưa cập nhật tin Dương Chí Dũng bị bắtMập mờ tin bắt Dương Chí Dũng? (DLB). - ‘Ai bao che ông Dương Chí Dũng nên sớm tự thú’ (VNE).


- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất sát sao vụ bắt giữ Dương Chí Dũng (CP). - “Thủ tướng đã chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng” (VnEco). - Ai bao che, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn nên tự thú. - Ông Dương Chí Dũng bị bắt, tư dinh im lìm (NLĐ). - “Kế hoạch Bộ Công an chưa chặt chẽ đã để Dương Chí Dũng bỏ trốn” (Infonet). - Diễn tiến vụ bắt giữ nguyên Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng (DV). - Toàn cảnh vụ Dương Chí Dũng(VNN). - Dương Chí Dũng bị bắt, quan chức Quốc hội nói gì? (VTC). - Dương Chí Dũng sẽ phải đối mặt với mức án nào? (Infonet). “Thủ tướng đã chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng” VnEconomy --“Thủ tướng đã chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng” Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng chỉ đạo bắt bằng được và làm rõ người bao che cho việc bỏ trốn của nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải.

Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt
(TNO) Sáng nay 5.9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an cho biết bị can Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, đã bị bắt giữ. Bị can Dương Chí Dũng, 55 tuổi, trú tại phường Thành Công (Hà Nội) đã bị khởi tố về ...
Ðã bắt được Dương Chí DũngNgười Việt
Đã bắt được Dương Chí DũngLao động
Dương Chí Dũng đã bị bắtTuổi Trẻ

Bộ Công an: Lúc thích hợp cho ai che giấu Dương Chí Dũng ra đầu thú-(GDVN) - Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi, những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.
Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, bị can Dương Chí Dũng, đã bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165, Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Bị can Dương Chí Dũng

Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17/5/2012 Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động đối tượng ra tự thú, nhưng không có kết quả. Ngày 18/5/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt số 01/C48-P2 trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4/9/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng. Hiện nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi, những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.

Sau khi lệnh truy nã bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) được phát đi vào ngày 19/5, trong nhiều cuộc phỏng vấn, giới báo chí đã chuyển tải sự quan tâm của dư luận về sự mất tích bí ẩn của ông Dương Chí Dũng tới lãnh đạo các Bộ, ban, ngành. Sự kiên quyết truy bắt bằng được "tội phạm kinh tế" này đã được các quan chức cấp cao thể hiện rõ. Trong phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định sự quyết tâm này khi yêu cầu, phải bắt bằng được Dương Chí Dũng.
--Bộ Công an: Lúc thích hợp cho ai che giấu Dương Chí Dũng ra đầu thú
*****************

-- Dương Chí Dũng đã bị bắt tại Campuchia (Cầu Nhật Tân). - Về vụ bắt ông Dương Chí Dũng, hiệp hội VOWBO: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc…” (Mạnh Quân). - Dương Chí Dũng bị bắt giữ sau gần 4 tháng truy nã (TTXVN). - Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt (TN). - Bộ Công an khen thưởng “nóng” vụ bắt giữ Dương Chí Dũng (Infonet). -Dương Chí Dũng đã bị bắt, dẫn độ về Việt Nam (ĐV). - Bộ Công an: Lúc thích hợp cho ai che giấu Dương Chí Dũng ra đầu thú (GDVN).-
Tin đồn ông Dương Chí Dũng bị bắn chết là bịa đặt
(GDVN) -Khoảng 10 ngày sau, 26/8/2012, trên hàng loạt trang mạng, tin ông Dương Chí Dũng bị bắn chết đã chính thức được tung ra. Thậm chí, việc ông Dũng bị bắn như thế nào, ở đâu, ai giúp đỡ chạy trốn cũng được miêu tả khá tỉ mỉ nhằm lừa bịp dư luận trong và ngoài nước, bôi nhọ tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
Ngày 5/9/2012, trên hàng loạt các mặt báo lớn ở Việt Nam, thông tin ông Dương Chí Dũng đã bị bắt tại một nước thuộc khối ASEAN đã được công bố. Đây được coi là sự kiện quan trọng bởi không những đã thể hiện sự kiên quyết của cơ quan công an Việt Nam mà còn xóa đi hàng loạt những tin đồn thất thiệt xung quanh việc ông này bỏ trốn, trong đó có tin đồn ông Dũng đã bị bắn chết.
Ông Dương Chí Dũng bỏ trốn ngay trước khi bị cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam vào 15/8. Khoảng 10 ngày sau, 26/8/2012, trên trang mạng có tên chau…., tin đồn ông Dương Chí Dũng bị bắn chết đã chính thức được tung ra.
Thậm chí, việc ông Dũng bị bắn như thế nào, ở đâu, ai giúp đỡ chạy trốn cũng được miêu tả khá tỉ mỉ nhằm lừa bịp dư luận trong và ngoài nước.
Cụ thể, theo trang mạng này, ông “D. Chí Dũng được sự trợ giúp của “ngài ĐS VN tại Đức” nên đã an nhiên có Visa sang Hoa Kỳ bay đi mà không bị trở ngại nào vào tuần qua (thời điểm tháng 5/2012)”. Thế nhưng khi ông Dũng “vừa xuống sân bay" tại một bang của Mỹ thì bị “chộp tại chỗ””.
Trước thông tin trên, một số người theo dõi trang mạng này hưởng ứng và tỏ ra khá tin tưởng. Tuy nhiên, sự thiếu căn cứ và dối trá trên đây của trang mạng này đã bị vạch trần sau khi Bộ Công an Việt Nam công bố ông Dương Chí Dũng đã chính thức bị bắt.

Trước đó, như báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, ngày 18/5, cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Dương Chí Dũng về hành vi Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Thời điểm nhà chức trách tống đạt các quyết định trên, ông Dũng không có mặt tại cơ quan, nhà riêng. Cùng ngày, Bộ Giao thông đã tạm đình chỉ công tác với ông Dũng để phục vụ công tác điều tra. Ngay hôm sau, Bộ Công an phát lệnh truy nã nghi can Dương Chí Dũng.
Tin đồn ông Dương Chí Dũng bị bắt phát tán trên nhiều trang mạng

Theo Thanh tra Chính phủ, trong việc quản lý và sử dụng vốn giai đoạn 2007-2010, Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) đã có nhiều khuyết điểm như mua sắm tàu cũ không phù hợp với kế hoạch được phê duyệt, quản lý sử dụng thiếu hiệu quả, dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém… Việc này được xác định có phần trách nhiệm của ông Dũng khi là Chủ tịch HĐQT.
Điều tra vụ việc, cơ quan điều tra phát hiện lãnh đạo Vinalines đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập nhật dự án vào quy hoạch; chưa trình Thủ tướng xem xét quyết định theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc làm của ông Dũng, cùng một số người khác được cho là "trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng", Luật đầu tư, Luật đấu thầu.
***********
Bộ Công an: Lúc thích hợp cho ai che giấu Dương Chí Dũng ra đầu thú
Sự mất tích bí ẩn của Dương Chí Dũng



Ông Dương Chí Dũng đi đâu, làm gì trước khi bỏ trốn?
Sự nghiệp của ông Dương Chí Dũng qua ảnh

Sự mất tích bí ẩn của Dương Chí Dũng
Vụ Dương Chí Dũng: Truy "trách nhiệm im lặng" của Thanh tra Chính phủ
ĐB Dương Trung Quốc:“Không khôn ngoan khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng"
Tướng Thước: "Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là một sự quan liêu"
Ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn sang nước ngoài?
Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng đã "khai man" như thế nào?

***********
Đã bắt được Dương Chí Dũng-Được biết ông Dương Chí Dũng bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.Ngày 5/9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an cho biết đã bắt được bị can Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines).

Được biết Dương Chí Dũng bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.

Trước đó ngày 19/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng.

Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan công an các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện.

Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà.

Ngày 18/5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan công an các địa phương để truy bắt.

Cùng bị khởi tố với ông Dương Chí Dũng còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).

Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.

Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, các bị can này còn nâng khống khối lượng sắt hàn trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản của Nhà nước.

Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút tiền và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.
Theo Tuổi TrẻĐã bắt được Dương Chí Dũng

*******************



nld Truy nã đỏ Dương Chí Dũng trên toàn thế giới (NLĐO)- Ngày 22-6, Đại tá Đặng Xuân Khang - Chánh văn phòng Interpol Việt Nam - xác nhận, Interpol đã chính thức ban hành truy nã quốc tế đối với bị can Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, nguyên Chủ tịch Vinalines.

Trao đổi với Báo Người Lao động, Đại tá Đặng Xuân Khang cho biết, việc truy nã này đã tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol).




Ông Dương Chí Dũng đã bị Interpol ra lệnh truy nã quốc tế trên toàn cầu




Sau khi xác định Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải - Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - nhiều khả năng đã trốn ra nước ngoài, Bộ Công an đã phối hợp với Interpool để truy bắt bị can này.



Sau đó, Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol vừa ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, quê ở tại Hải Dương) trên toàn thế giới.



Theo lệnh truy nã này, từ năm 2008 đến nay, bị can Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch HĐQT, sau này là Chủ tịch HĐTV Vinalines đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong việc đầu tư và lựa chọn nhà thầu cung cấp ụ nổi gây hậu quả nghiêm trọng, hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với tội danh này là mức án tù chung thân.



Trước đó, ông Dương Chí Dũng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và ra lệnh bắt tạm giam về hành vi "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Vinalines.



Tuy nhiên, chiều 17-5, sau khi ra quyết định khởi tố bị can mà không có mặt bị can Dương Chí Dũng ở nơi cư trú và nơi làm việc. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an xác định bị can Dương Chí Dũng đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã.



Đại tá Trần Duy Thanh - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48, Bộ Công an) - cho biết: “Hiện chưa có thông tin nguyên nhân, động cơ nào thúc đẩy bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam. Bản thân việc bị can Dũng bỏ trốn cũng nói lên hành vi phạm tội của mình”.



Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 14-6, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết, sau khi lệnh bắt Dương Chí Dũng được thông qua, lực lượng công an lập tức triển khai nhanh việc bắt giữ bị can này chỉ sau đó vài chục phút. Tuy nhiên, bị can Dũng đã bỏ trốn.



Cơ quan điều tra đã yêu cầu gia đình vận động ông Dương Chí Dũng ra đầu thú nhưng không có kết quả.



Qua vụ việc bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn ngay trước có lệnh khởi tố và bắt giữ, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo cơ quan điều tra tiến hành điều tra làm rõ có bị lộ thông tin trước khi thi hành lệnh bắt ông Dương Chí Dũng hay không, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc.



Được biết, trước kh bị khởi tố và ra lệnh truy nã, cơ quan Cơ quan cảnh sát điều tra từng triệu tập và làm việc với bị can Dũng. Tại cơ quan Cảnh sát điều tra, bị can Dũng đã thừa nhận những sai phạm của mình là trái với chỉ đạo của Chính phủ, trái với quy định về Luật đầu tư, Luật đấu thầu và các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế.





nld Truy nã đỏ Dương Chí Dũng trên toàn thế giới

Tổng số lượt xem trang